Kế hoạch hoạt động khối Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Thơ: Mèo đi câu cá

I. Mục đích- yêu cầu

 - Trẻ nhớ tên bài thơ và tên tác giả: Mèo đi câu cá.

 - Dạy trẻ đọc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.

 - Trẻ thuộc bài thơ, trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu.

 - Trẻ biết chú ý nghe cô đọc thơ và tích cực đọc thơ và biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.

- Trẻ cần đạt 75 – 80%

II. Chuẩn bị

 1. Chuẩn bị của cô:

 - Tranh minh họa bài thơ.

 2. Chuẩn bị của trẻ:

 - Ghế ngồi.

 

doc46 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt động khối Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Thơ: Mèo đi câu cá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 12
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ YÊU CÁC CON VẬT NUÔI
Ngày soạn: 12 / 11 / 2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 / 11 / 2011
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Thơ: 	MÈO ĐI CÂU CÁ
I. Mục đích- yêu cầu
 - Trẻ nhớ tên bài thơ và tên tác giả: Mèo đi câu cá.
 - Dạy trẻ đọc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
 - Trẻ thuộc bài thơ, trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu.
 - Trẻ biết chú ý nghe cô đọc thơ và tích cực đọc thơ và biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.
- Trẻ cần đạt 75 – 80%
II. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị của cô: 
 - Tranh minh họa bài thơ.
 2. Chuẩn bị của trẻ:
 - Ghế ngồi.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1.
- Cô đọc câu đố về con mèo cho trẻ nghe, yêu cầu trẻ giải câu đố:
+ Con mèo nuôi để làm gì ?
+ Tiếng kêu của con mèo như thế nào ?
+ Chúng ta có được bế mèo không ?
2. Hoạt động 2 
- Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả bài thơ: Mèo đi câu cá. 
- Cô đọc thơ lần 1: đọc diễn cảm. Cô nhắc lại tên bài thơ và tên của tác giả.
- Đưa tranh, yêu cầu trẻ quan sát và nhận xét:
+ Tranh vẽ gì ?
+ Có mấy con mèo ? Các con mèo đang làm gì ?
+ Hai con mèo câu cá ở đâu ?
- Cô chốt lại các ý kiến nhận xét của trẻ.
- Cô đọc thơ lần 2 kết hợp với tranh minh họa.
- Hỏi trẻ: Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì? Của tác giả nào ?
- Giảng nội dung: Bài thơ kể lại câu chuyện của hai anh em Mèo Trắng. Hai anh em Mèo Trắng cùng vác giỏ đi câu cá, Mèo anh thì ra sông cái, mèo em thì ngồi bờ ao nhưng khi trời tối về nhà thì trong giỏ của cả hai anh em không có một con cá nào vì mèo anh thì ngủ, mèo em thì đi chơi cùng bầy thỏ.
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ 2 – 3 lần ( lớp, tổ đọc). Cho trẻ nói tên bài thơ và tên tác giả.
- Đàm thoại nội dung bài thơ: 
+ Anh em Mèo trắng cùng nhau đi đâu ?
+ Hai anh em đi câu cá ở đâu ?
Hai anh em cùng nhau đi câu cá, em thì câu ở ao còn anh thì ra sông.
+ Gió ở bờ sông như thế nào ? Và mèo anh đã làm gì ?
Gió thổi hiu hiu đã làm Mèo anh cảm thấy buồn ngủ và đã ngả lưng vì nghĩ có em câu cá rồi.
+ Còn Mèo em thì như thế nào?
Thấy bầy Thỏ vui chơi Mèo em cũng nghĩ có anh câu là đủ và cùng nhập hội với bầy Thỏ.
+ Khi trở về lều gianh trong giở của hai anh em như thế nào? Vì sao?
 Khi trở về trong giỏ của hai anh em không một con cá nhỏ, vì anh thì ngủ còn em thì đi chơi.
- Cho trẻ đọc thơ theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân dưới hình thức thi đua.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Bắt chước tiếng mèo kêu: 2 – 3 lần.
- Cho cả lớp đọc bài thơ 1 lần. Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả? 
3. Hoạt động 3 
- Nhận xét giờ học.
- Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát: Gà trống, mèo con và cún con.
- Trẻ giải câu đố. 
- Biết tên bài thơ, tên tác giả 
- Nghe cô đọc thơ 
- Quan sát, nhận xét. 
- Nghe cô đọc thơ.
- Trả lời câu hỏi
- Nghe cô giảng nội dung. 
- Đọc thơ cùng cô
- Trả lời các câu hỏi 
- Thi đua giữa tổ, nhóm, cá nhân. 
- Chơi trò chơi
- Đọc thơ và nói tên bài thơ, tên tác giả 
- Hát + múa và ra chơi 
 Ngày soạn : 13 / 11 / 2011
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 15/ 01/ 2011
Lĩnh vực phát triển nhận thức
MTXQ: 	MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục đích- yêu cầu
 - Trẻ gọi đúng tên một số con vật nuôi trong gia đình, biết phân nhóm các con vật nuôi theo những đặc điểm đặc trưng ( có 2 chân, 2 cánh, có mỏ, đẻ trứng, có 4 chân, đẻ con) và so sánh, nhận xét được sự giống nhau và khác nhau của những con vật đó.
 -Trẻ trả lời được các câu hỏi, trả lời đủ câu, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
 - Rèn kỹ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định.
 - Trẻ tích cực trong giờ học, trẻ cần đạt 75 – 80%. 
- Giáo dục trẻ biết lợi ích và chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi.
II. Chuẩn bị 
 1. Chuẩn bị của cô: 
 + Tranh con gà, vịt, mèo, trâu.
- Một số câu đố về các con vật nuôi.
- Lô tô về các con vật nuôi trong gia đình.
 2. Chuẩn bị của trẻ: 
- Mỗi trẻ một bộ lô tô các con vật nuôi trong gia đình.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ: Gà mẹ đếm con – Nguyễn Duy Chế
+ Các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Trong bài thơ có mấy con gà?
+ Gà được nuôi ở đâu? Nuôi để làm gì?
2. Hoạt động 2
- Giới thiệu tên bài: Một số con vật nuôi trong gia đình.
- Đưa tranh đàn gà ra cho trẻ quan sát và nhận xét:
+ Tranh vẽ con gì?
+ Đàn gà đang làm gì?
+ Con gà có những bộ phận nào?
+ Con gà có mấy cánh? Mấy chân?
+ Gà dùng bộ phận nào để mổ thức ăn?
+ Thức ăn của gà là gì?
+ Nuôi gà để làm gì?
 - Cô chốt lại tất cả các ý kiến nhận xét của trẻ và nội dung bức tranh.
 - Cho cả lớp đọc từ dưới tranh.
- Đọc câu đố về con vịt, yêu cầu trẻ giải câu đố:
Trên bờ lạch bạch chậm ghê
Ao hồ nhẹ lướt hả hê quên ngày
Là con gì?
 - Đưa tranh con vịt ra cho trẻ quan sát và nhận xét về cấu tạo, sinh sản, thức ăn, nơi sống, vận động, tiếng kêu... của con vịt:
- Khái quát lại các ý kiến nhận xét của trẻ.
- Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa con vịt và con gà.
- Nhấn mạnh: Gà, vịt đều là con vật nuôi trong gia đình, đều có 2 chân, 2 cánh, có mỏ, đẻ trứng, được gọi chung là gia cầm. Khác nhau gà không biết bơi, vịt biết bơi, chân vịt có màng, còn gà thì không, khác nhau ở tiếng kêu...
- Cho trẻ chơi trò chơi “Con gì biến mất”, cô cất dần tranh.
- Cho trẻ kể tên một số con vật nuôi trong gia đình.
- Bắt chước tiếng kêu của con mèo để trẻ đoán tên.
- Đưa tranh con mèo ra cho trẻ quan sát và nhận xét về con mèo.
- Cô khái quát lại các ý kiến của trẻ.
- Đọc câu đố về con trâu, cho trẻ giải câu đố.
 Con gì ăn cỏ
Đầu có hai sừng
 Lỗ mũi buộc thừng
Kéo cày rất giỏi?
- Đưa tranh con trâu, trẻ quan sát, nhận xét.
- Cô chốt lại câu trả lời của trẻ.
- Cho trẻ so sánh điểm giống và khác nhau giữa con mèo với con trâu.
- Nhấn mạnh: Mèo, trâu đều là con vật nuôi trong gia đình, có 4 chân, đẻ con, được người chăm sóc, bảo vệ, đều được gọi là gia súc. Tuy nhiên chúng khác nhau về tiếng kêu, thức ăn, vận động...
- Cho trẻ chơi trò chơi “ con gì xuất hiện”, đưa tranh con gà và con vịt lên.
- Yêu cầu trẻ quan sát, so sánh, nhận xét những điểm giống và khác giữa con vịt và con gà với con mèo và con trâu.
- Giáo dục trẻ biết lợi ích và chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi.
- Cho trẻ kể tên con vật nuôi được gọi là gia cầm, con vật nuôi được gọi là gia súc.
- Cho trẻ kể tên các con vật nuôi trong gia đình mà trẻ biết.
- Chơi trò chơi: Hãy xếp nhanh thành nhóm.
+ Cách chơi: Khi cô nói “ những con vật 2 chân – đẻ trứng, con vật 4 chân – đẻ con” thì trẻ xếp tranh thành hai nhóm.
+ Cho trẻ chơi 2 - 3 lần
3. Hoạt động 3
- Hỏi trẻ tên bài học ?
- Nhận xét giờ học.
- Cho trẻ vận động bài: Đàn gà trong sân.
- Đọc thơ cùng cô
- Trả lời câu hỏi
- Biết tên bài
- Trẻ quan sát và trả lời cô.
- Lắng nghe.
- Trẻ đọc.
- Giải câu đố
- Quan sát, nhận xét tranh.
- Trẻ lắng nghe.
- 2 trẻ 
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi
- 2 trẻ
- Quan sát, nhận xét tranh
- Trẻ lắng nghe.
- Giải đố
- Quan sát, nhận xét tranh
- 2 trẻ
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi.
- 3 trẻ
- 2 trẻ
- 3 trẻ
- Chơi trò chơi
- Trẻ nhắc lại tên bài.
- Lắng nghe
- Ra chơi.
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ
 ÂM NHẠC: Dạy hát + múa: ĐÀN GÀ CON
 Nghe : CHÚ MÈO CON
 TCAN: HÁT THEO HÌNH VẼ
I. Mục đích- yêu cầu
 - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả của các bài hát sẽ học.
 - Dạy trẻ hát đúng lời, giai điệu, múa chính xác động tác theo lời ca và giai điệu của bài hát: Đàn gà con. Nhận ra giai điệu bài hát: Chú mèo con.
 - Trẻ thuộc lời, động tác múa của bài hát: Đàn gà con.
 - Trẻ biết chơi trò chơi: Hát theo hình vẽ một cách hào hứng, vui tươi và thành thạo.
 - Chú ý lắng nghe cô hát, hưởng ứng cùng cô, tích cực hát và tham gia trò chơi, chơi đúng luật và chơi vui.
- Trẻ cần đạt: 75 – 80%.
II. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị của cô:
 - Máy tính, đĩa ghi bài hát: Đàn gà con, Chú mèo con
 - Hình vẽ một số con vật nuôi trong gia đình: con mèo, chó, gà, vịt....
 - Tranh vẽ đàn gà.
- Mô hình các con vật nuôi trong gia đình.
 2. Chuẩn bị của trẻ:
 - Ăn mặc gọn gàng.
III. Tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1
- Cho trẻ quan sát mô hình các con vật nuôi trong gia đình. Trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi trong gia đình.
2. Hoạt động 2
a. Dạy hát + múa: Đàn gà con.
- Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả bài hát. 
- Cô hát cho trẻ nghe cả bài hát 1 lần: Thể hiện được tình cảm của bài hát.
- Giảng nội dung: .
- Cho trẻ hát 2 – 3 lần. Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát, múa và phân tích động tác múa cho trẻ nghe và quan sát.
- Cho trẻ hát, múa cùng cô 2 – 3 lần.
- Tổ chức cho trẻ hát + vận động theo tổ, nhóm, cá nhân dưới hình thức biểu diễn văn nghệ.
- Hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả?
b. Nghe: Chú mèo con – Nguyễn Đức Toàn.
- Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
- Giảng nội dung: Tác giả đã kể về chú mèo con lông trắng tinh, mắt tròn, bắt chuột rất giỏi và kêu meo meo. Chú mèo còn rất ngoan và khôn, chú có bốn bàn chân bé tí, tai thính... và suốt ngày chơi đùa với em bé. 
- Cô hát lần 2, khuyến khích trẻ hát theo cô,
 hưởng ứng theo giai điệu bài hát.
- Cô cho trẻ tự nghe nhạc của bài hát.
- Cô nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
c. Trò chơi âm nhạc: Hát theo hình vẽ.
- Giới thiệu tên trò chơi
- Hướng dẫn trẻ chơi:
 + Cô đưa lần lượt các bức tranh ra, cho trẻ quan sát tranh, sau đó cho trẻ gọi tên con vật trong tranh. 
+ Gọi lần lượt từng trẻ lên rút 1 tranh và hát một bài theo nội dung của tranh.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Hỏi trẻ tên trò chơi?
3. Hoạt động 3
- Nhận xét giờ học
- Cho trẻ ra góc âm nhạc để múa hát các bài hát trong chủ đề.
- Trò chuyện cùng cô
- Biết tên bài, tên tác giả
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Hát, vận động cùng cô.
- Cả lớp hát + vận động cùng cô 
- Trẻ biểu diễn
- Trả lời câu hỏi
- Biết tên bài, tên tác giả
 - Nghe cô hát
- Lắng nghe
- Hát nhẩm theo cô
- Lắng nghe
- Biết tên trò chơi
- Nghe cô hướng dẫn
- Cả lớp chơi 3- 4 lần
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Ra chơi.
Ngày soạn 14 / 11 / 2011
Ngày dạy: Thứ tư ngày 16 / 11 / 2011
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ
TẠO HÌNH: 	 VẼ ĐÀN GÀ ( Đề tài )
I. Mục đích- yêu cầu:
 - Trẻ vẽ, tô màu được bức tranh đàn gà theo sở thích của trẻ, biết sắp xếp bố cục hợp lí.
 - Củng cố kiến thức về các con vật nuôi trong gia đình cho trẻ.
 - Trẻ biết phối hợp các nét vẽ cơ bản như: nét thẳng, cong tròn... để vẽ được đàn gà theo ý thích, phối hợp các màu và kĩ năng tô màu để tô màu cho bức tranh đàn gà.
 - Yêu thích sản phẩm mình làm ra, biết nghe lời cô giáo.
- Trẻ cần đạt 75 – 80%
II. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của cô:
 - Mẫu vẽ:
+ Tranh đàn gà gồm có gà trống và gà mái
+ Tranh gà mẹ đang cùng đàn gà con đi kiếm mồi
+ Tranh đàn gà có gà trống, gà mái, gà con.
 2. Chuẩn bị của trẻ:
 - Giấy A4, bút màu.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:
 - Cho trẻ vận động bài hát: Đàn gà con
- Trò chuyện với trẻ theo nội dung bài hát, về các con vật nuôi trong gia đình.
2. Hoạt động 2:
- Đưa lần lượt 3 tranh mẫu ra yêu cầu trẻ quan sát, nhận xét tranh mẫu.
+ Tranh vẽ những gì?
+ Đàn gà đang làm gì?
+ Có tất cả mấy con gà trong tranh?
+ Cô vẽ đàn gà như thế nào?....
 - Cô chốt lại các ý kiến nhận xét của trẻ.
 - Giới thiệu tên bài: Vẽ đàn gà.
 - Cô nói cách vẽ đàn gà cho trẻ nghe.
- Gọi 3 trẻ lên nhắc lại cách vẽ đàn gà
 - Cô gọi 4 – 5 trẻ nêu ý định và cách vẽ đàn gà.
- Cô bổ sung thêm cho trẻ.
 - Cho trẻ vẽ đàn gà: cô theo dõi, giúp đỡ.
 - Trưng bày sản phẩm
 - Nhận xét sản phẩm: 
+ Cho trẻ nhận xét bài của mình và bài của bạn.
+ Cô nhận xét chung, chú ý tới cả 3 đối tượng.
3. Hoạt động 3:
- Hỏi trẻ: Giờ tạo hình hôm nay các con vẽ con gì?
- Giáo dục: Biết bảo vệ sản phẩm của mình và của bạn làm ra, biết nghe lời cô giáo.
- Cho trẻ vận động bài: Một con vịt.
- Hát và trò chuyện cùng cô
- Quan sát mẫu
- Nhận xét mẫu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 3 trẻ nhắc lại cách vẽ.
- 4 – 5 trẻ nêu ý định.
- Lắng nghe
- Cả lớp thực hành vẽ, tô màu
- Nhận xét bài: 4 - 5 trẻ
- Lắng nghe
- Trả lời câu hỏi
- Cả lớp vận động theo nhạc.
Ngày soạn: 15 / 11 / 2011
Ngày dạy: Thứ năm ngày 17 / 11 / 2011
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Toán: CHIA NHÓM TRONG PHẠM VI 3, GẮN SỐ TƯƠNG ỨNG
I. Mục đích yêu cầu
 - Trẻ biết chia 3 đối tượng ra làm 2 phần và đếm, đặt số tương ứng cho mỗi phần
 - Phát triển kỹ năng so sánh, thao tác của trẻ đối với các đối tượng có số lượng cụ thể.
 - Trẻ biết thực hiện các yêu cầu của cô, có ý thức trong giờ học. 
 - Trẻ cần đạt 75 – 80%.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô: 
- 3 con gà trống, 3 con gà mái, 3 con vịt, 3 con chó, 3 con trâu, thẻ số 1, 2, 3.
- Mô hình nhà búp bê gồm: 1 con trâu ( số 3 ), 2 con vịt ( số 3 ), 3 con chó ( gắn số 2) có gắn thẻ số trước.
2. Chuẩn bị của trẻ: 
- 3 con gà trống, 3 con gà mái, 3 con vịt, 3 con chó, 3 con trâu, thẻ số 1, 2, 3.
- Bảng cài.
- Thẻ chấm tròn.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1
- Cô trẻ hát + múa bài: Đàn gà con:
+ Các con vừa vận động bài hát gì?
+ Bài hát nói về con gì? Nuôi ở đâu? Nuôi để làm gì?
+ Cho trẻ kể thêm một số con vật nuôi trong gia đình.
2. Hoạt động 2
a. Luyện nhận biết nhóm có 3 đối tượng.
- Cho 3 trẻ lên thêm bớt theo số lượng cho trước.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả.
b. Chia 3 đối tượng ra làm 2 phần.
- Cho trẻ lấy đồ dùng. Hỏi trẻ trong rổ có những gì?
- Cô cùng trẻ chia 3 gà trống và chia 3 gà mái ra làm 2 phần: 
+ Cô cùng trẻ chia, gộp 2 – 3 lần.
+ Cô cho trẻ tự chia, gộp theo yêu cầu của cô: 
3 - 4 lần.
 ( Cô theo dõi, giúp đỡ trẻ )
 + Cô cùng trẻ chia 3 con vịt trên tay , cho trẻ nói kết quả khi tách 3 con vịt ra làm 2 phần, và kết quả khi gộp 2 phần lại. Thực hiện 2 – 3 lần.
- Cho trẻ tự chia con chó, con trâu trên bảng cài theo yêu cầu của cô, và đặt số tương ứng sau mỗi lần tách nhóm. Thực hiện 3 – 4 lần.
 ( Cô quan sát, theo dõi, giúp đỡ trẻ chia ) 
- Cho trẻ chia 3 con chó, 3 con trâu theo ý thích: Cô theo dõi trẻ chia và đàm thoại với trẻ.
- Hỏi trẻ: các con vừa được chia mấy đối tượng ra làm 2 phần? Chia 3 đối tượng ra làm mấy phần? 
- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, chú ý trong giờ học.
c. Luyện tập
- Trò chơi: Cái gì tách riêng.
+ Cô đặt trên bàn 3 con chó, 3 con vịt, 3 con trâu. Cô cho trẻ chốn cô và tách 2 nhóm đối tượng ra làm 2 phần, khi có hiệu lệnh “ Cô đâu, cô đâu” thì trẻ phải nhanh mắt tìm ra nhóm đối tượng vừa bị tách, cho trẻ lên gắn số tương ứng với mỗi phần. Và ngược lại cô gộp lại, cho trẻ nhận biết.
+ Cho trẻ chơi 2 lần
- Trò chơi: Tìm bạn.
+ Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chấm tròn có số lượng chấm tròn là 1 và 2.
+ Cô phổ biến luật chơi và cách chơi.
+ Cho trẻ chơi 3 - 4 lần 
- Nhận xét sau mỗi lần chơi, hỏi trẻ tên trò chơi sau mỗi trò chơi.
- Hỏi trẻ tên bài?
3. Hoạt động 3:
- Nhận xét giờ học.
- Cho trẻ đọc bài thơ: Mèo đi câu cá, rồi cô cùng trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định.
- Hát + múa 
+ Trả lời câu hỏi
- 3 trẻ lên tìm 
- Kiểm tra cùng cô
- Trẻ thực hiện cùng cô 
+ Chia theo yêu cầu
+ Chia trên tay
- Tự chia theo yêu cầu
- Chia theo ý thích
- Trả lời câu hỏi
+ Lắng nghe
+ Trẻ chơi 2 lần 
+ Lắng nghe
+ Trẻ chơi 
- Trả lời câu hỏi
- Đọc thơ cùng cô.
_______________________________________________________
Lĩnh vực phát triển thể chất
BÒ BẰNG BÀN TAY, CẲNG CHÂN, CHUI QUA CỔNG
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn luyện cho trẻ bò dích dắc bằng bàn tay, cẳng chân qua 5 – 6 hộp.
- Củng cố vận động chuyền bóng bằng tay.
- Phát triển thể lực cho trẻ, rèn yếu tố nhanh nhẹn, khéo léo. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, cẳng chân luôn sát sàn, bò dích dắc qua các hộp không chạm hộp.
- Biết cầm bóng bằng hai tay, không làm rơi.
- Rèn tính kỉ luật, tinh thần tập thể, trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua trong tập thể.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô:
- Vạch xuất phát, vạch chuẩn cho hai đội.
- 20 hộp có gắn chữ số, hai cổng thể dục.
- Sân tập sạch sẽ, an toàn.
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Quần áo gọn gàng.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn, phối hợp các kiểu chân, đi nhanh, chậm...
- Chuyển về đội hình 4 hàng ngang, tập bài tập phát triển chung.
2. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung: Tiếng chú gà trống gọi.
- Cho trẻ tập: 2 lần.
b. Vận động cơ bản: Bò bằng bàn tay, cẳng chân, chui qua cổng .
- Cho trẻ xếp thành hai hàng ngang cách nhau năm mét.
- Cô giới thiệu bài:
- Cô tập mẫu 2 lần:
+ Lần 1 không phân tích.
+ Lần 2: phân tích động tác: Chuẩn bị: Cô đứng trước vạch, khi có hiệu lệnh thì dùng bàn tay, cẳng chân để bò qua các hộp có gắn số rồi bò chui tiếp qua cổng sau đó đứng lên đi về cuối hàng đứng.
- Cho 4 trẻ cùng lên tập mẫu.
- Cho trẻ đọc các chữ số gắn trên hộp.
- Cho trẻ tập: Cho lần lượt từng trẻ lên tập, mỗi trẻ tập 3 lần.
( Cô theo dõi trẻ tập, chú ý sửa động tác cho trẻ)
- Củng cố: Hỏi lại tên bài.
- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh hơn.
c. Trò chơi vận động: Tín hiệu.
- Giới thiệu tên trò chơi, cách chơi:
- Thời gian chơi: 2 phút.
3. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng 
- Đi vòng tròn phối hợp các kiểu chân
- Đứng thành 4 hàng ngang 
- Tập 2 lần
- Đứng 2 hàng ngang 
- Biết tên bài
- Quan sát và nghe cô giải thích
- 4 trẻ tập
- Trẻ thực hiện 
- Trả lời cô 
- Lắng nghe
- Cả lớp chơi
- Đi nhẹ nhàng.
Ngày soạn : 16 / 11 / 2011
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 18 / 11 / 2011
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
 LQCV: 	 LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI b, d, đ.
I. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ nhận biết cấu tạo và phát âm đúng chữ cái b, d, đ. 
- Trẻ biết chơi trò chơi với chữ cái b, d, đ.
- Trẻ biết so sánh các chữ cái d – đ, d – b, đ - b để nhận biết đúng và phát âm chính xác các chữ cái.
- Biết kết hợp các kỹ năng vận động để chơi trò chơi.
- Trẻ hứng thú khi tham gia giờ học.
- Trẻ cần đạt: 75 – 80%
II. Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của cô:
+ Tranh “ rùa bơi dưới đầm ”
+ Thẻ chữ rời để ghép từ: “ rùa bơi dưới đầm ”
+ Thẻ chữ b, d, đ to. 
+ 2 rổ bóng có gắn chữ b, d, đ.
+ Đồng hồ quay có gắn chữ u, ư, b, d, đ.
+ 5 vòng gắn chữ u, ư, b, d, đ
 2. Chuẩn bị của trẻ: Mỗi trẻ một rổ thẻ chữ b, d, đ.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1
- Cho trẻ đi quan sát mô hình các con vật sống trong rừng, gọi tên các con vật đó...
2. Hoạt động 2
- Cô đưa tranh “ rùa bơi dưới đầm ” ra cho trẻ quan sát. Cho trẻ nhận xét tranh.
- Giới thiệu từ “ rùa bơi dưới đầm ” dưới tranh. Cho trẻ đọc 2 lần cả lớp, tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc.
- Cho 1 trẻ đếm chữ cái, đếm tiếng trong từ.
- Cô cùng trẻ ghép từ: rùa bơi dưới đầm, cô ghép trên bảng, trẻ ghép vào bảng cài.
- Cô cùng trẻ kiểm tra từ vừa ghép.
- Cho trẻ tìm và phát âm chữ cái đã học trong từ vừa ghép.
- Cho trẻ phát âm từ vừa ghép 1 lần.
- Cô giới thiệu chữ cái mới: 
 * Chữ b:
- Cô phát âm mẫu 2 lần.
- Cho cả lớp phát âm cùng cô: 3 lần
- Cho cả lớp phát âm 2 - 3 lần; tổ 3 lần; cá nhân 4 - 5 lần.
- Cho trẻ nhận xét cấu tạo của chữ b.
- Cô giới thiệu cấu tạo chữ b: Chữ b có một nét sổ thẳng ở bên trái và một nét cong ở bên phải nối với nét sổ thẳng tạo thành chữ b in thường.
- Cho trẻ phát âm cả lớp: 2 lần. 
- Cô giới thiệu chữ b viết thường. Cho trẻ phát âm 2 lần.
 * Chữ d, đ giới thiệu tương tự chữ b.
- Hỏi trẻ vừa làm quen với chữ gì? 
- Cho trẻ chơi trò chơi: Chữ gì xuất hiện.
- Gọi trẻ so sánh b – d, d – đ, b – đ có gì giống và khác nhau.
- Cô nhắc lại điểm giống và khác nhau của chữ b, d, đ.
- Cho trẻ phát âm các chữ 2 lần.
- Cô tổ chức trò chơi: Chữ gì biến mất, chữ gì xuất hiện: 2 - 3 lần.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Ném bóng vào rổ
+ Cho 2 đội thi đua nhau. Đội nào ném được nhiều bóng mang chữ b, d, đ thì đội đó sẽ thắng.
+ Cho trẻ chơi 3 lần, mỗi lần 2 đội thi đua.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Đồng hồ quay
+ Cách chơi: Cô sẽ quay đồng hồ, kim chỉ vào chữ nào thì trẻ phát âm chữ cái đó, sau đó gọi một vài trẻ lên tự quay và phát âm chữ cái.
+ Lớp chơi 1 lần, 6 trẻ chơi.
+ Củng cố: Hỏi lại tên trò chơi.
- Trò chơi: Bật vòng
+ Cách chơi: Cho mỗi lần 2 đội lên chơi, mỗi đội 5 trẻ. Đứng trước vòng, khi có hiệu lệnh thì lần lượt từng trẻ nhảy vào vòng và phát âm chữ cái gắn ở vòng.
+ Chơi 3 lần.
+ Hỏi trẻ tên trò chơi.
3. Hoạt động 3
- Hỏi 

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc
Giáo Án Liên Quan