Kế hoạch hoạt động khối Lá - Kế hoạch nhánh 1: Một số phương tiện giao thông phổ biến

I . MỤC TIÊU :

1.Phát triển thể chất:

- Thực hiện một số vận động cơ bản: Ném trúng đích thẳng đứng .

- Biết một số món ăn tốt cho sức khỏe trong mùa nóng : Ăn nhiều canh

 rau, trái cây tươi và uống nước đun sôi .

- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày : Tắm gội sạch

 sẽ trong mùa nóng ,có thói quen giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh

 môi trường sạch sẽ .

- Biết ăn mặc trang phục cho phù hợp với thời tiết, tự điều chỉnh trang

phục khi thời tiết thay đổi.

2.Phát triển nhận thức:

 - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, nơi hoạt động của các loại phương

 tiện giao thông phổ biến.

 - Biết được ích lợi của các phương tiện đó đối với cuộc sống con người.

 - Biết được nơi đến và đi của các phương tiện giao thông phổ biến .

 - So sánh được sự giống và khác nhau giữa các phương tiện giao thông . – Phân loại được các phương tiện giao thông theo nơi hoạt động .

 - Biết dùng các nguyên vật liệu phế thải để chế tạo các phương tiện giao

 thông mà trẻ thích .

-Thực hiện những vận động khéo léo của bàn tay như : cắt dán, vẽ, nặn, xé,

 gấp một số phương tiện giao thông phổ biến .

 

doc103 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt động khối Lá - Kế hoạch nhánh 1: Một số phương tiện giao thông phổ biến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH NHÁNH 1 : 
MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHỔ BIẾN
I . MỤC TIÊU :
1.Phát triển thể chất:
- Thực hiện một số vận động cơ bản: Ném trúng đích thẳng đứng .
- Biết một số món ăn tốt cho sức khỏe trong mùa nóng : Ăn nhiều canh 
 rau, trái cây tươi và uống nước đun sôi .
- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày : Tắm gội sạch 
 sẽ trong mùa nóng ,có thói quen giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh 
 môi trường sạch sẽ .
- Biết ăn mặc trang phục cho phù hợp với thời tiết, tự điều chỉnh trang 
phục khi thời tiết thay đổi.
2.Phát triển nhận thức:
 - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, nơi hoạt động của các loại phương 
 tiện giao thông phổ biến.
 - Biết được ích lợi của các phương tiện đó đối với cuộc sống con người.
 - Biết được nơi đến và đi của các phương tiện giao thông phổ biến .
 - So sánh được sự giống và khác nhau giữa các phương tiện giao thông . – Phân loại được các phương tiện giao thông theo nơi hoạt động .
 - Biết dùng các nguyên vật liệu phế thải để chế tạo các phương tiện giao 
 thông mà trẻ thích .
-Thực hiện những vận động khéo léo của bàn tay như : cắt dán, vẽ, nặn, xé,
 gấp một số phương tiện giao thông phổ biến .
3.Phát triển ngôn ngữ:
-Biết sử dụng các từ ngữ để trò chuyện, thảo luận, nêu nhũng nhận xét về
 một số phương tiện giao thông phổ biến mà trẻ biết .
-Biết bày tỏ nhu cầu mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói.
-Biết sử dụng một số từ biểu hiện lễ phép trong giao tiếp với người lớn khi 
tham gia giao thông .
-Nhận dạng được một số chữ cái có chứa trong từ chỉ về phương tiện giao 
thông .
-Thích nghe kể chuyện , đọc thơ về chủ đề giao thông .
4.Phát triển tình cảm xã hội:
- Chấp hành luật lệ giao thông , có thái độ phê phán, không đồng tình với 
những hành vi không chấp hành luật lệ an toàn giao thông .
- Rèn một số kỹ năng sống: Chào hỏi, cảm ơn
MẠNG NỘI DUNG
Chủ đề nhánh : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHỔ BIẾN
Thực hiện từ ngày: 03/03 đến ngày 07/03/2014.
Đặc điểm của các loại 
PTGT :
- Trẻ biết gọi tên , nêu được một số đặc điểm nổi bật của một số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không .
- Biết được tiếng kêu của một số pt.
- Biết nhận biết và so sánh sự giống và khác nhau của một số ptgt .
- Phân loại các phương tiện giao thông.
MỘT SỐ PTGT
 PHỔ BIẾN
Nơi hoạt động của các loại 
PTGT :
- Trẻ biết được nơi hoạt động của các loại phương tiện giao thông đó như: Xe đạp, xe máy, ô tô chạy trên đường bộ. Tàu thủy, thuyền buồm đi trên sông, trên biển. Máy bay, khinh khí cầu bay trên trời .
- Trẻ biết được người điều khiển các loại phương tiện như: tài xế, thủy thủ, phi công
Công dụng của các loại PTGT:
- Trẻ biết được công dụng của các loại phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không đều để chở hàng và chở người.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Chủ đề nhánh: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHỔ BIẾN 
Thực hiện từ ngày 03/ 03 đến ngày 07/03/P2014.
- Chấp hành luật lệ giao thông , có thái độ phê
 phán, không đồng tình 
với những hành vi không chấp hành luật lệ an toàn giao thông .
- Trò chơi VĐ: “ Ô tô và chim sẻ ”
- Đóng vai phòng bán vé xe khách, bác sĩ.
- Xây đựng : Xây bến xe khách . .
- Đàm thoại trò chuyện về các loại phương tiện giao thông phổ biến .
- Thơ : 
“ Cô dạy con ”
Phát triển tình cảm xã hội
Làm quen với toán: 
Đếm đến 9, nhận biết nhóm có số lượng 9, nhận biết chữ số 9.
- Khám phá khoa học: 
 Tìm hiểu và phân nhóm phương tiện giao
 thông phổ biến .
- Biết được một số món ăn tốt cho sức khỏe trong mùa nóng .
- Vận động: 
 Ném trúng đích thẳng đứng .
MỘT SỐ PTGT PHỔ BIẾN
Phát triển nhận thức
Phát triển thể chất
Phát triển ngôn ngữ:
Phát triển
thẩm mĩ
* Âm nhạc :
- Dạy hát : “ Em đi chơi thuyền ”.
- Nghe hát : “ Anh phi công ơi ” .
- Trò chơi âm nhạc :
 “ Hát theo tín hiệu giao thông ”.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG MỘT TUẦN
( Thực hiện từ ngày 03/03 đến ngày 07/03/2014 )
+ Chủ đề chính: GIAO THÔNG
+ Chủ đề nhánh: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHỔ BIẾN
Các Hoạt Động
Nội Dung
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp trẻ tự cất đồ dùng cá nhân
- Hướng trẻ đến sự thay đổi của các góc lớp.
 - Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông phổ biến .
 - Cho trẻ xem video / tranh ảnh về một số loại phương tiện giao thông phổ biến .
 - Trò chuyện với trẻ về cách ứng sử khi tham giao thông .
- Thể dục sáng : Tập với bài : Em đi chơi thuyền .
Hoạt động học
Thứ 2
KPKH
- Tìm hiểu và phân nhóm phương tiện giao thông phổ biến ..
Thứ 3
ÂM NHẠC
- Em đi chơi thuyền
 Nghe hát : Anh phi công ơi.
Thứ 4
LQVT
- Đếm đến 9, nhận biết nhóm có số lượng 9, nhận biết chữ số 9.
Thứ 5
VĂN HỌC
- Thơ : “ Cô dạy con ”
Thứ 6
THỂ DỤC
- Ném trúng đích thẳng đứng
Hoạt động ngoài trời 
 -Dạo chơi quanh sân trường, quan sát bầu trời thời tiết và trò truyện
 về một số phương tiện giao thông phổ biến.
 - Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ .
 - Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ .
 -Chơi tự do:chơi với nước cát, phấn vẽ trên sân và chơi với đồ chơi có
 sẵn ngoài trời .
Hoạt động góc 
- Gãc ph©n vai:
 + Phòng bán vé xe khách , bác sĩ.
- Gãc x©y dùng:
 + Xây bến xe
- Gãc häc tËp vµ s¸ch : 
 + Xem tranh đọc chữ cái đã học có trong chủ đề giao thông.
 + Chơi lô tô về tranh phương tiện giao thông.
- Gãc nghÖ thuËt:
 + Múa hát về chủ đề phương tiện giao thông.
Góc tạo hình : 
 + Làm phương tiện giao thông bằng phế thải .
Chuẩn bị tiếng việt
- Ô tô.
- Máy bay.
- Thuyền buồm.
- Đường bộ.
- Đường hàng không .
- Đường thủy . 
- Ô tô taxi – Ô tô chở khách .
- Ô tô tải .
- Tài xế.
- Phi công 
- Thuyền trưởng.
- Ôn các từ đã học.
Hoạt động chiều
-
 - Văn nghệ buổi chiều
 - Ôn bài cũ, làm quen bài mới.
- - Tăng cường tiếng việt cho học sinh dân tộc.
 .- Neâu göông cuoái ngày
- Vệ sinh trả trẻ .
Hiệu phó CM Tổ trưởng CM Giáo viên lập kế hoạch
Nguyễn Thị Thủy Vũ Thị Bích Ngọc Nguyễn Thị Huệ
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 2 ngày 03 tháng 03 năm 2014
* Chủ đề: Giao thông
* Chủ đề nhánh: Một số phương tiện giao thông phổ biến .
* Hoạt động học có chủ đích : KPKH
 * Đề tài: Tìm hiểu và phân nhóm phương tiện giao thông phổ biến
Các hoạt động trong ngày:
I. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN ĐẦU GIỜ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC SÁNG:
- Đón trẻ vào lớp trẻ tự cất đồ dùng cá nhân
- Hỏi trẻ sáng nay ai đưa con đi học ? đi bằng xe gì ?
- Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông phổ biến.
- Trò chuyện về cách ứng sử khi tham gia giao thông.
 - Hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp ( có bức tranh lớn về các loại phương tiện giao thông phổ biến )
* Thể Dục Sáng: Tập với bài: “ Em đi chơi thuyền ”.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
1. Yêu cầu: Trẻ dạo chơi xung quanh sân trường quan sát về hiện tượng thiên nhiên và thời tiết có gì khác biệt.
2. Chuẩn bị: cờ, khăn, phấn, lá, cát, nước
* QSTN: Trẻ dạo chơi quanh sân trường, quan sát về thời tiết thiên nhiên trong sân trường.
* Làm quen bài mới: KPKH “ Trò chuyện về PTGT ”
+ Trò chơi vận động: “ Ô tô và chim sẻ ”
- Chuẩn bị: 1-2 vòng tròn đường kính 20cm.
- Luật chơi: Khi nghe tiếng còi ô tô kêu : “ bim bim”, trẻ phải chạy sang 2 bên đường.
- Cách chơi: Theo nhóm hoặc cả lớp. Cô qui định chỗ chơi ở ngoài trời, vẽ 2 vạch phấn giới hạn làm đường ô tô, 2 bên là vỉa hè. Cô giả làm ô tô, trẻ giả làm chim sẻ.
Các con “ chim sẻ” nhảy kiếm ăn trên đường ô tô, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn. Khi nghe tiếng ô tô kêu “bim- bim” thì phải chạy nhanh lên các cây ven đường. Khi “ô tô”đã đi qua rồi, “ chi sẻ” lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thức ăn.Trẻ nhảy khoảng 30 giây thì “ô tô” xuất hiện .Cô giáo cầm vòng tròn quay như động tác lái xe ô tô và kêu “Bim- bim”. Các con chim sẻ chạy sang 2 bên đường.
Sau khi trẻ đã biết chơi, cô chọn 2-3 cháu nhanh nhẹn làm ô tô.
+ Trò chơi dân gian: “ Kéo cưa lừa xẻ ”.
- Luật chơi: Trẻ phải thuộc lời ca và biết phối hợp cùng nhau khi chơi.
 - Cách chơi : Cho trẻ kết hai bạn một với nhau vừa đọc lời ca vừa kéo về hai bên theo nhịp lời ca .
- Chơi tự do: Cho trẻ chơi với phấn vẽ các loại PTGT và chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời .
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : 
 * KPKH : Tìm hiểu và phân nhóm phương tiện giao thông phổ biến.
 a. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức :
- Trẻ 4 tuổi:
 + Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, tiếng kêu, nơi hoạt động của một số phương 
 tiện giao thông: ô tô tải, máy bay, tàu thủy, tàu hỏa. Biết các phương 
 tiện giao thông hoạt động ở các đường khác nhau .
- Trẻ 5 tuổi:
 + Trẻ gọi đúng tên đồng thời nhận xét, so sánh được các đặc điểm cơ bản của một số phương tiện giao thông phổ biến (hình dáng, cấu tạo, công dụng, phạm vi hoạt động,....)
2.Kỹ năng : 
- Trẻ 4 tuổi:
 + Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng quán sát, phán đoán.
 + Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng phân nhóm theo đặc điểm và nơi 
 hoạt động.
- Trẻ 5 tuổi:
 + Trẻ lựa chọn, phân loại, sắp xếp các loại phương tiện giao thông chính xác, 
 đúng yêu cầu
3.Tháiđộ : 
 + Trẻ có thái độ tích cực khi tham gia giao thông(Không thò đầu, tay khi ngồi trên các loại phương tiện giao thông)
 + Mạnh dạn, tự tin trong giờ học.
b. Chuẩn bị môi trường hoạt động :
* Không gian tổ chức:Trong lớp học.
* Phương pháp:Quan sát,khám phá,dùng lời nói.
* Nội dung tích hợp: 
 + Âm nhạc: “Em đi chơi thuyền” –Trần kiết Tường; “Đoàn tàu nhỏ xíu”; “Em tập lái ô tô” Đoàn Phi.
 + Thơ “Con đường của bé”
 +Tạo hình: “Tô màu các loại phương tiện giao thông”.
* Đồ dùng phương tiện:
+ GV: Đồ dùng bằng nhựa (Ô tô, thuyền buồm, tàu hỏa, máy bay); Tranh chưa hoàn thiện theo đề tài để trẻ tô màu; Băng cassette có các bài hát về phương tiện giao thông.
 + Trẻ: Mỗi trẻ 3 loại đồ chơi về phương tiện giao thông
-Giáo án powerpoint
c.Tiến hành hoạt động có chủ đích :
* Hoạt động 1: 
- Sáng nay ai đưa các cháu đi học?
- Ba mẹ đưa các cháu đi học bằng phương tiện giao thông gì?
- Ngoài các phương tiện vừa kể, các cháu còn biết những phương tiện nào?
- Cô sẽ mời các cháu đi thăm quan một xưởng sản xuất các loại phương tiện giao thông(PTGT) để cùng nhau tìm hiểu một số phương tiện giao thông phổ biến. Các cháu có đồng ý không nào?
* Hoạt động 2: 
- Nào bây giờ các cháu cùng cô lên đường đến xưởng nhé!
- Chúng ta đã đến xưởng sản xuất phương tiện giao thông. Các cháu quan sát thật kỹ rồi nói cho cô và các bạn biết trong xưởng có các loại phương tiện giao thông gì?
- GV cho trẻ quan sát vật mẫu “ô tô”, đố trẻ biết tên gọi của PTGT là gì?
- Cả lớp đọc tên PTGT “ô tô” vừa quan sát được
- Các cháu hãy quan sát xem ô tô có những đặc điểm gì?
+ Hình dạng thế nào? 
+ Có các chi tiết chính nào?
+ Ô tô chạy ở đâu?
+ Tiếng còi kêu như thế nào?
+ Ô tô dùng để làm gì?
+ Ô tô chạy tốc độ như thế nào? Nhanh hay chậm?
- Ngoài ô tô còn có các loại PTGT khác nữa. các cháu hãy nghe câu đố về PTGT gì nhé!
 “chẳng phải là chim; mà bay trên trời; chở được nhiều người;đi khắp mọi
nơi”
- GV cho trẻ quan sát vật mẫu “Máy bay”
- Cả lớp đọc tên PTGT “Máy bay” vừa quan sát được
- Các cháu hãy quan sát xem máy bay có những đặc điểm gì?
+ Hình dạng thế nào? 
+ Có các chi tiết chính nào?
+ Máy bay bay ở đâu?
+ Tiếng máy bay kêu như thế nào?
+ Máy bay dùng để làm gì?
+ Máy bay tốc độ như thế nào? Nhanh hay chậm?
- Đố bạn, đố bạn!
- Đây là loại phương tiện giao thông gì?
+ Hình dạng thế nào? 
+ Có các chi tiết chính nào?
+ Ca nô chạy ở đâu?
+ Ca nô dùng để làm gì?
+ Ca nô chạy tốc độ như thế nào? Nhanh hay chậm?
*So sánh: Máy bay và ô tô.
- Giống nhau: Đều là PTGT; chở người và hàng hóa.
- Khác nhau:
 Máy bay Ô tô
- Có cánh - Không có cánh
- To, chở được nhiều người - nhỏ, chở ít 
- bay nhanh hơn - Đi chậm hơn.
- bay trên không - Chạy trên đường
* Mở rộng: - Ngoài các PTGT này, các cháu còn biết các loại PTGT nào nữa? Kết hợp cho trẻ xem tranh.
* Giáo dục: Khi được đi trên các loại PTGT, các cháu cần phải giữ trật tự, không được thò đầu, tay ra ngoài và không được đứng trước hoặc sau xe để đảm bảo ATGT.
* Hoạt động 3 : Trò chơi “Ai chọn đúng”
- Cô đã chuẫn bị cho các cháu nhiều loại PTGT. Cô có yêu cầu: cô nêu đặc điểm, các cháu chọn đúng PTGT.
+ Loại PTGT có 2 bánh, chuông kêu “Kính coong”
+ Loại PTGT có cánh, bay trên không.
+ Loại PTGT có 4 bánh, chạy trên đường bộ
- Cô dùng tín hiệu âm thanh mô phỏng tiếng kêu đặc trưng của các loại PTGT, yêu cầu trẻ chọn đúng PTGT
* Hoạt động 4 : Trò chơi “ Gắn PTGT vào vị trí hoạt động thích hợp”
- Chia trẻ thành 3 đội chơi, cho trẻ vượt chướng ngại vật rồi gắn đúng PTGT vào vị trí hoạt động thích hợp.
- cô nhận xét 3 đội chơi
Trò chơi “ Tô màu PTGT ”
- Chia trẻ thành 3 nhóm: 
+ Nhóm 1: Tô màu Ô tô khách
+ Nhóm 2: Tô màu máy bay
+ Nhóm 3: Tô màu tàu hỏa
Kết thúc : Trẻ hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu ”
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC :
1.Góc phân vai : Phòng bán vé xe khách, bác sĩ.
a. Yêu cầu : 
 - Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình
 - Chơi đoàn kết
b. Chuẩn bị:
 - Vé ô tô , tàu hỏa, bàn, các loại ô tô .
c. Tổ chức chơi:
 * Thỏa thuận trước khi chơi: Cô cho trẻ thỏa thuận chủ đề chơi và vai chơi
 - Phân vai : Người bán vé xe ô tô, người bán vé tàu, người mua vé. Bác sĩ, 
 y tá..
 * Quá trình chơi: Cô cho trẻ về góc chơi của mình và chơi bán vé ô tô, vé 
 tàu
 + Cô quan sát khuyến khích trẻ chơi
 * Nhận xét sau khi chơi: Cô cho trẻ nhận xét vai chơi của mình và của ban
 + Cô nhận xét chung
2.Góc xây dựng: Bến xe khách.
a. Yêu cầu:
 - Trẻ biết dùng những hình khối để xây dựng bến xe ô tô.
 - Trẻ chơi đoàn kết, sáng tạo
b. Chuẩn bị:
 - Các hình khối, nhà ...
c.Tổ chức chơi
 * Thỏa thuận trước khi chơi: Cô cho trẻ về góc chơi thỏa thuận chủ đề chơi
Bầu một trẻ làm nhóm trưởng, một bạn làm nhà thiết kế và các bạn khác làm công nhân xây dựng
 * Quá trình chơi: Cô hỏi trẻ muốn xây dựng được nhà ga, ô tô tàu hoả , bến xe các con phải làm như thế nào? cần những nguyên vật liệu gì?
 - Cô hướng dẫn trẻ làm và quan sát động viên khuyến khích trẻ
* Nhận xét sau khi chơi: Cô cho nhóm trưởng nhận xét các thành viên trong tổ sau đó cô nhận xét chung
3.Góc học tập- sách: Xem tranh ảnh và đọc chữ cái về phương tiện giao thông ,chơi lô tô về PTGT:
a.Yêu cầu:
 - Trẻ biết giở sách tranh không làm rách
 - Biết nhận xét về đặc điểm và nơi hoạt động của chúng
b. Chuẩn bị:
 - Một số sách tranh về PTGT và tranh lô tô PTGT.
c.Tổ chức chơi:
 Cô phát sách tranh về PTGT cho trẻ xem và nhận xét đặc điểm và nơi hoạt động của các PTGT: Gọi là PTGT đường gì? Dùng để làm gì? .Cho tre đọc chữ cái đã học trong tranh ..
4.Góc tạo hình: Làm các loại PTGT bằng phế thải .
a.Yêu cầu:
 - Trẻ biết chắp và dán các hộp phế thải thành các PTGT phổ biến.
 - Biết phối hợp màu đẹp
b. Chuẩn bị:
 - Giấy màu, kéo, hồ dán, bút màu , các hộp phế thải .
c.Tổ chức chơi:
 * Thỏa thuận trước khi chơi: Cô thỏa thuận với trẻ về chủ đề chơi
 * Quá trình chơi: Cô hướng dẫn trẻ cách làm các loại PTGT
 - Cô quan sát động viên khuyến khích trẻ
 * Nhận xét sau khi chơi: Cô cho trẻ tự nhận xét lẫn nhau
 + Cô nhận xét chung
5. Góc âm nhạc: Hát, vận động về PTGT và luật lệ giao thông mà trẻ thích.
a.Yêu cầu:
 - Trẻ biết hát và thể hiện tình cảm về PTGT
 - Biết một số luật lệ giao thông
b. Chuẩn bị:
 - Một số bài hát về chủ điểm.
c.Tổ chức chơi:
 * Thỏa thuận trước khi chơi: Cô thỏa thuận với trẻ về chủ đề chơi
 * Quá trình chơi: Cô hướng dẫn trẻ lên biểu diễn.
 - Cho trẻ biểu diễn 
 - Cô quan sát động viên khuyến khích trẻ
 * Nhận xét sau khi chơi: Cô cho trẻ tự nhận xét lẫn nhau
 + Cô nhận xét chung
V. VỆ SINH ĂN TRƯA, ĂN PHU, ĂN CHIỀU
- Treû veä sinh rửa tay trước khi aên tröa. Cô nhắc trẻ vặn vòi nhỏ rửa và 
 không nghịch nước để tiết kiệm nước.
- Coâ giôùi thieäu moùn aên cho trẻ biết.
- Daïy treû môøi tröôùc khi aên. Động viên trẻ ăn hết xuất và ăn đầy đủ các chất, các nhóm vitamin để giúp cho cơ thể mau lớn và chống lại các bệnh về thời tiết thay đổi.
VI. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ DÂN TỘC :
 + Ô tô : Cô cho trẻ xem clip về các loại ô tô : Ô tô tacxi, ô tô tải, ô tô khách, ô tô buytcho cả lớp đọc, cá nhân đọc. Tất cả các loại xe này đều có tên gọi chung là ô tô nhưng công dụng của chúng thì khác nhau và nơi hoạt động của chúng là đi trên đường bộ
 + Máy bay : Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về máy bay : Máy bay trực thăng, máy bay phi cơ . Cho cả lớp đọc, cá nhân đọc từ “ máy bay”. Máy bay bay ở đường hàng không và dùng để chở người và chở hàng.
 + Thuyền buồm : Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về thuyền buồm . Thuyền chạy trên sông nước và cũng để chở người và chàng hóa từ nơi này sang nơi khác . cho cả lớp đọc, cá nhân đọc từ “ Thuyền buồm”
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Văn nghệ cuối ngày.
- OÂn baøi buoåi saùng: chơi trò chơi với các loại PTGT phổ biến.
- Laøm quen baøi môùi : Cho cả lớp hát bài “ Em đi chơi thuyền”
- Nêu gương bình cờ cuối ngày .
- Vệ sinh trả trẻ .
VII. ĐÁNH GIÁ TRONG NGÀY:
Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
- Nội dung đạt và chưa đạt:
......................................................................................................................................................................................................................................................
- Những thay đổi cần thiết:
...
- Những trẻ có biểu hiện đặc biệt cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng, có thể kết hợp cùng gia đình:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 3 ngày 04 tháng 03 năm 2014
* Chủ đề: Giao thông
* Chủ đề nhánh: Một số phương tiện giao thông phổ biến.
* Hoạt động học có chủ đích : ÂM NHẠC
 * Đề tài: Em đi chơi thuyền .
Các hoạt động trong ngày:
I. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN ĐẦU GIỜ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC SÁNG :
- Đón trẻ vào lớp trẻ tự cất đồ dùng cá nhân
- Hỏi trẻ sáng nay ai đưa con đi học ? đi bằng xe gì ?
- Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông phổ biến.
- Trò chuyện về cách ứng sử khi tham gia giao thông.
 - Hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp ( có bức tranh lớn về các loại phương tiện giao thông phổ biến )
* Thể Dục Sáng: Tập với bài: “ Em đi chơi thuyền ”.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
1. Yêu cầu: trẻ dạo chơi quan sát và chơi được các trò chơi
2. Chuẩn bị: cờ, khăn, phấn, lá, cát, nước
* QSTN: Trẻ dạo chơi quanh sân trường, quan sát hiện tượng thời tiết thiên nhiên và cây xanh trong sân trường.
* Làm quen bài mới: Âm nhạc : “ Cho trẻ hát em đi chơi thuyền ”
 + Trò chơi vận động: “ Ô tô và chim sẻ ”
 + Trò chơi dân gian: “ Kéo cưa lừa xẻ ”
 + Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi và chơi với đồ chơivới phấn để vẽ các loại PTGT và chơi với đồ chơi có sẵn có ngoài trời .
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : Âm nhạc: Em đi chơi thuyền
 a. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
* Trẻ 4 tuổi
 - Trẻ nhớ tên bài hát , tên tác giả , hiểu nội dung bài hát.
 - Trẻ thuộc bài hát , hát đúng lời , đúng giai điệu thể hiện tình cảm khi hát 
 * Trẻ 5 tuổi:
 - Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát ‘‘ Em đi chơi thuyền’’và bài : ‘‘ Anh phi công ơi ’’chơi trò chơi hứng thú.
 - Nhớ được tên bài hát, tên tác giả
Kỹ năng:
* Trẻ 4 tuổi:
 - Trẻ thuộc bài hát  : ‘‘ Em đi chơi thuyền” một cách hồn nhiên, chơi 
 trò chơi thành thạo 
 * Trẻ 5 tuổi:
 - Trẻ biết minh hoạ một vài động tác đơn giản theo nhịp bài hát
Thái độ:
- Qua nội dung bài hát trẻ biết được khi đi trên tàu, xe thì phải ngồi im không chạy nhảy hay thò tay ra ngoài
b/ Chuẩn bị: 
 1/ Chuẩn bị cho trẻ: 
 - Trang phục gọn gàng.
 2/ Chuẩn bị cho cô:
 - Bài hát “Em đi chơi thuyền” nhạc và lời Trần Kiết Tường. “ Anh phi công ơi ” 
 - Đĩa nhạc “Em đi chơi thuyền ” “ Anh phi công ơi ”.
c/ Cách tiến hành:
* Hoạt động1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cô đưa ra câu đố về cái thuyền? ( 5tuổi).
- Các con có thích được đi thuyền trên sông trên biển không? ( 3 – 4 tuổi).
- Vậy các con có nhớ 1 bài thơ hay bài hát nào nói về các bạn đi thuyền không? ( 4 - 5tuổi).
* Hoạt động 2 : Nội dung trọng tâm
+ Hát vận động: Em đi chơi thuyền
- Cô giới thiệu tên bài và tên tác giả
- Cô hát lần 1
- Hỏi lại trẻ tên bài hát và tên tác giả ( 5tuổi).
- Cô mới cả lớp cùng hát với cô 2 lần
- Cô giới thiệu nội dung bài hát
- Bài hát nói về các bạn nhỏ đang đi vào công viên chơi , thuyền các bạn đi đều là là thuyền như thuyền rồng, thuyền 

File đính kèm:

  • docgiao_an_la.doc
Giáo Án Liên Quan