Kế hoạch hoạt động tuần 3 - Chủ đề nhánh: Một số loại chim

Chơi trong các góc chơi - Phân vai. Đóng vai cô giáo, bác sỹ, mẹ đưa con đi đến lớp, cửa hàng

- Xây dựng: Ngôi nhà thân yêu.

- Nghệ thuật:Vẽ, tô màu, xé dán, múa hát về chủ điểm nhánh

Học tập: Tìm chữ tìm số xem tranh ảnh tranh chuyện về trường mầm non

- Thiên nhiên: Tưới cây, lau lá, chơi với cát nước

- Vận động: Chơi các trò chơi như cử tạ, ném phi tiêu, kéo bóng.

Vệ sinh – Rửa tay, rửa mặt: Chuẩn bị xà phòng, khăn lau tay, khăn ẩm lau mặt

Ăn trưa: Kê bàn ghế, khăn lau miệng, đĩa đựng cơm rơi, nước uống cho trẻ

Ngủ trưa: Trải chiếu, gối, điều chỉnh ánh sáng, quạt, Giữ yên tĩnh giấc ngủ cho trẻ. Ngủ dậy cho trẻ vệ sinh và vận động nhẹ nhàng rồi ăn bữa phụ.

 

docx23 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt động tuần 3 - Chủ đề nhánh: Một số loại chim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 3
Chủ đề nhánh: MỘT SỐ LOẠI CHIM
( Thời gian thực hiện 1 tuần từ 2/1 đến 5/1 năm 2018)
Người thực hiện: Lê Lý Thương
HĐ
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
- Đón trẻ, trò chuyện về chủ đề, cho trẻ chơi tự chọn.
- Tập thể dục nhịp điệu toàn trường thứ 2,4,6 ( thứ 3.5 tập tại lớp)
- Tập các động tác theo băng đĩa nhạc.
Hoạt động học 
Nghỉ Tết Dương lịch
PTTC
TD: Ném xa bằng 1 tay
PTTM:
Vẽ theo ý thích
PTNN:
Vè loài vật
PTTM:
Tạo hình: Tiết tổng hợp
Chơi ngoài trời
- Dạo chơi trong khu sân chơi mới
- Chơi tự chọn
- Dạo chơi quanh sân trường
- Chơi tự chọn
- Dạo chơi khu vực lớp 3TC1
- Chơi tự chọn
- Dạo chơi dưới tán cây ngọc lan
- Chơi tự chọn
Chơi trong các góc chơi
- Phân vai. Đóng vai cô giáo, bác sỹ, mẹ đưa con đi đến lớp, cửa hàng 
- Xây dựng: Ngôi nhà thân yêu.
- Nghệ thuật:Vẽ, tô màu, xé dán, múa hát về chủ điểm nhánh
Học tập: Tìm chữ tìm số xem tranh ảnh tranh chuyện về trường mầm non
- Thiên nhiên: Tưới cây, lau lá, chơi với cát nước
- Vận động: Chơi các trò chơi như cử tạ, ném phi tiêu, kéo bóng...
Vệ sinh – Rửa tay, rửa mặt: Chuẩn bị xà phòng, khăn lau tay, khăn ẩm lau mặt 
Ăn trưa: Kê bàn ghế, khăn lau miệng, đĩa đựng cơm rơi, nước uống cho trẻ
Ngủ trưa: Trải chiếu, gối, điều chỉnh ánh sáng, quạt, Giữ yên tĩnh giấc ngủ cho trẻ. Ngủ dậy cho trẻ vệ sinh và vận động nhẹ nhàng rồi ăn bữa phụ.
Hoạt động chiều
- Thơ: con chim chiền chiện
- Chơi tự chọn
- Trò chơi: thả đỉa ba ba
- Chơi tự chọn
- Lao động vệ sinh
- Chơi tự chọn
- Múa hát bài : Thật đáng chê
- Chơi tự chọn
Vệ sinh – Nêu gương cuối ngày – Trả trẻ
 Ngày 28 tháng 12 năm 2017
 Duyệt thực hiện.
CHƠI TRONG CÁC GÓC CHƠI
STT
Tên góc
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
1
Góc phân vai
- Trẻ thể hiện được vai chơi của mình, thể hiện tính cách của vai chơi như công nhân xây dựng, người bán hàng, bác sĩ người nấu ăn
- Đồ dùng xây dựng như: Gạch, ống nút.
- Đồ chơi bán hàng quần áo, rau quả, đồ dùng trong gia đình
- Bác sĩ ống nghe, thuốc, quần áo blu
- Nấu ăn: cá, trứng
- Trẻ đóng vai công nhân xây dựng, nấu ăn bán hàng, bác sĩ khám bệnh cho mọi người.
- Cô quan sát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ, giao lưu, tạo tình huống cho trẻ mở rộng hiểu biết.
2
Góc xây dựng
- Trẻ biết xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi.
- Rèn luyện đôi tay khéo léo, phát triển tư duy, tưởng tượng cho trẻ.
- Đồ lắp ghép, gạch nhựa, các vật liệu phế thải, thiên nhiên như cây cỏ, sỏi, hạt, vỏ vỏ thạch, cá, hột hạt, ống nút
- Trẻ lắp ghép mô hình xây dựng mô hình trường học, lớp học.
- Cô quan sát trẻ chơi, nhắc nhở, bao quát trẻ chơi trẻ xây dựng hợp lý.
3
Góc học tập, sách
Trẻ biết cầm sách đọc đúng, biết mở sách theo thứ tự. Xem và hiểu được nội dung của tranh, ảnh, truyện
Một số sách, truyện tranh hình ảnh về Các con vật nuôi trong gia đình
- Cho trẻ đọc các truyện tranh, các bài ca dao, tục ngữ về các con vật gần gũi trong gia đình.
4
Góc nghệ thuật
- Trẻ thể hiện tình cảm khi hát, múa các bài hát về chủ đề nhánh.
- Trẻ biết tô vẽ xé dán đúng kỹ năng về chủ đề nhánh 
- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, đàn, phách, quạt, trống lắc...
- Giấy vẽ, bút màu, hồ dán, đất nặn, nguyên liệu thiên nhiên, đồ phế thải..
- Múa hát các bài hát về nghề chủ đề nhánh
- Vẽ, xé dán, nặn xếp hình về các con vật gần gũi với trẻ.
5
Góc thiên nhiên
-Trẻ biết tự chăm
 sóc cây 
- Rèn kỹ năng chăm sóc cho cây, tưới nước, nhổ cỏ, lau lá cây, nhặt lá già.
- Bình tưới nước, nước sạch, kéo, khăn lau
- Trẻ tự tay chăm sóc cây tưới nước cho cây, nhổ cỏ, lau lá cây cảnh, nhặt lá già.
THỂ DỤC SÁNG
Thứ hai, sáu: Tập theo bài tập tháng toàn trường
Thứ ba, tư, năm
TẬP BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức: Trẻ tập đúng các động tác theo cô, biết tạo các động tác khỏe mạnh theo nhạc, theo nhịp.
2. Kỹ năng: Phát triển cho trẻ khả năng và các tố chất vận động cho trẻ
3. Thái độ: Tạo cho trẻ tinh thần thoải mái và thói quen chăm sóc sức khỏe hàng ngày và chuẩn bị vào các hoạt động học và vui chơi.
II. CHUẨN BỊ.
- Trẻ ăn mặc sạch sẽ, sân rộng, sạch. Vòng thể dục, nơ tay, bài hát.
III. TỔ CHƯC HOẠT ĐỘNG
* Khởi động: 
+ Cho trẻ đi các kiểu chân kết hợp chạy chậm chạy nhanh thành vòng tròn.
- Chuyển đội hình 2 hàng ngang 
* Trọng động : Tập bài tập phát triển chung
 + Hô hấp: Thổi bóng
 + Tay: Tay đưa ra phía trước, gập khuỷu tay ngón tay chạm vai.
 +Chân: Bước khuỵu chân sang bên.
 + Bụng: Nghiêng người sang hai bên.
 + Bật: Bật khép tách chân.
- Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp.
* Trò chơi: “Dân vũ”
* Hồi tĩnh: - Trẻ đi nhẹ nhàng 2, 3 vòng hít thở sâu, vào lớp.
Thứ ba ngày 2 tháng 1 năm 2018
A. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG.
- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ, cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ
- Điểm danh, báo ăn. Thể dục sáng, hoạt động chung toàn trường
B. HOẠT ĐỘNG HỌC .
PTTC- Thể dục: Ném xa bằng một tay
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết dùng sức của tay, vai để đẩy vật ném đi xa và thẳng hướng.
- Trẻ tập đúng, đều các động tác bài tập phát triển chung 
- Trê thực hiện tốt theo hiệu lệnh của cô, biết chơi trò chơi.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định, phối hợp nhịp nhàng giữa các vận động của cơ thể.
- Trẻ biết chuyển đội hình, đội ngũ theo hiệu lệnh của cô.
3. Thái độ
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tinh thần thi đua sự đoàn kết hợp tác với bạn bè.
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Túi cát, nơ, dây buộc đầu cho trẻ.
- Dây kéo co
- Đĩa các bài hát về chủ đề con vật
- Trẻ ăn mặc gọn gàng 
III. Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của cô
Họat động của trẻ
* Trò chuyện gây hứng thú
- Chào mừng quý vị và các bạn đến với hội thi 
“Hội khỏe măng non” của lớp 5 tuổi A3
- Đến với hội thi cô xin giới thiệu có 2 đội tham gia
- Cô giới thiệu hội thi
Hội thi “Hội khỏe măng non” gồm có ba phần thi
+ Phần 1: Thi đồng diễn
+ Phần 2: Thử tài của bé
+ Phần 3: Chung sức
- Trước khi bước vào hội thi các đội cùng khởi động
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi chạy các kiểu chân kết hợp với nhạc bài hát “Con chuồn chuồn” về đội hình hai hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.
* Hoạt động 2: Trọng động
1. Bài tập phát triển chung kết hợp với bài 
“Con cào cào” 
* Phần thi thứ nhất “Thi đồng diễn”
- Động tác tay: Tay đưa ra trước, đưa lên cao
+ TTCB, Nhịp 4, 8 : Đứng thẳng tay thả xuôi
+ Nhịp 1,3: Hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp, đồng thời chân trái bước sang bên trái 1 bước.
+ Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau.
- Nhịp 5,7 như nhịp 1,3 và đổi chân
- Nhịp 6 như nhịp 2.
- Động tác chân: Ngồi khụyu gối
+ TTCB, Nhịp 4, 8: Đứng thẳng tay thả xuôi
+ Nhịp 1, 3: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, chân kiễng,
+ Nhịp 2: Ngồi khuỵu gối, lưng thẳng tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp
- Nhịp 5,7 như nhịp 1,3 
- Nhịp 6 như nhịp 2.
- Động tác bụng lườn: Đứng quay người sang
 hai bên
+ TTCB, Nhịp 4, 8 : Đứng thẳng tay thả xuôi
+ Nhịp 1, 3: Hai tay đưa ra trước lòng bàn tay sấp, đồng thời chân trái bước sang bên trái 1 bước rộng bằng vai.
+ Nhịp 2: Quay người sang bên trái, 2 tay đưa sang trái, lòng bàn tay sấp.
- Nhịp 5,7 như nhịp 1,3, đổi chân.
- Nhịp 6 như nhịp 2, quay sang phải
- Động tác bật: Bật tách khép chân 
+ TTCB, 2, 4, 6, 8 : Đứng thẳng tay thả xuôi
+ Nhịp1, 3, 5, 7: Bật tách chân sang 2 bên đồng thời tay đưa sang ngang lòng bàn tay sấp.
- Cô nhận xét và tặng hoa cho trẻ
 2. Vận động cơ bản
* Phần thi thứ 2 “ Thử tài của bé ’’
- Cho trẻ chuyển đội hình hai hàng ngang đối diện cách nhau 5m.
- Cô làm mẫu động tác “ Ném xa bằng 1 tay ” 
- Cô làm mẫu lần1: Làm mẫu hoàn chỉnh
- Cô làm mẫu lần 2: Vừa làm mẫu vừa phân tích
 Cô đứng sát vạch chuẩn, đứng chân trước chân sau, tay cùng phía với chân sau, cô cầm túi cát đưa từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao rồi ném, sau đó cô đi về cuối hàng.
- Cho 2 trẻ lên làm mẫu lại
- Cô quan sát và cho các bạn nhận xét bạn làm mẫu.
* Cho trẻ thực hiện:
- Lần lượt cho 2 trẻ lên thực hiện
- Cô động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ.
- Lần 2: Lần lượt cho 4 trẻ lên thực hiện. 
- Cho hai đội thi đua 1lần
- Cô động viên khuyến khích trẻ ném
- Nhận xét sau mỗi lần trẻ thực hiện.
- Cô nhận xét và cho trẻ dán hoa
3. Trò chơi vận động “Đua ngựa”
* Phần thi thứ 3 “ Chung sức”
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi
- Cô và trẻ kiểm tra kết quả và trao phần thưởng
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi chậm hít thở sâu 1- 2 vòng theo nhạc
- Trẻ đứng xung quanh cô và lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe cô nói về hội thi
- Trẻ thực hiện đi 
khởi động
- Trẻ tập 4 lần x 8 nhịp
- Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ lên dán hoa
x x x x x x x x x x x x x
 x
 x
x x x x x x x x x x x x x 
- Trẻ lắng nghe và 
quan sát
- 2 trẻ lên làm mẫu
- Lần lượt trẻ ở hai đầu hàng lên thực hiện bài tập và đi về cuối hàng
 - Trẻ thực hiện 
- Trẻ lên dán hoa
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi 2- 3 lần.
- Đi chậm hít sâu 
C. CHƠI NGOÀI TRỜI.
Dạo chơi trong khu sân chơi mới
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
- Trẻ được dạo chơi thăm quan sân trường, hít thở không khí trong lành.
- Tạo cho trẻ không khí thoải mái, vui tươi phấn khởi.
-Trẻ có kỹ năng hoạt động cá nhân, nhóm và phối hợp với các bạn cùng chơi.
- Trẻ biết yêu quý trường lớp, tham gia tích cực vào các hoạt động của giờ học, có tinh thần đoàn kết thi đua. 
II. CHUẨN BỊ.
- Chỗ dạo chơi thuận tiện sạch sẽ, an toàn tuyệt đối cho trẻ
- Đồ chơi ngoài trời: Đu quay cầu trợt, phi tiêu, bóng nhựa
- Đồ dùng : Giấy vẽ, màu, phấn, kéo, hồ, lá khô, đất nặn, bảng con, hột hạt, sỏi nhỏ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
* Trẻ ra sân trường đi dạo chơi cùng cô
* Chơi tại các khu vực chơi:
- Khu vực chơi với cát, nước, sỏi nhỏ, phễu nhựa, chai nhựa
- Khu vực chơi với màu vẽ, giấy vẽ, bút màu, phấn, lá cây hột hạt, keo dính
- Khu vực chơi các trò chơi dân gian: ô ăn quan , cua cắp, chơi chuyền, ném bóng, đi cà kheo, nhảy bao bố
- Khu vực chơi với các đồ chơi ngoài trời
- Nhận xét các nhóm chơi, vệ sinh
D. CHƠI TRONG CÁC GÓC CHƠI ( Thực hiện theo kế hoạch đầu tuần)
E. VỆ SINH, ĂN TRƯA, TỔ CHỨC NGỦ TRƯA CHO TRẺ.
- Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn
- Bao quát trẻ ăn, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Cho trẻ ngủ trưa. Ngủ đúng giờ, đủ giấc.
Ê. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vệ sinh vận động nhẹ nhàng
2. Ăn chiều
3. Chơi theo ý thích 
* Thơ: Con chim chiền chiện
* Trẻ chơi trong các góc chơi:
- Góc nghệ thuật: Vẽ tranh, tô màu , nặn, múa hát 
- Góc xây dựng: Xây công trình của bé , ngôi nhà bé yêu
- Góc dân gian: chơi các trò chơi dân gian 
- Góc Bác sỹ : Đồ dùng đồ chơi bác sỹ, y tá, búp bê
- Góc sách – truyện: Xem tranh truyện, lật giở sách
- Thu dọn đồ dùng, vệ sinh lớp.
G. VỆ SINH, NÊU GƯƠNG, TRẢ TRẺ
- Vệ sinh cá nhân trẻ. Tuyên dương, cắm cờ bé ngoan.
- Trả trẻ: Trả trẻ: Trao đổi cùng phụ huynh. 
* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Tổng số trẻ đi học............vắng........Lý do.......................................................................
Tình trạng sức khỏe của trẻ khi tới lớp: ..........................................................................
Kết quả tham gia các hoạt động của trẻ: .........................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Nguyên nhân: .................................................................................................................
Biện pháp khắc phục:......................................................................................................
Thứ tư ngày 3 tháng 1 năm 2018
A. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG.
- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ, cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ
- Điểm danh, báo ăn. Thể dục sáng, hoạt động chung toàn trường
B. HOẠT ĐỘNG HỌC .
PTTM: Tạo hình: Vẽ theo ý thích
 I - Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên các các con vật, đặc điểm nổi bật.
- Trẻ biết miêu tả cách vẽ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng vẽ các nét thẳng, nét ngang, nét xiên, nét cong, các hình để tạo ra các sản phẩm đẹp.
- Trẻ biết cách pha màu, bố cục tranh cân đối, trẻ biết vẽ trang trí vào các sản phẩm của mình cho đẹp, trẻ biết đặt tên cho sản phẩm
- Trẻ có kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
3.Thái độ:
- Trẻ biết yêu quí các các con vật gần gũi đáng yêu.
- Trẻ hứng thú học bài và thể hiện ý tưởng của mình.
II - Chuẩn bị:
- Giấy A4, bút dạ, bút sáp, bài hát về chủ điểm, giá treo sản phẩm.
III -Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Hoạt động 1:
- Xin chào mừng các bé đến với Hội thi bé khéo tay của lớp 5tA1
- Để cho hội thi thêm sôi động và hấp dẫn, cô con mình cùng chơi trò chơi kéo cưa, lừa xẻ nào?
- Cô thấy lớp mình chơi rất giỏi, cô khen các con nào.
- Cô xin mời các con ngồi xuống nào?
- Các con ơi, cô con mình đang tìm hiểu ở chủ điểm gì nào?
- Đến với hội thi bé khéo tay ngày hôm nay cô có 1 món quà để tặng cho các con đấy, các con có thích không nào?
- Cô tặng cho các con 1 chuyến du lịch qua màn ảnh nhỏ để thăm vườn bách thú, cô xin mời các con cùng hướng lên màn hình nào.
- Các con vừa được thấy gì nào?
- Gọi 2-3 trẻ kể 
- Các con ơi, đề tài của hội thi bé khéo tay ngày hôm nay đó là vẽ theo ý thích về các con vật đáng yêu thích bây giờ cô xin mời các con nêu ý tưởng của mình nào.
- Con sẽ vẽ gì nào, con vẽ như thế nào, con sẽ sử dụng chất liệu gì, vẽ xong con sẽ vẽ thêm chi tiết gì để bức tranh cho đẹp, ai có ý tưởng giống của bạn, ngoài ý tưởng của bạn ra còn ai có ý tưởng khác, cô lần lượt hỏi ý tưởng của trẻ và gợi ý thêm cho trẻ
 Hoạt động 2: Cho trẻ vẽ.
- Bây giờ cô xin mời các con đọc bài vè và về chỗ ngồi để thể hiện ý tưởng của mình nào.
- Trong khi trẻ vẽ cô đi quan sát và gợi ý thêm cho trẻ vẽ thêm chi tiết phụ về cách tô màu và pha màu, cô hướng dẫn thêm cho trẻ còn chậm và kém. 
Hoạt động 3: Nhận xét và chia sẻ sản phẩm.
- Cô nói : tích tắc, tích tắc.
- Đồng hồ xin nhắc.
- Đã hết giờ rồi.
- Xin mời các bé.
- Mang bài dự thi.
- Cô xin mời các con mang bài của mình đi dự hội thi nào.
- Cô thấy bạn nào cũng vẽ được bức tranh rất đẹp cô khen các con nào.
- Bây giờ cô xin mời các bé lên giới thiệu về bức của mình cho cô và các bạn xem và đặt tên cho bài của mình nào.
- Ôi bài của bạn nào đây mà đẹp vậy, bây giờ cô xin mời con lên giới thiệu bài của mình nào.
-Cô cho trẻ lên nhận xét bài của bạn, và bổ sung cho bài chưa đẹp, để lần sau trẻ vẽ đẹp hơn.
- Đến với hội thi ngày hôm nay các con được vẽ những con vật gì nào?
- Cô thấy bạn nào cũng vẽ được bức tranh rất đẹp, cô khen các con nào.
- Cô thông báo Tất cả các bé 5 tuổi A1 đã đạt giải trong Hội thi bé khéo tay ngày hôm nay.
- Bây giờ con mình cùng hát để tạm biệt chương trình nào.
Trẻ chơi trò chơi.
Trẻ vỗ tay
Trẻ ngồi.
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời.
Trẻ quan sát 
Trẻ kể.
Trẻ nói cách vẽ
Trẻ đọc thơ về chỗ ngồi.
Trẻ vẽ.
 Trẻ mang bài lên treo.
Trẻ vỗ tay
Trẻ lên giới thiệu về bức vã đặt tên cho bài.
 Trẻ lên nhận xét bài của bạn. 
Trẻ trả lời. 
Trẻ hát.
C. CHƠI NGOÀI TRỜI.
Dạo chơi quanh sân trường.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
- Trẻ được dạo chơi thăm quan sân trường, hít thở không khí trong lành.
- Tạo cho trẻ không khí thoải mái, vui tươi phấn khởi.
-Trẻ có kỹ năng hoạt động cá nhân, nhóm và phối hợp với các bạn cùng chơi.
- Trẻ biết yêu quý trường lớp, tham gia tích cực vào các hoạt động của giờ học, có tinh thần đoàn kết thi đua. 
II. CHUẨN BỊ.
- Chỗ dạo chơi thuận tiện sạch sẽ, an toàn tuyệt đối cho trẻ
- Đồ chơi ngoài trời: Đu quay cầu trượt, phi tiêu, bóng nhựa
- Đồ dùng: Giấy vẽ, màu, phấn, kéo, hồ, lá khô, đất nặn, bảng con.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
* Trẻ ra sân trường đi dạo chơi cùng cô
* Chơi tại các khu vực chơi:
- Khu vực chơi với cát, nước, sỏi nhỏ, phễu nhựa, chai nhựa
- Khu vực chơi với màu vẽ, giấy vẽ, bút màu, phấn, lá cây hột hạt, keo dính
- Khu vực chơi các trò chơi dân gian: ô ăn quan , cua cắp, chơi chuyền, ném bóng, đi cà kheo, nhảy bao bố
- Khu vực chơi với các đồ chơi ngoài trời
- Nhận xét các nhóm chơi, vệ sinh
D. CHƠI TRONG CÁC GÓC CHƠI ( Thực hiện theo kế hoạch đầu tuần)
E. VỆ SINH, ĂN TRƯA, TỔ CHỨC NGỦ TRƯA CHO TRẺ.
- Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn
- Bao quát trẻ ăn, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Cho trẻ ngủ trưa. Ngủ đúng giờ, đủ giấc.
Ê. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vệ sinh vận động nhẹ nhàng
2. Ăn chiều
3. Chơi theo ý thích 
* Trò chơi: Thả đỉa ba ba
* Trẻ chơi trong các góc chơi:
- Góc học tập: Tô màu tranh trẻ thích, tìm chữ cái đã học, tìm số
- Góc ấu ăn: Nấu cơm, thịt kho tàu, canh rau muống, cuốn nem, làm bánh
- Góc nghệ thuật: Vẽ tranh, tô màu , nặn, múa hát 
- Góc dân gian: chơi các trò chơi dân gian 
- Góc sách – truyện: Xem tranh truyện, lật giở sách
- Thu dọn đồ dùng, vệ sinh lớp.
G. VỆ SINH, NÊU GƯƠNG, TRẢ TRẺ
- Vệ sinh cá nhân trẻ. Tuyên dương, cắm cờ bé ngoan.
- Trả trẻ: Trao đổi cùng phụ huynh.
* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Tổng số trẻ đi học............vắng........Lý do.......................................................................
Tình trạng sức khỏe của trẻ khi tới lớp: ..........................................................................
Kết quả tham gia các hoạt động của trẻ: .........................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Nguyên nhân: .................................................................................................................
Biện pháp khắc phục:......................................................................................................
Thứ năm ngày 4 tháng 1 năm 2018
A. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG.
- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ, cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ
- Điểm danh, báo ăn. Thể dục sáng, hoạt động chung toàn trường
B. HOẠT ĐỘNG HỌC .
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: VÈ LOÀI VẬT
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Đọc thuộc bài đồng dao, biết tên bài đồng dao, tên tác giả, thể hiện nhịp đồng dao vui tươi, hồn nhiên cùng với nội dung của thể loại vè.
- Đọc diễn cảm bài đồng dao.
- Nhận biết được các loài vật với những đặc điểm sống, đặc điểm cấu tạo, đặc trưng của từng loài.
- Trẻ hiểu nội dung bài đồng dao.
2. Kỹ năng.
-Trẻ có kỹ năng mô tả đặc điểm đặc trưng của loài vật, phản xạ nhanh với yêu cầu của trò chơi.
.- Trẻ chú ý lắng nghe, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động trả lời các câu hỏi. Trẻ có kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học.
3. Giáo dục
- Trẻ biết yêu quý và bảo vệ, chăm sóc các con vật có ích không lại gần các con vật có hại cho con người.
II. Chuẩn bị.
- Nội dung đồng dao
- Một số đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết học.( Đai buộc, quần áo, hộp quà)
- Không gian lớp học thoáng đãng.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú vào bài
- Cô đọc câu đố :
“ Con gì tám cẳng hai càng
Một mai hai mắt bò ngang cả đời ”
- Đố chúng mình biết là con gì?
- Con cua sống ở đâu?
- Ngoài ra còn có con vật nào sống dưới nước nữa?
- Cô đố tiếp:
“ Con gì mào đỏ, gáy ò ó o
Sáng sớm tinh mơ, gọi người thức dậy”
- Con gà trống sống ở đâu? Trong gia đình còn có con vật nào nữa?
- Cô đố tiếp:
“ Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò?
- Khỉ là con vật sống ở đâu?
- Thế giớ của loài vật thật phong phú và đa dạng phải không các con.
- Vậy chúng chúng mình ph

File đính kèm:

  • docxđv t3.docx
Giáo Án Liên Quan