Kế hoạch giáo dục năm học: 2017 - 2018 khối: Lá

MT01:Trẻ khỏe mạnh , cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi về cân nặng:

+ trẻ trai: 15,9kg- 27,1 kg

+Trẻ gái: 15,3- 27,8kg

-về chiều cao:

+Trẻ trai: 106,1- 125,8 cm

+Trẻ gái: 104,9- 125,4cm

MT02: Trẻ thực hiện được đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp bước đầu theo nhịp đếm và dần về sau tập theo nhịp bài hát

 - Tập các động tác phát triển các nhóm cơ, hô hấp:

*Hô hấp:

* Tay:

*Lưng, bụng, lườn:

*Chân:

MT03: Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động: Đi, chạy,Bò, trườn, trèo +Đi bằng mép chân, bàn chân, đi khuỵu gối

-Đi nối bàn chân nối liền

-Đi trên ván kê dốc

-Đi thăng bằng trên ghế thể dục

-Đi thay đổi hướng theo hiệu lệnh

-Chạy thay đổi hướng theo hiệu lệnh

 -Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng dích dắc trong hiệu lệnh

+ Chạy được 18m liên tục 5-7 giây

-Chạy chậm khoảng 100-120 m

-Chạy liên tục 150 m

-Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m

- Bò dích dắc qua 7 điểm

-Bò chui qua ống dài 1,5mx0,6m

-Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5mx30 cm

 

docx19 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục năm học: 2017 - 2018 khối: Lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC: 2017 -2018
KHỐI : LÁ
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
I/ LĨNH VỰC THỂ CHẤT
MT01:Trẻ khỏe mạnh , cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
về cân nặng:
+ trẻ trai: 15,9kg- 27,1 kg
+Trẻ gái: 15,3- 27,8kg
-về chiều cao:
+Trẻ trai: 106,1- 125,8 cm
+Trẻ gái: 104,9- 125,4cm
MT02: Trẻ thực hiện được đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp bước đầu theo nhịp đếm và dần về sau tập theo nhịp bài hát
 - Tập các động tác phát triển các nhóm cơ, hô hấp: 
*Hô hấp:
* Tay:
*Lưng, bụng, lườn:
*Chân:
MT03: Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động: Đi, chạy,Bò, trườn, trèo
+Đi bằng mép chân, bàn chân, đi khuỵu gối
-Đi nối bàn chân nối liền
-Đi trên ván kê dốc
-Đi thăng bằng trên ghế thể dục 
-Đi thay đổi hướng theo hiệu lệnh
-Chạy thay đổi hướng theo hiệu lệnh
 -Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng dích dắc trong hiệu lệnh
+ Chạy được 18m liên tục 5-7 giây
-Chạy chậm khoảng 100-120 m
-Chạy liên tục 150 m 
-Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m
- Bò dích dắc qua 7 điểm
-Bò chui qua ống dài 1,5mx0,6m
-Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5mx30 cm
MT04: Trẻ bật xa tối thiểu 50 cm
-Bật liên tục vào vòng
-Bật tách chân, khép chân qua 7 ô
-Bật qua vật cản 15-20 cm
-Bật xa 40-50 cm
MT05: Trẻ nhảy xuống từ độ cao 40 cm
- Nhảy từ trên cao xuống (40-45cm)
MT06: Trẻ ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m
-Tung bóng lên cao và bắt
-Ném xa bằng 1 tay, 2 tay
-Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay
MT07: Trẻ nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục và đổi chân 
-Nhảy lò cò 5 m
- Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục về trước
MT08: Trẻ đập và bắt bóng tại chỗ bằng 2 tay .
-Tung, đập bắt bóng tại chỗ
-Đi và đập bắt bóng
- Đập và bắt bóng bằng 2 tay
MT09: Trẻ kiểm soát được vận động đi/ chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh
-Đi thay đổi hướng theo hiệu lệnh
-Chạy thay đổi hướng theo hiệu lệnh
 -Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng dích dắc trong hiệu lệnh
MT10: Trẻ phối hợp tay, mắt trong vận động : tung, đập,chuyền
-Tung, đập bắt bóng tại chỗ
-Chuyền , bắt bóng qua đầu, qua chân
-Đi và đập bắt bóng
MT11:Trẻ thực hiện được các vận động cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp bàn tay - ngón tay và tay- mắt trong một số hoạt động. 
- Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay
-Gặp mở từng ngón tay, xé dán
- Bẻ nắn
- Lắp ráp
-Xé, cắt đường vòng cung.
-Tô , đồ theo nét
- Tự mặc áo quần đúng cách
- So cho hai vạt áo, hai ống quần không bị lệch
-Cài, cởi cúc , kéo khóa ( phéc mơ tuya),xâu, luồn, buộc dây
*GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE
MT12:Trẻ tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút
- Tập trung chú ý- Tham gia hoạt động tích cực
- Không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật.
MT13:Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn 
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
MT14:Trẻ tự rửa mặt, chải răng hàng ngày 
- Tự chải răng, rửa mặt.
- Không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt quần áo
- Rửa mặt chải răng bằng nước sạch
MT15: Trẻ che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp; 
- Lấy tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi, ngáp
MT16:Trẻ giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng 
- Chải hoặc vuốt lại tóc khi bù rối
- Chỉnh lại quần áo khi bị xộc xệch hoặc phủi bụi đất khi bị dính bẩn
MT17:Trẻ thực hiện được một số việc đơn giản.
- Tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi qui định.
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định và sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
-Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống đúng cách( thìa, chén)
MT18:Trẻ biết một số hành vi, thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe
-Không ăn quà vặt ngoài đường.
-Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết
-Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết
- Bỏ rác đúng nơi qui định,không nhổ bậy ra lớp.
MT19:Thực hiện một số qui định ở trường, nơi công cộng về an toàn
-Đi bộ trên hè, đi sang đường bên phải có người lớn dắt, đội mũ an toàn khi ngồi trên xe máy.
- Biết sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi
- Không leo trèo cây, hay ban công, tường rào
MT20: Trẻ kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày
- Tên một số món ăn quen thuộc : rau luộc, thịt kho, trứng rán.
-Phân biệt thức ăn theo nhóm
MT21:Trẻ biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
- Một số đồ ăn, nước uống không tốt cho sức khoẻ: uống nước nhiều gas, nước lã, rau quả chưa rửa sạch
- Nhận ra được dấu hiệu của một số đồ ăn bị nhiễm bẩn. ôi thiu.
-Không ăn uống những thức ăn đó.
 MT22: Trẻ biết cách chế biến một số thức ăn đơn giản
-Làm quen một số thao tác đơn giản trong chế biến
-Biết ích lợi của ăn uống đủ lượng và chất
-Biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật( ỉa chảy, suy dinh dưỡng, béo phì)
MT23:Trẻ nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm; 
- Tên gọi một số đồ vật gây nguy hiểm
- Không sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm để chơi khi không được người lớn cho phép
- Nhắc nhở hoặc báo người lớn khi thấy bạn sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm.
MT24: Trẻ biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm
- Nhận ra một số việc làm gây nguy hiểm
- Kể được tác hại một số việc làm gây nguy hiểm đối với bản thân và người xung quanh.
-Nhắc nhở hoặc báo người lớn khi thấy người khác làm một số việc có thể gây nguy hiểm
MT25: Trẻ không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm;
- Phân biệt nơi bẩn nơi sạch
- Phân biệt nơi nguy hiểm như ao hồ sông suối, ổ điện.
- Chơi ở nơi sạch và an toàn.
MT26: Trẻ không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép;
- Đưa mắt nhìn người thân hoặc hỏi ý kiến khi nhận quà từ người lạ
- Không theo khi người lạ rủ
- Kêu người lớn khi bị ép đi hoặc mách người lớn khi sự việc đó sảy ra với bạn.
MT27:Trẻ biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm 
- Kêu cứu/ gọi người xung quanh giúp đỡ khi mình hoặc người khác bị đánh, bị ngã, chảy máu, chạy khỏi nơi nguy hiểm khi cháy nổ.
 MT28:Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc.
- Kể được một số tác hại thông thường của thuốc lá khi hút hoặc ngửi phải khói thuốc lá
- Thể hiện thái độ không đồng tình với người hút thuốc lá bằng lời nói hoặc hành động.
IV: LĨNH VỰC NHẬN THỨC
*KHÁM PHÁ KHOA HỌC
MT29:Trẻ gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung
-Phân nhóm một số con vật / cây cối / phương tiện theo 2-3 dấu hiệu
-Sử dụng các từ khái quát để gọi tên theo nhóm các con vật/ cây cối/ phương tiện
-So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật/ cây cối/ phương tiện
MT30:Trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên
-Nhận ra và sắp xếp hoặc giải thích các tranh về sự phát triển theo trình tự các giai đoạn phát triển của cây/ con/ hiện tượng tự nhiên
-Quan sát, phán đoán mối quan hệ giữa con vật, cây với môi trường sống
MT31:Trẻ nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm
-Gọi tên các mùa trong năm nơi trẻ sống. 
- Nêu được đặc điểm, đặc trưng của mùa đó
-Một số hiện tượng, thời tiết thay đổi theo mùa
-Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa
MT32:Trẻ dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra
-Chú ý quan sát và đoán hiện tượng có thể xảy ra tiếp theo
-Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trăng, mặt trời
MT33:Trẻ phân loại một số đồ dùng thông thường theo chất liệu, công dụng
-Nói được công dụng và chất liệu của các đồ dùng thông thường trong sinh hoạt hằng ngày.
- Nhận ra đặc điểm chung về công dụng, chất liệu của 3 hoặc 4 đồ dùng.
- Sắp xếp những đồ dùng đó theo nhóm và sử dụng các từ khái quát để gọi tên nhóm theo công dụng hoặc chất liệu
MT34:Trẻ kể được một số địa điểm công cộng gần nơi trẻ sống
-Kể hoặc trả lời được câu hỏi của người lớn về một số đặc điểm vui chơi công cộng/ công viên/ trường học/ nơi mua sắm/ nơi khám bệnh ở nơi trẻ sống hoặc đã được đến gần nhà của trẻ
MT35:Trẻ kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống
-Kể được tên một số nghề phổ biến ở nơi trẻ sống. 
-Kể được một số công cụ làm nghề và sản phẩm của nghề
MT36:Trẻ hay đặt câu hỏi
-Thích đặt câu hỏi để tìm hiểu, làm rõ thông tin về một sự vật, sự việc hay người nào đó
MT37: Trẻ thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh
-Thích tìm hiểu cái mới. 
-Hay đặt câu hỏi tại sao...?
MT38:Trẻ giải thích được các mối quan hệ nguyên nhân- kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày 
-Phát hiện ra nguyên nhân của một hiện tượng đơn giản. 
-Dự báo của một hành động nào đó nhờ vào suy luận. 
-Giaỉ thích bằng mẫu câu tại vì..nên
MT39: Trẻ loại được một đối tượng không cùng nhóm
-Nhận ra sự khác biệt của một đối tượng không cùng nhóm với những đối tượng còn lại. 
-Giải thích đúng khi loại bỏ đối tượng khác biệt đó
MT40:Trẻ đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát
-Thay 1 từ hoặc 1 cụm từ của bài hát. 
-Thay tên mới cho câu chuyện, phản ánh đúng nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. 
-Đặt tên cho đồ vật mà trẻ thích
MT41:Trẻ thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình
- Thực hiện một nhiệm vụ khác hơn so với chỉ dẫn cho trước mà vẫn đạt kết quả tốt, đỡ tốn thời gian. 
-Làm ra sản phẩm tạo hình không giống cách các bạn khác làm
MT42:Trẻ thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau
-Thường là người khởi xướng và đề nghị bạn tham gia vào trò chơi mới. 
-Xây dựng các công trình khác nhau từ những khối xây dựng. 
-Tự vận động minh họa/ múa sáng tạo khác hợp lý nhưng khác với hướng dẫn của cô
MT43:Trẻ nói tên, công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện
-Những đặc điểm nổi bật của trường, lớp mầm non
- Công việc của các cô, bác trong trường
MT44: Trẻ nói họ, tên và đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện
-Đặc điểm, sở thích của các bạn trong lớp
-Các hoạt động của trẻ ở trường mầm non
MT45:Trẻ nhận biết được những đặc điểm nổi bật của một số danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội, văn hóa của địa phương.
- Một số danh lam thắng cảnh ở địa phương như đài liệt sĩ.
- Một số ngày hội ngày lễ lớn trong năm: Ngày hội đến trường, ngày tết trung thu, 
- ngày lễ hội văn hóa diễn ra trong năm: lễ día bà
- Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
*LÀM QUEN VỚI TOÁN
MT46:Trẻ nhận biết số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 .Nhận biết mối quan hệ hơn kem trong phạm vi 6 - 10
-Đếm và nói đúng số lượng ít nhất đến 10.
 -Đọc các chữ số từ 1à9 và chữ số 0.
-Chọn thẻ chữ tương ứng với số lượng đã đếm được
-Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi từ 6-10
MT47:Trẻ gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và đếm
-Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và đếm
MT48:Trẻ tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng các nhóm
-Tách 10 đồ vật thành 2 nhóm ít nhất bằng các cách khác nhau . 
-Nói được nhóm nào có nhiều hơn/ ít hơn/ hoặc bằng nhau
MT49:Trẻ biết cách đo độ dài và nói kết quả đo
-Lựa chọn và sử dụng một số dụng cụ làm thước đo để đo độ dài của một vật.
- Đo đúng cách như đặt thước đo nối tiếp đúng vị trí. 
-So sánh và diễn đạt kết quả đo
-Đo dung tích của các vật, so sánh diễn đạt kết quả đo
MT50:Trẻ chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu
-Chắp ghép các hình học để tạo hình mới bằng các cách khác nhau
-Lấy ra hoặc chỉ được các hình khối có màu sắc/kích thước khác nhau khi được yêu cầu.
-Nói được hình dạng tương tự của một số đồ chơi, đồ vật quen thuộc khác
MT51:Trẻ xác định được vị trí ( trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác
-Nói được vị trí không gian của trong, ngoài, trên, dưới của 1 vật so với 1 vật khác. 
-Nói được vị trí không gian của 1 vật so với một người được đứng đối diện với bản thân.
 -Đặt đồ vật vào chỗ theo yêu cầu
MT52:Trẻ gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự
-Nói được tên các ngày trong tuần theo thứ tự. 
-Nói được ngày đầu tuần, ngày cuối tuần của một tuần theo quy ước thông thường. 
-Nói được trong tuần những ngày nào đi học, ngày nào nghỉ học ở nhà
MT53:Trẻ phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai và qua các sự kiện/ ngày
-Nói được tên thứ của các ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai. 
-Nói được hôm qua đã làm việc gì, hôm nay đã làm gì và cô dặn/ mẹ dặn ngày mai làm việc gì
MT54:Trẻ nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ
-Nói được lịch, đồng hồ dùng để làm gì. 
-Nói được ngày trên lịch. 
-Nói được giờ chẵn trên đồng hồ
MT55:Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản
-Nhận ra quy tắc sắp xếp, lặp lại của một dãy hình, dãy số, động tác vận động và thực hiện tiếp theo đúng quy tắc kèm theo lời giải thích
MT56: Trẻ quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm, hỏi
- Đếm số lượng, đọc chữ số ở môi trường xung quanh trẻ.
MT57:Trẻ so sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả
- So sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau, nói được từ bằng nhau, nhiều nhất, nhiều hơn ,ít nhất.
MT58: Trẻ nhận biết các số từ 5->10 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự
-Nhận biết các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10
MT59: Trẻ nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày
-Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày (số nhà, biển số xe)
MT60: Trẻ biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu
-Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan
-So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc
MT61:Trẻ sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp 
-Tạo ra quy tắc sắp xếp
III: LĨNH VỰC NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP
MT62;Trẻ nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi
-Nhận ra cảm xúc vui, buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi hoặc tức giận của người khác qua ngữ điệu, lời nói của họ. 
-Thể hiện cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói.
MT63:Trẻ nghe hiểu thực hiện các chỉ dẫn liên quan đến 2-3 hành động
- Hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu liên tiếp
MT64;Trẻ hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng, đơn giản gần gũi
-Hiểu các từ khái quát, từ trái nghĩa
MT65;Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, ca dao, đồng dao
-Nói được tên, hành động của các nhân vật, tình huống trong câu chuyện. 
-Kể lại được nội dung chính các câu chuyện mà trẻ đã được nghe hoặc vẽ lại được tình huống nhân vật trong chuyện phù hợp với nội dung câu chuyện. 
-Nói tính cách của nhân vật, đánh giá được hành động
MT66;Trẻ nói rõ ràng
-Phát âm đúng và rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được.
- Sử dụng lời nói dễ dàng, thoải mái với âm lượng vừa đủ trong giao tiếp
MT67; Trẻ sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất, các từ biểu cảm trong sinh hoạt hằng ngày
-Sử dụng đúng các danh từ, tính từ, động từ, từ biểu cảm trong câu nói phù hợp với tình huống giao tiếp
MT68:Trẻ sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp
- Sử dụng đa dạng các loại câu: câu đơn, câu phức, câu khẳng định, phủ định, nghi vấn, mệnh lệnh phù hợp với ngữ cảnh để diễn đạt trong giao tiếp với người khác
MT69; Trẻ sử dụng lời nói để bày tỏa cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩa và kinh nghiệm của bản thân
-Dễ dàng sử dụng lời nói để diễn đạt cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩa và kinh nghiệm của bản thân. 
-Kết hợp cử chỉ cơ thể để diễn đạt một cách phù hợp, những cử chỉ đơn giản để diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ của bản thân khi giao tiếp
MT70:Trẻ sử dụng lời nói để trao đổi, chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động
-Trao đổi bằng lời nói để thống nhất các đề xuất trong cuộc chơi với các bạn.
- Hướng dẫn bạn đang cố gằng giải quyết một vấn đề nào đó. 
-Hợp tác trong quá trình hoạt động, các ý kiến không áp đặt hoặc dùng vũ lực bắt bạn phải thực hiện theo ý mình
MT71: Trẻ kể về một số sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu.
-Miêu tả hay kể rõ ràng , mạch lạc theo trình tự logich nhất định về một số sự vật, hiện tượng mà trẻ biết hoặc nhìn thấy.
- Chú ý đến thái độ của người nghe để kể chậm lại, nhắc lại hay giải thích lại lời kể của mình khi người nghe chưa rõ
MT72:Trẻ kể lại nội dung chuyện đã nghe theo một trình tự nhất định
-Kể lại được câu chuyện ngắn dựa vào trí nhớ hoặc qua truyện tranh đã được cô giáo , bố mẹ kể hoặc đọc cho nghe với đầy đủ yếu tố. 
-Lời kể rõ ràng, thể hiện cảm xúc qua lời kể và cử chỉ, nét mặt
MT73:Trẻ biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện
-Bắt chuyện với bạn bè hoặc người lớn bằng nhiều cách khác nhau. 
-Cuộc trò chuyện được duy trì và phát triển
MT74:Trẻ điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống, nhu cầu giao tiếp
-Điều chỉnh được cường độ giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp
MT75:Trẻ chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp
-Lắng nghe người khác nói, nhìn vào mắt người nói. 
-Trả lời câu hỏi, đáp lại bằng cử chỉ , điệu bộ, nét mặt để người nói biết rằng mình đã hiểu hay chưa hiểu điều họ nói
MT76:Trẻ không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện
-Giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt.
 -Không nói chen vào khi người khác đang nói. 
-Tôn trọng người nói bằng việc lắng nghe hoặc đặt các câu hỏi, nói ý kiến của mình khi họ đã nói xong
MT77: Trẻ hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói
-Dùng câu hỏi để hỏi lại
- Nhún vai, nghiêng đầu , nhíu mày...ý muốn làm rõ một thông tin khi nghe mà không hiểu
MT78:Trẻ sử dụng một số từ chào hỏi, lễ phép phù hợp với tình huống
-Sử dụng một số từ trong câu xã giao đơn giản để giao tiếp với bạn bè và người lớn hơn 
MT79:Trẻ không nói tục, chửi bậy
-Không nói hoặc bắt chước lời nói tục trong bất cứ tình huống nào
MT80: Trẻ thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh
-Thích tìm kiếm những chữ đã biết ở sách, truyện, bảng hiệu, nhà hàng để đọc. 
-Chỉ và đọc cho bạn hoặc người khác những chữ có ở môi trường xung quanh. 
-Thích tham gia vào hoạt động nghe cô đọc sách. Hỏi người lớn hoặc bạn bè những chữ chưa biết
MT81:Trẻ thể hiện sự thích thú với sách
-Thích chơi ở góc sách và nhận ra tên những cuốn sách đã xem
-Tìm sách truyện để xem ở mọi lúc, mọi nơi. -Nhờ những người lớn đọc những câu chuyện trong sách
-Thích mẹ đưa đến cửa hàng bán sách để xem và mua sách
MT82:Trẻ có hành vi giữ gìn và bảo vệ sách
-Giở cẩn thận từng trang khi xem, không quang quật, vẽ bậy, xé, làm nhàu sách. 
-Để sách đúng nơi quy định sau khi sử dụng. -Nhắc nhở hoặc không đồng tình khi bạn làm rách sách
MT83:Trẻ biết ý nghĩa của một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống
-Hiểu được một số ký hiệu, biểu tượng ký hiệu xung quanh
MT84:Trẻ có một số hành vi như người đọc sách
-Biểu hiện hành vi đọc sách truyện.
-Biết kỹ năng cầm, lật giở sách
-Trẻ biết cấu tạo của một cuốn sách 
MT85:Trẻ đọc theo truyện tranh đã biết
-Chỉ vào chữ dưới tranh minh họa và đọc thành tiếng nhớ đọc thành một câu chuyện với nội dung phù hợp với từng tranh minh họa
MT86:Trẻ biết kể chuyện theo tranh
-Sắp xếp theo trình tự một bộ tranh liên hoàn có nội dung rõ ràng gần gũi và phù hợp
-Đọc thành một câu chuyện có bắt đầu, diễn biến và kết thúc
MT87:Trẻ biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói
- Có thể dùng tranh ảnh, chữ viết số, ký hiệu để thể hiện điều muốn truyền đạt
MT88:Trẻ biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩa và kinh nghiệm của bản thân
-Cố gắng tự mình viết ra các biểu tượng
- Sao chép lại các ký hiệu, chữ, từ để biểu thị cảm súc, suy nghĩ, ý muốn, kinh nghiệm của bản thân.
-Đọc lại những ý mình đã viết ra
MT89:Trẻ bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái.
-Cầm bút viết và ngồi để viết đúng cách.
-Sao chép các từ theo trật tự cố định .
-Biết sử dụng các dụng cụ viết khác nhau để tạo ra các dòng giống chữ viết
-Nói cho người khác biết ý nghĩa của các dòng mình đã viết
MT90:Trẻ biết “viết” tên bản thân theo cách của mình
-Sao chép lại đúng tên của bản thân. 
-Nhận ra tên của mình trên các bảng ký hiệu đồ dùng cá nhân và tranh vẽ. 
-Sau khi vẽ tranh, viết tên của mình phía dưới theo cách mà mình thích
MT91:Trẻ biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
-Khi viết bắt đầu từ trái sang phải, xuống dòng khi hết dòng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ca_nam.docx