Kế hoạch hoạt động tuần 1 lớp Lá - Chủ đề: Di tích lịch sử quê em

Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về trường tiểu học, các đồ dùng chuẩn bị cho bé học lớp 1

- Cho trẻ chơi tự do theo nhóm. Luyện tập kỹ năng: Cách khâu quần bằng bộ học cụ.

- Thể dục sáng với vòng theo nhạc bài hát “ yêu hà nội”

Khởi động theo nhạc bài: hoà bình cho bé. Đi kết hợp các kiểu chân: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm Về đội hình 3 hàng ngang. Tập kết hợp với vòng.

BTPTC: + ĐT tay: Đưa 2 tay ra phía trước, lên cao(2l x 8n) “ Yêu Hà Nội .người cháu yêu”

 + ĐT bụng: Đưa tay ra phía trước, quay người sang 2 bên (2lx8n) “ Yêu bờ hồ .người cháu yêu”

 + ĐT chân: Đưa chân ra sau, đá chân lên phía trước(2l x 8n) “ yêu Hà nội .người cháu yêu”

 + ĐT bật: Bật chụm tách chân (2l x 8n) “ Yêu bờ hồ .người cháu yêu”.

Hồi tĩnh: Đi vẫy tay nhẹ nhàng 1-2 vòng theo nhạc bài hát “Quê hương tươi đẹp”

-Điểm danh, báo ăn.

 

docx20 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động tuần 1 lớp Lá - Chủ đề: Di tích lịch sử quê em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ÐỘNG TUẦN 1: Di tích lịch sử quê em.
Thực hiện từ ngày: 09/05 đến 13/5/2016. 
Tên HÐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6	
Ðón trẻ,
Thể dục sáng
Điểm danh
- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về trường tiểu học, các đồ dùng chuẩn bị cho bé học lớp 1
- Cho trẻ chơi tự do theo nhóm. Luyện tập kỹ năng: Cách khâu quần bằng bộ học cụ.
- Thể dục sáng với vòng theo nhạc bài hát “ yêu hà nội”
Khởi động theo nhạc bài: hoà bình cho bé. Đi kết hợp các kiểu chân: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm Về đội hình 3 hàng ngang. Tập kết hợp với vòng.
BTPTC: + ĐT tay: Đưa 2 tay ra phía trước, lên cao(2l x 8n) “ Yêu Hà Nội.người cháu yêu”
 + ĐT bụng: Đưa tay ra phía trước, quay người sang 2 bên (2lx8n) “ Yêu bờ hồ..người cháu yêu”
 + ĐT chân: Đưa chân ra sau, đá chân lên phía trước(2l x 8n) “ yêu Hà nội.người cháu yêu”
 + ĐT bật: Bật chụm tách chân (2l x 8n) “ Yêu bờ hồ.người cháu yêu”.
Hồi tĩnh: Đi vẫy tay nhẹ nhàng 1-2 vòng theo nhạc bài hát “Quê hương tươi đẹp” 
-Điểm danh, báo ăn.
HÐ có chủ đích.
KPXH:
Trò chuyện về chùa Bạch Nao, nhà văn hóa thôn Bạch Nao, Nhà tưởng niệm Bác Hồ.
Âm nhạc: 
Dạy hát: Quê hương tươi đẹp.
Dân ca Nùng
Nghe hát: Em đi giữa biển vàng.
Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo.
TCAN: Đoán tên bài hát.
 Toán: 
Sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng
Văn học:
Thơ: Quê hương Thanh văn.
Sáng tác: Nguyễn Thị Phượng.
Thể dục:
VĐCB: bò dích dắc qua 7 chướng ngại vật.
TCVĐ:Chuyền bóng
Tạo hình:
Xé dán cánh đồng lúa. (Đề tài)
HÐ ngoài trời.
 HĐCMĐ: Trò chuyện về các sản phẩm của quê hương mình
TCDG: Cướp cờ
- Chơi tự do với đò chơi ngoài trời.
QSCMĐ: Xem tranh về quê hương Thanh văn
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
HĐCMĐ: Trò chuyện về các di tích lịch sử của quê hương
TCVĐ: Ghép tranh về quê hương
- HĐLĐ: Nhặt lá vàng trên sân.
HĐCMĐ: Hát, đọc thơ về quê hương
TCDG: chơi ô ăn quan.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
HĐCMĐ: Trò chuyện về các nghề truyền thống của địa phương: Nghề làm nón, làm chăn ga gối đệm.
 TCVĐ: Thi xem ai nhanh
-HĐLĐ: Tưới cây, tỉa lá cây.
HÐ góc.
 - Góc PV: Nấu ăn, bán hàng, bác sĩ. Thực hành kỹ năng : thêu khung bằng bộ học cụ.
-Góc xây dựng : Xây dựng nhà tưởng niệm Bác Hồ
Chuẩn bị : Bộ xếp hình, các khối hình, gạch.
Kiến thức : Trẻ biết nhiệm vụ trong vai chơi của mình, biết phân công công việc trong nhóm chơi, biết sử dụng các khối gỗ để tạo thành nhà tưởng niệm BH, biết cách xây dựng tạo ra bố cục hợp lý.
Kỹ năng : Có kĩ năng lắp ghép, dùng khối gỗ để tạo thành nhà tưởng niệm |BH.
- Góc tạo hình: Vẽ nhà tưởng niệm Bác Hồ, chùa Bạch Nao, nhà văn hóa.
- Góc học tập: in trang trí chữ cái, in số và trang trí số, học với bộ học toán.
- Góc vận động: bật chụm tách chân liên tục qua các vòng, bò chui qua cổng.
HÐ chiều.
Luyện tập kỹ năng: dọn bàn ăn, kĩ năng vệ sinh cá nhân.
-Xem tranh ảnh về quê hương, hình ảnh về ngày hội quê hương.
- Chơi góc xây dựng
- Tô màu vở toán.
-Lau đồ chơi các góc.
-Đọc các bài thơ về quê hương.
- Chơi tự do ở các góc.
Rèn luyện kỹ năng thêu khung bằng bộ học cụ.
 -Trò chuyện về các di tích lịch sử quê hương.
- Chơi góc bán hàng, nấu ăn.
- Biểu diễn văn nghệ
- Xem video giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Thanh văn, ngày ..tháng 05 năm 2016.
 BGH duyệt Giáo viên soạn giảng
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY TUẦN I
Thứ 2, ngày 09 tháng 05 năm 2016
Thứ/ Nội dung
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
KPXH:
Trò chuyện về chùa Bạch Nao, nhà văn hóa thôn Bạch Nao, NHà tưởng niệm Bác Hồ.
 * Kiến thức:
- TrÎ biÕt gäi tªn chùa, nhà Văn hoá.
- Trẻ biết ý nghÜa lÞch sö của các danh lam thắng cảnh địa phương.
 * Kỹ năng: 
- Trẻ trả lời rõ ràng, biết dùng từ ngữ để miêu tả về cảnh đẹp quê hương. 
*Thái độ:
-Trẻ yêu quý quê hương mình.
- Hứng thú tham gia hoạt động.
-Đồ dùng của cô:
+Hình ảnh về chùa, nhà văn hóa, nhà tưởng niệm BH, UBND xã..
+Bài hát trong chủ đề: về quê, quê hương tươi đẹp.
-Đồ dùng của trẻ: 
+Một số túi thóc, thúng, vòng thể dục.
1: Ổn định, gây hứng thú
- Cô bật nhạc cho trẻ hát: Quê hương tươi đẹp.
2. Nội dung
* Quan sát và đàm thoại
- Quan sát hình ảnh Chùa:
+Cô cho trẻ xem hình ảnh Chùa: Chùa ta có từ ngày xưa nhưng đã được tu bổ vào năm 2006.
+Đây là nhà gì? Nhà khách để làm gì?
FNhà khách là để tiếp đón các khách thập phương vào những dịp lễ tết, là nơi họp bàn của nhà chùa với các ban ngành trong thôn.
+Đây là nhà gì? Nhà mẫu là để làm gì?
FNhà mẫu là thờ Thánh mẫu, thờ cô, cậu 
+Đây là nhà tổ. Nhà tổ thờ phật tổ. Trên chùa là Điện phật có Điện Thánh nằm ở giữa, bên phải có thờ Đức Ông, bên trái thờ Đức Thánh Hiền. Các con nhìn xen sân chùa có những cây gì cổ thụ? Cây quéo là cây cổ thụ có từ ngày xưa. Hàng ngày có các bà, các bác chấp táp thường ra chùa để trồng và chăm sóc vườn hoa, cây, rau...Giữa sân chùa có phật bà Quan Âm Bồ Tát. Hiện nay nhà chùa đang nuôi 2 bé trai bị bố mẹ bỏ rơi và được các nhà hảo tâm ủng hộ tiền nuôi 2 bé này.
+Các con thấy chùa làng ta có trang hoàng không?. Muốn giữ được cảnh quan chùa luôn đẹp, cổ kính thì các con ntn?
Quan sát hình ảnh Nhà văn hoá:
+ Cô bật hình ảnh nhà văn hóa cho trẻ xem
+Các con biết gì về nhà văn hoá?
F Nhà văn hoá là nơi diễn ra các cuộc họp của các ban ngành trong thôn: Chi bộ, chi đoàn, cựu chiến binh, hội người cao tuổi, văn nghệ quần chúng, mọi ngườithường xuyên đến để làm thơ, ngâm thơ, văn nghệ....Sân nhà văn hoá chiều nào các cô, các bác cũng tập thể thao.
-Các con thấy nhà văn hoá có ý nghĩa không?
-Muốn để cho nhà văn hoá luôn văn hoá thì các con làm gì? 
- Quan sát hình ảnh nhà tưởng niệm Bác Hồ:
- Cô cho trẻ xem hình ảnh tượng đài Bác Hồ 
- Bạn nào có ý kiến gì về hình ảnh tượng đài của Bác?
( Trẻ nêu nhận xét và miêu tả lại)
-Các con thấy đường đi vào nhà tưởng niệm như thế nào
- Ngôi nhà tượng niệm đó có hình dáng ra sao?
- Bên trong nhà tưởng niệm đó con thấy có những gì? ( Bàn thờ, Tượng Bác)
- Các con thường được đến nhà tưởng niệm vào những ngày nào? (Ngàylễ, ngày tết, hội làng, ngày sinh nhật Bác 19/05, ngày Bác mất 2/9)
- Khi đến nhà tưởng niệm các con có cảm xúc như thế nào?
- Các con thầm hứa với Bác điều gì? ( Chăm ngoan học giỏi – xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ)
*Cô tóm lại: Hôm nay cô con mình cùng trò chuyện về những di tích, danh lam thắng cảnh của địa phương mình. (Trẻ kể lại)
=> Giáo dục: Các con phải biết yêu quý quê hương và giữ gìn bảo vệ các di tích lịch sử của địa phương mình.
* Củng cố: Chơi trò chơi: ai nhanh ai khéo.
- Cô chia lớp mình ra làm 2 đội, cô đã chuẩn bị cho 2 đội rất nhiều túi thóc và mỗi đội một chiếc thúng, nhiệm vụ của 2 đội chơi là bật qua các vòng lên lấy những túi thóc và mang về thúng của đội mình, thời gian dành cho 2 đội là 1 bản nhạc, đội nào chuyển được nhiều túi thóc đội đó chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.
- Cô nhận xét và công bố đội chiến thắng.
3. Kết thúc:
- Hôm nay cô đã cho các con được trò chuyện về chùa Bạch Nao và nhà văn hoá thôn, nhà tưởng niệm Bác Hồ của làng mình đấy, các con thấy quê hương mình có đẹp không?
- Các con phải ngoan, học giỏi để sau này lớn lên góp sức xây dựng quê hương mình ngày càng giàu đẹp nhé.
- Bây giờ cô con mình cùng xếp hàng để về trường nào?(Trẻ vừa đi vừa hát bài: quê hương tươi đẹp).
Âm nhạc:
NDTT:
 Dạy hát: Quê hương tươi đẹp
Dân ca Nùng
NDKH: 
Nghe hát: Em đi giữa biển vàng.
Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo
TCAN: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả, hiểu nội dung, thuộc lời bài hát “ Quê hương tươi đẹp”
- Cảm nhận được giai điệu vui tươi, tình cảm của bài hát “ Quê hương tươi đẹp”, tình cảm nhẹ nhàng của bài hát “ Em đi giữa biển vàng”. Từ đó trẻ biết thể hiện tình cảm phù hợp với nội dung bài hát.
2. Kĩ năng:
- Trẻ hát đúng nhạc, hát vui tươi, hồn nhiên, thể hiện tình cảm khi hát.
- Chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.
- Phát triển kĩ năng hoạt động nhóm khi tham gia trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu mến, quê hương mình.
- Sôi nổi, hào hứng tham gia các hoạt động. 
1. Đồ dùng của cô: 
- Hình ảnh về miền núi.
- Hình ảnh đồng lúa, hình ảnh mùa xuân, hình ảnh các hoạt động ngày hội xuân.
- Đĩa nhạc bài “Quê hương tươi đẹp, Em đi giữa biển vàng” 
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục của trẻ gọn gàng, sạch sẽ.
1. Ổn định tổ chức:
- Trốn cô! - Cô đâu!
- Con nhìn xem cô có tranh vẽ gì nè?
- Trong tranh có những gì?
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung bức tranh.
- Ở miền nói có rất nhiều dân tộc sinh sống như: Chăm, Nùng, Tày, H’mông Nhưng dù là người Kinh hay người dân tộc thì đều là anh em chung 1 quê hương, cùng yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau học tập.
-Các con biết không cô biết có một bài hát nói về quê hương tươi đẹp, đây là một làn điệu dân ca thuôc dân tộc nùng đó các con. Bây giờ cô sẽ hát cho các con nghe nhé!
2. Nội dung
*Dạy hát: Quê hương tươi đẹp
- Cô hát 1 lần: Cô vừa hát bài “ Quê hương tươi đẹp” dân ca nùng, đặt lời Anh Hoàng
- Cô hát lần 2: nêu nội dung
Bài hát ca ngợi vẻ đẹp của quê hương , có đồng lúa xanh, có núi rừng ngàn cây và thắm đượm tình quê hương.
- Các con ơi quê hương của mình rất đẹp phải không vì thế các con phải học ngoan, học giỏi để lớn lên là người có ích cho quê hương mình các con nhé!
- Cho trẻ hát 2-3 lần 
- Cô mời xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân hát dưới nhiều hình thức.
- Cô chú ý sửa sai.
- Lớp hát lại 1 lần
- Các con vừa hát bài hát gì? Thuộc dân ca nào?
* Trò chơi âm nhạc “Nghe giai điệu đoán tên bài hát” 
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi: Cô chia lớp ra làm 2 đội, các con cùng lắng nghe giai điệu và đoán tên bài hát, đội nào lắc sắc xô trước đội đó được quyền trả lời, đội nào trả lời đúng nhiều tên bài hát đội đó chiến thắng.
- Cho cháu chơi 1 - 2 lần.
*HOẠT ĐỘNG 3 : Nghe hát “ Em đi giữa biển vàng”
- Cô giới thiệu bài hát, tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1. 
- Cô giảng nội dung: Bài hát nói về cánh đồng lúa chín vàng trên quê hương của bạn nhỏ. Bạn nhỏ đi giữa cánh đồng lúa như đi giữa biển vàng, những bông lúa trĩu nặng cây chứa đựng bao vất vả, bao giọt mồ hôi của người nông dân.
 - Lần 2, mở nhạc kết hợp minh họa.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét, khen trẻ
- Cô và các con cùng vào góc nghệ thuật vẽ cảnh đẹp của quê hương mình nhé!.
Đánh giá cuối ngày: 
Thứ 3, ngày 10 tháng 05 năm 2016.
Nội dung
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Toán: Sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng
 1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu cách sắp xếp của 3 loại đối tượng lặp đi, lặp lại nhiều lần theo một trình tự nhất định gọi là cách sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng.
- Trẻ biết cách sắp xếp 3 loại đối tượng theo một trình tự nhất định và lặp lại.
-Trẻ nhận ra các mẫu sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đói tượng, biết sao chép lại các mẫu quy tác sắp xếp và xếp theo yêu cầu của cô. Biết tạo ra mẫu sắp xếp và sắp xếp theo ý thích.
2. Kỹ năng:
- Trẻ xếp được 3 loại đối tượng theo trình tự sắp xếp nhất định của quy tắc.
- Trẻ phát hiện và nêu rõ ràng cách sắp xếp của quy tắc.
- Trẻ xếp được 3 loại đối tượng theo mẫu cho trước. Sắp xếp các đối tượng theo quy tắc giáo viên yêu cầu.
- Trẻ tự tạo ra cách sắp xếp theo quy tác của 3 loại đối tượng theo ý thích.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Trẻ phối hợp cùng bạn trong nhóm để tạo ra sảm phẩm.
Đồ dùng của cô:
- Máy tính và giáo án điện tử các slide để trẻ chơi trò chơi.
- Các bài hát “ tìm bạn thân, Quê Hương tươi đẹp, Yêu Hà Nội, Gặp nhau giữa trời Thu Hà Nội”
- Các đồ dùng học tập để trẻ sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng.
*Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một hộp quà (bên trong có: hoa sen, quả táo, hộp quà và một tấm bìa.
- Mỗi tổ một khung ảnh để trẻ trang trí.
- Các hình ảnh hoa các loại.
1. Ổn định, gây hứng thú:
- Cô bật nhạc cho cả lớp hát “Quê hương tươi đẹp”. Trò chuyện về nội dung bài hát.
+Bài hát nói về điểu gì?
+ Quê hương mình có những di tích lịch sử, cảnh đẹp nào?
- Cô khái quát lại: Quê hương mình có đình, chùa đã được công nhận là di tích lịch sử, ngoài ra còn có những cảnh đẹp quê hương như cánh đồng lúa, nhà tưởng niệm Bác Hồ.
2. Nội dung:
*HĐ 1: Ôn cách sắp xếp theo quy tắc của 2 đối tượng.
- Để đi tham quan các di tích lịch sử và cảnh đẹp của quê hương mình các con hãy tìm cho mình những người bạn thân nào?
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Tìm bạn thân”
- Cô cho trẻ hát và vận động bài hát “Tìm bạn thân” khi nghe hiệu lệnh của cô thì đi về đúng tổ của mình đứng xen kẽ một bạn trai một bạn gái, tổ 2: Một bạn gái một bạn trai, tổ 3: 2 bạn trai 1 bạn gái.
- Các con có nhận xét gì về đội hình của lớp?
- Lớp mình đã sắp xếp theo đội hình như nào? (một bạn trai một bạn gái lặp lại một bạn trai một bạn gái. Đây là cách sắp xếp theo quy tắc lặp đi lặp lại của 2 loại đối tượng mà các con đã được học).
- Chúng mình đã đi đến Nhà tưởng niệm Bác Hồ rồi, sắp đến ngày sinh nhật Bác đấy, cô sẽ thưởng cho mỗi bạn một hộp quà, bạn trai hộp quà màu đỏ, bạn gái hộp quà màu trắng và về đội hình 3 hàng ngang theo tổ để chúng mình cùng sắp xếp những món quà mừng sinh nhật Bác nhé.
- Các con để hộp quà trước mặt nào?
- Các con thấy hộp quà trong tổ của mình được sắp xếp như thế nào?
- Cách sắp xếp này là cách sắp xếp theo quy tắc của mấy loại đối tượng. 
- 1 hộp đỏ 1 hộp trắng lặp lại một hộp đỏ một hộp trắng là cách sắp xếp theo quy tắc lặp lại của 2 loại đối tượng.
* HĐ 2: Dạy trẻ sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng:
- Trẻ mở hộp quà và trả lời xem trong hộp quà có gì?
*Sắp xếp theo mẫu của cô:
+ Lần 1: 1 hoa sen - 1 quả táo – 1 hộp quà lặp lại 1 hoa sen - 1 quả táo – 1 hộp quà
Các con có nhận xét gì về cách sắp xếp trên bảng của cô.(cho trẻ đọc cách sắp xếp của cô).
Cô nhắc lại cách sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng.
Cho trẻ cùng sắp xếp giống như trên.(cô bao quát sứa sai trẻ)
Cho trẻ nhắc lại quy tắc sắp xếp của 3 loại đối tượng.
+ Lần 2: yêu cầu trẻ sắp xếp 3 đối tượng theo yêu cầu: 1 hoa sen - 2 quả táo – 1 hộp quà lặp lại 1 hoa sen - 2 quả táo – 1 hộp quà .(cô kiểm tra kết quả của trẻ, sửa sai và giải thích cho cá nhân)
Cô gắn đối tượng lên bảng.
Các con có nhận xét gì về cách sắp xếp này?
Vì sao các con biết đây là cách sắp xếp theo quy tắc?
Đây là cách sắp xếp theo quy tắc của mấy loại đối tượng?
Đối tượng là những gì?
Cả lớp đọc 1 hoa sen - 2 quả táo - 1 hộp quà lặp lại 1 hoa sen - 2 quả táo - 1 hộp quà. Đây cũng là 1 cách sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng.
Cô giải thích cho trẻ hiểu với 2 cách sắp xếp 3 đối tượng được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định của các loại đối tượng thì gọi là sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng.
+ Lần 3: Cô xếp 2 hoa sen – 2 quả táo – 1 hộp quà.
Cho trẻ nhắc lại cách sắp xếp.
Hỏi trẻ cách sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng này thì tiếp theo phải xếp đến đối tượng nào? Gọi trẻ lên xếp tiếp, các bạn dưới lớp cùng xếp.
Cô bao quát, hướng dẫn và kiểm tra kết quả.
Cô nhấn mạnh: có rất nhiều cách sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng. Sự sắp xếp được lặp đi lặp lại theo một trình tự của 3 loại đối tượng gọi là sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng.
* Cho trẻ xếp theo ý thích.
- Trẻ tự sắp xếp 3 loại đồ dùng theo sự sáng tạo của mình.
- Cô bao quát, dành thời gian cho trẻ xếp.
- Cô hỏi cá nhân trẻ về cách sắp xếp của mình.(cô minh hoạ cách sắp xếp của trẻ lên bảng)
- Cô đọc từng cách sắp xếp theo ý thích của trẻ lên bảng và nói: Với 3 đối tượng các bạn đã có rất nhiều cách sắp xếp khác nhau, cách sắp xếp đó là cách sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng.
- Cô hỏi trẻ: Thế nào là cách sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng. Cô hỏi 2-3 trẻ.
- Cho trẻ cất đồ dùng.
-Cô và trẻ hát vận động bài: “Yêu Hà Nội”.
*HĐ 3: Trò chơi luyện tập củng cố.
- TC: Ai thông minh.
Trẻ quan sát kỹ quy tắc sắp xếp và tìm loại đối tượng bị thiếu điền vào chỗ trống. cho trẻ chơi 2-3 lần.
- TC: Trang trí khung ảnh.
Cô chuẩn bị cho mỗi tổ một khung ảnh, cô đã trang trí sắp xếp 3 loại đối tượng. Nhiệm vụ của mỗi đội là thảo luận và tiếp tục trang trí trên khung ảnh sao cho tạo thành quy tắc sắp xếp của 3 loại đối tượng.
Đội nào dán nhanh và tạo thành quy tắc sắp xếp của 3 loại đối tượng thì đội đó chiến thắng.
Cô bật nhạc: Gặp nhau giữa trời thu Hà nội.
Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi .
Cô nhận xét kết quả chơi của từng tổ.
3.Kết thúc:
- Cho trẻ quan sát quanh lớp và tìm những đồ dùng được sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng.
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Đánh giá cuối ngày: 
Thứ 4, ngày 11 tháng 05 năm 2016.
Nội dung
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
VĂN HỌC:
Thơ:
Quê hương Thanh Văn
 (Tác giả: Trần Thị Phượng)
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: nói về quê hương Thanh Văn đổi mới.
* Kỹ năng:
- Trẻ thuộc bài thơ, đọc thơ diễn cảm, thể hiện tình cảm đối với quê hương.
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô to rõ rang, mạch lạc
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu mếm quê hương mình.
* Đồ dùng của cô:
- Tranh minh họa bài thơ.
- Máy tính có minh họa bài thơ, que chỉ. 
* Đồ dùng của trẻ: Ghế ngồi hình chữ U
1: Ổn định tổ chức
- Hát bài " Quê hương tươi đẹp"
- Trò chuyện về nội dung bài hát
 - Hôm nay cô cùng các con sẽ đọc bài thơ " Quê em " của cô Trần Thi Phượng để biết về quê hương Thanh Văn của mình nhé. 
2. Nội dung:
* Dạy trẻ đọc bài thơ: “Quê em” tác giả Trần Thị Phượng.
- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm 
- Cô đọc lần 2: Đọc + sử dụng tranh minh họa 
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả trong bài thơ?
- Cô đọc lần 3: Giảng nội dung bài thơ
+  4 câu đầu: Nói về quê hương đổi mới từng ngày, múa màng bội thu, đường làng được mở rộng và được bê tông hóa không còn vất vả như ngày xưa. 
 + Câu 5-12: Nói lên nhớ ơn Đảng, những người dân trong xã, trong thôn nhà nào kinh tế cũng được đi lên. Công việc ruộng đồng đã được công nghiệp hóa hiện đại hóa, đời sống của nhân dân ngày càng ngày càng được nâng cao, cuộc sống đàng hoàng hơn.
* Đàm thoại:
- Các con vừa đọc xong bài thơ có tên là gì?
- Và do ai sáng tác?
- Bài thơ nói vể điều gì?
- Quê hương Thanh Văn đổi mới như thế nào? 
- Mùa màng thu hoạch như thế nào?
- Những con đường đồng được thay đổi như thế nào? 
-Nhờ đâu mà nông dân được thay đổi?
- Nông nghiệp được công nghiệp hóa như thế nào?
- Cuộc sống của người dân ra sao?
- Các con có yêu mến quê hương của chúng mình không?
- Các con phải làm gì để xây dựng nông thôn của chúng mình?
* Giảng từ khó: 
+“Trĩu”: có nghĩa là nặng trĩu xuống.
+ “Đàng hoàng”: Có nghĩa là đầy đủ, sung sướng 
* Giáo dục trẻ: Các con phải chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời thầy cô giáo và ông bà cha mẹ để mai này lớn lên các con sẽ là những người công dân có ích cho gia đình và xây dựng quê hương Thanh Văn giàu đẹp.
* Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc 2- 3 lần,
- Cô cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân. Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý sửa ngọng, sửa sai cho trẻ. 
- Cô cho trẻ đọc thơ nối tiếp, đọc to, đọc nhỏ.
- Cô cho trẻ thể hiện tình cảm đối với quê hương
* Củng cố: Vẽ cảnh đẹp quê hương
- Cho trẻ ngồi theo 3 tổ, cô phát giấy A4, màu sáp, màu nước, màu dạ cho trẻ vẽ những cảnh đẹp của quê hương mình.
- Khi trẻ thực hiện cô bật nhạc bài “quê hương tươi đẹp”
3: Kết thúc. 
- Cô nhận xét, tuyên dương, khen trẻ, khen lớp, khen cá nhân. 
Đánh giá cuối ngày: 
.
Thứ 5, ngày 12 tháng 05 năm 2016.
Nội dung
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thể dục:
VĐCB: Bò dích dắc qua 7 chướng ngại vật.
TCVĐ:Chuyền bóng
Kiến thức:
-Trẻ biết tên vận động cơ bản, biết cách thực hiện vận động bò dích dắc bằng bàn tay bàn chân qua 7 chướng ngại vật.
- Trẻ biết cách chuyền bóng qua đầu qua chân.
2. Kĩ năng:
-Trẻ biết cách bò bằng bàn tay, bàn chân, phối hợp tay chân nhịp nhàng, khéo léo theo đường dích dắc.
- Trẻ biết chuyền bóng không làm rơi bóng
3. Thái độ:
- Trẻ biết phối hợp, đoàn kết với các bạn khi tham gia hoạt động theo nhóm và chơi trò chơi.
1. Đồ dùng của cô:
- 14 chậu hoa để làm đường dích dắc.
- Xắc xô, nơ xanh, nơ đỏ.
- Nhạc bài hát: 
Em như chim bồ câu trắng.
Quê hương tươi đẹp
2. Đồ dùng của trẻ:
- Các hộp quà 
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
1. Ổn định tổ chức:
- Giới thiệu chương trình: Hội khỏe măng non
- Chia lớp thành 2 đội: đợi 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tuan_1_di_tich_lich_su_que_huong.docx