Kế hoạch hoạt động khối Lá - Làm quen với toán - Đề tài: Nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 8 - Chủ đề: Thế giới thực vật

I.Mục đích

1.Kiến thức

- Dạy trẻ so sánh và tạo sự bằng nhau về số lượng trong phạm vi 8.

- Dạy trẻ nhận biết được mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8

- Biết thêm bớt và tạo sự băng nhau trong phạm vi 8

- Hiểu được mối quan hệ của các số trong dãy số tự nhiên từ 1-8

2.Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận biết, kĩ năng đếm các nhóm có đối tượng 8

- Kỹ năng thêm bớt 1 đến 2 đối tượng

- Kỹ năng sắp xếp các số trong dãy số từ 1-8

- Kỹ năng so sánh và tạo sự băng nhau

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú trong giờ học

- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khoẻ, ăn uống đầy đủ chất,biết bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động khối Lá - Làm quen với toán - Đề tài: Nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 8 - Chủ đề: Thế giới thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Làm quen với toán
Đề tài: Nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 8
Chủ đề : Thế giới thực vật
Đối tượng : Trẻ 5-6 tuổi
Số lượng : 20 trẻ
Người soạn: Khúc Thị Ngân
Người dạy: Khúc Thị Ngân
Ngày soạn : 26/1/2015
Ngày dạy: 27/1/2015
I.Mục đích
1.Kiến thức
- Dạy trẻ so sánh và tạo sự bằng nhau về số lượng trong phạm vi 8.
- Dạy trẻ nhận biết được mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8
- Biết thêm bớt và tạo sự băng nhau trong phạm vi 8
- Hiểu được mối quan hệ của các số trong dãy số tự nhiên từ 1-8
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết, kĩ năng đếm các nhóm có đối tượng 8
- Kỹ năng thêm bớt 1 đến 2 đối tượng
- Kỹ năng sắp xếp các số trong dãy số từ 1-8
- Kỹ năng so sánh và tạo sự băng nhau
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú trong giờ học
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khoẻ, ăn uống đầy đủ chất,biết bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
II.Chuẩn bị
+ Đồ dùng của cô:
- 3 cây xanh, Máy chiếu sle
- Một số bài hát: Quả, Xuân xuân ơi xuân đã về,...
+ Đồ dùng của trẻ:
 Thẻ số 6,7, 8
 Quả, hoa đủ số lượng 8
III.Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Trẻ đang đi đón mùa xuân
- Chào các bé.
- Các bé đang đi đâu đấy?
- Đúng rồi mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc là sắp đên tết rồi mà tất cả mọi người ở khắp nơi trên đất nước cũng đang hân hoan náo nhiệt chào đón .
- Và mùa xuân cũng đã đang lan toả khắp lớp mình rồi đấy. Hoà chung với không khí đó , hôm nay tại lớp 5 tuổi sẽ diễn ra một chương trình rất đặc biệt vậy đó là chương trình gì nhỉ.
- Các bé ơi. 
 “ Mùa xuân đến cây ra hoa kết trái
 Hạt nảy mầm cho cuộc sống xinh tươi
 Trường Vĩnh phúc vui với cả mọi người
 Lớp 5- 6 tuổi Hoa Đào cùng mùa xuân khám phá”.
- Xin chào mừng các bé đến với chương trình "Mùa xuân của bé ngày hôm nay".
- Tham dự chương trình gồm 3 đội:
+ Đội Hoa cỏ may
+ Đội Lí cây xanh
+ Đội Hoa đồng nội
- Cô Ngân xin vui mừng được giới thiệu về dự với các bé ngày hôm nay còn có các cô cũng về dự với các bé đấy. Các bé nhiệt liệt chào đón các cô nào.
- Và không để các bé đợi lâu hơn nữa cô Ngân xin được thông qua các phần chơi của chương trình.
+ Phần 1: Khám phá thử thách
+ Phần 2 :Vượt qua thử thách
+ Phần 3: Cùng chung sức
Hoạt động 2 : Ôn số lượng trong phạm vi 8
- Chào mừng các bé đến với phần 1 của chương trình mang tên : Khám phá thử thách với nội dung trò chơi: Ai nhanh nhất
- Để đạt được kết quả cao trong trò chơi này và đủ điểm bước vào phần tiếp theo của chương trình các đội phải chú ý lắng nghe cách chơi và luật chơi của trò chơi này nhé.
+ Cách chơi : Cô sẽ đọc câu đố về một loại quả các đội phải trả lời được tên loại quả đó. Sau đó lần lươt từng thành viên trong đội của mình chạy theo đường dích dắc lên hái quả trên cây xanh và tặng cho bạn búp bê nhé. 
+ Luật chơi : Khi các thành viên trong đội chạy theo đường dích dắc để lên hái quả thì chân không được chạm vào vật cản. Nếu bạn nào vi phạm luật chơi sẽ phạm luật và luật chơi không được tính.
- Các đội đã nắm được cách chơi và luật chơi chưa nào?
- Lắng nghe lắng nghe
- Nghe cô Ngân đọc câu đố
 Quả gì nho nhỏ
 Chín đỏ như hoa
 Tươi đẹp vườn nhà
 Mà cay xé lưỡi?
 Là quả gì?
- Các đội đã sẵn sàng chưa ? 3-2-1 bắt đầu 
- Cho trẻ chạy theo đường dích dắc lên hái quả.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả của các đội
- Cho trẻ hát bài "Quả"
Hoạt động 3: Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8 .
- Xin chào mừng các đội đã đến với phần 2 của chương trình mang tên: "Vượt qua thử thách"
- Để vượt qua được thử thách này một cách xuất sắc nhất thì các đội phải tập trung chú ý lắng nghe cô Ngân kể một câu chuyện nhé: 
+ Ngày xửa ngày xưa có một cô bé mang tên cà chua. Một hôm bé cà chua đang ngủ thì bừng tỉnh khi nghe tiếng gà trống gáy ò ó o o... 
- Các bé biết không không khí mùa xuân đang tràn ngập lớp 5-6 tuổi chúng mình rồi đấy. Không chỉ các bé mới vui sướng đâu mà tất cả muôn hoa cũng chen nhau đua nở để đón mùa xuân đấy.
- Nhưng còn những bông hoa cà tim tím lại chưa ra khỏi đám đông được . 
- Bây giờ chúng mình hãy giúp những bông hoa ấy ra khỏi đám đông và xếp thành hàng ngang nào. 
- Trẻ xếp 8 bông hoa thành hàng ngang.
- Cho trẻ đếm số hoa vừa xếp. Cho trẻ chọn thẻ số đặt vào.
- Khi những bông hoa này được ong bướm mang đi thụ phấn thì những bông hoa ấy sẽ cho ra những gì các bé nhỉ? 
- Vậy bây giờ hoa đã kết trái rồi chúng mình hãy xếp tương ứng 1-1 cho 1 hoa cà với 1 quả cà chua nào sao cho nhóm quả cà ít hơn nhóm hoa là 1. 
- Các bé hãy đếm nhóm quả cà cho cô nào. 
- Cho trẻ đặt số tương ứng với số quả cà
- 8 bông hoa nhiều hơn 7 quả cà chua là mấy? Vì sao
- 7 quả cà ít hơn 8 bông hoa là mấy? Vì sao?
Vậy số 7 và số 8 số nào lớn hơn, số nào nhỏ hơn? Số nào đứng trước, số nào đứng sau?
- Cô khái quát lại là 8 bông hoa nhiều hơn 7 quả cà nên số 8 lớn hơn số 7 và số 6, số 7 nhỏ hơn số 8. 
- Trong dãy số tự nhiên số nào nhỏ hơn thì đứng trước, số nào lớn hơn thì đứng sau. Vì vậy số 7 đứng trước số 8, số 8 đứng sau số 7.
- Muốn so sánh số hoa và số quả bằng nhau làm như thế nào? Có bao nhiêu cách? Cô mời trẻ trả lời.
- Chúng mình cùng xem số hoa và số quả như thế nào với nhau rồi.
- Bằng nhau và đều bằng mấy ?
- Cho cá nhân trẻ đếm nhóm hoa cà và nhóm quả cà chua.
- Vậy cách của bạn có đúng không?
- Còn cách của bạn nữa là nếu thêm 1 quả cà chua thì chúng mình cùng lấy 1 quả cà chua ra làm theo cách của bạn nào?
- Vậy 7 quả cà chua thêm 1 quả cà chua nữa là mấy?
- Chúng mình xem số hoa cà và số quả cà chua như thế nào với nhau? 
- Bằng nhau và bằng mấy
- Cho trẻ đếm 2 nhóm
- Cô lại cần có thêm 2 quả cà chua nữa để chế biến thức ăn nên cô đã hái đi 2 quả.
- Vậy 8 quả cà chua bớt đi 2 quả cà chua còn lại mấy quả cà chua ?
- Cho trẻ đếm và gắn số tương ứng
- 8 bông hoa cà và 6 quả cà chua như thế nào với nhau?
- Số nào nhiều hơn? Số nào ít hơn
- Nhiều hơn là mấy? ít hơn là mấy?
- Để 2 nhóm bằng nhau có mấy cách
- Cho trẻ làm theo 2 cách và đặt số
- Có một chú ong đã mang 1 bông hoa cà chua đi thụ phấn rồi. 
- 3 bông hoa cà nữa ong lại tiếp tục mang đi thụ phẩn để cho ra quả rồi thể còn lại bao nhiêu bông hoa cà.
- Vậy còn 3 bông hoa cà nữa ong đã mang đi thụ phấn mất rồi? Có còn bông hoa nào nữa không?
- Những quả cà cũng tiếp tục lần lượt được lấy đi để chế biến thức ăn rồi lần lượt cất cà chua 8 bớt 1 bằng 7, 7 bớt 4 bằng 3....
* Giáo dục: Các bé ạ. Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm của các chất thải chất hoá học, đặc biệt là những loại rau quả củ mà chúng ta ăn hàng ngày cũng có rất nhiều tác nhân nguy hiểm như thuốc sâu, thuốc kích thích, thuốc bảo quản do người sản xuất đã sử dụng nhằm đạt năng suất cao mà không nghĩ rằng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người tiêu dùng....
- Và để cơ thể khoẻ mạnh hơn các bé phải làm gì ?
- Để kiểm tra xem các bé có ăn uống đầy đủ các chất và cơ thể có khoẻ mạnh không cô mời tất cả các bé đứng lên tập thể dục 
* Chào mừng các bé đến với phần 3 của chương trình Mang tên Cùng chung sức với nội dung trò chơi nhìn nhanh đoán giỏi.
Trước khi bước vào trò chơi các con nhìn xem trên màn hình có những loại quả gì?
- Xem các nhóm có số lượng là mấy?
- Khi cô đưa ra các câu hỏi thì các con trả lời cho đúng nhé.
+ Tìm nhóm có số lượng là 8 (Dâu tây )
+ Tìm nhóm có số lượng ít hơn 8 là 1 ( Thanh long)
+ Tìm nhóm có số lượng ít hơn 8 là 2 ( Xu hào)
+ Tìm nhóm có số lượng nhiều hơn 7 là 1 ( Dâu tây)
Trò chơi 2: Tạo nhóm 
- Cách chơi cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài quả gì? các con lắng tai khi cô đưa ra câu hỏi các con trả lời và tạo nhóm đúng số lượng tương ứng 
- Luật chơi: Nếu bạn nào không tìm đúng nhóm của mình phải nhảy lò cò một vòng.
Hoạt động 4: Kết thúc
- Cô nhận xét tuyên dương dặn dò và cho cho trẻ đọc bài vè trái cây nhẹ nhàng ra ngoài.
- Chúng tôi chào cô
- Chúng tôi đang đi đón mùa xuân.
- Trẻ lắng nghe
- Mùa xuân của bé
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô
- Trẻ lắng nghe
- Rồi ạ
- Nghe gì nghe gì
- Qủa ớt
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ xếp cùng cô
- Ra quả ạ
- Trẻ xếp
- Trẻ đếm
- Trẻ đặt số
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Bằng 8 quả cà
- Bằng nhau
- Bằng 8
- Trẻ đếm cùng cô
- Đúng ạ
- 6 quả cà chua
- Không bằng nhau
- Số hoa nhiều hơn, số cà chua ít hơn
- Số cà chua ít hơn, số hoa nhiều hơn
- 2 cách
- Trẻ đếm
- Trẻ thực hiện
- Không ạ
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ cất
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phải tập thể dục thường xuyên, phải sống trong môi trường trong sạch không có hoá chất .
- Trẻ tập thể dục
- Quả dâu tây, xùa hào, thanh long, cải chíp
- Trẻ chú ý và trả lời
- Trẻ chú ý và chơi trò chơi tạo nhóm cùng cô.
- Trẻ đọc và đi ra ngoài
Giáo án : Tạo hình
Chủ điểm: Gia đình
 Chủ đề nhánh : Gia đình tôi.
 Đề tài: “Tô mầu người thân trong gia đình”.
 Thời gian: 25 - 30 phút.
 Đối tượng : Lớp MG 4 - 5 tuổi Hoa Sen.
 Ngày soạn : 12/10/2014.
 Ngày dạy : 13/10/2014.
 Người soạn: Cao Thị Minh.
Người dạy: Cao Thị Minh.
I- Mục đích: 
1 Kiến thức: Trẻ biết cầm bút mầu để tô mầu người thân trong gia đình, trẻ biết phối hợp mầu để tô mầu bức tranh thật đẹp.
- Biết gia đình có ông bà, bố mẹ, anh chị, em trong gia đình.
2 Kỹ năng . Rèn kỹ năng tô mầu, kỹ năng phối mầu, tư thế ngồi.
3 Thái độ: Giáo dục trẻ biết vâng lời ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình. Biết tiết kiệm điện nước, bảo vệ môi trường.
II- Chuẩn bị:
 - Cho trẻ quan sát tranh gia đình + Có ông bà, bố mẹ, các con.
 + Có bố mẹ và con.
- Tranh chưa tô mầu có ( ông bà, bố mẹ, các con ).
- Vở tạo hình, sáp màu, bàn ghế, góc trưng bày sản phẩm.
- Băng đĩa các bài hát về gia đình.
III Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Hoạt động 1: Cảm xúc của trẻ!
- Dạo đàn cho trẻ hát bài “Nhà của tôi” 
- Giới thiệu chương trình “Ở nhà chủ nhật ”.
- Tạo cơ hội cho các gia đình giới thiệu ngôi nhà của mình.
- GD trẻ biết yêu thương mọi người trong gia đình.
- Hoạt động 2: Tổ ấm yêu thương của bé!
- Giới thiệu chủ đề của chương trình “ Tô mầu người thân trong gia đình”
- Cho trẻ quan sát và nhận xét tranh mẫu 1( Vẽ ông bà,bố mẹ,các con).
- Cho trẻ được QS và đưa ra một số nhận xét về ngôi nhà và cách bố cục tranh tô màu. (lời nhận xét thú vị nhất)
- Tương tự cho trẻ quan sát tranh mẫu còn lại và nhận xét những đặc điểm khác biệt nổi bật so với tranh 1.
-Cho trẻ biết đặc điểm của gia đình tranh 1 và tranh gia đình số 2.
- Hỏi ý định của một số trẻ xem trẻ định tô mầu tranh gì?
- Cho 1- 2 trẻ nhắc lại cách cầm bút, tư thế ngồi, cách tô.
- HD trẻ thực hiện tô người thân( mở đĩa với các bài hát về gia đình để trẻ được nghe nhạc khi vẽ( qua trò chơi: ở nhà chủ nhật).
- Quan sát trẻ thực hiện, động viên khuyến khích trẻ có sự sáng tạo trong khi vẽ, nhắc nhở trẻ bố cục tranh vẽ hợp lý, tô màu tranh phù hợp...
Hoạt động 3: Tổ ấm đẹp nhất ấn tượng nhất!
- Hướng dẫn trẻ lên trưng bầy sản phẩm.
- Hướng dẫn trẻ đẹp lụa chọn những bức tranh đẹp và đưa ra lí do chọn bức tranh đẹp.
- Tổng hợp những sản phẩm đẹp những lời nhân xét hay đông thời động viên khuyến khích tre.
- Đặt câu hỏi: Để có được những 
bức tranh đẹp các con phải làm gì ( kết hợp GD trẻ biêt sắp đến ngày 20-10 ngày phụ nữ việt nam các con phải chăm ngoan học giỏi để mẹ và bà vui lòng
Hoạt động 4 : Kết thúc
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng và hát bài’’ cả nhà thương nhau”!
- Cả lớp cùng hát theo nhạc
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Các đội giới thiệu về gia đình mình.
- Chú ý lắng nghe .
- Trẻ lắng nghe.
- Cùng QS và đưa ra nhận xét cụ thể.
- Quan sát nhận xét bức tranh.
- Trẻ quan sát tranh
- Trẻ lắng nghe.
-2-3 trẻ nói lên ý tưởng của mình.
- Cầm bút bằng 3 ngón tay, cầm bằng tay phải, ngồi thẳng người, ngực không tì vào bàn, đầu không cúi sát vào vở. Tô không loe ra ngoài.
- Tô mầu tranh gia đình theo ý thích của trẻ.
- Chọn và tô màu tranh phù hợp trong sáng ngộ nghĩnh.
- Tất cả trẻ được trưng bày sản phẩm.
- Lựa chọn những SP, những bản thiết kế đẹp nhất và đưa ra lý do lựa chọn.
- Chú ý lắng nghe cô .
- Vâng ạ
-Trẻ hát vận động bài "cả nhà thương nhau".
 Giáo án : Lam quen văn học
Chủ đề: Gia đình
 Chủ đề nhánh : Gia đình tôi.
 Đề tài: Truyện " Tích chu "
 Thời gian : 25 - 30 phút.
 Đối tượng : Lớp MG 4 - 5 tuổi Hoa Sen.
 Ngày soạn : 13/10/2014.
 Ngày dạy : 14/10/2014.
 Người soạn: Nguyễn Thị Thùy Dương
Người dạy: Nguyễn Thị Thùy Dương
1/ Mục đích: 
 a- Kiến thức:Trẻ hiểu nội dung câu truyện, biết được tình cảm của bà đối với cháu. Nhớ những đoạn đối thoại của câu chuyện. 
 b- Kỹ năng: Trả lời các câu hỏi theo nội dung câu truyện. Biết kể chuyện cùng cô, thể hiện được tính cách của nhân vật.
 c- Thái độ: Trẻ biết yêu quý mọi người trong gia đình, quan tâm chăm sóc người bà và người thân. 
2/ Chuẩn bị: 
 - Tranh câu chuyện “ Tích chu”. 
3/ Tổ chức Hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 Hoạt động 1: Tạo cảm xúc.
- Hướng trẻ vào hoạt động...
- Giới thiệu chương trình “Bà yêu của cháu! ”
- Hỏi trẻ về tình cảm của ông bà,bố mẹ đối với con cái và ngược lại.
- Nhắc lại lời của bà cụ trong chuyện “ Tích chu ” khi bà bị ốm và gọi tích chu lấy nước...
- Hỏi trẻ tên nhân vật, tên chuyện...
- Theo dự đoán của trẻ trong câu truyện cuối cùng tích chu làm gì để bà trở lại thành người?
- Giới thiệu chuyện.
 Hoạt động 2: Chương trình dành cho bé.
- Kể truyện lần 1 thể hiên điệu bộ của từng nhân vật, kể diễn cảm.
 Giới thiệu tên truyện, tên tác giả.
- Kể truyện lần 2: Sử dụng tranh chuyện.
-Giới thiệu nội dung chuyện. Hiểu biết của trẻ! 
+ Đàm thoại:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Truyện có những nhân vật nào ? Có mấy nhân vật? ( HD trẻ cùng đếm)
- Bà đối sử với Tích chu như thế nào?
- Vì sao bà lại bị ốm?
- Khi bà khát nước bà gọi Tích chu như thế nào?
- Giọng bà như thế nào?Vì sao bà biến thành chim?
-Khi bà biến thành chim Bà và Tích chu nói gì với nhau?
- Tích chu đã gặp ai để tìm đường lấy nước suối tiên cho bà?Và bà tích chu như thế nào?
- Tích chu đã làm gì để bà biến thành chim
- Các con yêu nhân vật nào? Vì sao
- Giáo dục trẻ biết yêu thương quan tâm đến mọi người thân trong gia đình như: Ông bà ,bố mẹ...
- Cô kể lại một lần, động viên trẻ kể cùng cô.
 Hoạt động 3: Những diễn viên nhí tí hon.
+ HD trẻ đóng vai các nhân vật trong chuyện thể hiện những đoạn đối thoại của các nhân vật!
- Trò chơi: cho trẻ tô mầu tranh về bà.
- Cô nhận xét bài tô và nhận xét chương trình.
Hoạt động 4: Kết thúc.
- Cho trẻ hát bài "Cháu yêu bà" và nhẹ nhang đi ra ngoài.
- Hướng vào HĐ cùng GV!
- Trẻ lắng nghe.
- Trả lời theo suy nghĩ của trẻ!
- Chú ý lắng nghe!
- Trẻ trả lời.
- Đưa ra các dự đoán...
- Chú ý lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời. 
- Trả lời theo suy nghĩ của trẻ!
- Trẻ trả .
- Trả lời theo hiểu biết của trẻ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nói lên suy nghĩ, tình cảm của mình đối với các nhân vật trong chuyện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể cùng cô. 
- Chú ý lắng nghe và đối thoại.Trẻ kể cùng cô.
- Trẻ tô màu 
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát và đi ra ngoài.
 Giáo án Thao giảng
 Chủ điểm: Gia đình
 Chủ đề nhánh : Gia đình sống chung một ngôi nhà
 Đối tượng : Lớp MG 4 - 5 tuổi Hoa Sen. 
 Thời gian : 25 - 30 phút.
 Ngày soạn : 7/11/2015.
 Ngày dạy : 10/11/2015.
 Người soạn: Dương Thị Tuyết Nhung
 Người dạy: Dương Thị Tuyết Nhung
Hoạt động học có chủ định: Lĩnh vực phát triển vận động.
Hoạt động trọng tâm: Thể dục: -BTPTC: Tay, chân, bụng, bật.
 -VĐCB: Bật liên tục qua 4 vòng
 -Trò chơi: Về đúng nhà 
Hoạt động kết hợp: GD âm nhạc. Toán. Trò chơi. GD lễ giáo
 Đề tài: Bé khỏe bé ngoan!
1. Mục đích
a. Kiến thức: Trẻ biết chống tay vào hông, khụy gội lấy đà bật liên tục vào 4 vòng, biết tập các động tác của BTPTC: Tay, chân, bụng, bật, kết hợp bài hát: Cả nhà thương nhau
b. Kỹ năng: Rèn KN bật chính xác, tập các động tác BTPTC đúng đều chính xác, chơi trò chơi thành thạo
c. Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, biết tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh. Biết yêu thương những người thân trong gia đình của mình...
2. Chuẩn bị: 
+ ĐD của cô:
- Màn hình ti vi, hoặc máy chiếu, slite trình chiếu
- Địa điểm cho trẻ bật bằng phẳng, sạch sẽ. Sắp xếp bố trí sân tập. 
- Ngôi nhà gắn hình bạn trai, bạn gái.
- Vòng bật
+ ĐD của trẻ:
- Quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Vòng bật nhỏ hơn
- Hai bên mỗi bên 4 vòng thể dục để bật
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Tạo cảm xúc cùng bé yêu khởi động
- Cô sắc xô (Xúm xít)2
- Cô giới thiệu chương trình” Bé khỏe bé ngoan”; Gồm các bé lớp 4 tuổi. Hoa Sen tham gia
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “Nóng quá lạnh quá”
- GD trẻ thông qua trò chơi
- Cho trẻ cùng hướng lên màn hình xem chương trình “Bé khỏe bé ngoan”
- Cô đàm thoại cùng trẻ
- Chương trình gì đây?
- Các bạn đang làm gì?
- Muốn trở thành bé khỏe bé ngoan phải làm gì?
- Chào mừng các bé đến với chương trình “ Bé khỏe bé ngoan” .
+ Khởi động cùng bé yêu
- Cùng trẻ đi vòng tròn, dậm cái chân, đánh cái mông, chân đi nghiêng chân đi gót, 
 Hoạt động 2: Bé khỏe bé ngoan
+ P1: Đồng diễn nhịp điệu cùng bé yêu
- Cho trẻ đứng vòng tròn ( Cô hô nghiêm, nghỉ)
- Cô cùng trẻ nhún theo nhạc 
- Cô cùng trẻ hát bài: Cả nhà thương nhau kết hợp tập các động tác: Tay; Chân; Bụng; Bật, 2,3 lần
- Cho trẻ di chuyển đội hình thành 2 hàng 
- Cô cho trẻ cùng chơi TC: Lộn cầu vồng
*P2: Vượt qua thử thách
+Vận động cơ bản: Bật liên tục qua 4 vòng
- Cô làm mâu lần 1: 
- Cô làm mẫu lần 2: Vừa làm vừa phân tích động tác: 
+ Đứng tư thế chuẩn bị cô đứng trước vòng khi có hiệu lệnh bật 2 tay chống hông, cô khụy gối lấy đà bật vào giữa vòng , cô tiếp tục bật liên tục vào 4 vòng , không đụng vào vòng, Sau đó cô đi về hàng.
- Cô vừa thực hiện xong bài tập gì? (Cho trẻ nhắc lại tên vận động). - Cho 1, 2 trẻ lên thực hiện trước. * Trẻ thực hiện: - Chia trẻ đứng thành 2 hàng, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp
- Cho trẻ thi đua giữa các đội. - Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác. *P3: Vui chơi cùng bé: TCVĐ: Vế đúng nhà
- Cô giới thiệu cách chơi
- Cô cho trẻ chơi. 
- GD trẻ thông qua trò chơi
- Cô giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh. Biết thương yêu, kính trọng những người thân trong gia đình... Hoạt động 3: Bé đã học gì?
- Cô hỏi lại tên bài tập.
- Cô tặng quà cho trẻ
- GD: Để trở thành: Bé khỏe bé ngoan thì phải tập luyện thể dục, ăn uống đầy đủ , chăm ngoan học giỏi, vâng lời cô giáo, bố mẹ, kính trọng ông bà và yêu quý những người thân trong gia đìnhĐể xứng đáng trở thành bé khỏe bé ngoan.
+ Vũ điệu sôi động cùng bé yêu
- Cô cùng trẻ nhún theo nhạc
- Cô cùng trẻ hát vận động theo lời bài hát: “Trời nắng trời mưa”
- Cô gửi lời chào tới các cô, các bác đã về dự chương trình: “ Bé khỏe bé ngoan” Và xin chúc mừng tất cả cá bé
 “Hoạt động 4: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp hát, vẫy tay bài " Ba ngọn nến lung linh".
- Trẻ xúm xít bên cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ cùng tham gia chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ cùng hướng lên màn hình xem
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ
- Trẻ cùng khởi động 
- Trẻ đứng thành vòng tròn
- Trẻ cùng nhún thoe nhạc
- Trẻ cùng tập và hát kết hợp với lời bài hát
- Trẻ chạy di chuyển thành 2 hàng
- Trẻ cùng chơi
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- 2 trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ lên thực hiện.
- 2 đội thi đua
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ cùng chơi.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời 
- 2 trẻ đại diện nhận quà
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ cùng nhún theo nhạc
- Trẻ cùng thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát,vẫy tay và đi nhẹ nhàng ra ngoài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_4_tuoi.doc