Kế hoạch hoạt động khối Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Truyện: Sự tích bánh trưng, bánh giầy

I. Mục đích- yêu cầu

- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật, hiểu nội dung câu truyện.

- Trẻ biết được một số phong tục tập quán của người Việt Nam trong ngày Tết Nguyên Đán.

- Làm quen với một số cách thức làm bánh ngày tết.

- Phát triển khả năng sáng tạo, phán đoán tưởng tượng của trẻ, phát triển kĩ năng ghi nhớ.

- Giáo dục trẻ lòng yêu mến, tự hào và biết giữ gìn phong tục tập quán của người Việt Nam.

- Trẻ cần đạt 75 – 80%.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của cô:

+ Tranh vẽ minh hoạ câu truyện.

+ Một số tranh vẽ về ngày Tết treo sẵn ở góc.

2. Chuẩn bị của trẻ: Đất nặn

 

doc32 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt động khối Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Truyện: Sự tích bánh trưng, bánh giầy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÁC PHONG TỤC NGÀY TẾT.
 Ngày soạn: 07 / 01 / 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 09 / 01 / 2012
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Truyện: 	SỰ TÍCH BÁNH TRƯNG, BÁNH GIẦY.
I. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật, hiểu nội dung câu truyện.
- Trẻ biết được một số phong tục tập quán của người Việt Nam trong ngày Tết Nguyên Đán.
- Làm quen với một số cách thức làm bánh ngày tết.
- Phát triển khả năng sáng tạo, phán đoán tưởng tượng của trẻ, phát triển kĩ năng ghi nhớ.
- Giáo dục trẻ lòng yêu mến, tự hào và biết giữ gìn phong tục tập quán của người Việt Nam.
- Trẻ cần đạt 75 – 80%.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô: 
+ Tranh vẽ minh hoạ câu truyện.
+ Một số tranh vẽ về ngày Tết treo sẵn ở góc.
2. Chuẩn bị của trẻ: Đất nặn
III. Tiến hành
Hoạt động của cô.
Hoạt động của cô.
1. Hoạt động 1.
- Cho trẻ quan sát và nhận xét một số tranh vẽ về ngày Tết.
2. Hoạt động 2.
- Giới thiệu câu truyện: Sự tích bánh chưng, bánh dày.
- Cô kể truyện lần một. Nhắc lại tên truyện.
- Đưa tranh minh họa câu truyện ra yêu cầu trẻ quan sát và nhận xét tranh:
+ Tranh vẽ gì?
+ Trong tranh mọi người đang làm gì?
- Cô kể lần hai theo tranh minh hoạ. 
+ Hỏi trẻ: Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? Câu truyện kể về điều gì?
- Giảng nội dung truyện: Câu truyện cho chúng ta biết về sự ra đời của bánh chưng và bánh dày. Ca ngợi sự thông minh sáng tạo của những người nông dân, họ đã nghĩ ra cách làm hai thứ bánh thơm ngon và có ý nghĩa sâu xa.
- Cho trẻ kể cùng cô theo tranh minh họa 1 lần.
- Trích dẫn và đàm thoại ( Cô kể lại từng đoạn của câu truyện):
+ Tác giả kể về các người con của Vua Hùng như thế nào?
+ Hoàng tử Lang Liêu là người như thế nào?
+ Vua Hùng đã nói gì với các con của mình?
Là những hình ảnh về gia đình vua Hùng Vương thứ sáu. Vào dịp cuối năm vua Hùng đã nói với các con là ai có của ngon vật lạ nhất đem đến để tế trời, đất thì sẽ được nhường ngôi.( “ngày xửa ngày xưa...thì sẽ được nhường ngôi”) 
 + Các hoàng tử đã làm thế nào để có lễ vật dâng lên vua cha?
 + Khi nghe vua cha nói mỗi người tìm lễ vật thì Lang Liêu như thế nào?
+ Lang Liêu lấy gì để làm hai thứ bánh?
Các hoàng tử đi tìm quà dâng lên vua cha. Các hoàng tử đi khắp bốn phương để tìm lễ vật, còn Lang Liêu thì boăn khoăn không biết tìm vật gì để dâng vua cha và một hôm khi đi thăm cánh đồng Lang Liêu đã nghĩ ra sẽ dùng gạo nếp để làm hai thứ bánh.
 + Lang Liêu đã làm bánh giầy như thế nào?
 + Lang Liêu đã làm bánh chưng như thế nào?
Cách làm bánh chưng và bánh giầy. Lang Liêu làm bánh giầy bằng cách lấy gạo nếp vo kĩ, đồ xôi rồi cho vào cối giã thật mịn rồi nặn thành hình tròn, còn bánh trưng thì lấy lá dong gói gạo nếp sống, lấy thịt lợn và đỗ xanh làm nhân bánh gói thành hình vuông.
+ Vua Hùng đặt tên cho hai loại bánh là gì?
+ Thứ bánh hình tròn là gọi là gì?
+ Thứ bánh hình vuông có tên là gì?
+ Vua cha đã nhường ngôi cho ai?
Không khí của ngày hội đầu năm. Vua Hùng đã chọn hai thứ bánh của Lang Liêu làm lễ vật tế trời đất và đặt tên cho bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh trưng rồi nhường ngôi cho Lang Liêu. 
 + Ai là người đầu tiên nghĩ ra cách làm bánh chưng, bánh giầy?
 + Qua câu truyện này chúng ta cần học tập ai?
 - Giáo dục trẻ lòng yêu mến, tự hào và biết giữ gìn phong tục tập quán của người Việt Nam.
 - Cô cùng trẻ kể diễn cảm câu truyện 1 lần.
- Trò chơi : Thi nặn bánh.
+ Cách chơi: Cho 2 đội ( mỗi đội 3 trẻ) lên thi đua nhau nặn bánh hình bánh chưng và hình bánh dày. Đội nào nặn được nhiều bánh và đẹp sẽ thắng. Thời gian chơi là bài hát “ Sắp đến Tết rồi”.
+ Cho trẻ chơi 2 lần.
3. Hoạt động 3.
- Hỏi lại trẻ tên câu truyện?
- Múa hát bài: Sắp đến tết rồi, Mùa xuân đến rồi.
- Trẻ quan sát và nhận xét
- Trẻ lắng nghe.
- Nghe cô kể.
- Quan sát, nhận xét tranh.
- Kể cùng cô, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe 
- Kể cùng cô.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- Kể cùng cô.
- Chơi trò chơi
- Nói tên truyện
- Múa hát 
 Ngày soạn: 08 / 01 / 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 / 01 / 2012
Lĩnh vực phát triển nhận thức
MTXQ:	CÁC PHONG TỤC NGÀY TẾT 
I. Mục đích-yêu cầu
 - Trẻ biết được những phong tục ngày tết quê mình, một số tập tục cổ truyền của người Việt Nam.
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát của trẻ. Phát triển tư duy ghi nhớ có chủ định.
 - Giáo dục trẻ biết trân trọng và giữ gìn những tập tục của quê hương. 
- Trẻ cần đạt 75 – 80%.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô: 
+ Tranh vẽ về các lễ hội trong ngày Tết: Hội tung còn, hội đánh đu, hội trọi gà...
+ Tranh vẽ gia đình trang trí chuẩn bị ngày tết.
+ Tranh vẽ cảnh gia đình đang cúng tất niên.
2. Chuẩn bị của trẻ:
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:
 - Cho trẻ đọc bài thơ: Tết đang vào nhà
 - Trò chuyện theo nội dung bài thơ, về ngày Tết.
2. Hoạt động 2:
 - Giới thiệu bài: Các phong tục ngày tết.
 - Cho trẻ xem tranh vẽ mọi người chuẩn bị đón Tết:
+ Tranh vẽ gì?
+ Bố mẹ đang làm gì? 
+ Ông đang làm gì?
+ Các bạn đang làm gì?
+ Cảnh vật cây cối, thời tiết ngày tết như thế nào?
- Cô khái quát lại các câu trả lời của trẻ.
- Đưa tranh cả nhà đang cúng tất niên:
+ Tranh vẽ hình ảnh gì?
+ Mọi người đang làm gì?
 + Ngày tết có món ăn gì? Loại bánh gì?
 + Mọi người thường làm gì? đi đâu?
 + Ngày tết có những phong tục gì? (đi chúc tết, đi chẩy hội...)
- Cô khái quát lại các câu trả lời của trẻ.
 + Có những trò chơi gì?
- Cho trẻ xem tranh vẽ các trò chơi của ngày hội tết. đàm thoại với trẻ về những hình ảnh trong bức tranh.(hội tung còn, hội đánh đu, hội trọi gà)
- Cô nói: Ngày tết là ngày đầu tiên của năm mới, nhà nào cũng có bánh chưng và nhiều món ăn ngon, ngoài ra còn có cành hoa đào trang trí trong nhà. Ngày tết mọi người thường chúc nhau gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, chúc người già sống lâu trăm tuổi, chúc các bé chăm ngoan học giỏi và được bố mẹ ông bà mừng tuổi, mọi người được đi chơi rất nhiều nơi, được tham gia vào các ngày hội rất vui. Đó là những phong tục tập quán của quê hương chúng ta.
- Cho trẻ kể về ngày tết trong gia đình của trẻ.
- Cô khái quát lại.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Ném vòng cổ chai.
+ Cách chơi: cho 2 đội lên chơi, lần lượt từng trẻ lên ném. Đội nào có nhiều vòng ở cổ chai thì đội đó thắng.
+ Cho trẻ chơi 3 lần.
- Giáo dục trẻ biết trân trọng và giữ gìn những tập tục của quê hương. 
3. Hoạt động 3.
- Hỏi lại trẻ tên bài?
- Cho trẻ ra góc xem tranh về chủ đề.
- Trẻ đọc thơ.
- Trò chuyện cùng cô
- Biết tên bài
- Quan sát và nhận xét tranh
- Quan sát, nhận xét tranh
- Quan sát tranh, nhận xét tranh.
- Lắng nghe
- 3 trẻ
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi
- Lắng nghe
- Trả lời câu hỏi.
- Ra chơi.
_____________________________________________
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ
 	Âm nhạc: Dạy hát + vỗ tay: SẮP ĐẾN TẾT RỒI 
 Nghe hát: NGÀY TẾT QUÊ EM 
 Trò chơi âm nhạc: THỎ NGHE HÁT NHẢY VÀO CHUỒNG
I. Mục đích- yêu cầu
 - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung của các bài hát: Sắp đến Tết rồi, Ngày tết quê em
 - Dạy trẻ thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu lời ca, vỗ tay đúng theo nhịp bài hát.
 - Trẻ chú ý nghe cô hát và biết hưởng ứng theo giai điệu của bài hát. 
- Chú ý lắng nghe cô hát, hưởng ứng cùng cô, chơi trò chơi vui vẻ.
- Trẻ cần đạt 75 – 80%.
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của cô: 
+ Máy tính, đĩa ghi bài hát: Ngày Tết quê em, sắp đến tết rồi..
- Tranh về ngày Tết.
2. Chuẩn bị của trẻ: Quần áo gọn gàng.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1
- Cho trẻ đọc bài thơ: Tết đang vào nhà. Quan sát tranh về ngày Tết.
- Trò chuyện với trẻ về ngày Tết.
2. Hoạt động 2
a. Dạy hát + vỗ tay theo nhịp: Sắp đến Tết rồi:.
- Cô hát mẫu lần 1cho trẻ nghe. Nhắc lại tên bài hát.
- Cô hát lần 2 theo nhạc đệm.
- Giảng nội dung: Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy rất vui trong những ngày sắp đến Tết. Đến trường cũng vui, về nhà cũng vui vì mẹ đang may cho áo mới và mùa xuân này bạn nhỏ thêm 1 tuổi, biết đi thăm ông bà.
- Cho trẻ hát cùng cô 2 lần.
- Cô hát lần 3 kết hợp vỗ tay theo nhịp và phân tích cách vỗ tay.
- Cho cả lớp hát, vỗ tay theo nhịp cùng cô 3 lần.
- Cho cả lớp tự hát, vỗ tay 2 lần.
- Cho trẻ hát, vỗ tay theo nhịp dưới hình thức thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân ( 3 tổ, 3 nhóm, 4 trẻ )
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Hỏi trẻ tên bài hát? Tên tác giả?
- Giáo dục trẻ: Yêu quý kính trọng mọi người và trân trọng những phong tục tập quán của quê hương.
b. Nghe hát: Ngày Tết quê em:
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1. Hỏi trẻ tên bài hát.
- Giảng nội dung: Bài hát có giai điệu vui tươi, phấn khởi nói về không khí của ngày tết rất vui nhộn, và ấm áp, mọi người chúc tụng nhau thật vui vẻ với những câu chúc tốt đẹp nhất.
- Cho trẻ nghe bài hát qua máy tính.
- Cô hát cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ hát cùng cô.
- Củng cố: Hỏi trẻ tên bài hát? Tác giả?
c. Trò chơi âm nhạc: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng.
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Hướng dẫn trẻ chơi: 
- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần ( Cô nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi )
- Củng cố: Hỏi trẻ tên trò chơi?
3.Hoạt động 3
- Nhận xét giờ học.
- Cô khen gợi và động viên trẻ, cho trẻ ra các góc chơi.
- Trẻ đọc thơ
- Trò chuyện cùng cô
- Nghe cô hát
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Hát cùng cô
- Lắng nghe
- Trẻ vận động cùng cô
- Trẻ vận động theo yêu cầu của cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cô hát
- Trẻ lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
Ngày soạn: 09 / 01 / 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 / 01 / 2012
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Tạo hình:	VẼ TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG.	
I. Mục đích – yêu cầu:
- Dạy trẻ vẽ trang trí bốn góc của hình vuông bằng những chấm tròn và gạch nét ngang xen kẽ hai màu,
- Trẻ vẽ nét đậm và tô màu.
- Trẻ hứng thú khi tham gia vào giờ học
- Trẻ cần đạt 75 – 80%.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô: 
+ Mẫu vẽ trang trí hình vuông.
+ Giấy A3 vẽ sẵn hình vuông, bút màu.
2. Chuẩn bị của trẻ: Giấy A4 vẽ sẵn hình vuông, bút màu.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1
 - Cô cùng trẻ hát bài: Sắp đến Tết rồi..
- Trò chuyện với trẻ theo nội dung bài hát, về các phong tục của ngày Tết.
2. Hoạt động 2
- Cô đưa mẫu vẽ trang trí hình vuông ra cho trẻ quan sát và nhận xét.
+ Tranh vẽ gì? Hình vuông trong tranh được trang trí như thế nào?
+ Các chấm tròn và các gạch ngang được sắp xếp như thế nào? Màu sắc của các chấm tròn và gạch ngang như thế nào?...
- Giới thiệu bài : Vẽ trang trí hình vuông.
- Cô vẽ mẫu và phân tích cách vẽ để trẻ quan sát.
- Hỏi trẻ: Hình vuông được trang trí như thế nào?
- Cô khái quát lại và bổ sung những phần còn thiếu cho trẻ.
- Cho trẻ thực hiện: Cô theo dõi, giúp đỡ.
- Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét sản phẩm:
 + Cho trẻ tự giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét sản phẩm của bạn tạo ra.
 + Cô nhận xét chung.
3. Hoạt động 3
- Hỏi trẻ: Giờ tạo hình hôm nay các con được làm gì?
- Cho trẻ đọc bài thơ: Hoa đào, hoa mai và mang sản phẩm lên trưng bày ở góc tạo hình.
- Hát cùng cô
- Trò chuyện cùng cô.
- Quan sát, nhận xét mẫu 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 4 – 5 trẻ trả lời
- Trẻ thực hành
- Nhận xét bài vẽ: 4 - 5 trẻ
- Lắng nghe
- Trả lời câu hỏi
- Đọc thơ cùng cô.
 Ngày soạn: 10 / 01 / 2012
Ngày dạy: Thứ năm ngày 12 / 01 / 2012
Lĩnh vực phát triển nhận thức
 Toán: TẠO NHÓM CÓ 6 ĐỐI TƯỢNG, ĐẾM ĐẾN 6, ĐẾM THEO KHẢ NĂNG	
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tạo nhóm có 6 đối tượng, đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, đếm theo khả năng.
- Trẻ biết quan sát, so sánh các nhóm đối tượng, đếm các nhóm đối tượng đó.
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động trong giờ học.
- Trẻ cần đạt 75 – 80%.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô
- 6 mô hình người, 6 chiếc áo, 2 thẻ số 6.
- 5 búp bê, 5 quả bưởi, 4 cây hoa, 3 thẻ số 5.
- 2 bức tranh vẽ lọ hoa, 10 bông hoa đỏ, 10 bông hoa vàng.
- Các nhóm đồ dùng có số lượng từ 1 đến 10.
2. Đồ dùng của trẻ:
- 6 mô hình người, 6 chiếc áo, bảng cài.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:
- Cô cùng trẻ vận động bài: Sắp đến Tết rồi. Trò chuyện với trẻ theo nội dung bài hát.
2. Hoạt động 2:
a. Ôn luyện nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 5:
- Gọi 2 trẻ lên tìm nhóm đồ vật có số lượng 5, đếm và gắn số tương ứng.
- Cho 1 trẻ lên tìm nhóm có 5 bông hoa, đếm và thêm cho đủ số lượng 6 đã cho trước.
- Sau mỗi lần trẻ thực hiện cô cùng trẻ nhận xét kết quả.
- Khen ngợi động viên trẻ kịp thời.
b. Tạo nhóm có 6 đối tượng, đếm đến 6, đếm theo khả năng:
- Cho trẻ lấy đồ dùng. Hỏi trẻ: Trong rổ có những gì?
- Cô cùng trẻ xếp hết số lượng mô hình người có trong rổ ra bảng cài, xếp thành 1 hàng ngang từ trái sang phải.
( Cô đi kiểm tra trẻ xếp)
- Cô cùng trẻ xếp 5 chiếc áo ra bảng cài, xếp tương ứng 1 - 1.
( Cô kiểm tra trẻ xếp)
- Cho trẻ đếm số lượng áo. 
- Cho trẻ so sánh số nhóm người với nhóm áo:
+ Nhóm người và nhóm áo như thế nào với nhau?
+ Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
+ Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
- Cho trẻ đếm lại số lượng áo, đếm số lượng người.
- Hỏi trẻ: 
+ Nhóm áo và nhóm người như thế nào với nhau?
+ Muốn cho số áo bằng với số người thì ta phải làm thế nào?
- Cô cùng trẻ xếp thêm một chiếc áo nữa.( Cô đi kiểm tra trẻ xếp).
- Cho trẻ đếm số lượng áo và số lượng người.
- Cho trẻ so sánh số lượng áo với số lượng người:
+ Nhóm áo với nhóm người như thế nào với nhau? Bằng nhau là mấy?
- Cô cùng trẻ đếm lại số lượng áo và người: 1 lần, cho cả lớp tự đếm: 1 lần, cho 2 trẻ lên bảng đếm.
- Cô cùng trẻ cất lần lượt nhóm người, nhóm áo.
- Cho trẻ đếm các nhóm đồ dùng có số lượng từ 1 – 10: Lớp đếm, cá nhân đếm.
- Cô nhắc tên bài học.
c. Luyện tập:
- Cô vỗ tay để trẻ nói số lượng ( thực hiện 3 lần).
- Cho 3 trẻ vỗ tay, cả lớp sẽ nói số lượng.
- Cho trẻ tìm trong lớp nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng là 6.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Gắn hoa.
+ Cho 2 đội lên thi đua nhau, mỗi đội 3 người.
+ Khi có hiệu lệnh thì sẽ cầm hoa lên gắn vào lọ hoa cho đúng số lượng cho trước.
+ Thời gian chơi: bài hát: Sắp đến tết rồi.
+ Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả.
- Hỏi trẻ tên trò chơi.
3. Hoạt động 3:
- Hỏi trẻ tên bài học?
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng.
- Vận động cùng cô
- 2 trẻ 
- 1 trẻ
- Nói tên các đồ dùng
- Xếp mô hình người
- Xếp 5 chiếc áo
- Cả lớp đếm
- So sánh nhóm áo và nhóm người
- Cả lớp đếm
- Trả lời câu hỏi
- Cùng cô xếp thêm 1 chiếc áo
- Cả lớp đếm
- So sánh số lượng người và áo
- Lớp đếm
- Cất đồ dùng
- Lớp đếm
- Lắng nghe
- Nói số lượng đúng
- 2 trẻ tìm
- Chơi trò chơi 2 lần
- Trả lời câu hỏi
____________________________________
Lĩnh vực phát triển thể chất
TRÈO LÊN XUỐNG GHẾ
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết kết hợp các động cầm, trèo lên và bước xuống đất nhẹ nhàng... để thực hiện bài thể dục.
- Phát triển thể chất, rèn luyện sự dẻo dai, mạnh dạn cho trẻ.
- Trẻ hào hứng luyện tập và chơi trò chơi sôi nổi. 
- Trẻ cần đạt 75 – 80%
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của cô:
+ Sân bãi sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát. 
+ 6 cái ghế tựa cao 35cm, 2 cái rổ, 22 cái bóng ném.
2. Chuẩn bị của trẻ: Quần áo gọn gàng.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô.
Hoạt động của trẻ.
1. Khởi động:
 - Cho trẻ đi kết hợp các kiểu: Đi bằng gót chân, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng mé chân...đi theo vòng tròn theo hiệu lệnh.
- Đứng thành vòng tròn để tập bài thể dục phát triển chung.
2. Trọng động.
 a. Bài tập phát triển chung:
 - Cho trẻ tập với bài: Đi đều 2 lần.
 b. Vận động cơ bản: Trèo lên xuống ghế
 - Cho trẻ xếp thành hai hàng ngang cách nhau năm mét. Cô để 6 ghế ở giữa (xếp thành hai hàng).
 - Cô giới thiệu bài: 
 - Cô tập mẫu lần 1: Không phân tích động tác.
 - Cô tập mẫu lần 2, kết hợp phân tích động tác:
 + Chuẩn bị: Đứng sát với ghế.
 + Bắt đầu: Tay phải cầm thành ghế, tay trái tỳ cạnh ghế. Bước chân trái lên trên ghế, chân phải đưa qua ghế xuống mép ghế bên kia và dẫm hẳn xuống đất rồi mới thu tiếp chân trái xuống.
 - Cho 3 trẻ lên tập. Cô quan sát, sau đó sửa các động tác còn sai mà trẻ mắc phải.
 - Cho trẻ tập: Mỗi lượt 2 trẻ tập. Cô theo dõi, giúp đỡ trẻ, sửa động tác sai cho trẻ.
+ Cho mỗi trẻ tập 3 lần.
 - Củng cố: Hỏi lại tên bài.
 - Giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh hơn.
c. Trò chơi vận động: Ném bóng vào rổ .
 - Cách chơi: Chia trẻ ra làm hai đội chơi, đứng thành vòng tròn có đường kính 2m. Khi có hiệu lệnh “ném” thì lần lượt từng trẻ ném bóng vào rổ của đội mình. Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ hơn thì thắng.
 - Cho trẻ chơi 4 lần. 
 - Củng cố: Hỏi lại tên trò chơi.
3. Hồi tĩnh:
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 3 vòng. 
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập bài thể dục.
- Trẻ xếp đội hình.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát cô tập mẫu.
- Quan sát cô tập mẫu và lắng nghe.
- Quan sát bạn tập.
- Trẻ thực hành.
- Nhắc lại tên bài.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Nhắc lại tên trò chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng 3 vòng.
Ngày soạn: 05/01/2011
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 07/01/2011
Lĩnh vực phát triển nhận thức
LQCV: 	 ÔN CÁC CHỮ CÁI ĐÃ HỌC. 	
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố các chữ cái trẻ đã được học ở các giờ trước. 
- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái đó.
- Trẻ nhận biết các chữ cái qua các trò chơi.
- Trẻ tích cực tham gia các trò chơi.
- Trẻ cần đạt 75 – 80%. 
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô: 
+ Một đoạn câu truyện bánh trưng bánh giầy được viết vào bốn tờ giấy A3..
+ Các chữ cái in rỗng. 
+ Thẻ chữ các chữ caí đã học.
+ Sáp màu, bút chì.
2. Chuẩn bị của trẻ: 
- Các chữ cái in rỗng, thẻ chữ các chữ caí đã học, bút chì, bút màu.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:
 - Cô kể một đoạn trong câu truyện: Sự tích bánh chưng, bánh dầy ( đoạn Lang Liêu cùng bà con làm bánh và vua Hùng đặt tên cho 2 loại bánh).
 - Hỏi trẻ: 
+ Cô vừa kể một đoạn trong câu truyện nào?
+ Lang Liêu đã nghĩ ra cách để làm bánh gì?
+ Vua Hùng đặt tên cho 2 loại bánh là gì?
+ Khi đến Tết chúng ta sẽ được ăn bánh gì?
2. Hoạt động 2:
a. Trò chơi: Thi xem ai nhanh:
- Gắn lên bảng hai tờ A3 có chứa một đoạn câu truyện sự tích bánh trưng, bánh giầy.
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội gồm 5 trẻ lên khoanh tròn các chữ cái đã học có trong đoạn truyện ( chơi 2 lượt, mỗi lượt 2 đội ).
+ Cách chơi: Sau hiệu lệnh trẻ đứng đầu chui qua cổng, chạy theo đường zích zắc, bật nhảy qua chướng ngại vật, tiếp tục chui qua cổng rồi dùng bút màu nước khoanh tròn chữ cái đã học sau đó chạy về đập vào vai bạn tiếp theo. Cứ như thế lần lượt từng trẻ lên khoanh chữ cho hết thời gian.
+ Thời gian: 6 phút.
b. Trò chơi: Tô màu chữ in rỗng:
- Phát cho mỗi trẻ 3 tờ giấy A4 có chứa các chữ cái đã học, bút màu. Yêu cầu trẻ tô màu đỏ các chữ cái: o, ơ, ô, a, ă, â; màu xanh cho các chữ: e, ê, b, d, đ, h; màu vàng cho các chữ: ê, i, t, c, u, ư.
+ Thời gian chơi: 10 phút.
+ Trưng bày sản phẩm.
+ Nhận xét bài tô:
* Cho 5 – 6 trẻ tự giới thiệu về bài tô của mình và nhận xét bài tô của bạn.
* Cô nhận xét chung.
c. Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh của cô:
- Phát cho mỗi trẻ một rổ chữ cái, yêu cầu trẻ giơ chữ cái theo yêu cầu của cô. Sau đó yêu cầu trẻ cầm một thẻ chữ cái, cô phát âm chữ cái nào thì trẻ cầm chữ cái đó chạy lại gần cô.
+ Thời gian chơi: 5 phút.
3. Hoạt động 3
 - Hỏi trẻ vừa được chơi những trò chơi nào?
 - Cho trẻ vận động bài: Mùa xuân đến rồi.
- Nghe cô kể
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi
- Nhận đồ dùng và nghe cô hướng dẫn
- Tô màu chữ in rỗng
- 5 – 6 trẻ
- Nghe cô hướng dẫn
- Chơi trò chơi
- Trả lời câu hỏi
- Vận động theo nhạc
TUẦN 20
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: MÙA XUÂN CỦA BÉ.
 Ngày soạn: 14 / 01 / 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 16 / 01 / 2012
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Thơ: 	MÙA XUÂN	 
I. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ: cảnh vật, không khí khi mùa xuân đến.
- Dạy trẻ thuộc bài thơ và đọc thơ diễn cảm cùng cô.
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học.
- Trẻ cần đạt 75 – 80%
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô: 
+ Tranh vẽ minh hoạ bài thơ
+ 2 bức tranh vẽ 2 khu vườn, 20 cây hoa ( 10 cây hoa vàng, 10 cây hoa đỏ )
2. Chuẩn bị của trẻ:
III. Tiến hành

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc
Giáo Án Liên Quan