Kế hoạch hoạt động khối Lá - Phát triển thể chất: Thể dục - Đề tài: Bò bằng bàn tay, bàn chân qua 3 - 4m + Trò chơi vận động: Chim sẻ và thợ săn

I. Mục đích yêu cầu:

 1. Kiến thức: Trẻ biết sử dụng sự khéo léo của đôi bàn tay, bàn chân qua 3-4m

 + Biết chơi trò chơi đúng luật chơi và cách chơi

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khéo léo của đôi bàn tay, bàn chân bò qua 3-4m

3. Thái độ: GD trẻ đoàn kết giúp đỡ nhau trong giờ học.

II. Chuẩn bị:

 - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, quần áo, đầu tóc gọn gàng

III. Tiến hành:

 

doc29 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt động khối Lá - Phát triển thể chất: Thể dục - Đề tài: Bò bằng bàn tay, bàn chân qua 3 - 4m + Trò chơi vận động: Chim sẻ và thợ săn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 1
Thời gian: Từ ngày 24/8/2015 - 28/8/2015
Chủ đề lớn: Tr­êng mÇm non 
Chñ ®Ò nh¸nh: Trường mầm non Làng Giàng của bé
 Thứ hai, ngày 24 tháng 8 năm 2015
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: THỂ DỤC
Đề Tài: Bò bằng bàn tay, bàn chân qua 3-4m
+ TCVĐ: Chim sẻ và thợ săn
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức: Trẻ biết sử dụng sự khéo léo của đôi bàn tay, bàn chân qua 3-4m 
 + Biết chơi trò chơi đúng luật chơi và cách chơi
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khéo léo của đôi bàn tay, bàn chân bò qua 3-4m
3. Thái độ: GD trẻ đoàn kết giúp đỡ nhau trong giờ học. 
II. Chuẩn bị:
 - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, quần áo, đầu tóc gọn gàng
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài: (2-3 phút)
- Cho trẻ hát và làm động tác bài “ Thể dục buổi sáng”
2. Phát triển bài: (18-20 phút)
 Cô dùng hiệu lệnh cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài đoàn tàu nhỏ xíu và làm động tác các kiểu: đi thường - đi bằng gót chân - đi thường - đi bằng mũi chân - đi thường -chạy chậm - đi thường- chạy nhanh - đi thường
Sau đó cho trẻ về đội hình 3 hàng ngang
a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập theo cô các động tác:
- Tay vai 1: Đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay dơ thẳng qua đầu.
- Bụng 1: Đứng 2 chân rộng bằng vai, tay chống vào hông, nghiêng người sang phải
- Chân 1: Đứng thẳng 2 tay chống hông, chân phải bước lên phía trước, khụy gối.
- Bật: Trẻ đứng tay chống hông, bật nhảy tại chỗ
b.Vận động cơ bản: 
- Cho trẻ về đội hình 2 hàng ngang đối diện.
 - Cô giới thiệu tên vận động: Bò bằng bàn tay, bàn chân qua 3-4m
 - Cô thực hiện mẫu cho trẻ quan sát lần 1 không phân tích
- Lần 2 kết hợp phân tích cho trẻ quan sát: Tư thế chuẩn bị 2 bàn tay, 2 bàn chân chạm đất, khi có hiệu lệnh chúng mình sử dụng bàn tay nọ, bàn chân kia bò về phía trước 3-4m. Sau đó quay lại và đứng về cuối hàng và các bạn khác lần lượt lên thực hiện tương tự.
 - Mời trẻ nhắc lại
- Cô mời 2 - 3 trẻ khá lên thực hiện cho các bạn quan sát.
 - Cho trẻ thực hiện: 2 lần khi trẻ thành thạo cô cho trẻ tự thực hiện theo hiệu lệnh của cô, cho 2 tổ thi đua nhau.
Cô chú ý giúp đỡ, sửa sai cho trẻ.
+ TCVĐ: Cô giới thiệu tên vận động: Chim sẻ và thợ săn
- Luật chơi: Trẻ nào bị bắt sẽ phải làm thợ săn
- Cách chơi: Cô cho 1 trẻ đóng giả thợ săn núp sau gốc cây, các trẻ còn lại đóng giả các chú chim sẻ đi kiếm ăn, khi đến gần gốc cây chú thợ săn chạy ra để bắt các chú chim sẻ, các chú chim sẻ phải nhanh chân chạy về chuồng, chú nào bị bắt sẽ làm thợ săn.
- Trẻ thực hiện
c. Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân giả làm các chú chim bay, cò bay
3. Kết thúc: (2-3 phút)
- Cô cho trẻ hát bài " Trường chúng cháu đây là trường mầm non" và ra chơi.
- Trẻ thực 
- Lắng nghe
-Trẻ vừa đi vừa hát và thực hiện theo hiệu lệnh
- Tập 3 lần x 4 nhịp
- Tập 2 lần x 4 nhịp
- Tập 2 lần x 4 nhịp
- Tập 2 lần x 4 nhịp
- Trẻ quan sát
- Trẻ nhắc lai cách thực hiện 
- Cả lớp quan sát
- 2 trẻ khá lên thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý nắng nghe
- Trẻ chơi 3- 4 lần
- Trẻ đi nhẹ nhàng
- Trẻ hát và ra chơi 
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ : TẠO HÌNH 
ĐỀ TÀI: TÔ MÀU CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN (MẪU)
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức: Trẻ biết chọn màu để tô màu tranh cô giáo và các bạn giống mẫu của cô, tô trùng khít, không chờm ra ngoài
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cầm bút, tô màu, di màu đều 
 3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn bút màu, sản phẩm của mình làm ra, yêu quý kính trọng cô giáo
II. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô
 - Vở tạo hình, giá treo tranh, bút màu, bàn ghế đúng quy cách đủ cho trẻ
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài: ( 2-3 phút)
- Cho trẻ đọc bài thơ " Bé tới trường"
- Bài thơ nói đến điều gì?
- Đến trường các bé được gặp những ai và các bé còn được làm gì?
- Đúng rồi đến trường thật là vui vì chúng mình được gặp cô giáo, các bạn, được học, được chơi đúng không nào.
2. Phát triển bài: ( 15 - 16 phút)
- Bây giờ cô có 1 bất ngờ giành cho chúng mình, chúng mình có muốn biết bất ngờ đó là gì không?
- Cô có bức tranh vẽ về ai đây?
+ Ai có nhận xét gì về bức trang này?
+ Trong bức tranh của cô có những ai?
+ Cô giáo đang làm gì? Các bạn đang làm gì?
+ Cô giáo mặc áo màu gì? Các bạn mặc áo màu gì?
+ Các con thấy bức tranh có đẹp không?
+ Các con có thích tô màu bức tranh đẹp như cô không?
+ Để có được bức tranh đẹp chúng mình quan sát cô tô mẫu nhé.
- Cô thực hiện mẫu vừa tô màu phân tích cách tô
- Cô cho trẻ thực hiện:
 - Gợi hỏi trẻ cách tô.
+ Để tô được bức tranh thật đẹp con ngồi như thế nào? Con cầm bụt bằng tay nào? Cầm bút bằng mấy đầu ngón tay? Con tô bức tranh của con bằng những màu nào?
- Cô bao quát chung và hướng dẫn giúp đỡ trẻ chưa thực hiện được 
- Dừng tay dừng tay
3. Kết thúc: ( 4- 5 phút)
+ Nhận xét sản phẩm :
- Cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày sản phẩm đi theo tổ 
- Cho 3-4 trẻ giới thiệu bài của mình, nhận xét bài của bạn 
- Cô nhận xét chung 
- Cho trẻ hát bài: "Trường chúng cháu là trường mầm non" lên lấy sản phẩm của mình lên trưng bày góc tạo hình.
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời
- Vâng ạ
- Có ạ
- Cô giáo và các bạn
- Trẻ nhận xét
- Có cô giáo và các bạn
- Trẻ trả lời
- Có ạ
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ tập thể dục tay
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- Trẻ nhận xét sản phẩm
- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ thực hiện
 Thứ ba, ngày 25 tháng 8 năm 2015
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: VĂN HỌC
Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm “Bé tới trường”
I.Mục đích yêu cầu: 
 1. Kiến thức: Trẻ hiểu nội dung và đọc diễn cảm bài thơ.
 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ
 3. Thái độ: Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp của mình, chơi đoàn kết với các bạn và yêu quý thầy cô.
II. Chuẩn bị:
 - Hình ảnh minh họa bài thơ: Bé tới trường trên vi tính.
III. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài: (3 phút)
- Cô cho trẻ hát bài “ Vui đến trường”
+ Bài hát nói về điều gì?
- Đúng rồi bài hát nói về bạn nhỏ rửa mặt thật sạch, trải răng trắng tinh, để mẹ đưa bé đến trường gặp các bạn thật là vui đấy.
2. Phát triển bài: ( 18 - 20phút)
- Ngoài bài hát ra cô còn biết có 1 bài thơ cũng nói về bạn nhỏ tới trường như thế nào thì chúng mình cùng chú ý nắng nghe cô đọc bài thơ "Bé tới trường" của tác giả Nguyễn Thanh Sáu nhé.
- Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1 không tranh
- Lần 2 cô đọc kết hợp tranh minh họa trên vi tính
- Giảng nội dung: Bài thơ nói về niềm vui của bạn nhỏ trên đường tới trường vào buổi sáng, có đàn chim hót reo ca, bé cũng hòa vào tiếng ca, bé vui như chim khi được đến trường, bé và chim đều hát vang khúc hát những khúc hát về mái trường thân yêu.
* Đàm thoại: 
- Cô vừa đọc bài thơ gì? của tác giả nào?
 - Bạn nào cho cô biết ở trên cây đa có gì?
- Dưới đường làng như thế nào?
- Bé đã làm gì?
- Bé vui như ai?
- Bé và chim làm gì?
- Bé có yêu trường, yêu lớp của mình không?
- Thế còn các bạn các bạn có yêu trường lớp của mình không?
- Đúng rồi khi đến trường chúng mình được gặp cô giáo, gặp bạn bè, được học, được chơi vì vậy chúng mình phải luôn yêu quý trường lớp của mình nhé.
- Cô còn biết có 1 bài hát rất hay hát về ngôi trường mầm non của mình đấy, cô mwoif cả lớp đứng lên hát theo nhạc bài hát " Trường chúng cháu là trường màm non nào"
* Trẻ đọc thơ: Cô cho trẻ đọc thơ diễn cảm theo nhiều hình thức (, , , Cá nhân ) 
+ Cả lớp đọc: 3-4 lần 
+ Nhóm đọc: 3-4 nhóm
+ Cá nhân: 2 trẻ đọc diễn cảm kèm động tác minh họa
+ Tổ đọc: 3 tổ đọc, cho trẻ đọc luân phiên theo tổ
+ Cá nhân: 1 trẻ đọc diễn cảm theo tranh
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ và rèn trẻ đọc diễn cảm
3. Kết thúc:(3-4 phút): Cho trẻ đọc bài thơ " bé tới trường" ra chơi
- Cả lớp hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý
- Trẻ lắng nghe
- Bé tới trường của tác giả Nguyễn Thanh Sáu.
- Trẻ trả lời
- Bé cũng hòa tiếng ca,
bé vui như chim
- Đang đến trường tới lớp
- Trẻ trả lời
- Có ạ
- Vâng ạ
- Trẻ hát theo nhạc
- Trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức
- Trẻ đọc
 Thứ tư, ngày 26 tháng 8 năm 2015
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: MTXQ
Đề tài: Tìm hiểu về công việc của các cô, chú trong trường mầm non
I, Mục đích yêu cầu 
 1. Kiến thức: Trẻ biết được công việc của các cô, chú trong trường học của mình 
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, phát triển vốn từ và nghi nhớ có chủ định cho trẻ 
 3.Thái độ: Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng các cô, chú trong trường mầm non 
II, Chuẩn bị: Hình ảnh về cô giáo, chú bảo ệ, bác cấp dưỡng trên vi tính, một số bài thơ, bài hát về trường mầm non.
III, Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1, Giới thiệu bài: ( 3 -4 phút)
- Cho trẻ hát bài " Trường chúng cháu là trường màm non"
 - Bạn nào giỏi kể cho cô và các bạn biết trong trường mầm non của chúng mình có những ai?
- Để biết rõ hơn về công việc của từng người, cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu nhé.
2, Phát triển bài: (18 -20 phút)
a. Quan sát đàm thoại
* Quan sát hình ảnh cô giáo trên vi tính.
- Cô có bức tranh về hình ảnh ai đây?
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Trong bức tranh có những ai?
+ Cô giáo đang làm gì?
+ Các bạn nhỏ ngồi học như thế nào?
+ Thế còn các bạn, cô giáo các bạn tên là gì?
+ Ngoài cô giáo dạy các bạn ra trong trường còn có cô nào nữa?
+ Đến lớp các bạn được gặp ai? Các bạn được làm gì?
+ Các bạn có yêu quý cô giáo của mình không? Yêu quý các bạn phải làm gì?
* Quan sát hình ảnh bác cấp dưỡng trên vi tính.
- Ngoài cô giáo ra cô còn có hình ảnh về ai đây?
- Ai có nhận xét gì về bác cấp dưỡng?
+ Bác cấp dưỡng mặc trang phục như thế nào?
+ Bác cấp dưỡng đang làm gì?
- Ở trường chúng mình có bác cấp dưỡng không?
- Bạn nào kể cho cô nghe xem có mấy bác cấp dưỡng? Các tên là gì?
- Bác cấp dưỡng làm gì cho chúng mình ăn?
- Các bạn có yêu quý bác cấp dưỡng không?
- Đúng rồi bác cấp dưỡng rất vất vả lấu cơm cho chúng mình ăn vì vậy các bạn phải yêu quý và kính trọng bác cấp dưỡng nhé.
* Quan sát hình ảnh chú bảo vệ trên vi tính.
- Cô có hình ảnh về ai đây?
- Chú bảo vệ đang làm gì?
+ Ở trường mình có chú bảo vệ không?Chú tên là gì?
 + Công việc của chú là gì?
+ Các bạn có yêu quý chú bảo bệ không?
* Đàm thoại sau quan sát
 - Các bạn được quan sát những hình ảnh gì?
- Ngoài cô giáo, chú bảo vệ, bác cấp dưỡng trong trường còn có ai nữa?
- Các cháu dành tình cảm như thế nào với các cô, chú, bác làm việc trong trường ?
Đúng rồi các cô, các bác trong trường rất yêu quý chúng mình vì vậy các bạn phải yêu quý và kính trọng các cô các bác trong trường nhé.
* Trò chơi củng cố: 
- Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh
+ Luật chơi: đội nào chuyển được nhiều rau, củ, quả về kho cho bác cấp dưỡng đội đó thắng cuộc.
+ Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 2 đội, khi có hiệu lệnh các đội lần lượt chuyển rau, củ, quả về kho cho bác cấp dưỡng, thời gian được tính trong 1 bản nhac, đội nào chuyển được nhiều đội đó thắng cuộc.
+ Trẻ thực hiện ( Cô bao quát trẻ chơi)
- Trò chơi 2: Bé thông minh trên vi tính.
+ Cho trẻ chọn thực phẩm chứa chất đạm trên vi tính, trẻ chọn đúng được mặt cười, trẻ chọn sai được mặt méo.
3. Kết thúc:(2- 3 phút) 
- Cô cho trẻ hát bài vui đến trường đến thăm quan khu chế biến thức ăn của các bác cấp dưỡng
- Cả lớp hát theo nhạc
- Có cô giáo, chú bảo bệ, cô hiệu trưởng, bác cấp dưỡng...
- Cô giáo
- 1-2 trẻ
- Có cô giáo và học sinh
- Đang dạy các bạn nhỏ học bài
- Trẻ trả lời
- Ngoan học giỏi vâng lời cô giáo...
- Bác cấp dưỡng
- 2 trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Lấu cơm...
- Có ạ
- Chú bảo vệ
- Trẻ trả lời
- Bảo vệ tài sản trường lớp 
- Có ạ
- Trẻ kể
- Kính yêu
- Cô hiệu trưởng, hiệu phó, cô văn thư
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
Thứ năm, ngày 27 tháng 8 năm 2015
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: DH: TRƯỜNG CHÚNG CHÁU LÀ TRƯỜNG MẦM NON
 + NH: CÔ GIÁO MIỀN XUÔI
 + TCAN: BAO NHIÊU BẠN HÁT
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ thuộc bài hát, trẻ hát đúng nhịp điệu, giai điệu bài hát 
+ Trẻ thích nghe cô hát và nghe chọn vẹ cả bài
+ Biết chơi trò chơi đúng luật chơi và cách chơi.
2. Kỹ năng: Rèn KN hát đúng nhịp điệu, giai điệu bài hát và chơi trò chơi đúng luật
3. Thái độ: GD trẻ yêu quý ngôi trường mầm non của mình
II. chuẩn bị
- Nhạc không lời bài hát trường chúng cháu là trường MN, nhạc có lời, không lời bài hát: cô giáo miền suôi, mũ âm nhạc cho trẻ chơi trò chơi.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài ( 3-4p )
- Cho trẻ quan sát đoạn video về trường mầm non.
- Các bạn vừa được quan sát những hình ảnh gì?
- Trong trường có những ai?
- Các bạn ạ, ngoài những hình ảnh đó ra cô lương còn biết 1 bài hát hát về trường mâm non rất là hay, để biết được nội dung bài hát đó diễn ra như thế nào chúng mình cùng chú ý lắng nghe cô hát bài: " trường chúng cháu là trường MN " sáng tác của chú Phạm tuyên nhé .
2. Phát triển bài ( 18-20p)
* Dạy hát: Cô hát cho trẻ nghe 2 lần
+ Cô hát lần 1: Cô vừa hát bài hát gì? Của tác gia nào?
+ Lần 2 cô vừa hát vừa múa thể hiện tình cảm, điệu bộ bài hát
- Nội dung: Bài hát nói về các bạn nhỏ học ở trường mầm non, các bé rất ngoan và hát rất hay, cô giáo như mẹ hiền, còn các cháu là con, và trường của các bạn là trường mầm non.
- Bây giờ để bài hát hay hơn chúng mình hát cùng cô nào. 
- Cô cho cả lớp hát 3 - 4lần
- Cô cho 3 tổ hát, cá nhân trẻ hát, cho 4-5 nhóm hát
- Cô sửa sai cho trẻ
- Cho cả lớp hát lại 1 lần.
- Cô dẫn dắt cho 6 trẻ hát múa bài " Vui đến trường"
* Nghe hát: Cô hát cho trẻ nghe bài hát “ Cô giáo miền xuôi"
- Cô hát diễn cảm cho trẻ nghe 
- Nội dung: Bài hát nói về cô giáo miền xuôi lên day các bạn nhỏ học hát học múa, khi ở với cô giáo các bạn mỗi ngày một ngoan đấy.
- Lần 2 cô cho trẻ nghe nhạc không lời của bài hát.
- Lần 3 cô hát khuyến khích trẻ hát theo cô câu cuối
 * Trò chơi âm nhạc: Bao nhiêu bạn hát
+ Luật chơi: Nếu trẻ đoán sai phải nhảy lò cò
 + Cách chơi: Trẻ đội mũ chóp sẽ đoán xem bao nhiêu bạn hát.
- Trẻ chơi ( Cô bao quát, động viên trẻ chơi)
3. Kết thúc ( 2-3 p) Cô dẫn dắt cho trẻ đọc bài thơ “ Bé tới trường” và ra chơi
- Trẻ quan sát
- Về trường mầm non
- Trẻ trả lời
Trẻ chú ý lăng nghe
- Trẻ chú ý lăng nghe
- Trẻ trả lời
- Cả lớp hát 3 -4lần
- 3 tổ hát, 3 cá nhân trẻ hát, cho 4-5 nhóm hát, 
- Cả lớp hát
- 6 trẻ thực hiện múa theo nhạc
- Trẻ chú ý nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ hát theo cô
Trẻ chơi
Cả lớp đọc
Thứ sáu, ngày 28 tháng 8 năm 2015
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: LQVT
ĐỀ TÀI: ÔN NHẬN BIẾT MỘT VÀ NHIỀU
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức: Trẻ nhận biết được một và nhiều đồ dùng, đồ chơi trong lớp
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết một và nhiều
 3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong lớp và có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị: Đồ dùng, đồ chơi có một và nhiều: 1 con thỏ, nhiều củ cà rốt, 1 bông hoa hông, nhiều bông hoa cúc, 1 hình tròn, nhiều hình vuông và 1 số đồ dùng, đồ chơi có số lượng 1 và nhiều đặt xung quanh lớp.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài: (2-3 phút)
- Cho trẻ đọc bài thơ " Bé tới trường"
- Trong bài thơ nói về ai?
- Đến trường các bé được làm gì?
- Đúng rồi đến lớp các bé được học, được chơi rất nhiều đồ chơi, nhưng khi chơi đồ chơi đó các bạn phải giữ gìn đồ chơi cẩn thận nhé.
2. Phát triển bài: (18 -20 phút)
 Phần 1: Ôn nhận biết một và nhiều: 
- Cho trẻ chơi trò chơi dấu tay, dấu tay
- Tay đẹp đâu: Trẻ lấy rổ đồ chơi ở sau lưng ra trước mặt.
- Trong rổ có những gì?
- Cho trẻ thực hiện tương tự cô.
+ Đây là con gì? 
+ Có mấy con thỏ?
+ Còn đây là gì?
+ Có một hay nhiều củ cà rốt?
+ Cho cả lớp chỉ vào 1 con thỏ, nhiều củ cà rốt phát âm, cá nhân trẻ phát âm.
Phần 2: Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp 1 bông hoa hông, nhiều bông hoa cúc, 1 hình tròn, nhiều hình vuông và 1 số đồ dùng, đồ chơi có số lượng 1 và nhiều đặt xung quanh lớp.
 + Yêu cầu trẻ lên tìm đúng số lượng theo yêu cầu của cô
 Phần 3 : Luyện Tập
- TC: Thi xem ai nhanh: 
- Cô lêu luật chơi, cách chơi
+ Luật chơi: Bạn nào tìm không đúng ngôi nhà của mình phải ra khỏi vòng chơi
 + Cách chơi: Bên tay phải của cô là ngôi nhà có 1 em búp bê, bên tay trái của cô là ngôi nhà có nhiều em cái mũ, chúng mình vừa đi vừa hát, khi nào nghe thấy hiệu lệnh về đúng nhà, bạn nào có 1 con mèo thì về nhà có 1 con mèo, còn bạn nào có nhiều cái mũ thì về nhà có nhiều cái mũ.
- Trẻ thực hiện, cô cho trẻ đổi thẻ và chơi tiếp
3. Kết thúc: ( 2-3 phút) Cho trẻ hát theo nhạc bài " Trường chúng cháu là trường mầm non" và thu dọn đồ dùng, đồ chơi cùng cô
- Cả lớp hát
- Nói về bạn nhỏ vui đến trường
- Trẻ trả lời
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Thỏ và củ cà rốt 
- Cả lớp thực hiện
- Con thỏ
- Một con thỏ
- Củ cà rốt
- Nhiều củ cà rốt
- Trẻ trả lời
- 4 trẻ thực hiện
- Chú ý lắng nghe
- Chơi trò chơi
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ thực hiện
KẾ HOẠCH TUẦN 2
Thời gian: Từ ngày 31/8/2015 - 04/9/2015
Chủ đề lớn: Tr­êng mÇm non 
Chñ ®Ò nh¸nh: Các bạn của bé
 Thứ hai, ngày 31 tháng 8 năm 2015
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: THỂ DỤC
Đề Tài: Nhảy lò cò 3m
+ TCVĐ: Tung cao hơn nữa
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức: Trẻ biết sử dụng sự khéo léo của đôi chân để nhảy lò cò 3m 
 + Biết chơi trò chơi đúng luật chơi và cách chơi
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khéo léo của đôi chân để nhảy lò cò 3m 
3. Thái độ: GD trẻ biết giữ gìn đồ dùng và đoàn kết giúp đỡ nhau trong giờ học. 
II. Chuẩn bị:
 - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, quần áo, đầu tóc gọn gàng, vạch chuẩn, bóng đủ cho trẻ.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài: (2-3 phút)
- Để cho cơ thể khỏe mạnh các bạn phải làm gì?
- Chúng mình cùng nhau tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh nhé.
2. Phát triển bài: (18-20 phút)
 Cô dùng hiệu lệnh cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài đoàn tàu nhỏ xíu và thực hiện các kiểu: đi thường - đi bằng gót chân - đi thường - đi bằng mũi chân - đi thường -chạy chậm - đi thường- chạy nhanh - đi thường
Sau đó cho trẻ về đội hình 3 hàng ngang
a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập theo cô các động tác: Kết hợp với bài hát trường chúng cháu đây là trường mầm non.
- Tay vai 2: Hai tay đưa ngang, lên cao
- Bụng 1: Đứng quay thân sang bên 90 độ
- Chân 1: Ngồi xổm, đứng lên, ngồi xuống liên tục.
- Bật 1: Trẻ đứng tay chống hông, bật nhảy tại chỗ
b.Vận động cơ bản: 
- Cho trẻ về đội hình 2 hàng ngang đối diện.
 - Cô giới thiệu tên vận động: Nhảy lò cò 3m
 - Cô thực hiện mẫu cho trẻ quan sát lần 1 không phân tích
- Lần 2 kết hợp phân tích cho trẻ quan sát: Tư thế chuẩn bị 2 chân đứng dưới vạch chuẩn,2 tay chống hông,khi có hiệu lệnh chân trái co lên và nhảy lò cò về phía trước 3m tới đích cô cắm cờ ở phía trên, Sau đó quay lại đứng về cuối hàng và các bạn khác lần lượt lên thực hiện tương tự.
 - Mời trẻ nhắc lại
- Cô mời 2 - 3 trẻ khá lên thực hiện cho các bạn quan sát.
 - Cho trẻ thực hiện: 2 lần khi trẻ thành thạo cô cho trẻ tự thực hiện theo hiệu lệnh của cô.
 - Cho 2 tổ thi đua nhau nhảy lò cò về phía trước lấy 1 cái cờ cắm vào ống cờ của đội mình, đội nào lấy được nhiều đội đó thắng cuộc.
Cô chú ý giúp đỡ, sửa sai cho trẻ.
- Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả.
+ TCVĐ: Cô giới thiệu tên vận động: Tung cao hơn nữa
- Luật chơi: Trẻ nào không tung được cao thì tung lại
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 quả bóng, cho trẻ chơi tung cao và bắt bóng, khi trẻ chơi thành thạo cô cho trẻ tung bóng cho nhau.
- Trẻ thực hiện
c. Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân và đọc bài thơ " Bé tới trường"
3. Kết thúc: (2-3 phút)
- Cô cho trẻ hát bài " Trường chúng cháu đây là trường mầm non" và ra chơi.
- Tập thể dục
- Vâng ạ
-Trẻ vừa đi vừa hát và thực hiện theo hiệu lệnh
- Tập 2 lần x 4 nhịp
- Tập 2 lần x 4 nhịp
- Tập 3 lần x 4 nhịp
- Tập 3 lần x 4 nhịp
- Trẻ quan sát
- Trẻ nhắc lại cách thực hiện 
- Cả lớp quan sát
- 2 trẻ khá lên thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý nắng nghe
- Trẻ chơi 3- 4 lần
- Trẻ đi nhẹ nhàng
- Trẻ hát và ra chơi 
 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: VĂN HỌC
Đề tài: Dạy trẻ kể chuyện " Người bạn tốt" 
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ biết tên tác giả, tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện và kể theo cô.
2. Kỹ năng: Rèn KN nghe và kể chuyện theo cô cho trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ: GD trẻ biết giúp 

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc
Giáo Án Liên Quan