Kế hoạch giáo dục tuần IV - Chủ điểm: Trường mần non

* Đón trẻ:

- Cô ân cần nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng đúng chỗ.

- Trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe và tâm trạng trẻ. - Cho trẻ chơi tự chọn.

* Trò truyện:

- Trò chuyện về gia đình bé

- Trò chuyệ, tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình bé

* Điểm danh:

- Điểm danh trẻ tới lớp.

* Thể dục sáng:

a. Khởi động :

- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh về 3 hàng ngang tập thể dục đồng diễn của trường.

 b.Trọng động:

Bài tập buổi sáng: “Chim câu trắng ”

- Hô hấp: Thổi nơ

- Tay vai: Đưa tay ra phía trước, sau.

 Đánh chéo 2 tay ra phía trước, sau.

- Lưng bụng: Đứng quay người sang bên (tay chống hông)

- Chân: Nâng cao chân, gập gối.

- Bật nhảy: Bật chân trước, chân sau.

c. Hồi tĩnh:

- Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “ con công”

* Điểm danh:

- Cho tre điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.

 

doc25 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục tuần IV - Chủ điểm: Trường mần non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN IV
TT
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1
Đón trẻ, trò chuyện,
* Đón trẻ: 
- Cô ân cần nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng đúng chỗ. 
- Trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe và tâm trạng trẻ. - Cho trẻ chơi tự chọn.
* Trò truyện: 
- Trò chuyện về gia đình bé
- Trò chuyệ, tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình bé	
2
Điểm danh,
thể dục sáng.
* Điểm danh:
- Điểm danh trẻ tới lớp.
* Thể dục sáng:
a. Khởi động : 
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh về 3 hàng ngang tập thể dục đồng diễn của trường.
 b.Trọng động: 
Bài tập buổi sáng: “Chim câu trắng ”
- Hô hấp: Thổi nơ 
- Tay vai: Đưa tay ra phía trước, sau.
 Đánh chéo 2 tay ra phía trước, sau.
- Lưng bụng: Đứng quay người sang bên (tay chống hông) 
- Chân: Nâng cao chân, gập gối.
- Bật nhảy: Bật chân trước, chân sau. 
c. Hồi tĩnh: 
- Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “ con công” 
* Điểm danh:
- Cho tre điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.
3
Hoạt động học
- Trò chuyện tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình
- Chạy 18m trong 10 giây
- Ôn nhóm chữ e ê
Vẽ cái nồi (Cái soong)
- Tách gộp trong phạm vi 6. Chia nhóm có số lượng 6 thành 2 phần
- Thơ: Chiếc bàn em họcTác giả: Nguyễn Lãm Thắng)
- Vận động bài hát: “Đồ dùng bé yêu”
- Nghe hát: “Bàn tay mẹ”
- TCAN: Nghe nhạc dừng hình
4
Hoạt động góc.
*Góc phân vai: Bán hàng: các loại đồ dùng trong gia đình; Mẹ và bé
 *Góc xây dựng- lắp ghép: Xây ngôi nhà của bé
*Góc học tập : xếp chữ cái bằng hạt đậu, ôn nhận biết số 6
*Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu các đồ dùng trong gia đình, đọc thơ, hát bài hát trong chủ đề.
5
Hoạt động ngoài trời.
-HĐCĐ: Trò chuyện về một số loại đồ dùng trong gia đình 
- TCVĐ: Cướp cờ
- Chơi tự do 
- Dạo chơi sân trường.
- Vận động nhẹ nhàng.
-HĐCCĐ: Quan sát: Tranh chủ đề.
- Trò chơi dân gian: Cáo và thỏ
- Chơi tự do với đồ chơi trên sân trường
- Đi dạo quanh sân trường.
- Vận động nhẹ nhàng.
-HĐCCĐ: Trò chuyện về những điều bé được học .
- TCVĐ: “Ai nhanh nhất?”
6
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa.
* Vệ sinh ăn trưa:
+Trước khi ăn:
- Cô chuẩn bị chén, muỗng, đồ đựng cơm rơi, khăn lau tay.
- Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi.
- Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn
- Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ.
+Trong khi ăn:
- Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn.
- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất.
+Sau khi ăn:
- Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh.
* Ngủ trưa:
- Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải.
- Có đủ gối cho trẻ.
- Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ.
- Chú ý đến tốc độ quạt.
- Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ.
- Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ.
- Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng.
- Trẻ đi vệ sinh, cô chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ.
- Tiến hành cho trẻ ăn xế.
7
Hoạt động chiều
- Trò chuyện về một đồ dùng trong gia đình
- Thực hiện vở: Bé làm quen với việc học đọc, học viết 
- Giới thiệu bài mới
- Tập tô vở chữ cái.
- Ôn kiến thức cũ.
- Làm quen với kĩ năng: Vẽ cái nồi(xoong)
- Làm quen bài thơ: “Chiếc bàn em học”.
- Ôn lại kiến thức cũ.
- Thực hiện vở Toán.
- Cho trẻ thực hiện vở Làm quen với Toán.
- Làm quen bài hát “Đồ dùng bé yêu”
- Ôn lại kiến thức cũ
- Tập tô vở bé làm quen với chữ cái. 
- Biểu diễn văn nghệ cuối tuần.
- Nhận xét, nêu gương cuối tuần
8
Trả trẻ
+ Cô nhận xét chung trong một buổi học.
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh.
- Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.
 Giáo viên lập kế hoạch
Phan Thị Hà
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 2 ngày 07 tháng 11 năm 2016
Chủ đề nhánh:Cơ thể của bé
Các hoạt động trong ngày:
1.Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, TDBS
 - Cùng cô trò chuyện về cơ thể của bé
 - Cô hỏi trẻ:  ( Trẻ trả lời các câu hỏi của cô )
 - Điểm danh: Cô và trẻ kể tên những bạn vắng hôm nay và ghi vào sổ học tập.
 2.Thể dục buổi sáng bài:
 - Bài tập thể dục tháng 11 
 - Tập theo nhạc
3.Hoạt động học : KPKH
Đề Tài : Trò chuyện tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được tên gọi, công dụng và biết phân loại đồ dùng dựa vào công dụng.
2. Kĩ năng:
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Nói được tên, công dụng, chất liệu của đồ dùng
- Rèn kĩ năng chú ý và ghi nhớ, phố hợp hoạt động nhóm ở trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết bảo quản và giữ gìn đồ dùng, biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp.
II. Chuẩn bị:	
1/ Không gian lớp học: Trong lớp
2/ Đồ dùng: 
Slide.
- Giấy bút màu cho trẻ
- Bài hát: Cả nhà thương nhau, Yêu tất cả mọi người
III. Tiến hành tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động ổn định
- Cho trẻ cùng chơi trò chơi: “Dung dăng dung dẻ”.
2. Hoạt động nhận thức:
Trò chuyện: 
Con nào giỏi kể cho cô và các bạn cùng nghe các đồ dùng trong nhà của con? ( Mời 2 – 3 trẻ).
Các bạn kể rất giỏi, hôm nay cô cháu mình cùng khám phá các nhóm đồ dùng nhé!
Đồ dùng để ăn:
Cô cho xem một số đồ dung để ăn: bát, đĩa, muỗng, đũa.
Cô hỏi: 
+ Đây là đồ dùng gì?
+ Có hình dạng như thế nào?
+ Được làm bằng gì?
Bát, đĩa, chén được làm bằng đất, được đem nung trong lò sau đó tráng men và trang trí các hoa văn.
Bát, đĩa có thể được làm bằng sứ, thủy tinh hay bằng nhựa
Bát, đĩa, chén  là những đòi dùng để đựng đồ ăn. Ngoài ra, đồ dùng để ăn còn có muỗng, đũa, thìa
Đồ dùng để uống:
Tương tự như đồ dùng để ăn.
Cô giới thiệu đồ dùng để uống có các màu sắc và kiểu dáng khác nhhau.
Đồ dùng để mặc:
Đó là những đồ dùng gì?
Những đồ dùng để mặc gọi chung là gì?
Chúng được làm từ chất liệu gì?
Những trang phục này dùng cho ai?
Để mặc vào mùa nào?
Cô cho trẻ xem các kiểu dáng của trang phục.
Cô : Ngoài ra, trong gia đình còn có các đồ dùng cần cho sinh hoạt của con người: tủ, bàn, ghế, tủ lạng, máy quạt, ti vi .
Những đồ dùng trong gia đình rất cần thiết cho sinh hoạt của con người hằng ngày. Vì thế, chúng ta phải giữ gìn cẩn thận, dùng xong để đúng nơi qui định.
So sánh đồ dùng để ăn và đồ dùng để mặc:
Đồ dùng để ăn và để mặc có điểm gì giống và khác nhau?
Giống: Đều là đồ dùng trong gia đình và rất cần cho sinh hoạt của con người.
Khác: Về chất liệu, công dụng và màu sắc
 Trò chơi: “Gia đình khéo tay”
Mỗi đội có 1 giỏ đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống trong gia đình. Các đọi thi nhay bày đồ dùng lên bàn, trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào nhanh và đẹp hơn là thắng.
 Trò chơi : “ Chung sức”.
Hai đội thi đua bật vào vòng chọn đồ dùng theo yêu cầu của cô. Đội nào chọn được nhiều và đúng là chiến thắng.
Luật chơi: Chọn đúng đồ dùng the yêu cầu của cô. Khi bật không được chạm vào vòng, nếu chạm và vòng đồ dùng đó sẽ không được tính.
Kết thúc:
- Củng cố - giáo dục 
- Nhận xét tuyên dương.
4. Hoạt động ngoài trời:
- HĐCĐ: Trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình
- CTYT: Cướp cờ
- Chơi tự do
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết một số loại đồ dùng trong gia đình và công dụng của chúng
- Rèn kỹ năng lắng nghe và ghi nhớ
- Trẻ khéo léo,nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi
II.Tiến hành hoạt động:
a. Ổn định giới thiệu bài:
- Cùng cô hát: “Dạo chơi” 
b. Nội dung:
- Trò chuyện về một số loai đồ dùng trong gia đình
- Trò chơi dân gian: Cướp cờ
* Cách chơi:
+ Cô chia lớp thành hai đội, có số lượng bằng nhau, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5 các bạn phải nhớ số của mình.
+ Khi cô gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
+ Khi cô gọi số nào về thì số đó phải về
+ Một lúc cô có thể gọi hai ba bốn số
* Luật chơi:
+ Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc
+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc
+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua
+ Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua
+ Số nào bị thua rồi cô không gọi số đó chơi nữa
+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ
+ Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau
- Tổ chức cho trẻ chơi
Chơi tự do
 -Tổ chức cho trẻ chơi tự do theo ý thích
- Cô bao quát trẻ
c. Kết thúc:
- Cô nhận xét tuyên dương, vệ sinh trẻ, cho trẻ vào lớp.
5. Hoạt động góc:
I. Mục đích yêu cầu:
 + Trẻ biết cách xây từ các vật liệu do trẻ đi mua hoặc có sẵn.
 + Trẻ sáng tạo khi chơi.
 + Trẻ biết phân vai chơi cho các bạn trong nhóm.
 + Trẻ biết đọc thơ diễn cảm, khéo léo khi xếp hạt.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi đủ cho 4 góc.
- Cô nhắc trẻ kê bàn ghế để chơi.
III. Tiến hành hoạt động:
- Góc phân vai: “nấu ăn, giữ em, bán trái cây”
- Góc xây dựng: “Xây nhà của bé”
- Góc học tập: xếp chữ cái bằng hạt đậu, ôn nhận biết số 6
- Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu các đồ dùng trong gia đình, hát bài hát trong chủ đề.
* Tiến hành 
Hoạt động1: 
- Cô trò chuyện với trẻ về các loại đồ dùng trong gia đình
- Hôm nay con muốn chơi ở góc nào? Vì sao?
- Cô đưa ra lần lượt các góc chơi, cho trẻ tự thỏa thận nhận vai chơi.
- Cô nhắc trẻ: - Trong khi chơi các con phải như thế nào?
 Hoạt động 2: 
- Cho trẻ về các góc chơi như đã nhận vai chơi.
- Cô đến từng góc nhắc nhở trẻ cách chơi, vai chơi, khuyến khích trẻ giao lưu với nhau.
- Cô quan sát giúp trẻ chơi đúng vai, tạo tình huống cho trẻ giao lưu.
- Trong quá trình chơi góc nào trẻ còn lúng túng cô có thể tham gia chơi cùng trẻ để giúp trẻ hoàn thành công việc vai chơi của mình.
Hoạt động 3: 
- Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi, khen ngợi kịp thời những vai chơi tốt. 
- Về các góc cho trẻ hỏi đáp, giới thiệu về công trình của nhóm mình.
- Cho trẻ tập trung và nhận xét chung cả lớp và hỏi ý tưởng trẻ cho lần chơi sau.
6. Vệ sinh ăn trưa:
* Vệ sinh ăn trưa:
+Trước khi ăn:
- Cô chuẩn bị chén, muỗng, đồ đựng cơm rơi, khăn lau tay.
- Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi.
- Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn
- Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ.
+Trong khi ăn:
- Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn.
- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất.
+Sau khi ăn:
- Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh.
7. Hoạt động chiều: 
- Trò chuyện về một đồ dùng trong gia đình
- Thực hiện vở: Bé làm quen với việc học đọc, học viết 
- Giới thiệu bài mới
8. Vệ sinh trả trẻ:
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ và các hoạt động một ngày của trẻ.
9. Nhận xét:	
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 3 ngày 08 tháng 11 năm 2016
Chủ đề nhánh:Cơ thể của bé
Các hoạt động trong ngày:
1.Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, TDBS
 - Cùng cô trò chuyện về cơ thể của bé
 - Cô hỏi trẻ:  ( Trẻ trả lời các câu hỏi của cô )
 - Điểm danh: Cô và trẻ kể tên những bạn vắng hôm nay và ghi vào sổ học tập.
2.Thể dục buổi sáng bài: Bài tập thể dục tháng 11
 - Tập theo nhạc
3.Hoạt động học : Thể dục
Đề Tài : “Chạy 18 m trong khoảng thời gian 10 giấy”
 I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
  - Trẻ biết khi chạy hân tay kết hợp nhịp nhàng, đầu không cúi.
  - Trẻ biết đưa tay để ném bóng vào rổ.
 2. Kĩ năng:
  - Trẻ biết phối hợp tay và chân trong khi chạy.
  - Rèn tố chất nhanh nhẹn, khéo léo.
  - Phát triển thể lực cho trẻ.
  3. Thái độ: 
  - Hình thành ý thức tập thể dục, thực hiện theo hiệu lệnh của cô .
II. Chuẩn bị:
- Vẽ 2 vạch xuất phát.
- Nhạc .
- 10 quả bóng
- Địa điểm: Trong lớp
III. Tiến hành hoạt động:
1. Hoạt động ổn định:
- Khởi động: Cho trẻ đi  vòng tròn theo nhạc , kết hợp các kiểng chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh về đứng thành hàng ngang để tập.
2. Hoạt động nhận thức:
- Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- Cho trẻ tập theo nền nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”
-Tay - vai : hai tay đưa ra trước, đua lên cao.  ( 2l x 8 nhịp)
- Lưng - bụng : Hai tay giơ lên cao, cúi gập người về phía trước. ( 2l x 8 nhịp)
- Chân: đứng đưa chân ra phía trước, khuỵu gối. ( 2l x 8 nhịp)
- Bật: Bật tách chân, khép chân. ( 2 x 8nhịp)
- Cho trẻ đứng thanh vòng tròn đối diện nhau để tập.
b Vận động cơ bản: “Chạy 18 m trong khoảng thời gian 10 giây”
- Cô giới thiệu tên bài vận động, và hướng dẫn trẻ thực hiện.
Cô làm mẫu 2 lần
Lần 1: làm mẫu không giải thích
Lần 2: làm mẫu giải thích
 +Tư thế chuẩn bị, các con đứng chân trước, chân sau, thân người hơi ngã về phía trước, khi có hiệu lệnh: “ chạy” các con bắt đàu chạy. Khi chạy đầu không cúi.
 + Cô cho từng nhóm 4 – 5 trẻ thực hiện chạy. Cô bấm đồng hồ để theo dõi trẻ chạy. Tổ chức cho trẻ chạy theo hình thức thi đua xem ai nhanh.
* Trò chơi: “Thi ném bóng vào rổ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi , luật chơi và cách chơi :
 + Luật chơi : Đội nào được nhiều  bóng thì đội đó chiến thắng .
 + Cách chơi :Chi trẻ làm 2 đội, mỗi đội có 10 trẻ chơi ,trẻ thay phiên nhau  ném bóng vào rổ của đội mình . Khi có hiệu lệnh ngừng ném , thì trò chơi kết thúc. Cô cùng trẻ kiểm tra số bóng của 2 đội.
3.Kết thúc:Hồi tĩnh:Nhận xét, tuyên dương	 
Trẻ đi lại và hít thở nhẹ nhàng
*Hoạt động học 2: LQCC
Đề tài: Ôn nhóm chữ e ê
I.Mục đích yêu cầu:
1 Kiến thức:
- Trẻ ôn lại các chữ đã được học qua các trò chơi
- Nhận biết nhanh các chữ cái e ê trong từ.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm
 - Trẻ chú ý và lắng nghe
3. Thái độ:
 - Trẻ biết giữ trật tự khi tham gia trò chơi
- Trẻ chú ý hứng thú tham gia học tập có nề nếp
II. Chuẩn bị:
- Thẻ chữ e ê
- Thẻ chữ rời e ê
1. Hoạt động ổn định
Cô cho trẻ hát bài: “Nhà của ai?”.
Trò chuyện về ngôi nhà thân yêu của gia đình, các đồ dùng trong gia đình
2. Hoạt động nhận thức:
- Ôn chữ e ê:
+ Cho trẻ tìm chữ e ê trong các từ
+ Đọc lại chữ e ê (Cả lớp, Tổ, Nhóm, Cá nhân)
*Trò chơi:“Đi tìm kho báu”:
- Cô giới thiệu giải thích cách chơi: 2 bạn đứng đối diện nhau làm cánh cửa thần, đường đi đến kho báu phải qua 4 cánh cửa thần,muốn qua được cánh cửa thần phải đọc được chữ cái trên cánh cửa đó, đến cánh cửa cuối cùng thì xuất hiện kho báu.
- Cô hướng dẫn cháu chơi.
- Cho cháu mở kho báu và đọc các chữ cái e,ê
* Trò chơi 2:“Ghép chữ e, ê bằng nét rời”
- Cô hướng dẫn cháu chơi: lớp chia 4 đội bạn đứng đầu chạy lên tìm một nét rời gắn lên tờ lịch của đội sau đó chạy về cuối hàng cho bạn kế tiếp tìm và gắn nét rời sao cho thành chữ e, ê đã học. Đội nào ghép được nhiều chữ e, ê và ngay ngắn nhất sẽ được một phần quà.
- Cho cháu chơi. Cô động viên cháu chơi.
- Cô cháu cùng nhận xét đếm số lượng chữ vừa ghép được.
* Trò chơi 3: Ném lon
Cô phổ biến luật chơi và cách chơi
3. Kết thúc:
- Cũng cố - giáo dục
- Nhận xét, tuyên dương
4.Hoạt động ngoài trời: 
- Đi dạo quanh sân trường, vận động nhẹ nhàng
5. Hoạt động góc:
I. Mục đích yêu cầu:
 + Trẻ biết cách xây từ các vật liệu do trẻ đi mua hoặc có sẵn.
 + Trẻ sáng tạo khi chơi.
 + Trẻ biết phân vai chơi cho các bạn trong nhóm.
 + Trẻ biết đọc thơ diễn cảm, khéo léo khi xếp hạt.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi đủ cho 4 góc.
- Cô nhắc trẻ kê bàn ghế để chơi.
III. Tiến hành hoạt động:
- Góc phân vai: “nấu ăn, giữ em, bán trái cây”
- Góc xây dựng: “Xây nhà của bé”
- Góc học tập: xếp chữ cái bằng hạt đậu, ôn nhận biết số 6
- Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu các đồ dùng trong gia đình, hát bài hát trong chủ đề.
* Tiến hành 
Hoạt động1: 
- Cô trò chuyện với trẻ về các loại đồ dùng trong gia đình
- Hôm nay con muốn chơi ở góc nào? Vì sao?
- Cô đưa ra lần lượt các góc chơi, cho trẻ tự thỏa thận nhận vai chơi.
- Cô nhắc trẻ: - Trong khi chơi các con phải như thế nào?
 Hoạt động 2: 
- Cho trẻ về các góc chơi như đã nhận vai chơi.
- Cô đến từng góc nhắc nhở trẻ cách chơi, vai chơi, khuyến khích trẻ giao lưu với nhau.
- Cô quan sát giúp trẻ chơi đúng vai, tạo tình huống cho trẻ giao lưu.
- Trong quá trình chơi góc nào trẻ còn lúng túng cô có thể tham gia chơi cùng trẻ để giúp trẻ hoàn thành công việc vai chơi của mình.
Hoạt động 3: 
- Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi, khen ngợi kịp thời những vai chơi tốt. 
- Về các góc cho trẻ hỏi đáp, giới thiệu về công trình của nhóm mình.
- Cho trẻ tập trung và nhận xét chung cả lớp và hỏi ý tưởng trẻ cho lần chơi sau.
6. Vệ sinh ăn trưa:
* Vệ sinh ăn trưa:
+Trước khi ăn:
- Cô chuẩn bị chén, muỗng, đồ đựng cơm rơi, khăn lau tay.
- Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi.
- Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn
- Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ.
+Trong khi ăn:
- Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn.
- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất.
+Sau khi ăn:
- Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh.
7. Hoạt động chiều: 
- Trò chuyện về một đồ dùng trong gia đình
- Thực hiện vở: Bé làm quen với việc học đọc, học viết 
- Giới thiệu bài mới
8. Vệ sinh trả trẻ:
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ và các hoạt động một ngày của trẻ.
9. Nhận xét:	
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 4 ngày 09 tháng 11 năm 2016
Chủ đề nhánh:Cơ thể của bé
Các hoạt động trong ngày:
1.Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, TDBS
 - Cùng cô trò chuyện về cơ thể của bé
 - Cô hỏi trẻ:  ( Trẻ trả lời các câu hỏi của cô )
 - Điểm danh: Cô và trẻ kể tên những bạn vắng hôm nay và ghi vào sổ học tập.
2.Thể dục buổi sáng bài: Bài tập thể dục tháng 11
 - Tập theo nhạc
3. Hoạt động học: TẠO HÌNH
Đề tài: Vẽ cái nồi (cái soong)
I/ Mục đích, yêu cầu:
a) Kiến thức:
- Trẻ vẽ những nét đơn giản để tạo thành cái nồi. 
b) Kĩ năng: 
- Luyện kĩ năng vẽ các nét cong tròn, nét xiên, nét thẳng.
c) Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quí những người thân trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
+ Hình ảnh cái nồi, tranh vẽ cái nồi.
+ Vở tạo hình, bút chì, màu cho trẻ.
+ Bài hát: Cả nhà thương nhau.
+ Slide
III/ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động ổn định:
Cho trẻ cùng đọc bài thơ: “ Cái bát xinh xinh”.
 Trò chuyện với trẻ về đồ dùng gia đình. 
Hoạt động nhận thức:
* Quan sát tranh trên slide
- Cô cho trẻ xem ảnh cái nồi bằng sứ, nồi nhôm, nồi đất. Cô cho trẻ nhận xét về hình ảnh, cô gợi hỏi để trẻ gọi tên đặc điểm, chất liệu của từng loại nồi.
* Quan sát tranh vẽ mẫu:
- Cô giới thiệu tranh vẽ : cái nồi .Cho trẻ gọi tên, nêu nhận xét từng bức tranh, cô gợi ý cho trẻ nêu lên được hình dạng , các nét.
- Cho trẻ quan sát, nhận xét
- Cô hướng dẫn trẻ thực hiện
* Trẻ thực hiện vẽ:
Cô quan sát và gợi ý trẻ vẽ.
Khi vẽ xong các con chọn màu tô phù hợp, đẹp bức tranh. 
 Cô nhắc trẻ ngồi ngay ngắn, ngực không tì vào bàn.
 Cô đi xung quanh lớp gợi ý hướng dẫn cho trẻ vẽ và tô màu.
 Trẻ vẽ xong côcho trẻ trưng bày sản phẩm
* Trưng bày sản phẩm:
- Cho trẻ nhắc lại đề tài. Cô nhận xét chung sản phẩm
- Cho trẻ nhận xét 
- Mời trẻ giới thiệu sản phẩm. 
Cô nhận xét chung về sản phẩm của trẻ tuyên dương những sản phẩm đẹp và động viên những trẻ vẽ chưa đẹp lần sau cố gắng.
3. Kết thúc:
Củng cố - giáo dục
Cô củng cố dặn dò, giáo dục. Nhận xét tuyên dương
4. Hoạt động ngoài trời:
- HĐCĐ: Quan sát tranh chủ đề
- CTYT: Cáo và thỏ
- Chơi tự do
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết một số loại đồ dùng trong gia đình và công dụng của chúng
- Rèn kỹ năng lắng nghe và ghi nhớ
- Trẻ khéo léo,nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi
II.Tiến hành hoạt động:
1.Ổn định giới thiệu bài:
- Cùng cô hát: “Dạo chơi” 
2. Nội dung:
- Trò chuyện về một số loai đồ dùng trong gia đình
- Trò chơi dân gian: Cáo và thỏ
*Cách chơi: Chọn một bạn làm “cáo” núp vào một góc, còn các bạn còn lại sẽ làm thỏ đang đi chơi và tìm rau ăn vừa đi vừa đọc bài thơ:
Trên bãi cỏ	Đang rình đấy!
Chú Thỏ con	Thỏ nhớ nhé
Tìm rau ăn	Chạy cho nhanh
Rất vui vẻ	Kẻo Cáo gian
Thỏ nhớ nhé	Tha đi mất!
Có Cáo gian
Khi đã đọc được nữa bài thơ hoặc gần hết bài thơ thì cáo xuất hiện và kêu “ Gừm, gừm” Thỏ phải nhảy nhanh chụm 2 chân, 2 tay để trên đầu, vẫy vẫy bàn tay giống tai thỏ. 
- Tổ chức cho trẻ chơi
Chơi tự do
 -Tổ chức cho trẻ chơi tự do theo ý thích
- Cô bao quát trẻ
3.Kết thúc:
- Cô nhận x

File đính kèm:

  • docgiao an mam non_12188400.doc
Giáo Án Liên Quan