Kế hoạch hoạt động khối Lá - Chủ đề 2: Phương tiện giao thông
I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐIỂM
1. Phát triển thể chất
*Vận động:
- Phát triển 1 số vận động cơ bản : Bò,đi,chạy . giúp trẻ thực hiện tự tin và khéo léo trong vận động.
- Phát triển cơ nhỏ của bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau
- Có thói quen và hành vi đúng khi tham gia giao thông, biết tuân thủ đúng luật giao thông như : đi bên lề phải, khi ngồi trên xe không đùa giỡn, không thò đầu thò tay ra ngoài cửa xe, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
- Biết ích lợi của sức khỏe bản thân và giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân, răng miệng và quần áo sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh môi trường.
*Dinh dưỡng:
-Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống. Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHỐI LÁ CHỦ ĐỀ 2: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG THỜI GIAN THỰC HIỆN 3 TUẦN (Từ ngày 26 /09 /2016– 14/10/2016) Chuyên đề lồng ghép: Giáo dục an toàn giao thông, kỹ năng phòng tránh những nguy cơ không an toàn I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐIỂM 1. Phát triển thể chất *Vận động: - Phát triển 1 số vận động cơ bản : Bò,đi,chạy ... giúp trẻ thực hiện tự tin và khéo léo trong vận động. - Phát triển cơ nhỏ của bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau - Có thói quen và hành vi đúng khi tham gia giao thông, biết tuân thủ đúng luật giao thông như : đi bên lề phải, khi ngồi trên xe không đùa giỡn, không thò đầu thò tay ra ngoài cửa xe, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. - Biết ích lợi của sức khỏe bản thân và giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân, răng miệng và quần áo sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh môi trường. *Dinh dưỡng: -Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống. Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ. 2. Phát triển nhận thức * MTXQ : - Biết được cách di chuyển, vận chuyển bằng các phương tiện giao thông đa dạng. - Biết đặc điểm của một số phương tiện giao thông. So sánh và phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các phương tiện giao thông qua tên gọi, ích lợi, nơi hoạt động. - Biết một số thông đường bộ, đường thuỷ,đường sắt,đường hàng không. - Nhận biết được một số biển hiệu giao thông đường bộ đơn giản. * TOÁN : - Nhận biết chữ số 6, so sánh thêm bớt, tách gộp trong phạm vi 6. 3. Phát triển ngôn ngữ *VĂN HỌC: - Biết đặt và trả lời được các câu hỏi của cô về các phương tiện giao thông như tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau? - Biết kể truyện, đọc thơ diễn cảm có nội dung về các phương tiện giao thông. - Biết được từ khái quát “phương tiện giao thông đường bộ, thủy,sắt, hàng không,” - Biết một số kí hiệu giao thông đơn giản. *LQCC: - Nhận biết được các chữ cái và phát âm các âm của chữ cái h,k ,lcó trong tên của các phương tiện giao thông 4. Phát triển thẩm mỹ *ÂM NHẠC: - Hát tự nhiên, thể hiện xúc cảm, vận động nhịp nhàng theo bài hát có nội dung liên quan đến chủ đề phương tiện giao thông . * TẠO HÌNH: - Biết sử dụng phối hợp các màu sắc, đường nét, để tạo ra các sản phẩm đa dạng có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà về hình ảnh của phương tiện giao thông. 5. Phát triển tình cảm xã hội - Nhận thấy được những công việc, việc làm, cử chỉ tốt đẹp của các bác, các chú công an điều khiển giữ trật tự an toàn giao thông. - Chấp hành luật lệ giao thông, có thái độ phê phán không đồng tình với những hành vi không chấp hành luật lệ an toàn giao thông. - Biết một số hành vi văn minh khi đi trên xe, đi ngoài đường,biết giữ gìn an toàn cho bản thân. II. Chuẩn Bị: -Tranh ảnh, truyện, sách về chủ đề phương tiện giao thông - Lựa chọn một số bài thơ, bài hát, trò chơi, câu chuyện....liên qua đến chủ đề. - Chuẩn bị một số đồ dùng học tập theo chủ đề như: Bút chì đen, màu, đất nặn, giấy vẽ.....để trẻ nặn vẽ nặn xé dán - Đồ dùng đồ chơi ở các góc. - Đồ chơi lắp ghép ở góc xây dựng.. - Làm thêm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề. - Trang trí cây xanh, trang trí lớp theo chủ đề. - Sưu tầm ca dao,dân ca, trò chơi dân gian lồng ghép vào các chủ đề để giáo dục trẻ. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHỐI LÁ CHỦ ĐỀ 2: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG THỜI GIAN THỰC HIỆN 3 TUẦN (Từ ngày 26 /09 /2016– 14/10/2016) Chuyên đề lồng ghép: Giáo dục an toàn giao thông, kỹ năng phòng tránh những nguy cơ không an toàn HĐ THỨ TUẦN 1 Phương tiện giao thông đường bộ- đường sắt (26/9-30/09) TUẦN 2 Phương tiện giao thông đường hàng không - đường thủy (03/10- 07/10) TUẦN 3 Biển báo và đèn tín hiệu (10/10-14/10) HĐ Học Thứ 2 PTNN -Làm quen chữ cái h (Quyển 2 trang12,13) PTNN - Làm quen chữ cái k. (Quyển 2 trang13,14) PTNN - Làm quen chữ cái l. (Quyển 2 trang14,15) Thứ 3 PTTC -Đi theo hướng dích dắt + TC: Chuyền bánh xe(chuyền bóng) PTTC - Chạy 18m trong khoảng 10 giây. + TC: đua ghe ngo PTTC - Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. + TC: Tín hiệu đèn PTTM - Vẽ các phương tiện giao thông mà bé thích (Trang 12) Đề tài PTTM - Gấp cái thuyền (Trang 13) Mẫu PTTM - Bé hãy chọn biển báo đúng với các nội dung trong khung, cắt và dán để hoàn chỉnh biển báo đó. (Trang 15 )Mẫu Thứ 4 PTNT - Đếm đến 6. Nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết chữ số 6. (Trang 14) PTNT -So sánh thêm bớt số lượng trong phạm vi 6. Trang 15 PTNT - Tách gộp trong phạm vi 6 Trang 18 Thứ 5 PTNN - Thơ: Cô dạy con (Trang 227) PTNN - Truyện: Qua đường. (Trang 231) PTNN - Thơ “Mẹ đố bé” (Trang 227) KPKH - Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường bộ - đường sắt. KPKH - Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường thủy- hàng không. KPKH - Tìm hiểu một số biển báo và đèn hiệu giao thông. Thứ 6 PTTM - VĐ : Bác đưa thư vui tính.( trang 138) + NH: Bé tìm chỗ chơi + TC: Nghe tiếng đoán tên phương tiện giao thông. PTTM - Dạy hát: Em đi chơi thuyền.( trang 135) +TC: Chọn đúng phương tiện giao thông + NH: Anh phi công ơi! PTTM + Dạy hát: Em qua ngã tư đường phố. +TC: Gắn đèn hiệu giao thông. - NH: Bài học sang đường Hoạt Động Ngoài Trời - Quan sát một số loại xe - Học Tập: Đúng hay sai , hãy xếp nhanh và đúng. -Vận Động: Hãy chọn đúng tín hiệu đèn, các phương tiện giao thông và nơi hoạt động. - Dân gian: Nhảy vào nhảy ra - Chơi tự do. - Học Tập: Hãy xếp nhanh và đúng. Đúng hay sai - Vận Động: Chọn đúng phương tiện theo tín hiệu, các phương tiện giao thông và nơi hoạt động. - Dân gian: Chìm nổi - Chơi tự do. - Học Tập: Đúng hay sai, Hãy xếp nhanh và đúng. -Vận Động: Bé làm đèn hiệu giao thông. các phương tiện giao thông và nơi hoạt động. - Dân gian: Đi tàu hỏa, - Chơi tự do. Tăng cường tiếng việt - Vô lăng, Bánh xe, hành khách. - Tàu hỏa, đường sắt, ga tàu. - Xe đạp, xe máy, xe ô tô. - Bến xe, trạm, bán vé. - Ôn các từ đã học. - Máy bay, phi công, sân bay. - Sân bay, cất cánh, hạ cánh. - Thuyền buồm, tàu thủy, ca nô. - Bến phà, bến cảng, hải đăng. - Ôn các từ đã học - Qua đường, vạch trắng, đèn hiệu. - Đường, làn đường, dãi phân cách. - Đường bộ, đường thủy, đường hàng không. - Dây bảo hiểm,thắt dây, mũ bảo hiểm. - Ôn các từ đã học. Hoạt Động Góc - Phân vai: Cửa hàng bán PTGT đường bộ . - Xây dựng: Xây bến xe khách, nhà ga. - Học tập: Chơi xếp hình về các phương tiện giao thông đường bộ. - Tạo hình: Vẽ, tô màu, Nặn các phương tiện giao thông đường bộ. - Khoa học: Chơi đong xăng dầu. - Phân vai: Cửa hàng bán PTGT đường thủy, hàng không. - Xây dựng: Xây bến tàu, sân bay. - Học tập: Xếp hình phương tiện giao thông bằng hột hạt. - Tạo hình: Tô màu phương tiện giao thông đường thuỷ, hàng không. - Khoa học: Chơi đong xăng dầu. - Phân vai: Gia đình tổ chức đi du lịch, bán vé tàu. - Xây dựng: Xây ngã tư đường phố. - Học tập: Xem tranh ảnh về một số đèn hiệu và biển báo. - Tạo hình: Tô màu biển báo. - Thư viện : Xem sách theo chủ đề Thể Dục Sáng - Tuần 1+2: Tập kết hợp với bài hát: Em qua ngã tư đường phố (dụng cụ: Gậy) - Hô hấp: Hít vào thở ra - Tay : Tay đưa trước sang ngang, - Bụng : Quay người sang hai bên. - Chân : Khuỵu gối - Bật : Bật đưa chân sang ngang - Tuần 3: Tập kết hợp với bài hát: Em qua ngã tư đường phố (dụng cụ: Gậy) - Hô hấp: hít vào thở ra - Tay : Đáng xoay tròn hai cánh tay. - Bụng : Đứng cúi về trước - Chân: khuỵu gối - Bật : Bật về các phía PHTCM TTCM Lê Thị Hồng Dung Lê Nguyễn Thuỳ Quyên MẠNG NỘI DUNG Phương tiện giao thông đường thuỷ- đường hàng không -Trẻ làm quen chữ cái k. -Trẻ biết thực hiện được vận động chạy 18m trong khoảng thời gian 10. - Trẻ biết phối hợp kỹ năng xếp hình để tạo ra sản phẩm. - Trẻ biết so sánh hơn kém về số lượng trong phạm vi 6. -Trẻ hiểu nội dung câu truyện. - Trẻ hiểu được về một số phương tiện giao thông đường thuỷ - đường hàng không. -Cháu hát thuộc lời bài hát em đi chơi thuyền một cách tự nhiên. Phương tiện giao thông đường bộ- đường sắt -Trẻ làm quen chữ cái h. -Trẻ thực hiện Đi theo hướng dích dắt một cách nhịp nhàng -Trẻ biết phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. -Trẻ biết đếm đến 6. Nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết chữ số 6. - Trẻ hiểu được nội dung bài thơ,nhớ được nội dung bài thơ,đọc thơ nhịp nhàng cùng cô. - Trẻ biết về một số phương tiện giao thông đường bộ - đường sắt. -Cháu vận động nhịp nhàng theo nhịp bài hát bác đưa thư vui tính. . - Trẻ biết về ngày sinh nhật của mình,biết họ và tên,tuổi .giới tính và có thể phân biệt với người khác -Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để vẽ bánh sinh nhật. -Trẻ hiểu nội dung câu truyện. - Trẻ phát âm đúng chữ cái a,ă,â -Trẻ xác định được phía trái phía phải bản thân và đối tượng khác. -Cháu hát thuột lời bài hát và hát đúng nhịp. PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Biển báo và đèn tín hiệu - Trẻ làm quen chữ cái l - Trẻ thực hiện được vận động chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục. - Trẻ biết chia 6 dối tượng ra làm 2 phần. - Trẻ hiểu được nội dung bài thơ,nhớ được nội dung bài thơ,đọc thơ nhịp nhàng cùng cô. - Trẻ biếtđược một số biển báo và đèn tín hiệu giao thông. - Cháu hát nhịp nhàng theo nhịp bài hát em qua ngã tư đường phố MẠNG HOẠT ĐỘNG Phát triển thẩm mỹ *Tạo hình: - Vẽ phương tiện giao thông bé thích - Gấp cái thuyền - Bé hãy chọn biển báo đúng với các nội dung trong khung, cắt và dán để hoàn chỉnh biển báo đó. * Âm nhạc: - Bác đưa thư vui tính,Em đi chơi thuyền,em qua ngã tư đường phố, Phát triển nhận thức *Làm quen với toán: - Đếm đến 6. Nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết chữ số 6. - So sánh thêm bớt số lượng trong phạm vi 6. -Tách gộp trong phạm vi 6 * Khám phá khoa học: - Tìm hiểu một số loại phương tiện giao thông đường bộ,đường sắt. - Tìm hiểu một số loại phương tiện giao thông đường thuỷ,đường hàng không - Một số biển báo và đèn tín hiệu giao thông PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Phát triển tình cảm- XH - Chơi phân vai:cửa hàng bán phương tiện giao thông.Gia đình tổ chức đi du lịch, bán vé tàu. -Xây dựng: Xây bến xe khách,nhà ga, sân bay, xây ngã tư đường phố. - Tạo hình: Vẽ tô màu,dán phương tiện giao thông, tô màu biển báo. - Khoa học: Chơi đong xăng dầu. Phát triển ngôn ngữ *Văn học -Truyện “Qua đường -Thơ: “ Cô dạy con" -Thơ: “ Mẹ đố bé" * Chữ cái -Nhận biết chữ cái h,k,l Phát triển thể chất . - Đi theo hướng dích dắt - - Chạy 18m trong khoảng thời gian 10 giây. - Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN I Chủ đề nhánh 1:Phương tiện giao thông đường bộ- đường sắt (26/9-30/09) Hoạt động Thứ Hai 26/9/2016 Thứ Ba 27/9/2016 Thứ Tư 28/9/2016 ThứNăm 29/9/2016 Thứ Sáu 30/9/2016 *Đón trẻ - trò chuyện -Trẻ đến lớp tự cất đồ dùng -Nhắc nhở cháu chào cô, ba mẹ ... -Ăn mặc gọn gàng -Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông *Chơi tự do *Thể dục sáng * Điểm danh: Hoạt Động Học PTNN Làm quen chữ cái h PTTC Đi theo hướng dích dắt + TC: Chuyền bánh xe(chuyền bóng) PTNT - Đếm đến 6. Nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết chữ số 6. PTNN - Thơ: Cô dạy con PTTM - VĐ : Bác đưa thư vui tính + NH: Bé tìm chỗ chơi + TC: Nghe tiếng đoán tên phương tiện giao thông. Hoạt Động Ngoài Trời - Quan sát một số loại xe - Học Tập: Đúng hay sai , hãy xếp nhanh và đúng. -Vận Động: Hãy chọn đúng tín hiệu đèn, các phương tiện giao thông và nơi hoạt động. - Dân gian: Nhảy vào nhảy ra Tăng cường tiếng việt - Vô lăng, Bánh xe, hành khách. -Tàu hỏa, đường sắt, ga tàu. - Xe đạp, xe máy, xe ô tô. - Bến xe, trạm, bán vé - Ôn các từ đã học. Hoạt Động Góc - Phân vai: Cửa hàng bán PTGT đường bộ . - Xây dựng: Xây bến xe khách, nhà ga. - Học tập: Chơi xếp hình về các phương tiện giao thông đường bộ. - Tạo hình: Vẽ, tô màu, Nặn các phương tiện giao thông đường bộ. - Khoa học: Chơi đong xăng dầu. Ăn Bữa Chính Ngủ Ăn Bữa Phụ Sinh Hoạt Chiều - TT thực hiện vở Làm quen bài thơ cô dạy con PTTM - Vẽ phương tiện GT bé thích. - TT thực hiện vở Làm quen bài hát Bác đưa thư vui tính KPKH - Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường bộ - đường sắt. Làm quen chữ cái k. Nêu gương cuối tuần Vệ sinh - Chơi tự do – Nêu gương - Trả trẻ KẾ HOẠCH THỂ DỤC TUẦN I THỂ DỤC SÁNG Chủ đề nhánh 1:Phương tiện giao thông đường bộ- đường sắt (26/09-30/09) I .Mục Tiêu: - Trẻ thực hiện các động tác cùng cô - Phát triển sự khéo léo, thực hiện các động tác một cách nhẹ nhàng, biết di chuyển đội hình nhanh nhẹn. - Biết tập thể dục để giúp cơ khỏe mạnh, biết ngồi ngay ngắn khi tham gia giao thông II. Chuẩn bị : - Sân bãi sạch sẽ. - Cô tập chuẩn các động tác III.Thời gian,địa điểm: *Thời gian: 25-30 phút *Địa điểm: Ngoài sân IV. Tổ chức hoạt động Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn phối hợp các kiểu đi: mũi, gót, mép, chạy nhanh, chậm, sau đó về 3 hàng tập bài tập phát triển chung. Trọng động: *Bài tập phát triển chung: - Hô hấp: Hít vào thở ra + Chuần bị: Đứng tự nhiên, chân đứng rộng bằng vai, đầu không cúi. + TH: Hai tay đưa ra trước làm động tác hít vào thở ra( thực hiện vài lần) - Tay : Tay đưa trước sang ngang, +Chuẩn bị: Đứng thẳng, hai chân bằng vai, hai tay thả xuôi +Thực hiện: Nhịp 1:chân đứng bằng vai, hai tay đưa trước. Nhịp 2: hai tayđưa sang ngang Nhịp 3:hai tay đưa trước. Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị. Nhịp: 5,6,7,8 thực hiện như trên (th 2l x 8n) - Bụng 2: Quay người sang hai bên. +Chuẩn bị: Đứng thẳng, tay chống hông +Thực hiện: Nhịp 1: quay người sang phải 90 độ Nhịp 2: đứng thẳng. Nhịp 3:quay người sang trái 90 độ. Nhịp 4:đứng thẳng. Nhịp 5,6,7,8 thực hiện như trên (th 2l x 8n) - Chân 1: Khuỵu gối + CB: Đứng thẳng, hai gót chân chạm vào nhau hai tay chống hông. + TH: Nhịp 1:nhún xuống,đầu gối hơi khuỵu Nhịp 2:đứng thẳng lên Nhịp 4:về tư thế chuẩn bị Nhịp: 5,6,7,8 đổi chân thực hiện như trên (TH 2l x 8n) - Bật : Bật đưa chân sang ngang + CB: Đứng thẳng, hai tay thả xuôi. + TH:Nhịp 1: bật đưa 2 chân sang ngang đồng thời đưa hai tay ngang vai Nhịp 2: về TTCB Nhịp 3: thực hiện như nhịp 1 Nhịp 4,5,6,7,8: thực hiện như trên(TH 2l x 8n) 3.Hồi tĩnh: Cho cháu đi vung tay hít thở nhẹ nhàng 1-2 vòng ************************************* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TUẦN I Chủ đề nhánh 1:Phương tiện giao thông đường bộ- đường sắt (26/09-30/09) - Quan sát một số loại xe - Học Tập: Đúng hay sai , hãy xếp nhanh và đúng. -Vận Động: Hãy chọn đúng tín hiệu đèn, các phương tiện giao thông và nơi hoạt động. - Dân gian: Nhảy vào nhảy ra - Chơi tự do. I. Mục tiêu: - Trẻ nhận biết được các tín hiệu đèn giao thông - Giúp trẻ phản xạ nhanh,làm quen với tín hiệu giao thông,phân loại thành thạo các phương tiện giao thông và nơi hoạt động. - GD trẻ khi tham gia giao thông không được đùa giỡn. II.Chuẩn bị - Nội dung trò chơi . - Mỗi trẻ 1 thẻ chấm tròn, các thẻ vẽ số lượng đồ vật tương ứng với các thẻ chấm tròn bỏ vào 1 cái rổ, 1 bộ thẻ chữ số từ 1 – 10. - 3 bảng to vẽ khung cảnh bầu trời, đường đi, mặt nước. - Các lô tô hoặc tranh ảnh, phương tiện giao thông chia đều vào 3 khay. III.Thời gian,địa điểm: *Thời gian: 25-30 phút *Địa điểm: Ngoài sân IV.Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Giới thiệu Cho trẻ hát bài “Bác đưa thư vui tính”,các bạn vừa hát bài hát nói về phương tiện giao thông đường gì? vậy khi tham gia giao thông thì các bạn phải ngồi như thế nào? À các con giỏi quá và đã tới giờ hoạt động ngoài trời rồi hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con hoạt động ngoài trời nhe! Hôm nay chúng ta có các trò chơi học tập,trò chơi vận động,trò chơi dân gian và chơi tự do nữa Hoạt động 2 :Tổ chức trò chơi 1.Quan sát các loại xe máy Cô tổ chức cho trẻ quan sát xe máy và gợi hỏi cho trẻ trả lời về những gì trẻ vừa được quan sát. 2.Trò chơi học tập *Trò chơi: Đúng hay sai - Luật chơi: Trẻ phải trả lời nhanh đúng hoặc sai, sau đó nói đáp án đúng. - Cách chơi: Cô nói cho trẻ nghe. Ví dụ: + Xe đạp đi bên trái lòng đường. Sai: xe đạp đi bên phải lòng đường + Ô tô dừng lại khi gặp đèn xanh. Sai: ô tô dừng lại khi gặp đèn đỏ + Ô tô đi sát lề đường bên phải. Sai: ô tô đi giữa lòng đường + Đèn đỏ xe được đi. Sai đèn đỏ xe dùng lại - Cho trẻ chơi với tốc độ tăng dần, trẻ phản xạ nhanh dần. Có thể thay đổi hình thức chơi, cho trẻ khác khẳng định đúng hoặc sai. Có thể chơi tập thể hoặc chơi theo nhóm - Cháu chơi thử 1 lần - Cô bao quát gợi ý cho cháu chơi 3-4 lần. * Trò chơi: Hãy xếp nhanh và đúng. - Luật chơi:Đội nào xếp đúng thì đội đó thắng cuộc . - Cách chơi: Cô giáo (hay trẻ ) làm trọng tài . 8 trẻ chơi, chia làm hai đội (mỗi đội 4 cháu)xếp tín hiệu đèn ở ngã tư đường, trong vòng 5 phút , mỗi đội trao đổi và sắp xếp vị trí cho các loại xe và người ở các ngã tư đường theo đúng tín hiệu đèn. Đội nào xếp đúng thì đội đó thắng cuộc . Tương tự với những cách còn lại . Cho cháu chơi thử 1 lần. Chơi thật vài lần .Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. 3. Trò chơi vận động: * Trò chơi: Hãy chọn đúng tín hiệu đèn màu - Luật chơi: Phải lấy đúng phương tiện giao thông theo tín hiệu. - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 tổ xếp thành hàng dọc, đứng duới vạch chuẩn. Cách vạch chuẩn 3m đặt 3 rổ đồ chơi tưong ứng với 3 tổ. Khi có hiệu lệnh trò chơi bắt đầu, cô (hoặc trẻ) điều khiển giơ 1 bức tranh (tín hiệu) về một nơi hoạt động của phưong tiện giao thông thì 3 cháu đầu tiên chạy nhanh lên rổ đồ chơi lấy nhanh một loại phương tiện phù hợp với tín hiệu đó chạy về bỏ vào sọt của tổ mình, bạn thứ hai tiếp tục chạy lên nhặt đồ chơi ... Trong lúc đang chơi, cô (trẻ) điều khiển hô: "Tất cả chú ý" và thay đổi tín hiệu khác (giơ bức tranh khác) thì trẻ đang chơi đó phải chọn phương tiện mới phù hợp với tín hiệu mới. Trong vòng 5 phút, tổ nào chọn lấy đựơc nhiều phương tiện là tổ đó thắng cuộc. - Nếu ai không chọn đúng theo tín hiệu thì đồ chơi đó không bỏ vào sọt. - Cô cho trẻ chơi thử 1 lần. - Cô bao quát cháu chơi vài lần. * Trò chơi: Các phương tiện giao thông và nơi hoạt động - Luật chơi: Mỗi bạn chỉ chọn 1 phương tiện, và chờ bạn về chạm tay mới chạy lên. - Cách chơi: Chia lớp ra làm hai đội, khi nghe hiệu lệnh của cô thì bạn đầu tiên sẽ chọn cho cô PTGT đường bộ hoặc đường sắt theo yêu cầu của cô, gắn lên bảng chạy về chạm tay vào bạn tiếp theo, bạn tiếp theo chạy lên cũng làm tương tự, cho đến hết thời gian cô quy định đội nào chọn đúng và nhiều phương tiện như cô yêu cầu đội đó thắng. - Cho cháu chơi thử 1 lần. - Cháu chơi thật vài lần. 4. Trò Chơi Dân Gian * Trò chơi: Nhảy vào nhảy ra - Luật chơi: Khi nhảy vào hay ra mà chạm chân hay tay của người làm cửa hay nhảy sai cửa , hay người trong nhóm chưa vào hết đã có người nhảy ra thì bị mất lượt và phải ngồi thế cho nhóm kia đứng lên chơi - Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm ( mỗi nhóm từ 10-12 bé ).Chọn một bạn trong nhóm ra để "oản tù tì" bên nào thắng đi trước và gọi là nhóm 1.Nhóm 2 ngồi thành vòng tròn , nắm tay để tạo thành các cửa ra vào.Các cửa này luôn giơ tay lên, hạ tay xuống để ngăn không cho nhóm 1 vào.Mỗi trẻ trong nhóm 1 đứng cạnh 1 cửa ( phía ngoài vòng tròn) và rình xem khi nào cửa mở (tay hạ xuống) thì nhảy vào, khi nhảy thì nói "vào".Khi vào được bên trong thì nói "vào rồi".Khi 1 bé ở nhóm 1 nhảy vào được thì các cửa phải mở cho các bạn nhóm 1 vào.Khi đã vào hết , cửa đóng lại và nhóm 1 tìm cách nhảy ra. Cho cháu chơi thử 1 lần. Chơi thật vài lần .Cô nhận xét sau mỗi lần chơi 5. Chơi tự do: Cho trẻ chơi với xe, bóng, chong chóng,phấn vẽ, ********************************** HOẠT ĐỘNG GÓC TUẦN 1 Chủ đề nhánh 1:Phương tiện giao thông đường bộ- đường sắt - Phân vai: Cửa hàng bán PTGT đường bộ . - Xây dựng: Xây bến xe khách, nhà ga. - Học tập: Chơi xếp hình về các phương tiện giao thông đường bộ. - Tạo hình: Vẽ, tô màu, nặn các phương tiện giao thông đường bộ. - Khoa học: Chơi đong xăng dầu. I. Mục tiêu: - Cháu biết tham gia góc chơi, thể hiện vai chơi. - Biết chơi theo vai và có sự liên kết các góc.Rèn khả năng chú ý,phát triển ngôn ngữ. - Cháu chơi phải giữ gìn trật tự, biết nhặt đồ
File đính kèm:
- chu_de_giao_thong.doc