Kế hoạch hoạt động tuần 1 - Chủ đề nhánh: Bé tìm hiểu về nước

Thể dục sáng:

1. Khởi động: Cho trẻ đi bộ kết hợp kiễng gót chân,đi bằng gót chân,đi kết hợp chạy,., cho trẻ về tổ đứng thành hàng ngang.

2. Trọng động:

a. Hô hấp: Hái hoa

Hai tay đưa ra trước vờ hái hoa sau đó đưa 2 tay lên mũi ngửi hít thật sâu nói thơm quá, đưa 2 tay sang ngang và nói thơm quá.

b. Tay: Gập khủy tay sau gáy

Bước chân trái sang ngang, 2 tay dang ngang (lòng bàn tay ngửa), gập khủy tay, bàn tay để sau gáy (đầu không cúi), về tư thế chuẩn bị, tập nhịp nhàng theo nhạc. Đổi chân

c. Chân: Ngồi khụy gối

Đứng khép chân, 2 tay đưa ra ngang lòng bàn tay ngửa, ngồi khụy gối, 2 tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp(4 lần, 4 nhịp). Tập theo nhạc.

d. Bụng: Gió thổi cây nghiêng(nghiêng người sang hai bên)

Bước chân trái sang 1 bước, 2 tay đưa cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, nghiêng người sang trái, nghiêng người sang phải nhịp nhàng theo nhạc, sau đó đổi chân.

e. Bật: Bật luân phiên chân trước chân sau

Bật chân trái trước rồi tới chân phải, đổi chân bật theo nhạc đến khi hết bài hát.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt động tuần 1 - Chủ đề nhánh: Bé tìm hiểu về nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KEÁ HOAÏCH HOAÏT ÑOÄNG TUAÀN 1.
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ TÌM HIỂU VỀ NƯỚC.
 Từ ngày 28/3 đến 1/4/2016
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
* Đón trẻ
* Đón trẻ: 
- Nhắc trẻ xếp gọn đồ dùng.
- Trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe và tâm trạng trẻ.
Trò chuyện: Bé biết gì về nước?
Trò chuyện:
Tìm chữ cái đã học xung quanh lớp.
Trò chuyện:
Bé thuộc bài hát nào trong chủ đề này?
Trò chuyện:
Số nào bé đã học?
Trò chuyện:Con biết gì về biển?
* Theå duïc saùng
* Ñieåm danh
*Thể dục sáng:
1. Khởi động: Cho trẻ đi bộ kết hợp kiễng gót chân,đi bằng gót chân,đi kết hợp chạy,..., cho trẻ về tổ đứng thành hàng ngang.
2. Trọng động:
Hô hấp: Hái hoa
Hai tay đưa ra trước vờ hái hoa sau đó đưa 2 tay lên mũi ngửi hít thật sâu nói thơm quá, đưa 2 tay sang ngang và nói thơm quá.
b. Tay: Gập khủy tay sau gáy
Bước chân trái sang ngang, 2 tay dang ngang (lòng bàn tay ngửa), gập khủy tay, bàn tay để sau gáy (đầu không cúi), về tư thế chuẩn bị, tập nhịp nhàng theo nhạc. Đổi chân
c. Chân: Ngồi khụy gối
Đứng khép chân, 2 tay đưa ra ngang lòng bàn tay ngửa, ngồi khụy gối, 2 tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp(4 lần, 4 nhịp). Tập theo nhạc.
d. Bụng: Gió thổi cây nghiêng(nghiêng người sang hai bên)
Bước chân trái sang 1 bước, 2 tay đưa cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, nghiêng người sang trái, nghiêng người sang phải nhịp nhàng theo nhạc, sau đó đổi chân.
e. Bật: Bật luân phiên chân trước chân sau
Bật chân trái trước rồi tới chân phải, đổi chân bật theo nhạc đến khi hết bài hát.
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng, thả lỏng 2 tay hoặc chơi trò chơi nhẹ giúp cơ thể trở về trạng thái bình thường.
Điểm danh.
* Hoaït ñoäng ngoaøi trôøi
- Cho trẻ tắm nắng và cùng bạn nhặt lá, quan sát thời tiết trên bầu trời.
*Chơi trò chơi dân gian: Cắp cua.
*Chơi trò chơi vận động: Trú mưa.
Trò chơi dân gian: Cờ lúa ngô
TCVĐ: Chìm nổi
Chơi trò chơi vận động: Nhanh chân nhé bạn.
- Chia nhóm chơi cho trẻ.
Rèn chỉ số 23. Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm.
* Hoaït ñoäng hoïc
Bé tìm hiểu về sự kỳ diệu của nước.
*Giáo dục trẻ cách bảo vệ nguồn nước sạch.
LÀM QUEN CHỮ CÁI P, Q.
Dạy hát: Cho tôi đi làm mưa với.
LQVT: ĐO 
NƯỚC BẰNG 1 ĐƠN VỊ ĐO.
Tạo hình: (theo mẫu)
VẼ BIỂN MÙA HÈ.
* Hoaït ñoäng goùc
*Góc phân vai: Gia đình vui vẻ.
* Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa, công viên tuổi thơ.
Lắp ghép.
* Góc học tập: Làm sách về chủ đề.
*Góc khoa học: Chăm sóc cây xanh, tưới cây.
* Góc nghệ thuật: Bé khéo tay.
* Góc phân vai: Bé vui mua bán.
* Góc học tập: Tranh so hình vui nhộn.
*Góc khoa học: Chơi với nước.
* Góc nghệ thuật: Bé hát hay.
*Góc phân vai: Gia đình vui vẻ.
* Veä sinh
Trẻ xếp hàng ngay ngắn theo tổ khi đi vệ sinh, không chen lấn.
* AÊn tröa
Trẻ ngồi vào chỗ ngay ngắn, ăn hết suất, ăn nhanh lẹ.
*Ngủ trưa
- Trẻ ngủ sâu giấc.
- Khi ngủ dậy cho trẻ làm động tác gió thổi cây nghiêng.
* Hoaït ñoäng chieàu
- Hoạt động học 2: Thể dục: 
Đi theo đường hẹp và ném bóng vào rổ.
- Rèn chỉ số 25. Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm.
- Hoạt động học 2: Tập tô P, Q.
- Rèn chỉ số 68. Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
- Hoạt động học 2: Kể chuyện bé nghe: Giọt nước tí xíu.
* Neâu göông 
* Traû treû
- Neâu göông.
- Höôùng daãn cho treû laøm veä sinh caù nhaân
- Cho treû chôi vôùi ñoà chôi treû thích.
- Traû treû.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TUẦN 1
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ TÌM HIỂU VỀ NƯỚC.
Từ ngày 28/3 đến 1/4/2016
I.Mục tiêu:
- Trẻ biết tham gia chơi các góc, biết sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng mục đích, biết cất dọn đồ chơi đúng chỗ, giao tiếp trong khi chơi với bạn.
- Trẻ tự chọn góc chơi, phân vai chơi, có kỹ năng sử dụng đồ chơi, cất dọn đồ chơi.
- Trẻ hứng thú tham gia chơi, không giành đồ chơi với bạn.
II.Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi các góc: phân vai, thư viện, xây dựng, học tập,nghệ thuật, khoa học.
- Một số trò chơi, bài hát.
III. Tổ chức hoạt động:
- Cho trẻ hát bài hát, đọc thơ, câu đố về chủ đề Thiên nhiên.
+ Hiểu được nội dung của bài hát, bài thơ, câu đố về chủ đề Thiên nhiên.
+ Đàm thoại về nội dung góc chơi, đặt biệt là góc chơi chính để hướng trẻ về góc chơi.
- Giới thiệu lần lượt 2,3 góc chơi chính:
+ Con thích chơi góc nào?
+ Con sẽ làm gì ở góc đó?
+ Trong khi chơi, con chú ý điều gì?
- Quan sát, giáo dục cháu trong khi chơi và tiến hành cho trẻ chơi.
Hoạt động vui chơi
Tên trò chơi
Yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn
Phân vai
Gia đình vui vẻ.
- Bé vui buôn bán.
-Biết thể hiện vai người bán hàng, người mua hàng. Cùng nhau phân vai chơi trong gia đình cùng ăn uống với nhau.
- Trẻ biết rao hàng khi làm người bán, trả giá, lựa chọn đồ dùng mình cần mua khi làm người mua.
-Bố trí góc chơi, đồ chơi góc gia đình, góc bán hàng.
- Cô hướng dẫn trẻ cách bố trí sắp xếp cho đẹp mắt, cách phân vai cho hợp lí.
- Cô hướng dẫn trẻ cách trả tiền và thói tiền.
- Cô quan sát và gợi ý cho trẻ. 
- Trẻ thực hiện.
Xây dựng
 -Xây dựng vườn hoa, công viên tuổi thơ.
- Lắp ghép.
- Biết xây nhà, công viên, vườn hoa, bố cục cân đối, tạo cảnh quan môi trường.
- Biết lắp ghép nhà, băng đá, cây to,...để vào mô hình.
- Góc chơi xây dựng, đồ chơi lắp ghép xây dựng: gỗ, gạch, cây xanh, cây hoa.
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ xâycó bố cục cân đối, trang trí đẹp mắt.
- Trẻ thực hiện.
Học tập
- Xem sách về chủ đề.
- Tranh so hình vui nhộn.
-Biết xem amlbum về chủ đề ngay ngắn , vạch từng trang không làm hư, rách sách.
- Trẻ biết bắt cặp, chia nhóm chơi với nhau. Biết chơi theo luật của trò chơi.
-Góc thư viện, sách truyện về chủ đề.
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ dán sao cho đẹp, ngay ngắn.
- Cô quan sát gợi ý cho trẻ chơi đúng luật.
- Trẻ thực hiện.
Nghệ thuật
- Bé hát hay.
- Bé khéo tay.
-Trẻ biết hát, gõ nhịp, sử dụng nhạc cụ hát những bài hát trong chủ đề.
- Trẻ biết làm chóng chóng, diều,...đề chơi, tặng bạn.
- Góc âm nhạc, góc tạo hình, bàn, ghế
- Cô hướng dẫn trẻ khám phá, cho trẻ tự do trao đổi và sáng tạo.
- Cô gợi ý trẻ sáng tạo cho món quà thêm đẹp.
- Trẻ thực hiện.
Khoa học
- Chăm sóc cây xanh, tưới cây.
- Chơi với nước.
- Trẻ biết nói tên những cây trong góc thiên nhiên, trong sân trường, tỉa bỏ lá sâu, vàng, bắt sâu cho cây, tưới nước cho cây.
- Trẻ biết cách đong nước cho khéo, pha màu cho đẹp.
- Cây xanh, kéo, nước, xô, bình tưới nước, thùng rác.
- Thùng nước, quặng, chai nước.
- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm kéo tỉa lá, tưới nước không tưới quá nhiều...
- Cô hướng dẫn trẻ cách đong nước, pha màu cho nước, trẻ thảo luận với bạn trong nhóm.
- Trẻ thực hiện.
Thứ hai, ngày 28 tháng 3 năm 2016
Bé tìm hiểu về sự kỳ diệu của nước.
I.MỤC TIÊU: 
- Trẻ nhận biết về đặc điểm tính chất, trạng thái của nước, biết các nguồn nước và ích lợi của nước. 
- Trẻ có kĩ năng quan sát, nhận xét và nói được sự kỳ diệu của nước, chơi trò chơi đúng luật ,phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động học tập, biết bảo vệ nguồn nước.
II ChuÈn bÞ:
- Đồ dùng của cô: Cô chuẩn bị cốc thủy tinh, thìa nhỏ ,túi đựng đá, hộp sữa tươi, 1 chai nước lọc ,1chai nước dâu, bát nước, 1 phích nước nóng, bài hát. 
- Đồ dùng của trẻ : Cốc nhựa có đánh dấu vạch số , bát đựng nước.
III .Tiến hành hoat động:
Hoạt động
Nội dung,hình thức tổ chức
Đón trẻ
Thể dục sáng
Điểm danh
*Đón trẻ:
+ Nhắc trẻ xếp gọn đồ dùng.
+ Trò chuyện cùng trẻ: Con thấy nguồn nước có quan trọng không?
+ Con biết những nguồn nước nào xung quanh mình?
*Thể dục sáng:
Khởi động: Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn làm đoàn tàu kết hợp đi bằng các kiểu chân: Mũi, gót, chạy nhanh, chạy chậm.
 Trọng động: tập theo bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với ”
- Hô hấp: Thổi bóng
- Tay: Đưa lên cao hạ xuống 
- Chân: Khuỵu gối 
- Lưng: quay người sang hai bên
- Bật: Nhảy chân sáo
Hồi tĩnh: Kết hợp bài nhạc “ Dậy đi thôi”.
* Điểm danh:
Hoạt động ngoài trời
Cho trẻ quan sát sân trường có những loài thực vật nào?
Chơi trò chơi dân gian: Cắp cua
Cách chơi: Trẻ chơi theo nhóm, mỗi nhóm tứ 1-4 trẻ. Cho trẻ chơi “oẳn tù tì” để chọn ra người được chơi trước.
 Trẻ chơi xòe hai bàn tay, đan các ngón tay vào nhau, hai ngón trỏ duỗi thẳng làm “càng cua”. “Càng cua” sẽ cắp từng hòn sỏi/hat gấc sang một bên mà không được chạm vào hạt khác hoặc làm rơi, nếu không sẻ bị mất lượt chơi.
Vừa cấp trẻ vừa nối: “Cắp cua – bỏ giỏ- đem về - nấu canh”. Trò chơi kết thúc khi cua bị cắp hết. Ai cấp được nhiều cua là người đó thắng cuộc. Qua trò chơi rèn trẻ khả năng quan sát, khéo léo của ngón tay và giao tiếp nhẹ nhàng với bạn.
* Chia nhóm chơi cho trẻ:
- Chia trẻ thành nhiều nhóm:
+ Nhóm 1: Chơi với nước ( biết đong nước, pha màu nướcKhi chơi không để ướt đồ, nước đổ gây lãng phí).
+ Nhóm 2: vẽ tự do trên sân trường (biết dùng phấn vẽ xuống gạch những nét cơ bản tao thành các sản phẩm theo ý thích. Luyện vân động các cơ nhỏ).
+ Nhóm 3: Chơi với cát ( biết in, xúc cát,Khi chơi không để dơ quần áo, cát bay vào mắt).
- Rèn chỉ số 23. Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm.
.
Hoạt động học 
“ Cho tôi đi làm mưa với ”
Cô cùng trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với ” 
- Đàm thoại : Các con vừa hát bài hát gì ? Mưa mang đến cho chúng ta cái gì ? Con nhìn thấy nước có ở những đâu ?
*Khám phá sự diệu kỳ của nước :
ÛGiới thiệu về các nguồn nước- ích lợi của nước : 
- Cô cho trẻ quan sát tranh ảnh hoặc màn hình về các nguồn nước 
- Cô hỏi trẻ con nhìn thấy nước có ở những đâu ? cô cho chỉ về nguồn nước ở suối,ao, hồ,sông,biển. 
- Con nhìn thấy có những con vật gì đang bơi ở đâu ?
- Các con rửa tay bằng nước ở đâu ?
- Nước ở vòi đã uống được chưa ?
- F Cô nhấn mạnh lại nước có ở khắp mọi nơi ao hồ sông suối biển cả nước mang lại cho chúng ta rất nhiều kỳ diệu . Cô mời các con cùng cô khám phá nhé.
*Khám phá tính chất đặc điểm của nước :
- Cho trẻ đi cửa hàng mua một số chai nước.
-Các con chú ý xem điều kỳ diệu của nước sôi cô rót từ phích nước ra nhé! 
- Các con nhìn cô rót nước từ phích ra ca đựng nước và đậy nắp ca lại 
-Con thấy đây là nước gì ? Tai sao con lại biết đó là nước sôi ?
-Cô cho trẻ sờ tay vào ca và hỏi trẻ con thấy thế nào ? 
- Con thấy khi cô rót nước nóng thì con nhìn thấy có hiện tượng gì ? ( Hơi nước bốc lên)
- Và cô mở nắp ca ra con thấy mặt nắp ca có gì ? tại sao ? ( Vì nước ở nhiệt độ cao thì sẽ biến thành hơi ) 
- Tương tự cô rót nước lọc vào cốc và cho trẻ nhận xét tại sao nước lại không biến thành hơi và đếm cô rót nước đến vạch số mấy ? 
- Con thấy nước có màu gì không ? con nhìn sát vào thành cốc thì có nhìn thấy bạn và cô không ? tại sao ? nước có mùi gì ? cho trẻ nếm nước và trả lời ( Nước trong suốt không mùi không vị )
- Và cô rót sữa vào trong cốc thủy tinh con thấy nước sữa màu gì ? còn nhìn thấy cô và các bạn nữa không nếu nhìn qua cốc sữa ? tai sao ? hay cho thìa vào trong cốc còn nhìn thấy nữa không ? và sữa có vị gì ? ( Sữa màu trắng đục có vị ngọt và không nhìn thấy thìa trong cốc ...)
- Cô lại đưa ra một cốc nước dâu và hỏi nước dâu màu gì ? có mùi vị gì không ? màu này từ đâu ra uống vào có vị gì ? 
* Trò chơi “ Những ly nước màu ” Cô cho trẻ vừa đọc thơ vừa làm động tác mô phỏng 
- Cô cho trẻ xem trong túi cô còn có gì nữa ? ( Cho trẻ sờ vào trong túi ) con thấy thế nào ? 
- Con đoán xem túi gì ? tại sao con biết là đá ? vậy nước đá từ đâu mà có ? (Khi nước ở dạng lỏng cho vào trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp nước sẽ đông cứng lại thành đá đấy )
- Cho trẻ lấy một viên đá cho vào cốc nước của mình và thấy điều gì xảy ra cho trẻ uống thử con cảm thấy thế nào ? ( Nước lạnh , nước làm cho thành cốc thoát hơi ra ngoài ) 
FCô nhấn mạnh nước là dạng thể lỏng trong suốt không màu không vị nếu pha chế nước sẽ biến đổi theo ý thích của con người nước rất quan trọng cần thiết với đời sống con người không thể thiếu được với sự sống của người vật , thiên nhiên , nước dùng để uống ,tắm giặt , rửa mặt , đánh răng ......
- Vậy theo các con làm thế nào để có được nguồn nước sạch ? ( Không vứt rác xuống ao hồ sông suối biển ..) 
- Để tiết kiệm nguồn nước chúng ta phải làm gì ? ( Phải chú ý vặn vòi nước lại sau khi sử dụng xong ...)
LuyÖn tËp
Cô cùng rẻ luyện tập qua tranh loto. Mỗi trẻ có 1 rổ loto về các nguồn nước, trạng thái của nước. cô yêu cầu đưa tranh gì trẻ sẽ đưa tranh đó.
* Trß ch¬i: Trời nắng – trời mưa
- Cô phổ biến cách chơi luật chơi và cho trẻ chơi : Cô đưa ra những câu nói và trẻ phải thực hiện theo hiệu lệnh “ Cô nói mưa nhỏ - trẻ nói tí tách và làm động tác và trời nắng – trẻ làm động tác che ô .....” 
- Cho cả lớp chơi 2-3 lần .
- Cô nhận xét và khen trẻ 
4. Kết thúc giờ học. 
Hoạt động góc
 * Vui chơi cùng bạn
*Góc phân vai: Gia đình vui vẻ.
Cho trẻ đóng vai mẹ, cha, con cùng đi chợ, nấu ăn, làm người bán hàng ngoài chợ. Trẻ biết rao hàng lớn, thu hút khách mua. Trẻ có kĩ năng tự phân vai chơi, giao tiếp với nhau. 
* Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa, công viên tuổi thơ.
Cho trẻ xây dựng mô hìnhcông viên có cây xanh, hồ cá, ghế đá... Trẻ biết sắp xếp cây xanh, hồ cá, ghế đáhợp lí có tính thẫm mĩ.
+ Lắp ghép:	
Trẻ biết lắp ghép nhà, băng đá, cây to,...để vào mô hình.
Hoạt động chiều
- Khi ngủ dậy cho trẻ làm động tác ‘’gió thổi cây nghiêng’’.
- Hoạt động học 2: Thể dục: Đi theo đường hẹp và ném bóng vào rổ.
Trả trẻ
- Nêu gương : Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét ; cho trẻ nhận xét ; cắm cờ.
- Hướng dẫn cho trẻ làm vệ sinh cá nhân : Lau mặt, chải đầu, đeo cặp da
- Cho trẻ chơi với đồ chơi trẻ thích.
- Trả trẻ.
Nhận xét
Tiết 2: 
 Đi theo đường hẹp và ném bóng vào rổ.
I.MỤC TIÊU:
 - Trẻ đi thẳng hướng, không chạm vạch và ném bóng chính xác.
 - Trẻ phát triển khả năng định hướng tốt, khéo léo nhanh nhẹn.
 - Trẻ hứng thú tham gia học. Giáo dục trẻ có tính kỹ luật trật tự trong giờ học, siêng năng tập thể dục.
II. Chuẩn bị:
    - “Đường hẹp”, bóng nhựa, rổ, sân tập sạch sẽ.
    - Băng nhạc, trống lắc.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động
Nội dung, hình thức tổ chức
Hoạt động học
1.  Khởi động:
     - Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
2.  Trọng động:
     a. BTPTC:
     * Động tác tay:
      - TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để thẳng dưới chân, đầu không cúi.
      - Nhịp 1: bước chân trái sang trái 1 bước đồng thời 2 tay cầm bóng và đưa thẳng ra trước.
      - Nhịp 2: đưa 2 tay cầm vòng lên cao.
      - Nhịp 3: Như nhịp 1 (bước chân phải).    
      - Nhịp 4: Về TTCB.
     * Động tác chân:
      - TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi.
      - Nhịp 1: Kiễng chân 2 tay cầm vòng đưa thẳng lên cao.
      - Nhịp 2: Khuỵu gối, hai tay cầm vòng đưa thẳng ra trước.
      - Nhịp 3: Như nhịp 1.    
      - Nhịp 4: Về TTCB.
* Động tác bụng: 
      - TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi.
      - Nhịp 1: bước chân trái sang trái 1 bước đồng thời 2 tay cầm bóng và đưa thẳng ra trước.
      - Nhịp 2: Xoay người sang trái đồng thời 2 tay cầm vòng xoay sang trái.
      - Nhịp 3: Như nhịp 1 (sang phải).
      - Nhịp 4: Về TTCB.
     * Động tác bật:
      - TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi.
      - Nhịp 1: Trẻ bật tách chân ra 2 bên, 2 tay cầm vòng đưa ra trước. 
      - Nhịp 2: Bật khép chân lại 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối về TTCB.
      - Nhịp 3: Như nhịp 1.
      - Nhịp 4: Về TTCB.
     b. VĐCB:
     - Các con nhìn xem trên tay cô có gì?
     - Hôm trước cô đã dạy các con vận động gì?
     - Hôm nay cô sẽ dạy vận động mới đó là " Đi theo đường hẹp và ném bóng vào rổ" 2 vận động này sẽ phối hợp với n hau thế nào, các con cùng xem nhé.
     - Hỏi lại trẻ tên vận động.
     * Cô làm mẫu:
       - Lần 1: Không giải thích.
       - Lần 2: Giải thích.
       TTCB: “Cô đứng ở vạch chuẩn bị trước đường hẹp, sau đó cô đi nhẹ nhàng, bước trong đường hẹp, không chạm vào 2 vạch 2 bên sau đó đứng dưới vạch chuẩn ném bóng vào rổ rồi cô nhẹ nhàng đi về phía cuối hàng của mình”
       - Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì?
       - Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem.
     * Trẻ luyện tập:
- Cho trẻ luyện tập 2-3 lần.
- Cho 2 tổ thi đua.
    => Cô bao quát sửa sai động viên trẻ.
Trò chơi: Nhảy bao bố.
Cô cho chơi 1 lần 3 bạn, ai nhảy đến đích trước bạn đó thắng.
3.  Hồi tĩnh:
     - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở nhẹ nhàng.
Nhận xét
Thứ 3 ngày 29 tháng 3 năm 2016
Làm quen chữ cái P,Q.
l/ Mục tiêu :
 -Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ p,q. Trẻ nhận biết chữ p.q in hoa và viết thường.
 -Trẻ phát âm đúng chữ p,q. Nói được sự giồng, khác của chữ p, q.
 - Trẻ hứng thú tham gia trong giờ học. Biết yêu thiên nhiên.
Il/ Chuẩn bị :
 - Từ lộp bộp, qua cầu và từ rời lộp bộp , qua cầu, thẻ chữ p,q in thường ,viết thường,in hoa.
 - Cốc uống nước có gắn các chữ cái p,q. 1 số chai nước khoáng có nước và không có nước.
 - Vở làm quen chữ cái , bút chì.
Ill/ . Tiến hành hoạt động :
Hoạt động
Nội dung,hình thức tổ chức
Đón trẻ
Thể dục sáng
Điểm danh
*Đón trẻ:
+ Nhắc trẻ xếp gọn đồ dùng.
+ Trò chuyện cùng trẻ: Chữ cái nào đã học?
+ Hôm nay cô sẽ dạy các con chữ cái mới nhé!
*Thể dục sáng:
Khởi động: Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn làm đoàn tàu kết hợp đi bằng các kiểu chân: Mũi, gót, chạy nhanh, chạy chậm.
 Trọng động: tập theo bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Hô hấp: Thổi bóng
- Tay: Đưa lên cao hạ xuống 
- Chân: Khuỵu gối 
- Lưng: quay người sang hai bên
- Bật: Nhảy chân sáo
Hồi tĩnh: Kết hợp bài nhạc “ Dậy đi thôi”.
* Điểm danh:
Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ xem thí nghiệm “giọt nước kỳ diệu”
Chơi trò chơi vận động: Trú mưa.
- Cho trẻ đi vòng quanh vòng tròn lớn, cô cùng trẻ hát một bài hát và khi cô bảo trời mưa thì trẻ nhảy vào vòng trú mưa, ai nhảy chậm thì bị phạt. Rèn kĩ năng vận động tay chân cho trẻ.
* Chia nhóm chơi cho trẻ:
- Chia trẻ thành nhiều nhóm:
+ Nhóm 1: chăm sóc cây (biết nhổ cỏ, nhặt lá khô, tưới cây, chơi xong phải biết rửa tay).
+ Nhóm 2: Chơi tự do ( đánh banh, nhảy vòng sâu, bật caoKhi chơi không chạy giỡn làm té ngã gây trầy xước.)
+ Nhóm 3: Chơi nhà chòi. Trẻ biết rao hàng, bán hàng, trả giáGiữ vệ sinh khu vực chơi.
Hoạt động học
“Mưa to mưa nhỏ”
- Cho trẻ chơi trò chơi “Mưa to mưa nhỏ”.
Khi mưa to hạt mưa rơi xuống đất các con nghe có tiếng gì?
2 . Làm quen p,q.
 - Cô có từ “lộp bộp” cho trẻ đọc từ
 - Cô có từ rời lộp bộp cho trẻ đọc.
 - Trong từ “ Lộp bộp” chữ cái nào các con đã học? Mới 1 bạn lên lấy và phát âm cho cô nào? 
- Cô giới thiệu chữ chưa học, cô phát âm mẫu.
- Cho trẻ phát âm.
- Cô giới thiệu chữ p in hoa cho trẻ phát âm sau đó cất đi và giới thiệu chữ p viết thường cho trẻ phát âm.
- Cất thẻ in hoa và viết thường để thẻ chữ in thường dạy trẻ phát âm.
- Cô cho từng trẻ sờ và đọc to chữ p.
- Cô hỏi trẻ cấu tạo của chữ p và cho trẻ đọc cấu tạo chữ: Chữ p có 2 nét 1 nét thẳng phía bên trái vá 1 nét cong tròn phía bên phải.
- Cho trẻ phát âm chữ p.
+ Khi mưa to gây cho nước sông dâng lên vậy muốn qua sông chúng ta đi ở đâu?
Cô cho trẻ đọc từ “qua cầu” và giới thiệu chữ q từng bước tương tự.
* Cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chữ p và chữ q.
Cô chốt lại: Chữ p có 1 nét thẳng phía bên trái, nét cong tròn phía bên phải con chữ q thì ngược lại.
Luyện tập cùng cô:
- Cô cho mỗi trẻ 1 rỗ lô tô chữ cái có chữ p,q và một số chữ cái đã học.
- Cô phát âm yêu cầu trẻ tìm chữ cái đó, cô nêu cấu tạo chữ cho trẻ tìm chữ cái đó. Mỗi lần trẻ tìm xong, trẻ giơ chữ cái lên và phát âm chữ cái đó.
*Trò chơi : Gạch chân dưới chữ p.q trong từ.
Cô cho trẻ tách thành 3 nhóm, cô có đoạn thơ trong vở yêu cầu trẻ tìm chữ p,q trong bài thơ và gạch chân chữ p,q và tô màu tranh. Cô cho trẻ thời gian một bài hát để thực hiện.
*Trò chơi: Tìm chai uống nước.
Các con đã thấy khát nước chưa vậy chúng ta cùng tìm chai nước khoáng để uống nhé.
Cô có nhiều chai nước khoáng để trong thùng có gắn các chữ cái p. q và cả chữ cái khác, các con đi tự do khi có hiệu lệnh tìm chai nước các con chạy nhanh lên tìm , nước chỉ có trong chai chữ p, q còn những chữ khác chai không có nước, nếu 

File đính kèm:

  • dochien_tuong_tu_nhien_tuan_1.doc
Giáo Án Liên Quan