Kế hoạch giáo dục năm học 2017 - 2018 độ tuổi mẫu giáo 3 - 4 tuổi

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2017-2018

ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO 3-4 TUỔI

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất:

- Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

- Có một số kĩ năng vận động cơ bản và một số tố chất vận động:

+ Giữ được thăng bằng khi đi trong đường hẹp.

+ Kiểm soát được vận động khi thay đổi tốc độ vận động đi/chạy.

+ Có thể phối hợp tay- mắt trong tung/đập-bắt bóng; sử dụng kéo hoặc cài, cởi cúc áo.

+ Nhanh nhẹn, khéo léo khi thực hiện vận động chạy hoặc bò trong đường hẹp.

- Biết tên một số thực phẩm, món ăn quen thuộc và chấp nhận ăn các loại thức ăn khác nhau.

- Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt với sự giúp đỡ của người lớn.

- Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở.

2. Phát triển nhận thức:

- Thích tìm hiểu, khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Ai đây? Cái gì đây?

- Nhận ra một vài đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng quen thuộc qua các giác quan

 

doc13 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục năm học 2017 - 2018 độ tuổi mẫu giáo 3 - 4 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2017-2018
ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO 3-4 TUỔI
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất:
- Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Có một số kĩ năng vận động cơ bản và một số tố chất vận động:
+ Giữ được thăng bằng khi đi trong đường hẹp.
+ Kiểm soát được vận động khi thay đổi tốc độ vận động đi/chạy.
+ Có thể phối hợp tay- mắt trong tung/đập-bắt bóng; sử dụng kéo hoặc cài, cởi cúc áo.
+ Nhanh nhẹn, khéo léo khi thực hiện vận động chạy hoặc bò trong đường hẹp.
- Biết tên một số thực phẩm, món ăn quen thuộc và chấp nhận ăn các loại thức ăn khác nhau.
- Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt với sự giúp đỡ của người lớn.
- Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở.
2. Phát triển nhận thức:
- Thích tìm hiểu, khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Ai đây? Cái gì đây?
- Nhận ra một vài đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng quen thuộc qua các giác quan
- Biết được tay phải, tay trái của bản thân.
- Đếm được trong phạm vi 5.
- Nhận biết được sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng. 
- Gọi đúng tên các hình: Tròn, vuông, tam giác.
- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi, quen thuộc:
+ Nhận ra được sự thay đổi rõ nét của sự vật, hiện tượng.
+ Nhận biết một số nghề phổ biến, gần gũi, quen thuộc.
+ Biết tên một vài danh lam thắng cảnh nổi bật ở địa phương.
+ Biết họ và tên của bản thân, tên của người thân trong gia đình, tên trường, lớp mầm non.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Nghe hiểu được lời nói trong giao tiếp đơn giản.
- Diễn đạt nhu cầu, mong muốn để người khác hiểu.
- Trả lời được một số câu hỏi của người khác.
- Kể lại chuyện dựa theo câu hỏi.
4. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội:
- Thích chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi.
- Có biểu hiện quan tâm đến người thân.
- Cảm nhận được một số trạng thái, cảm xúc của người khác và có biểu lộ phù hợp.
- Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép.
- Biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất dọn đồ dùng đồ chơi.
- Cố gắng tự thực hiện các công việc được giao.
5. Phát triển thẩm mĩ:
- Bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật gần gũi.
- Thích hát, nghe hát, nghe nhạc, thích nghe đọc thơ, nghe truyện kể.
- Biết hát kết hợp với vận động đơn giản: nhún nhạy, dậm chân, vỗ tay.
- Biết sử dụng màu sắc, đường nét, hình dạng tạo ra các sản phẩm đơn giản. 
- Biết giữ gìn sản phẩm, giữ gìn và bảo vệ cái đẹp.
II. NỘI DUNG
1. Giáo dục phát triển thể chất:
- Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động.
- Các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
- Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe.
- Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt: Làm quen cách đánh răng, lau mặt; tập rửa tay bằng xà phòng...
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
2. Giáo dục phát triển nhận thức:
- Khám phá khoa học về: các bộ phận cơ thể con người, đồ vật, động vật và thực vật, một số hiện tượng tự nhiên, đồ dùng đồ chơi, phương tiện giao thông.
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng.
- 1 và nhiều.
- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm. Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.
- Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi.
- So sánh 2 đối tượng về kích thước. Xếp xen kẽ.
- Nhận biết, gọi tên các hình: hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. Sử dụng các hình học để chắp ghép.
- Nhận biết phía trên- phía dưới, phía trước-phía sau, tay phải- tay trái của bản thân.
- Tên, tuổi, giới tính của bản thân.
- Tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình.
- Tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo; tên các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường.
- Tên gọi, sản phẩm và ích lợi của một số nghề phổ biến.
- Cờ Tổ quốc, tên của di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, ngày lễ hội của địa phương.
3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ:
- Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát.
- Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày,
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
- Phát âm các tiếng của tiếng việt.
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng.
- Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi.
- Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè. Kể lại một vài tình tiết của truyện đã được nghe. Kể lại sự việc. Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên.
- Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống.
- Tiếp xúc với chữ, sách truyện.
- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem sách và ”đọc” truyện. Giữ gìn sách.
4. Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội:
- Tên, tuổi, giới tính.
- Những điều bé thích, không thích.
- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói.
- Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, trò chơi, hát, vận động.
- Kính yêu Bác Hồ, quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
- Một số quy định ở lớp và gia đình.
5. Giáo dục phát triển thẩm mĩ:
- Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi; ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
- Nghe các bài hát, bản nhạc.
- Hát đúng gia điệu, lời ca bài hát.
- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc. Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp.
- Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm.
- Sử dụng một số kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản. Đặt tên cho sản phẩm của mình.
III. CÁC CHỦ ĐỀ
Chủ đề
T. gian
Từ ngày. đến ngày
Rèn nền nếp, thói quen đầu năm 
1 tuần
Từ 05/9- 08/9/2017
Chủ đề 1: Trường Mầm non
2 tuần
Từ 11/9- 22/9/2017
Chủ đề 2: Bản thân+ Tết trung thu 
Nhánh 1: Tôi là ai?
Chủ đề lễ hội: Tết trung thu
Nhánh 2: Cơ thể tôi và bạn
Nhánh 3: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
5 tuần
1 tuần
1 tuần
2 tuần
1 tuần
Từ 25/9- 27/10/2017
Từ 25/9- 29/9/2017
Từ 02/10-06/10/2017
Từ 09/10- 20/10/2017
Từ 23/10- 27/10/2017
Chủ đề 3: Gia đình + Ngày hội 20/11 
Nhánh 1: Gia đình tôi
Nhánh 2: Gia đình sống chung 1 ngôi nhà 
Chủ đề lễ hội: Ngày hội 20/11
Nhánh 3: Nhu cầu của gia đình
4 tuần
1 tuần
1 tuần
1 tuần
1 tuần
Từ 30/10- 24/11/2017
Từ 30/10- 03/11/2017
Từ 06/11- 10/11/2017
Từ 13/11- 17/11/2017
Từ 20/11- 24/11/2017
Chủ đề 4: Một số nghề phổ biến 
3 tuần
Từ 27/11 - 15/12/2017
Chủ đề 5: Thế giới động vật 
Nhánh 1: Những con vật nuôi trong gia đình
Nhánh 2: Những con vật sống trong rừng
Nhánh 3: Những con vật sống dưới nước
Nhánh 4: Các loài động vật khác
4 tuần
1 tuần
1 tuần
1 tuần
1 tuần
Từ 18/12- 12/01/2018
Từ 18/12- 22/12/2017
Từ 25/12- 29/12/2017
Từ 02/01- 05/01/2018
Từ 08/01- 12/01/2018
Chủ đề 6: Thế giới thực vật + Ngày vui 8/3
Nhánh 1: Cây xanh
Nhánh 2: Một số loại rau 
Chủ đề lễ hội: Ngày vui 8/3
Nhánh 3: Một số loại quả
Nhánh 4: Một số loại hoa
5 tuần 
1 tuần
1 tuần
1 tuần
1 tuần
1 tuần
Từ 15/01- 26/01/2018 và từ 03/3- 23/3/2018
Từ 15/01- 19/01/2018
Từ 22/01- 26/01/2018
Từ 05/3- 09/3/2018
Từ 12/3-16/3/2018
Từ 19/3- 23/3/2018
Chủ đề lễ hội: Tết và mùa xuân
3 tuần
Từ 29/01- 02/3/2018
Chủ đề 7: Giao thông
Nhánh 1: Phương tiện giao thông
Nhánh 2: Một số luật lệ an toàn giao thông
3 tuần
2 tuần
1 tuần
Từ 26/3- 13/4/2018
Từ 26/3- 06/4/2018
Từ 09/4- 13/4/2018
Chủ đề 8: Mùa hè- Hiện tượng tự nhiên+ Lễ hội Đền Hùng
Nhánh: Mùa hè- Các hiện tượng tự nhiên
Chủ đề: Lễ hội Đền Hùng
3 tuần
2 tuần
1 tuần
Từ 16/4- 27/4/2018 
Từ 16/4-20/4/2018 và từ 02/5- 04/5/2018 
Từ 23/4- 27/4/2018
Chủ đề 9: Quê hương - Đất nước- Bác Hồ 
Nhánh 1: Lá cờ Việt Nam
Nhánh 2: Thành phố Vĩnh Yên
Nhánh 3: Bác Hồ + Thủ đô Hà Nội
3 tuần
1 tuần
1 tuần
1 tuần
Từ 07/5- 25/5/2018
Từ 07/5- 11/5/2018
Từ 14/5- 18/5/2018
Từ 21/5-25/5/2018
CHỦ ĐỀ I: TRƯỜNG MẦM NON
(Thực hiện: 2 tuần: 11/9-22/9/2017)
I. Mục tiêu
1. Phát triển thể chất:
- Trẻ biết được một số món ăn ở trường mầm non, chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Bước đầu biết giữ gìn vệ sinh (rửa tay, lau miệng) và có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở.
- Thích thú thực hiện một số vận động theo nhu cầu bản thân: Đi, chạy, tung bóng cho cô, cho bạn.
- Bước đầu biết phối hợp vận động và các giác quan.
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết tên trường, tên lớp, tên các bạn trong lớp, đồ dùng, đồ chơi của trường, lớp.
- Biết các hoạt động của lớp trong một ngày.
- Biết tên và công việc của cô giáo.
- Biết tên gọi và chọn đúng hình tròn, hình vuông.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Nói được tên trường, tên lớp, tên cô giáo, tên một số bạn trong lớp.
- Trẻ biết chào hỏi người lớn to, rõ, mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Kể về một số hoạt động trong lớp bằng các câu đơn dựa theo câu hỏi.
- Thuộc các bài thơ theo chủ đề. Chú ý nghe cô kể chuyện.
4. Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội:
- Trẻ có thái độ kính trọng lễ phép với cô giáo và các cô, các bác trong trường mầm non.
- Biết yêu thương và giúp đỡ bạn bè.
- Yêu thích và biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp. Xếp đặt đồ chơi gọn gàng khi chơi xong.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của khung cảnh trường mầm non thông qua các sản phẩm tạo hình, qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao
- Thích hát một số bài hát về trường lớp mầm non. 
- Tô màu, nặn, xếp hình về trường lớp mầm non, đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
II. Mạng Nội dung
- Trường mầm non của bé: 2 tuần
+ Tên trường, lớp; các khu vực trong trường.
+ Tên cô giáo.
+ Tên các bạn trai, bạn gái trong lớp (sở thích, đặc điểm).
+ Các góc chơi trong lớp.
+ Các loại đồ chơi, đồ dùng trong lớp.
+ Các hoạt động của trẻ: thể dục sáng, học tập, vui chơi, trò chuyện, ăn ngủ
III. Mạng hoạt động
- Giáo viên tự xây dựng. Mạng hoạt động phải phù hợp với mạng nội dung đưa ra. (Ghi cụ thể các hoạt động theo 5 lĩnh vực phát triển, phù hợp với điều kiện của lớp và khả năng nhận thức của trẻ.
+ Phát triển thể chất: Thể dục, các hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ.
+ Phát triển nhận thức: Làm quen với toán, MTXQ và khám phá khoa học.
+ Phát triển ngôn ngữ: LQVVH, trò chuyện, làm quen với sách.
+ Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội: Các trò chơi góc, trò chuyện, dạo chơi, tham quan, lồng ghép vào các lĩnh vực phát triển khác.
+ Phát triển thẩm mỹ: Tạo hình, âm nhạc.)
IV. Kế hoạch hoạt động
1. Đón trẻ-Trò chuyện-Thể dục sáng
* Đón trẻ-Trò chuyện: (Soan kỹ phần đón trẻ)
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Cho trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện về trường mầm non.
- Cho trẻ làm quen với các góc chơi và chơi ở các góc.
* Thể dục sáng:
- Tập theo nhạc chung toàn trường. Lưu ý: cần soạn rõ phần khởi động; phần hồi tĩnh; riêng phần trọng động: ghi tập theo nhạc chung toàn trường với bài gì? Ghi rõ từng động tác ntn?
2. Hoạt động vui chơi theo các góc:
Tên góc
Nội dung hoạt động
Phân vai
- Chơi trò chơi “cô giáo và các bạn”
- Chơi gia đình đưa con đi học
- Chơi đóng vai các cô cấp dưỡng nấu ăn cho các cháu
Xây dựng và lắp ghép
- Lắp ghép, xếp hình đồ chơi ở lớp, ở trường.
- Xếp đường tới trường của bé
- Xây dựng trường mầm non
Sách truyện
- Xem tranh ảnh về trường mầm non
- Chơi lôtô đồ chơi trong lớp
- Đọc thơ, kể chuyện, ca dao, đồng dao có nội dung của chủ đề
Tạo hình
- Làm quen với bút, sách, đát nặn, giấy màu, sáp màu, hồ dán
- Tập tô màu những bức tranh đơn giản về chủ đề
- Hướng dẫn trẻ xếp hột hạt
Âm nhạc
- Hát, nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc về trường mầm non.
3. Hoạt động vui chơi ngoài trời:
- Quan sát cây cối, đồ chơi trên sân trường.
- Dạo chơi quanh sân trường.
- Quan sát công việc của các cô, các bác trong trường.
- Chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phù hợp.
- Chơi tự do.
( Lưu ý: Khi soạn HĐ ngoài trời của từng ngày cần ghi rõ các nội dung: 
 (1) Quan sát có mục đích: ghi cụ thể quan sát gì? Soạn một số câu hỏi định hướng cần hỏi trẻ)
 (2) TCVĐ: Ghi tên trò chơi, sạon cách chơi, luật chơi
 (3) Chơi tự do với đồ chơi(có sự hướng dẫn của cô): Ghi rõ chơi đồ chơi gì? (có thể mang đồ chơi trong lớp ra ngoài trời, chú ý chọn đồ chơi dễ cọ rửa)
4. Hoạt động chiều: 
- Ôn kiến thức cũ: Ghi rõ ôn bài gì? (Ôn bằng hình thức nào, soạn khoảng 3-4 gạch đầu dòng)
- Hoặc làm quen kiến thức mới: Ghi rõ làm quen bài gì? Trò chơi gì (nếu là trò chơi thì phải ghi cách chơi, luật chơi) (Soạn một số câu hỏi định hướng cần hỏi trẻ hay tổ chức bằng hình thức như thế nào cần ghi rõ ra)
- Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tự phục vụ.
5. Hoạt động học tập có chủ đích
Chủ đề : Trường mầm non của bé
(Thời gian thực hiện 2 tuần: 11/9-22/9/2017)
* Nội dung hoạt động:
Thời gian
Nội dung hoạt động
Thứ 2/11/9/17
- PTNT: Trường mầm non của bé
Thứ 3/12/9/17
- PTVĐ: VĐCB: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
 TCVĐ: Chó sói xấu tính
Thứ 4/13/9/17
- PTNN: Thơ: Trường em
Thứ 5/14/9/17
- PTTM: Tô màu chân dung cô giáo (Vở tạo hình)
Thứ 6/15/9/17
- PTTM: NDC: Hát: Đu quay
 NDKH: Nghe hát: Em đi mẫu giáo
Thứ 2/18/9/17
- PTNN: Truyện: Đôi bạn tốt
Thứ 3/19/9/17
- PTNT: Lớp học của bé
Thứ 4/20/9/17
- PTTM: NDC: Hát: Quả bóng
 NDKH: Nghe hát: Trường cháu đây là trường mầm non
Thứ 5/21/9/17
- PTNT: Dạy trẻ nhận biết hình tròn, hình vuông 
Thứ 6/22/9/17
- PTTM: Dán bóng bay 
6. Điều kiện thực hiện chủ đề: Cần ghi cụ thể: chuẩn bị những gì, như thế nào tùy vào điều kiện của lớp mình.
- Môi trường:
- Đồ dùng, đồ chơi:
- Chuẩn bị cho trẻ:
KÝ DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
Chủ đề II: BẢN THÂN + TẾT TRUNG THU
( Thời gian: 5 tuần: 25/9-27/10/2017)
I. Mục tiêu
1. Phát triển thể chất:
- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động theo nhu cầu của bản thân. Tích cực tham gia hoạt động đón tết trung thu.
- Có kĩ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Biết ích lợi của việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh thân thể và giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Biết mặc quần áo, đội mũphù hợp khi thời tiết thay đổi.
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ có một số hiểu biết về bản thân: Tên, tuổi, giới tính, đặc điểm về hình dáng bên ngoài, sở thích riêng. 
- Có một số hiểu biết về các bộ phận cơ thể, tác dụng, cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc chúng.
- Nhận biết được 5 giác quan, tác dụng của các giác quan, hiểu sự cần thiết phải chăm sóc, giữ gìn vệ sinh các giác quan. 
- Biết đếm trên đối tượng và nhận ra số lượng trong phạm vi 2; Nhận biết 1 và nhiều; Nhận biết và gọi đúng tên hình tam giác, hình chữ nhật.
- Có hiểu biết về một số loại thực phẩm khác nhau và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ của bản thân.
- Biết được 1 số loại hoa quả, bánh kẹo, các hoạt động trong ngày tết trung thu.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Hiểu và thực hiện được yêu cầu đơn giản của người khác.
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi các bộ phận cơ thể, các giác quan, các từ chỉ về chức năng của chúng.
- Biết diễn đạt các nhu cầu, mong muốn và kể về bản thân với mọi người xung quanh qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ.
- Biết trò chuyện với cô và các bạn về ngày tết trung thu.
- Biết lắng nghe và trả lời lễ phép với người lớn.
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Cảm nhận được sự yêu thương, chăm sóc của người thân đối với bản thân.
- Biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Hiểu được khả năng của bản thân, biết coi trọng và làm theo các quy định chung của gia đình và lớp học.
- Biết cách ứng xử với bạn bè và người lớn.
- Tham gia tích cực vào ngày tết trung thu.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc khác nhau khi nghe hát, hát, vận động theo nhạc.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của khung cảnh tết trung thu và các sự vật hiện tượng qua các sản phẩm tạo hình.
- Biết sử dụng một số dụng cụ âm nhạc, tạo hình.
II. Mạng Nội dung
- Nhánh 1: Tôi là ai: 1 tuần
+ Một số đặc điểm cá nhân: tên, tuổi, giới tính, khả năng,sở thích.
+ Đặc điểm diện mạo, hình dáng bề ngoài và trang phục.
+ Cảm xúc, quan hệ của bản thân với mọi người xung quanh.
- Chủ đề lễ hội: Tết trung thu: 1 tuần
+ Một số loại hoa quả, bánh kẹo.
+ Một số hoạt động: Rước đèn, bày mâm ngũ quả, phá cỗ, múa sư tử
+ Những nhân vật cổ tích: chị Hằng, chú Cuội
- Nhánh 2: Cơ thể tôi và bạn: 2 tuần
+ Các bộ phận cơ thể và các giác quan.
+ Tác dụng, cách chăm sóc các bộ phận cơ thể và các giác quan.
+ Cơ thể khoẻ mạnh.
- Nhánh 3: Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh: 1 tuần
+ Những người chăm sóc tôi, tình yêu thương của người thân trong gia đình và ở trường mầm non.
+ Các loại thực phẩm cần thiết với cơ thể.
+ Môi trường xanh sạch đẹp và không khí trong lành.
III. Mạng hoạt động
- Giáo viên tự xây dựng theo 5 lĩnh vực phát triển phù hợp với điều kiện của lớp và khả năng nhận thức của trẻ.
IV. Kế hoạch hoạt động
1. Đón trẻ-Trò chuyện-Thể dục sáng
* Đón trẻ-Trò chuyện:
- Trao đổi với phụ huynh về ngày sinh nhật, sở thích của trẻ.
- Cho trẻ quan sát tranh bé trai, bé gái, soi gương và đặt câu hỏi về các bộ phận cơ thể. 
- Giới thiệu về thời tiết và cách ăn mặc phù hợp.
- Trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu, về các loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ con người.
- Cho trẻ chơi tự chọn trong góc chơi.
* Thể dục sáng:
- Tập theo nhạc chung toàn trường. 
2. Hoạt động vui chơi theo các góc.
Tên góc
Nội dung hoạt động
Phân vai
- Chơi trò chơi: mẹ con, bác sĩ khám bệnh, của hàng thực phẩm, của hàng ăn uống, cửa hàng hoa quả, bánh kẹo, người đầu bếp giỏi
Xây dựng và lắp ghép
- Xếp hình về cơ thể của bé, bạn của bé.
- Xếp đường về nhà bé.
- Xây dựng công viên cây xanh, vườn hoa của bé.
- Lắp ghép đồ chơi.
Sách truyện
- Xem tranh ảnh về chủ đề.
- Chơi lôtô bạn trai, bạn gái; lô tô trang phục của bé
- Hướng dẫn trẻ làm sách tranh về môi trường xanh, sạch, đẹp, về chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Đọc thơ, kể chuyện, ca dao, đồng dao có nội dung của chủ đề.
Tạo hình
- Tô màu bé trai, bé gái, dán ảnh tặng bạn, nặn những thứ bé thích, tô màu, xé dán các loại hoa quả.
- Tập tô màu những bức tranh đơn giản về chủ đề
- Hướng dẫn trẻ xếp hột hạt thành hình người.
Âm nhạc
- Hát, vận động các bài hát về bản thân.
- Cho trẻ nghe băng, nghe nhạc, tập sử dụng nhạc cụ.
3. Hoạt động vui chơi ngoài trời:
- Nhặt lá cây xếp hình bé trai, bé gái.
- Nghe kể chuyện.
- Quan sát thời tiết, trò chuyện về trang phục của trẻ.
- Tham quan nhà bếp.
- Chơi các trò chơi vận động phù hợp: tạo dáng, đuổi bóng
4. Hoạt động chiều:
- Ôn nội dung đã học. Làm quen nội dung mới.
- Chơi một số trò chơi học tập, trò chơi dân gian phù hợp chủ đề.
- Chơi ở góc chơi.
5. Hoạt động học tập có chủ đích
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TÔI LÀ AI
(Thực hiện: 1 tuần: 25/9 – 29/9/2017)
* Nội dung hoạt động:
Thời gian
Nội dung hoạt động
Thứ hai
25/9/2017
- PTTM: Tô màu bức tranh bạn gái
Thứ ba
26/9/2017
- PTNN: Truyện: Bé Minh Quân dũng cảm
Thứ tư
27/9/2017
- PTNT: Tôi là ai
Thứ năm
28/9/2017
- PTTM: + NDC: Hát: Mừng sinh nhật
 + NDKH: Nghe hát: Hoa bé ngoan
Thứ sáu
29/9/2017
- PTNT: Dạy trẻ nhận biết 1 và nhiều
CHỦ ĐỀ LỄ HỘI: TẾT TRUNG THU
(Thời gian: 1 tuần Từ: 02/10- 06/10/ 2017)
* Nội dung hoạt động:
Thời gian
Nội dung hoạt động
Thứ hai
02/10/2017
PTNT: Trung thu của bé
Thứ ba
03/10/2017
PTVĐ: VĐCB: Đi theo đường dích dắc
 TCVĐ: Kéo cưa lửa xẻ
Thứ tư
04/10/2017
PTNN: Thơ “Quà trung thu”, tác giả: Lê Huy Hòa
Thứ năm
05/10/2017
PTTM: Dán đèn ông sao
Thứ sáu
06/10/2017
PTTM: NDC: VĐTN “Đêm trung thu”
 NDKH: Nghe hát “Bé và trăng”
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: CƠ THỂ TÔI VÀ BẠN
( Thực hiện: 2 tuần 09/10-20/10/2017 )
* Nội dung hoạt động:
Thời gian
Nội dung hoạt động
Thứ hai
09/10/2017
- PTTM: in hình bàn tay của bé (làm vào vở trang 8)
Thứ ba
10

File đính kèm:

  • docKE_HOACH_34_TUOI_thong_tu_moi.doc
Giáo Án Liên Quan