Kế hoạch hoạt động khối Lá - Nhánh 01: Gia đình của bé

A. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC SÁNG

1. Đón trẻ

- Mở cửa, thông thoáng lớp học

- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào bố mẹ, ông, bà

- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề

2. Điểm danh, báo cơm

3. Thể dục sáng

3.1. Mục đích yêu cầu

a. Kiến thức:

- Trẻ có thói quen thể dục sáng, yêu thích vận động hoạt động tập thể

b. Kĩ năng:

- Trẻ tập đúng động tác, tập nhịp nhàng theo nhạc, xếp hàng dãn hàng đúng nhạc hiệu, hào hứng tự giác khi tập.

c. Thái độ:

- Có ý thức chung và thái độ văn minh khi giao tiếp với các bạn trong trường.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động khối Lá - Nhánh 01: Gia đình của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7:
Nhánh 01: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
(Thực hiện từ ngày Từ 17/10 – 21/10/2016)
A. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC SÁNG
1. Đón trẻ
- Mở cửa, thông thoáng lớp học
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào bố mẹ, ông, bà
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề
2. Điểm danh, báo cơm
3. Thể dục sáng
3.1. Mục đích yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ có thói quen thể dục sáng, yêu thích vận động hoạt động tập thể
b. Kĩ năng:
- Trẻ tập đúng động tác, tập nhịp nhàng theo nhạc, xếp hàng dãn hàng đúng nhạc hiệu, hào hứng tự giác khi tập.
c. Thái độ:
- Có ý thức chung và thái độ văn minh khi giao tiếp với các bạn trong trường.
3.2. Chuẩn bị
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. Quần áo trang phục trẻ gọn gàng.
3.3. Cách tiến hành
- Khởi động: Xoay cổ, vai, eo, chân, cổ tay, cổ chân.
- Trọng động: Tập theo bài hát: “ Nắng sớm ”
- Đt: xoay vai, hô hấp 
- Động tác tay:
- Động tác bụng: 
- Động tác lườn: 
- Động tác bật:
- Động tác điều hòa : 
(Mỗi ĐT thực hiện 2 lần x 8 nhịp)
- Trò chơi: Trời nắng trời mưa, gieo hạt.
(Thực hiện cả tuần)
B. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Nấu ăn, bác sỹ.
- Góc âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề.
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé.
- Góc tạo hình: Vẽ theo ý thích.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ.
- Trẻ nhận vai và thể hiện một số động tác qua vai mình đảm nhận.
- Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.
2. Kỹ năng:
- Góc phân vai: 
+ Nấu ăn: Trẻ biết giúp nhau nấu ăn, sắp xếp, bày bàn ăn, biết đặt tên cho món ăn mình nấu.
+ Bác sĩ: Trẻ biết công việc của người bác sĩ, biết khám bệnh, kê đơn, biết một số thuốc chữa các bệnh đơn giản (đau bụng xoa dầu gió, đau mắt thì nhỏ thuốc, ho uống bổ phế...).
- Góc âm nhạc: Trẻ biết biểu diễn hát các bài hát trong chủ điểm.
- Góc xây dựng: Trẻ biết sử dụng các khối gỗ đồ chơi để xếp ghép thành nhà, dãy nhà.Biết đặt tên cho công trình của mình.
- Góc tạo hình: Trẻ biết cách tô màu và vẽ về gia đình của mình theo ý thích của trẻ.
- Góc thiên nhiên: Trẻ biết dùng nước tưới cây, hoa, dùng khăn lâu lá cây, nhổ cỏ, chăm sóc cây, xới đất trồng cây...
3. Thái độ:
- Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Không tranh giành, quăng ném đồ chơi, lấy cất đồ chơi đúng quy định.
- Giáo dục thói quen, hành vi văn minh cho trẻ.
II. CHUẨN BỊ:
- Góc phân vai: Đồ dùng đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ...
- Góc âm nhạc: Các dụng cụ âm nhac..
- Góc xây dựng: Đồ chơi xếp hình, khối gỗ, cây cảnh đồ chơi...
- Góc tạo hình: Bút sáp màu, giấy vẽ.
- Góc thiên nhiên: Bình tưới nước, khăn lau lá.
- Bàn ghế cho các góc.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Bước 1: Thoả thuận chơi:
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề gia đình:
- Trò chuyện với trẻ về người thân và ngày sinh nhật của người thân trong gia đình. ý định tổ chức bữa tiệc sinh nhật người thân của trẻ.
- Muốn tổ chức bữa tiệc sinh nhật cần có những gì?
- Mua những thứ đó ở đâu?
- Nấu những món ăn gì nhiều?
- Bày ra bàn như thế nào cho đẹp?
- Ngày sinh nhật thì tặng những gì?
- Nói như thế nào khi tặng quà?...
- Nhà của con ở đâu?
- Nhà 1 tầng hay nhiều tầng?
- ai xây nên những ngôi nhà đó?
- Nếu là công nhân xây dựng con sẽ xây nhà như thế nào? xây nhà tặng cho ai?
- Cô giới thiệu đồ chơi các góc, gợi ý cách chơi.
- Cho trẻ về góc và tự lấy đồ chơi ra chơi.
- Tương tự với các góc, cô gợi mở cho trẻ chơi hứng thú
- Cô giúp trẻ tạo sự liên kết giữa các nhóm chơi, gợi ý cho trẻ đi tham quan và giao lưu với các nhóm khác.
Bước 2: Quá trình chơi.
- Trẻ về góc tự thoả thuận vai chơi.
- Cô quan sát, động viên trẻ tích cực hoạt động tạo thành sản phẩm sáng tạo.
- Cô có thể đóng một vai chơi nào đó hướng dẫn gợi mở cho trẻ chơi sáng tạo và biết chơi liên kết giữa các góc chơi với nhau.
- Nhắc trẻ trong khi chơi không nói to, không tranh giành đồ chơi của bạn.
- Trao đổi với nhau nhẹ nhàng.
Bước 3: Nhận xét sau giờ chơi.
- Cô đi thăm quan các góc chơi, nhận xét chung.
- Động viên khuyên khích trẻ.
- Trẻ giới thiệu sản phẩm góc chơi của nhóm mình, nhận xét bạn chơi trong nhóm.
- Cô gợi hỏi để trẻ nói ngày hôm sau sẽ chơi như thế nào cho giống thật hơn.
- Cô nhận xét chung
- Dặn trẻ cất gọn đồ chơi vào đúng các góc.
(Thực hiện cả tuần)
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát các kiểu nhà.
- Trò chơi vận động: Tìm đúng nhà.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá, không khí...
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết ngôi nhà 1 tầng, nhiều tầng, nhà lợp mái ngói. Trong nhà có cổng, sân, vườn...
- Trẻ biết luật chơi, cách chơi, chơi hứng thú.
3. Thái độ: 
- Trẻ đoàn kết trong khi chơi.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh ngôi nhà của mình.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân trường sạch sẽ.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
a. Quan sát có chủ đích: Quan sát các kiểu nhà.
- Cho trẻ ra cổng trường quan sát các kiểu nhà xung quanh trường
- Có rất nhiều kiểu nhà khác nhau, nhà 1 tầng, nhà 2 – 3 tầng, màu sơn của các nhà cũng khác nhau. Chúng mình cùng tìm hiểu xem trước cổng trường mình có những ngôi nhà như thế nào nhiều nhé!
- Cho trẻ đếm số cửa, số tầng của các ngôi nhà...
- Những ngôi nhà dùng để làm gì?
- Mọi người làm gì trong ngôi nhà của mình?
- Có nhiều ngôi nhà khác nhau nhưng các ngôi nhà đều để ở, mọi người trong gia đình cùng sống, sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi trong ngôi nhà của mình...
- Các con có yêu ngôi nhà của mình không?
- Các con phải làm gì để nhà luôn sạch sẽ?
- GD trẻ giữ vệ sinh, ...
b. Trò chơi vận động: Tìm đúng nhà.
- Cách chơi: Cô vẽ các hình ngôi nhà 1, 2, 3, 4 tầng. Cho trẻ cầm lô tô giống hình các ngôi nhà đã vẽ, trẻ vừa đi vừa hát, khi nghe thấy hiệu lệnh “Trời tối” thì chạy thật nhanh về ngôi nhà của mình. 
- Luật chơi: Ai không tìm đúng nhà sẽ bị nhảy lò cò 1 vòng.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
c. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời
- Cô bao quát trẻ trong khi chơi.
- Cô hỏi nội dung giờ hoạt động ngoài trời 
- Cô nhận xét trẻ hoạt động 
- Cô cho trẻ vào lớp
- Trẻ rửa tay và về lớp 
(Thực hiện cả tuần)
D, HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vận động nhẹ.
- Ăn quà chiều.
- Ôn bài học sáng.
- Trò chuyện, hát, đọc thơ về chủ đề.
E, HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH 
Ngày soạn: Ngày 10/10/ 2016
Ngày dạy: Thứ hai, Ngày 17/10/ 2016
PTNT: TOÁN
DẠY TRẺ NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 2. ĐẾM ĐẾN 2
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên một số loài hoa ,trẻ biết đếm và biết gộp 2 đối tượng 
- Trẻ biết một số màu sắc của một số loài hoa.
- Trẻ biết số hoa, bướm, so sánh.
- Trẻ hiểu và nói được các từ: Mái ngói, ngôi nhà, tổ ấm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Rèn cho trẻ kĩ năng phát âm rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ý thức trong giờ học.
- Yêu thích học toán.
II. CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô:
- 2 bông hoa, 2 con bướm 
* Đồ dùng của trẻ:
- 2 bông hoa, 2 con bướm 
- Hình thức màu sắc khác nhau
* Tích hợp âm nhạc, KPKH.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi”.
- Bạn nào giỏi đứng dạy kể về ngôi nhà chúng mình đang ở?
- Vậy chúng mình muốn có một ngôi nhà sạch sẽ chúng mình phải làm gì?
- các con phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi...
- Cho trẻ phát âm các từ: Mái ngói, ngôi nhà, tổ ấm.
Hoạt động 2: nội dung.
a. Ôn số lượng 1 
- Các con hãy xem trong lớp mình cái gì có số lượng 1 
- Cho trẻ tìm 1 vài nhóm 
- Đếm số lượng của từng nhóm
b. Dạy trẻ nhận biết số lượng 2 và đếm đến 2.
- Cô phát cho mỗi bạn một rổ, trong đó có hoa và bướm.
- Các con xem trong rổ của mình có gì?
- Các con hãy xếp từng bông hoa theo cô. 
- Cô đặt từng bông hoa
- Chúng mình cùng cô đếm nhé (1 - 2 tất cả là 2 bông hoa).
- Mời từng tổ đếm 1- 2, nhóm, cá nhân đếm.
- Các con hãy xếp từng con bướm theo cô. 
- Cô đặt từng con bướm
- Chúng mình cùng cô đếm nhé (1 tất cả là 1 con bướm)
- Mời từng tổ đếm 1, nhóm, cá nhân đếm.
- Cho trẻ đếm số hoa và bướm.
- Trẻ đếm số hoa: 1, 2 
- Trẻ đếm số bướm: 1
- Các con hãy xem số hoa và bướm như thế nào với nhau? 
- Số nào nhiều hơn số nào ít hơn? 
- Số nào nhiều hơn nhiều hơn là mấy?
- Muốn bằng nhau phải làm thế nào?
- Cùng trẻ thêm một con bướm 
- Trẻ thêm một con bướm 
- Bây giờ 2 số lượng như nào với nhau? bằng mấy ?
- Cả lớp đếm.
- Tổ đếm, nhóm đếm.
- Cá nhân đếm.
- Chúng mình vừa đếm tất cả là mấy bông hoa, có tất cả là mấy con bướm?
- Cô nhắc lại: Chúng mình vừa đếm tất cả là 2 bông hoa và 2 con bướm.
c. Luyện tập
* Trò chơi: Ai nói nhanh
- Cách chơi: Cô giơ tranh hoặc chỉ nhóm đồ vật tìm thẻ số giơ lên và đọc to.
- Luật chơi: ai giơ sai tìm và giơ lại.
- Trẻ chơi
 * Trò chơi: Tìm nhà
- Cách chơi: mỗi trẻ 1 thẻ số và có 2 ngôi nhà và gắn thẻ số 1, 2, vừa đi vừa hát khi cô nói tìm nhà, tìm nhà giống với thẻ số cầm trên tay.
- Luật chơi: Bạn nào tìm sai tìm lại và nhảy lò cò
- Cho trẻ chơi.
- Cô kiểm tra và cho trẻ đổi thẻ số.
Hoạt động 3: kết thúc.
- Hôm nay các con học bài gì ?
- Học bài xong nhớ phải cất giữ đồ dùng đồ chơi.
- Nhận xét tuyên dương.
- Trẻ hát
- nhà sàn, mái ngói, .....
- không vứt rác bừa bãi...
- Trẻ đọc.
- Trẻ tìm
- 1 cốc, 1 chén ...
- Hoa và bướm
- Trẻ xếp 1- 2
- Trẻ đếm
- Trẻ xếp
- Trẻ đếm
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Không bằng nhau
- Số hoa
- Số nào ít hơn
- Thêm 1
- Bằng nhau bằng 2
- Trẻ đếm
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Nghe phổ biến cách chơi và luật chơi
- Chơi trò chơi
- Nghe phổ biến cách chơi và luật chơi
- Chơi trò chơi
- Dạy trẻ nhận biết số lượng 2. Đếm đến 2.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY:
- Tổng số trẻ đến lớp: 
+ Vắng: ...
+ Lí do: 
- Tình trạng sức khỏe của trẻ: ......................
- Trạng thái, hành vi của trẻ: 
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ: ........
Ngày soạn: Ngày 11/10/ 2016
Ngày dạy: Thứ ba, Ngày 18/10/ 2016
Tiết 1 PTTC: 
Thể dục:,
BẬT CHỤM CHÂN, TÁCH CHÂN QUA 5 Ô
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên bài tập. 
- Biết tư thế đúng khi tập
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng, bật tách chân vào 1 ô, tách chân ở 2 ô.
- Khi bật và chạm đất bằng 2 chân nhẹ nhàng, giữ được thăng bằng
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Có ý thức tập thể, rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo 
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Ngoài sân trường.
* Đồ dùng của cô:
- 10 vòng thể dục
* Đồ dùng của trẻ.
- 10 vòng thể dục
- 2 quả bóng
- Chuẩn bị vạch xuất phát
- Trang phục của trẻ và cô gọn gàng
* Tích hợp: Âm nhạc.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Khởi động:
- Các con ơi! chúng mình có muốn có 1 cơ thể khỏe mạnh không? 
- Vậy bây giờ chúng mình cùng cô tập thể dục nhé!
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn nghe nhạc hát bài "Mời lên tàu lửa" và làm theo hiệu lệnh của cô: 
- Tàu đi thường
- Tàu xuống dốc 
- Tàu đi thường 
- Tàu lên dốc
- Tàu đi thường 
- Chạy chậm
- Chạy nhanh 
- Chạy chậm
- Tàu đi thường 
- Điểm số 1- 2 tách thành 4 hàng dọc, xoay ngang, dãn cách đều. Quay các hướng.
Hoạt động 2: Trọng động:
a. bài tập phát triển chung
- Tập theo nhạc.
- Động tác tay:
- Động tác chân:
- Động tác lườn: 
- Động tác bật:
- Tập xong cho trẻ về 2 hàng ngang quay mặt vào nhau
b. Vận động cơ bản: Bật chụm chân, tách chân qua 5 ô.
- Hôm nay cô sẽ dạy 1 vận động mới đó là: Bật chụm chân, tách chân qua 5 ô.
- Cho trẻ đọc tên vận động. 
- Bây giờ cô sẽ thực hiện vận động: Bật chụm chân, tách chân qua 5 ô.
 - Làm mẫu lần 1: không phân tích động tác
- Làm mẫu lần 2: Đứng trước vạch xuất phát, hai tay chống hông. Khi có hiệu lệnh “ Bật “ thì bật chụm chân vào 1 ô, tách chân vào 2 ô, cứ như thế cho đến hết các ô thì bật ra ngoài và và đi về cuối hàng. Khi bật và chạm đất bằng 2 chân.
- Hỏi lại tên vận động.
- Cô vừa thực hiện vận động gì?
- Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem. (1 –2trẻ)
- Cho 2 trẻ lên thực hiện thử
- Trẻ tập lần lượt: 2 trẻ / 1 lần. Tập từ 2 -> 4 lần. 
- Cho trẻ thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân 
- Hôm nay cô cho lớp mình tập bài tập vận động cơ bản gì? 
- Các con ạ chúng mình phải thường xuyên tập thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Cho 2 trẻ khá lên tập lại
Hoạt động 3. Hồi tĩnh
- Trẻ đi lại quanh lớp nhẹ nhàng 1, 2 vòng quanh sân tập.
- có ạ!
- Vâng ạ
- Trẻ thực hiện theo nhạc và hiệu lệnh của cô
- Điểm số, tách hàng, quay các hướng
- Tập đúng động tác
Tập 2 lần X 8 nhịp 
Tập cùng cô
- Trẻ quay mặt vào nhau
- Bật tách khép chân qua.
- Trẻ lắng nghe, quan sát
- Bật chụm chân, tách chân qua 5 ô.
- 2 trẻ lên tập thử
- Trẻ tập lần lượt
- Bật chụm chân, tách chân qua 5 ô.
.
- Trẻ tập
- Đi lại nhẹ nhàng
Tiết 2: PTTM: 
Tạo hình 
VẼ NGÔI NHÀ CỦA BÉ (ĐT)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết các thành phần chính của ngôi nhà gồm có (cửa ra vào, cửa sổ tường, mái nhà.)
- Trẻ biết có nhiều kiểu nhà khác nhau (nhà một tầng, nhà mái ngói, nhà hai tầng, chung cư)
- Trẻ biết ngôi nhà rất cần thiết cho mỗi gia đinh
- Trẻ biết vẽ hoa, cây xanh, để trang trí, tạo cho bức tranh thêm sống động.
- Trẻ hiểu và phát âm được các từ: Nhường nhịn, đoàn kết, kính trọng.
2. Kĩ năng:
- Luyện các kĩ năng để vẽ các kiểu nhà (vẽ bằng các nét thẳng, xiên) phối hợp để tạo thành bức tranh vẽ nhiều kiểu nhà có bố cục hợp lí.
- Luyện cách ngồi, cách cầm bút đúng tư thế 
- Rèn kĩ năng tô mầu (tô đều, không chườm ra ngoài).
- Trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc
3. Thái độ:	
- Trẻ thêm yêu quý gia đình mình và giữ gìn cho ngôi nhà thêm sạch đẹp
- Trẻ biết giúp bố mẹ quét nhà
II. CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô:
- Tranh về các kiểu nhà: một tầng, cao tầng, nhà chung cư.
* Đồ dùng của trẻ.
- Bút màu, giấy vẽ.
- Giá treo tranh
* Tích hợp: KPKH..	
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát bài “ nhà của tôi”
- Bài hát có tên gì?
- Nội dung bài hát này như thế nào?
- Bài hát này nói về ngôi nhà của bạn nhỏ, mà ngôi nhà rất gần gũi với bạn và cả gia đình của bạn đang chung sống ở đó. Ngôi nhà là nơi mà các thành viên chung sống.
- Vậy mỗi gia đình đều được chung sống ở đâu?
- LQTV: Nhường nhịn, đoàn kết, kính trọng.
- Cô cho trẻ xem băng về các kiểu nhà khác nhau và cùng trò chuyện với trẻ
- Ai có nhận xét gì về đoạn băng mình vừa xem?
- Có những kiểu nhà gì?
Hoạt động 2: Nội dung.
a. Trẻ quan sát mẫu
* Cho trẻ xem băng về nhà một tầng mái bằng, mái ngói.
- Các con vừa được biết về ngôi nhà gì?
- Mái nhà có dạng hình gì? được vẽ bằng những nét gì? Và đựơc tô màu gì?
- Thân nhà có dạng hình gì? Có những nét vẽ gì?
- Phần thân nhà còn có những cửa gì? được tô những màu gì?
- Bên ngoài ngôi nhà có những gì?
=> đây là ngôi nhà một tầng có mái bằng và mái ngói, mái ngói có dạng hình tam giác mái bằng có dạng hình chữ nhật và được tô màu đỏ, thân nhà có dạng hình chữ nhật có cửa chính và cửa sổ, cửa sổ hình vuông, phía trước nhà có rất nhiều cây xanh, hoa lá kiểu nhà này thường thấy ở nông thôn ở thành phố thấy ít hơn.
* Cho trẻ xem tranh ngôi nhà cao tầng
- Ngôi nhà các con vừa xem như thế nào? Có mấy tầng
- Cửa ra vào như thế nào? Cửa sổ ra sao?
- Ngôi nhà này được vẽ bằng những nét vẽ gì?
=> vừa rồi là ngôi nhà hai tầng, ba tầng thân nhà có dạng hình chữ nhật đứng, cửa ra vào có dạng hình chữ nhật, các cửa sổ có dạng hình vuông, xung quanh nhà cũng có nhiều cây cối, ngày nay để tiết kiệm diện tích thì cả thành phố và nông thôn đều xây nhiều nhà có từ 2,3 tầng trở lên hay còn gọi là nhà cao tầng.
* Cho trẻ xem tranh và nhận xét ngôi nhà chung cư có nhiều tầng
- Bạn nào biết gì về kiểu nhà này không?
- Con có thể đếm được số tầng số cửa sổ của ngôi nhà này?
=> Đây là ngôi nhà nhiều tầng hay còn gọi là nhà chung cư. ở các thành phố hiện đại chúng ta sẽ gặp rất nhiều những khu nhà kiểu như thế này, những khu nhà này chứa được rất nhiều người, tiết kiệm diện tích và trông thành phố thêm đẹp, hiện đại hơn.
- Vừa rồi chúng mình được biết về 3 kiểu nhà ngoài ra còn có hình vẽ về kiểu nhà mái rơm nữa đấy. Hôm nay cô sẽ cho chúng mình vẽ lại những ngôi nhà mà mình yêu thích nhé
- Trẻ nêu ý định của mình. (2-3 trẻ).
- Hôm nay con sẽ định vẽ ngôi nhà như thế nào?
- Mái nhà con vẽ là hình gi? Có những nét vẽ nào? 
- Phần thân nhà con vẽ như thế nào?
- Con sẽ tô mầu gì cho ngôi nhà?
- Xung quanh ngôi nhà con sẽ trang trí những gì?
- Cô nhắc trẻ cách bố cục tranh, cách tô mầu, khuyến khích trẻ vẽ thêm cỏ cây hoa lá để cho bức tranh trêm sinh động
b. Trẻ thực hiện
- Cô quan sát và hướng dẫn, gợi ý trẻ còn lúng túng.
c. Trưng bày sản phẩm
- Cô đặt các sản phẩm có nội dung giống nhau vào gần nhau để trẻ dễ nhận xét
- cô mời trẻ lên chọn bài đẹp 
- Mời trẻ có bài được chọn lên giới thiệu bài của mình cho cô và các bạn cùng nghe
- Ai thích giới thiệu bài của mình nữa? Con vÏ gì? Con đặt tên cho sản phẩm của mình là gì ?
=> Cô hướng dẫn và khuyến khích trẻ đặt tên cho tranh bằng những tên đúng với nội dung bài vÏ của trẻ.
- Cô nhận xét chung 
=> Mỗi chúng ta ai cũng có một mái ấm gia đình. Ngôi nhà hạnh phúc đó là nơi các con chung sống cùng bố mẹ, ông bà, anh chị với tình yêu gia đình đầm ấm.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Hôm nay cô cho lớp mình học bài gì?
- Cô mời cả lớp vào các góc nghệ thuật hoàn thành bài.
- Trẻ hát
- Nhà của tôi
- Nói về ngôi nhà
- Lắng nghe cô
- Trong một mái nhà ạ.
- Trẻ đọc
- Trẻ quan sát
- Trẻ kể 
- Hình tam giác, nét thẳng màu đỏ 
- Hình chữ nhật nét thẳng 
- Cửa hình chữ nhật, màu xanh 
- Cỏ cây hoa lá 
- Trẻ nghe 
- Trẻ nhận xét 
- Trẻ kể 
- Trẻ nghe 
- Nhà 3 tầng 
- Trẻ đếm 
- Trẻ nghe 
- Trẻ nêu ý định của mình.
- Trẻ kế 
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- Trẻ nhận xét bài của mình và của bạn
- Nghe cô nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Vẽ ngôi nhà của bé.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY:
- Tổng số trẻ đến lớp: 
+ Vắng: ...
+ Lí do: 
- Tình trạng sức khỏe của trẻ: ......................
- Trạng thái, hành vi của trẻ: 
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ: ........
Ngày soạn: Ngày 12/10/ 2016
Ngày dạy: Thứ tư, Ngày 19/10/ 2016
PTNT:
KPKH 
NHỮNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết địa chỉ gia đình mình, họ tên và 1 số đặc điểm của người thân trong gia đình, hiểu các mối quan hệ gia đình..
 - Biết quy mô gia đình: Gia đình lớn, gia đình nhỏ, gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình mở rộng,..
 - Biết 1 số hoạt động của gia đình trong 1 số ngày kỉ niệm, ngày lễ lớn trong năm.
- Trẻ hiểu và phát âm được các từ: Con trai, con gái, bên cạnh.
2. Kỹ năng: 
- Trẻ nói đủ câu, rõ ý, phát triển vốn từ cho trẻ
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm
3. Thái độ:
- Qua nội dung bài góp phần giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ với mọi người trong gia đình, quan tâm đến gia đình
- Biết công lao và kính trọng lễ phép với người lớn.
- Biết chào hỏi, biết giúp người lớn những việc vừa sức.
II .CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô.
- Tranh quy mô gia đình
- Nhắc phụ huynh và trẻ mang đến lớp ảnh hoặc những đoạn video về gia đình trẻ
- Mô hình đồ chơi 1 số loại đồ dùng gia đình
* Đồ dùng của trẻ.
- Quần áo sạch sẽ.
* Tích hợp: Âm nhạc. 
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. 
- Hát: Tổ ấm gia đình
- Trong mỗi chúng ta ai cũng có 1 gia đình. Các con cũng vậy. Những người trong gia đình là những người có mối quan hệ ruột thịt với nhau. 
- LQTV: Con trai, con gái, bên cạnh.
- Hôm nay bạn nào muốn giới thiệu gia đình mình với cả lớp.
Hoạt động 2: Nội dung.
- Cô mời 2 -3 trẻ lên giới thiệu các thành viên trong gia đình: Gia đình có những ai? Tên của 1 số thành viên? Địa chỉ gia đình...
* Quan sát tranh 
- Cô cho trẻ xem tranh quy mô gia đình
- Cô chia trẻ thành các nhóm nhỏ xem các tranh về quy mô gia đình, gợi ý để trẻ đếm số lượng và gọi tên các thành viên
* Cô treo lần lượt từng tranh lên và cùng trẻ trò chuyện
- Trong tranh có bao nhiêu người? Là ai ?
=> Gia đình có 1 đến 2 con là gia đình ít con
+ Gia đình có từ 3 con trở lên là gia đình đông con
+ Gia đình chỉ có bố mẹ và con cái sống chung gọi là gia đình lớn
+ Gia đình có cả ô

File đính kèm:

  • docgiao_an_4_tuoi.doc