Kế hoạch giáo dục năm 2018 - Chủ đề: Bản thân

1. Phát triển vận động

- Có khả năng thực hiện các vận động (đi, chạy, nhảy, leo, trèo ) theo nhu cầu của bản thân

- Có một số hành vi tốt về vệ sinh cá nhân và ăn uống (đánh răng, lau mặt, rửa tay, đi dép với sự giúp đở của người lớn; không vừa nhai vừa nói.)

- Biết lợi ích của các món ăn hằng ngày với sức khỏe của bản thân, chấp nhận ăn nhiều thức ăn khác nhau. Trẻ gọi tên được các món ăn hằng ngày và các dạng chế biên đơn giản: thịt kho, gạo nấu cơm . 1. Phát triển vận động

- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp, lưng, bụng, lờn, chân

- Trẻ thực hiện các vận động: bò theo đường thẳng, bò chui qua cổng, tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay

 

docx80 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục năm 2018 - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG MẪU GIÁO TIÊN CHÂU
 LỚP MẪU GIÁO BÉ HỘI AN 
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Chủ đề: BẢN THÂN
Thời gian: 04 tuần
Tháng 10-11 năm: 2018
Tuần 1: Bé ngoan lễ phép Từ ngày 8/10/2018 đến ngày 12/10/2018
Tuần 2: Bé đã lớn rồi Từ ngày15 /10/2018 đến ngày 19/10/2018
Tuần 3: Ngày PNVN 20-10 Từ ngày 22/10/2018 đến ngày 26/10/2018
Tuần 4: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh Từ ngày 29/10/2017 đến ngày 2/11/2018
Họ và tên giáo viên: La Thị Khánh Tiên
 Trương Thị Bảo Chi
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Tên chủ đề: BẢN THÂN
I. Mục tiêu, nội dung và hoạt động giáo dục của chủ đề:
Chủ đề nhánh
Mục tiêu
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
- Bé là ai
- Cơ thể của bé
- Ngày 20-10
- Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh 
1. Phát triển vận động 
- Có khả năng thực hiện các vận động (đi, chạy, nhảy, leo, trèo) theo nhu cầu của bản thân
- Có một số hành vi tốt về vệ sinh cá nhân và ăn uống (đánh răng, lau mặt, rửa tay, đi dép với sự giúp đở của người lớn; không vừa nhai vừa nói..)
- Biết lợi ích của các món ăn hằng ngày với sức khỏe của bản thân, chấp nhận ăn nhiều thức ăn khác nhau. Trẻ gọi tên được các món ăn hằng ngày và các dạng chế biên đơn giản: thịt kho, gạo nấu cơm. 
1. Phát triển vận động
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp, lưng, bụng, lờn, chân
- Trẻ thực hiện các vận động: bò theo đường thẳng, bò chui qua cổng, tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay 
Thể dục buổi sáng. Hoạt động học: 
- Đi trong đường hẹp 
- Bò thấp chui qua cổng
- Thực hành luyện tập cách rửa tay, lau mặt, đánh răng
- Trò chơi vận động: “Về đúng nhà”, “ Bắt bóng”
- Hoạt động ngoài trời chơi tung bóng, chuyền bóng
2. Phát triển nhận thức
* Khám phá khoa học
- Có một số hiểu biết về bản thân : tên, tuổi, giới tính, đặc điểm về hình dáng bên ngoài, sở thích riêng
- Nhận biết và biết tên một số bộ phận cơ thể, các giác quan, chức năng chính của chúng.
* Làm quen với toán
Quan tâm đến chữ số, số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh.
Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 
2. Phát triển nhận thức 
* Khám phá khoa học
- Trò chuyện đàm thoại tìm hiểu về bản thân: Họ và tên, giới tính, ngày sinh nhật, dáng vẻ bên ngoài, sở thích và những người thân gần gũi của bé, bạn bè cùng lớp; các bộ phận cơ thể, các giác quan và các chức năng chính của chúng.
- Bé có những điều thích không thích.
- Biết tự giác chăm sóc bản thn, biết giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. 
* Làm quen với toán
- Biết đếm trên đối tượng và nhận ra số lượng trong phạm vi 2, Nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn 
- Nhận đúng tay phải tay trái của bản thân. Phân biệt
- Biết một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ăn uống hợp vệ sinh. 
Hoạt động ngoài trời: Quan sát bạn trai, bạn gái 
Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể
Tìm hiểu về ngày Hội liên hiệp phụ nữ 20 - 10
- Hoạt động học: Đếm số lượng trong phạm vi 2
Trò chơi: 
- Nhận biết tay trái, tay phải của bản thân
Trò chơi 
- Nhận biết, phân biệt hình vuông hình tròn.
Trò chơi: Về đúng nhà
3. Phát triển ngôn ngữ
- Biết tên, tác giả của bài thơ, câu chuyện, hiểu được nội dung của bài thơ câu chuyện. 
- Biết nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được
- Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại. 
* Phát triển ngôn ngữ
- Nghe hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện 
- Đọc thuộc bài thơ
- Kể laị được câu chuyện
- Đọc rõ lời, đọc thuộc và diễn cảm bài thơ
- Biết trả lời và đặt câu hỏi về nội dung bài thơ 
Hoạt động học: Kể chuyện :“ Thỏ bông bị ốm”
Kể chuyện:“ Câu chuyện của tay trái tay phải” 
Trẻ đóng vài thành các nhân vật có trong truyện và đóng lại câu chuyện
4. Phát triển thẩm mỹ
- Yêu thích và bảo vệ cái đẹp, biết cảm nhận cái đẹp
- Nhận xét được các sản phẩm tạo hình
- Đặt tên cho sản phẩm 
* Làm quen âm nhạc: Trẻ thuộc bài hát, mạnh dạn vận động cùng cô
Chăm chú lắng nghe cô hát, và thể hiện cảm xúc phù hợp. 
* Làm quen tạo hình 
- Sử dụng các kĩ năng vẽ, nặn, tô màu một cách khéo léo để tạo nên sản phẩm
- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình. 
- Biết cầm bút, di chuyển để tô màu. Xoay tròn, ấn dẹt để tạo thành sản phẩm đẹp. 
* Làm quen âm nhạc 
- Trẻ có hứng thú và tham gia tích cực vào các hoạt động tạo hình của cô tổ chức. 
-Hát cùng cô và hát thuộc một số bài hát theo nhóm, lớp, cá nhân.
* Làm quen tạo hình
Hoạt động học : Tô màu bạn trai, bạn gái” 
* Làm quen âm nhạc
- Hoạt động học : Dạy hát “ Mừng sinh nhật” 
Hoạt động ngoài trời: Biểu diễn âm nhạc 
Hoạt động học: Dạy hát “ Em bé khỏe, em bé ngoan” 
5. Phát triển tình cảm xã hội
- Cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao
- Nhận biết được cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ qua tranh ảnh.
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi.
- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép
- Quan tâm giúp đở bạn bè 
- Phân biệt hành vi tốt hành vi xấu. 
 - Chào hỏi ba mẹ cô giáo khi đến lớp và khi về
- Sử dụng tranh ảnh tìm hiểu về cảm xúc vui buồn sợ hãi, giận dữ..
- Trò chơi đóng vai, mẹ con, bán hàng
- Xây dựng công viên xanh, sân tập thể dục
- Chơi các trò chơi dân gian.
I. Môi trường giáo dục:
	- Tranh trang trí về chủ đề bản thân. Có đầy đủ các hình ảnh liên quan tới chủ đề thu hút trẻ tham gian. 
	- Đồ chơi gạch, xe, gỗ, lắp ghép bằng nhựa, các đồ dùng phục vụ cho các góc như bàn, ghế, gường , tủ, bát đũa,đảm bảo an toàn cho trẻ 
	- Bảng con, bút vẽ, bút màu đảm bảo an toàn cho trẻ 
	- Ghế thể dục, bóng, sân bật đảm bảo an toàn cho trẻ
	- Tranh bài thơ, câu chuyện trong chủ đề đẹp, mới mẻ dễ khích thích cho trẻ khám phá
	- Đồ dùng trẻ chơi như bóng, vòng, chai,  đảm bảo an toàn cho trẻ
	- Tranh cho trẻ học, các  đảm bảo an toàn cho trẻ
	- Các học liệu cho trẻ tham gia trò chơi như bảng, rổ, các loại hình bằng nhựa đảm bảo an toàn cho trẻ.
	- Sân chơi, nơi hoạt động ngoài trời, khu vệ sinh cá nhân đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động
Xét duyệt của Ban giám hiệu Giáo viên lập kế hoạch
 Bành Thị Đăng La Thị Khánh Tiên – Trương Thị Bảo Chi 
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Chủ đề nhánh: Bé ngoan lễ phép 
(Thời gian thực hiện: Từ ngày 8/10 đến ngày 12/10/2018)
Thứ
Thời điểm
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Đón trẻ. Nhắc nhở trẻ chào cô, chào bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân
đúng nơi quy định.
- Cô trò chuyện với trẻ về bản thân trẻ 
Khởi động đi các kiểu chân. Tập các động tác theo bài : “ Ô sao bé không lắc” 
+ Hô hấp: Thực hiện động tác thổi nơ bay
 + Tay vai: Hai tay đưa ra trước, gập trước ngực
 + Bụng-lườn : Hai tay dang ngay sau đó một tay chống hông một tay uốn theo người nghiêng về bên phải, ngược lại
 + Bật: Bật tách chân khép chân.
 Hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động học
KPKH
Trò chuyện giới thiệu về bản thân
Thể dục
Bò theo đường thẳng
LQVT
Đếm số lượng trong phạm vi 2
Tạo hình
Tô màu bạn trai, bạn gái
Âm nhạc
Dạy hát: “Mừng sinh nhật”
Hoạt động chơi ngoài trời
- Quan sát các bạn gái
- Trò chơi: Tìm bạn khác giới
Tạo dáng người mẫu 
- Chơi tự do
- Quan sát bạn trai
- Trò chơi: Về đúng nhà 
- Chơi trò chơi dân gian “ Chi Chi chành chành” 
- Trò chơi: Kết bạn 
- Chơi tự do
+ Tung bóng bằng tay
+ Bật nhảy qua vòng
- Quan sát trang phục bạn trai 
- Trò chơi “Kéo co”
- Nhặt rác trên sân trường 
- Biểu diễn tài năng nhí 
- Chơi trò chơi '' Rồng rắn lên mây''.
- Chơi tự do
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc tạo hình: Tô màu mũ bạn gái, mũ bạn trai
 Chuẩn bị: Tranh vẽ mũ bạn trai bạn gái
- Góc phân vai: Bé tập làm cô bán hàng
Chuẩn bị: bán trang phục bạn trai bạn gái: áo quần, mũ, dép
- Góc học tập: Gắn thẻ số số lượng trong phạm vi 2
Chuẩn bị: Thẻ số, Bảng để đếm và gắn số lượng 
- Góc xây dựng: Xây dựng khuôn viên sân tập thể dục 
Ăn, ngủ
- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi
vệ sinh, lau miệng sau khi ăn, giúp cô dọn bàn, ghế sau khi ăn.
- Ăn hết xuất, ngủ đủ giấc. Khi ăn không làm cơm rơi vãi trên
sàn nhà, không nói chuyện khi ăn.
Hoạt động chiều 
- Vệ sinh ăn phụ 
- Tập hát bài mới : “ Ba ngọn nến lung linh”
- Chơi tự do
- Hoạt động nêu gương
- Vệ sinh ăn phụ 
- Chơi trò chơi do cô tổ chức
- Hoạt động nêu gương 
- Vệ sinh ăn phụ 
- Cho trẻ nhận biết hình tròn, hình vuông
- Chuẩn bị bài mới
- Hoạt động nêu gương
- Vệ sinh ăn phụ 
- Cho trẻ hát, đọc thơ....
- Chơi tự do ở các góc
- Hoạt động nêu gương
- Vệ sinh ăn phụ 
- Biểu diễn văn nghệ theo bài hát của chủ đề 
- Nhận xét cuối tuần, phát phiếu bé ngoan
Trả trẻ
Dọn dẹp đồ chơi. 
Nêu gương. Kiểm tra vệ sinh trước khi trả trẻ.
Chuẩn bị đồ dùng cá nhân. Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh.
BAN GIÁM HIỆU	Giáo viên lập kế hoạch
P. HIỆU TRƯỞNG
Bành Thị Đăng	 La Thị Khánh Tiên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Chủ đề nhánh: Bé ngoan lễ phép
Thứ Hai ngày 8 tháng 10 năm 2018 
1. Đón trẻ trò chuyện 
	- Nhắc trẻ chào cô, bố mẹ, bạn khách đến thăm trường
	- Cho trẻ hát múa, đọc thơ, kể chuyện  theo ý thích của trẻ.
	- Trò chuyện với trẻ về cơ thể trẻ
	- Cho trẻ xem tranh về bạn trai, bạn gái 
	- Nhắc nhở trẻ biết tự lao động phục vụ bản thân, nhắc nhở trẻ khi gặp khó khăn không quên nhiệm vụ
	- Quan tâm đến trạng thái sức khỏe tình cảm của trẻ
	- Điểm danh: Kiểm tra vệ sinh cá nhân.
2. Thể dục buổi sáng
	- Hướng dẫn cho trẻ đi theo hàng, đi các kiểu chân, chạy chậm chạy nhanh về ba hàng ngang theo tổ và tập theo lời bài hát “ ồ sao bé không lắc” đảm bảo các động tác hô hấp, tay - vai, bụng – lườn, bật.
	+ Hô hấp: Thực hiện động tác thổi nơ bay
	+ Tay vai: Hai tay đưa ra trước, gập trước ngực
 	+ Bụng-lườn : Hai tay dang ngay sau đó một tay chống hông một tay uốn theo người nghiêng về bên phải, ngược lại
	+ Bật: Bật tách chân khép chân.
	 - Hít thở nhẹ nhàng.
3. Hoạt động học: Khám phá khoa học 
 Đề tài: Trò chuyện giới thiệu về bản thân trẻ
I. Mục đích, yêu cầu 
+ Kiến thức:
	- Trẻ biết được họ tên, ngày sinh, sở thích của mình và biết tự giới thiệu về bản thân mình.
+ Kỹ năng:
	- Trẻ biết trả lời một số câu hỏi của cô, trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi.
+ Thái độ: 
	- Giúp trẻ biết quan tâm giúp đỡ người khác và qua đó giáo dục cho trẻ biết thương yêu đoàn kết với các bạn.
II. Chuẩn bị.
	- Tranh ảnh về bé trai, bé gái và một số đồ chơi dành cho bé trai, bé gái.
III. Tiến hành tổ chức hoạt động.
a, Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
	- Cô và trẻ hát bài “Bạn có biết tên tôi”. Đàm thoại:
	+ Cô và các con vừa hát bài gì? 
	+ Bài hát nói lên điều gì?
b, Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm : Bé cùng cô trò chuyện về bản thân.
	- Các bạn ạ! Lớp mình năm nay có rất nhiều bạn mới đấy và bây giờ cô các cháu tự giới thiệu cho các bạn biết về mình nhé.
	- Trước tiên cô tự giới thiệu vê họ tên, giới tính, ngày sinh nhật, sở thích của cô cho trẻ bắt chước nói theo.
	- Sau đó, cô cho lần lượt các trẻ giới thiệu đầy đủ họ tên, giới tính, ngày sinh, sở thích của mình cho các bạn trong lớp làm quen.
	- Những trẻ còn nhút nhát cô gợi ý để trẻ giới thiệu:
	+ Con tên gì? Sinh nhật của con là ngày nào?
	+ Con là nam hay nữ?
	+ Con bao nhiêu tuổi?
	+ Con học lớp nào?
	- Chúng ta đã làm quen với nhau rồi, giờ các con hãy nói cho cô và các bạn biết sở thích của mình nào?
	- Cô mời một số trẻ đứng dậy hỏi về sở thích của trẻ:
	+ Con thích chơi trò chơi gì?
	+ Thích ăn món ăn gì? Thích học gì nhất?
	- Giáo dục trẻ biết yêu thương đoàn kết, biết giúp đỡ các bạn.
* Trò chơi củng cố.
	- Trò chơi 1: “Làm theo hiệu lệnh”.
	Cách chơi: Cô nói bạn trai đâu thì tất cả các bạn trai đứng dậy các bạn gái ngồi im và ngược lại các bạn gái.
	- Trò chơi 2: “Tìm bạn thân”.
	- Hôm nay cô thấy các con ai cũng giỏi tự giới thiệu được họ tên, sở thích của mình cho các bạn biết, cô sẽ thưởng cho các cháu một trò chơi “Tìm bạn thân”.
	* Cách chơi
	- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Tìm bạn thân". Khi trẻ hát hết bài hoặc khi đang hát, nghe cô ra hiệu lệnh: "Tìm bạn thân" thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn khác giới (nếu số lượng trẻ trai và gái không bằng nhau thì trước khi chơi cô giáo phải cho các cháu đóng vai sao cho trẻ trai và gái bằng nhau). Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô nói: "Đổi bạn" thì trẻ phải tách và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi.
	- Trò chơi tiếp tục 3-4 lần.
	- Mỗi lần chơi, cô khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng.
c, Kết thúc
	- Cô nhận xét tuyên dương
	- Giáo dục: Biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè 
	- Cô và trẻ cùng hát bài “ Lớp chúng mình” và ra ngoài. 
3. Hoạt động ngoài trời
* Hoạt động 1: Quan sát các bạn gái
	- Cô cho trẻ ra sân vừa đi vừa hát " khúc hát dạo chơi" đi ra ngoài.
	 - Cho trẻ đứng xung quanh bạn gái.
 	- Cô cho trẻ quan sát 1 - 2 phút sau đó cho trẻ nói lên ý nghĩ của mình về bạn.
 	- Đây là ai?
	- Bạn là bạn trai hay ban gái?
	- Bạn ăn mạc như thế nào?
	- Hình dáng của bạn như thế nào ? cao hay thấp?
 	- Đầu tóc của bạn thế nào? 
	Cô kết luận một vài bạn gái về tên, là bạn gái, ăn mặc, hình dáng, kiểu tóc. 
 	- Giáo dục trẻ luôn chơi đoàn kết yêu quí các bạn.
* Hoạt động 2: TCVĐ: Tìm bạn khác giới 
 Tạo dáng người mẫu 
 	- Cô giới thiệu trò chơi “ Tìm bạn khác giới” 
	 - Cách chơi: 
	- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Tìm bạn thân". Khi trẻ hát hết bài hoặc khi đang hát, nghe cô ra hiệu lệnh: "Tìm bạn thân" thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn khác giới (nếu số lượng trẻ trai và gái không bằng nhau thì trước khi chơi cô giáo phải cho các cháu đóng vai sao cho trẻ trai và gái bằng nhau). Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô nói: "Đổi bạn" thì trẻ phải tách và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi.
	- Trò chơi tiếp tục 3-4 lần.
	- Mỗi lần chơi, cô khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng.
 - Cô bao quát trẻ chơi
	- Cô giới thiệu trò chơi : “ Tạo dáng người mẫu” 
	Cách chơi : Cô và trẻ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh tạo dáng người mẫu thì mỗi bạn đứng lại và tạo dáng mà mình thích...
* Hoạt động 3: Chơi tự do
4. Hoạt động góc
* Hoạt động 1: Ổn định, đàm thoại
	+ Cô và các con cùng hát bài: “ Em bé khỏe, em bé ngoan” 
* Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm
	+ Tuần này các con học chủ đề gì?
	+ Lớp của chúng ta có những góc gì? 
	Hôm nay cô có 4 góc chơi, đầu tiên là 
	 - Góc xây dựng: Xây dựng khuôn viên sân tập thể dục. Cô đã chuẩn bị nhiều cây xanh, chậu hoa và dụng cụ tập thể dục các con hãy xây dựng một khuôn viên tập thể dục thật đẹp nhé. 
	- Góc phân vai: Bé tập làm cô bán hàng
	Chuẩn bị: bán trang phục bạn trai bạn gái: áo quần, mũ, dép..
	Cô đã chuẩn bị rất nhiều áo quần, giày dép, mũ... các con hãy đóng vai thành những người bán hàng và mua hàng để chơi nhé. 
	- Góc tạo hình: Tô màu mũ bạn gái, mũ bạn trai
	 Chuẩn bị: Tranh vẽ mũ bạn trai bạn gái
	Cô đã chuẩn bị tranh các con hãy vào bàn và tô màu những chiếc mũ cho bạn trai và bạn gái thật đẹp nhé. 
	- Góc học tập: Gắn thẻ số số lượng trong phạm vi 2
	Chuẩn bị: Thẻ số, Bảng để đếm và gắn số lượng 
	Các con hãy đếm số lượng là bao nhiêu và gắn thẻ số cho phù hợp với số lượng nhé... 
	- Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng giơ tay xem nào. 
	- Bạn nào thích chơi ở góc phân vai nào? Cô chọn bạn phát thẻ đeo
	- Bạn nào thích chơi ở góc tạo hình nào? Cô chọn bạn phát thẻ đeo
	- Bạn nào thích chơi ở góc học tập nào? Cô chọn bạn phát thẻ đeo
	Cô dặn dò trẻ chơi đoàn kết không được tranh giành với nhau
	Đọc đồng dao cho trẻ đi về các góc và bắt đầu chơi
	Cô tham gia đóng vai cùng chơi với trẻ, gợi ý cho trẻ hoạt động có sự liên kết với nhau cô động viên kịp thời
	- Đổi góc chơi với nhau.
	- Tiến hành đi từng góc nhận xét tuyên dương
* Hoạt động 3: Kết thúc
	- Nhận xét tuyên dương
	- Giáo dục chơi đoàn kết 
	- Cô và trẻ cùng nhau hát bài “ Em bé khỏe, em bé ngoan” và ra ngoài. 
5. Ăn ngủ
	- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi
vệ sinh, lau miệng sau khi ăn, giúp cô dọn bàn, ghế sau khi ăn.
	- Ăn hết xuất, ngủ đủ giấc. Khi ăn không làm cơm rơi vãi trên
sàn nhà, không nói chuyện khi ăn.
6. Hoạt động chiều 
	- Vệ sinh ăn phụ 
	- Tập hát bài mới : “ Ba ngọn nến lung linh”
	- Chơi tự do
	- Hoạt động nêu gương: Cho trẻ cắm cờ 
	- Lau mặt, chải tóc, sửa soạn quần áo..kiểm tra vệ sinh trước khi trả trẻ
 - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân
 	- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
 - Gặp gỡ trao đổi phụ huynh (nếu cần)
8. Đánh giá cuối ngày: ................................................................................................................................
................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: Bé ngoan lễ phép
Thứ Ba ngày 9 tháng 10 năm 2018
1. Đón trẻ trò chuyện
	- Nhắc trẻ chào cô, bố mẹ, bạn khách đến thăm trường
	- Cho trẻ hát múa, đọc thơ, kể chuyện  theo ý thích của trẻ.
	- Trò chuyện với trẻ về cơ thể trẻ 
	- Nhắc nhở trẻ biết tự lao động phục vụ bản thân, nhắc nhở trẻ khi gặp khó khăn không quên nhiệm vụ
	- Quan tâm đến trạng thái sức khỏe tình cảm của trẻ
	- Điểm danh: Kiểm tra vệ sinh cá nhân.
2. Thể dục buổi sáng:
	- Hướng dẫn cho trẻ đi theo hàng, đi các kiểu chân, chạy chậm chạy nhanh về ba hàng ngang theo tổ và tập theo lời bài hát “ ồ sao bé không lắc” đảm bảo các động tác hô hấp, tay - vai, bụng – lườn, bật.
	+ Hô hấp: Thực hiện động tác thổi nơ bay
	+ Tay vai: Hai tay đưa ra trước, gập trước ngực
 	+ Bụng-lườn : Hai tay dang ngay sau đó một tay chống hông một tay uốn theo người nghiêng về bên phải, ngược lại
	+ Bật: Bật tách chân khép chân.
	 - Hít thở nhẹ nhàng.
3. Hoạt động học: Thể dục
Đề tài: Bật chụm chân liên tục qua 3 ô
I. Mục đích, yêu cầu
+ Kiến thức
	- Trẻ biết tên vận động , tên trò chơi
	- Trẻ biết nhún bật bằng hai chân. Bật chụm chân liên tục qua 3 ô liên tiếp. 
+ Kỉ năng
	- Rèn kỹ năng bật nhanh, liên tiếp cho trẻ
	- Trẻ chơi trò chơi đúng luật, đúng cách
	- Phát triển cơ chân
+ Giáo dục 
	- Trẻ hào hứng tập luyện, tham gia vào các hoạt động 
	- Trẻ biết nhường nhịn, phối hợp khi chơi
	- Biết rèn luyện thể dục để có cơ thể khỏe mạnh
II. Chuẩn bị 
	- Vòng thể dục, 3 ô tròn 
	- Cờ 
III. Cách tiến hành 
a, Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
	Các con ơi các con đã nghe tin gì chưa
	Bạn Thỏ bị ốm đấy con con ạ
	Các con có muốn đến thăm bạn Thỏ không nào?
	Các con nối đuôi thành một đoàn tàu và đi đến nhà bạn Thỏ nhé!
b, Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm
	Các con ơi đã đến nhà bạn thỏ rồi các con chào bạn Thỏ đi nào 
	Bạn Thỏ ơi bạn Thỏ đã hết ốm chưa
	Vì sao bạn Thỏ lại bị ốm vậy
	Bây giờ bạn Thỏ có muốn cùng các bạn nhỏ tập thể dục để cơ thể được khỏe mạnh không nào?
* Khởi động 
	Đi vòng tròn đi các kiểu chân theo nhạc bài “đoàn tàu nhỏ xíu”
* Bài tập phát triển chung
	Các bạn tập hợp thành 3 hàng ngang và tập bài phát triển chung gồm 4 động tác:
	Động tác tay: Hai tay lên cao, sang ngang, song song trước ngực, về tư thế chuẩn bị
	Động tác chân: Đưa đùi song song với mặt đất đồng thời đưa hai tay song song trước mặt
	Động tác bụng – lườn: đầu gập cuối người về trước tay chạm ngón chân
	Động tác bật: Bật tách chân sang hai bên, chân rộng bằng vai, tay đưa sang ngang.
* Vận động cơ bản: Bật chụm chân liên tục qua 3 ô
	Cô làm mẫu
	+ lần 1: Cô thực hiện không phân tích động tác
	+ Lần 2: Cô thực hiện kết hợp phân tích
	Cô phân tích: Cô đứng trước vạch xuất phát, hai tay chống hông, 2 chân chụm, khi có hiệu lệnh, cô bật về phía trước liên tục qua 3 ô liên tiếp, tiếp đất bằng 2 nửa bàn chân trên. Khi bật không được chạm vào vòng
	+ Lần 3: Cô thực hiện và nhấn mạnh động tác những điều cần chú ý.
	Cô cho một bạn lên thực hiện thử.
	Cô chia lớp thành 2 đội và luyện tập 
	- Gọi 1 – 2 tập khá lên tập lại
* Trò chơi vận động
	Vượt chướng ngại vật cướp cờ
	Chuẩn bị: Chướng ngại vật. Cờ
	Cách chơi: Cô chia cả lớp thành hai đội
	Nhiệm vụ của mỗi đội là bật liên tục qua 3 vòng liên tiếp sau đó lên lấy cờ và về cắm về lọ. 
	Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào lấy được nhiều cờ hơn đội đó sẽ dành chiến thắng. Chú ý bạn lên lấy cờ cắm vào lọ xong chạy về đứng ở cuối hàng thì bạn tiếp theo mới được lên lấy cờ
	Cô làm mẫu cho trẻ xem cách chơi.
	Trẻ chơi
	Kết thúc trò chơi cô tính cờ công bố kết quả
c, Kết thúc 
	Nhắc lại tên đ

File đính kèm:

  • docxchu de ban than lop 3 tuoi_12567180.docx
Giáo Án Liên Quan