Kế hoạch hoạt động tuần 6 - Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi

- Gv đón trẻ đúng giờ, nhắc nhở cháu để đồ dùng, đồ chơi đúng quy định.

Trao đổi với phụ huynh về khả năng của trẻ có thể làm được, tình hình sức khỏe, học tập của các cháu.

- Trẻ chơi theo tự do theo ý thích, xem hình ảnh theo chủ đề.

- Điểm danh ghi vào sổ theo dõi: Lần lượt các tổ trưởng đứng lên báo cáo các bạn vắng, cô ghi vào sổ theo dõi.

Trẻ tập theo nhạc bài hát “Bình minh đến trường”

Cô cho cháu tập thể dục theo nhạc ngoài sân cùng với toàn trường.

 

doc31 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch hoạt động tuần 6 - Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 6
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CƠ THỂ TÔI
Thực hiện từ ngày 06/10- 10/10/2014
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
Đón trẻ
- Gv đón trẻ đúng giờ, nhắc nhở cháu để đồ dùng, đồ chơi đúng quy định.
Trao đổi với phụ huynh về khả năng của trẻ có thể làm được, tình hình sức khỏe, học tập của các cháu.
- Trẻ chơi theo tự do theo ý thích, xem hình ảnh theo chủ đề.
Điểm danh
- Điểm danh ghi vào sổ theo dõi: Lần lượt các tổ trưởng đứng lên báo cáo các bạn vắng, cô ghi vào sổ theo dõi.
Thể dục sáng
Trẻ tập theo nhạc bài hát “Bình minh đến trường”
Cô cho cháu tập thể dục theo nhạc ngoài sân cùng với toàn trường.
Hoạt động ngoài trời
- QSTH:
Trò chuyện về cơ thể và giới tính của trẻ 
 - HĐTT: về đúng nhà của mình
- LQKTM: truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”
- HĐTT: Tìm người láng giềng.
- QS: 
Bé trai 
- HĐTT: Về đúng nhà của mình.
-QS: Bé gái.
-HĐTT: Tìm người láng giềng.
- Ôn bài hát Múa cho mẹ xem
HĐTT: Về đúng nhà của mình.
Hoạt động có chủ đích
 PTNT: 
*Cơ thể và giới tính của trẻ
*PTTM: DH: Múa cho mẹ xem
NH: cho con
 PTNT
Đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết chữ số 6.
PTTM
* vẽ khuôn mặt bạn trai, bạn gái (ĐT)
-PTNN: 
* Truyện Ai đáng khen nhiều hơn
 PTNN
Làm quen chữ cái â 
 PTTC
Bật xa 50 cm 
Hoạt động góc
Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé
Góc phân vai: gia đình, cửa hàng bán đồ dùng gia đình
Góc học tập: làm album, ghép chữ cái rời thành từ: gia đình, bạn gái, bạn trai,; tô màu chữ cái, chữ số in rỗng,
Góc nghệ thuật: tô màu ngôi nhà, vẽ khuôn mặt bạn trai, bạn gái, hát múa về gia đình, bản thân,
Góc thiên nhiên: chăm sóc cây.
Vệ sinh ăn ngủ
- Cô cho cháu rửa tay chân bằng xà bông, rửa mặt sạch sẽ.
- Cho cháu phụ cô xếp bàn ăn.
- Cô xới cơm cho các cháu, giới thiệu món ăn và cho các cháu ăn.
- Ăn xong cô nhắc các cháu đánh răng rửa mặt, thay quần áo rồi đi ngủ.
- Cô chú ý quan tâm đến trẻ.
Hoạt động chiều
- Vệ sinh lớp
- Nêu gương cuối ngày
- Lao động ngoài thiên nhiên
- Nêu gương cuối ngày
- Vệ sinh
- Nêu gương cuối ngày
- Vệ sinh
- Nêu gương cuối ngày
Làm quen bài hát “Bố là tất cả”
- Nêu gương cuối tuần
Trả trẻ
Cô trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của cháu trên lớp.
Lễ giáo
- Giáo dục lễ giáo: 
+Giáo dục cháu biết cách chào hỏi, xưng hô phù hợp với mọi người trong gia đình, với bạn bè
+Giáo dục cháu biết yêu thương những người thân trong gia đình, biết yêu quý, kính trọng và biết ơn công lao to lớn của ông bà, bố mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta thành người. Biết vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn đủ chất để khôn lớn và khỏe mạnh.
 + Mạnh dạn tự tin trong học tập, thực hiện 1 số quy tắc của gia đình, trường lớp, bản thân
+ Giáo dục vệ sinh: Giáo dục cháu biết vệ sinh cá nhân, vệ sinh gia đình sạch sẽ.
Dinh dưỡng
- Cháu ăn đầy đủ các bữa, ăn đúng giờ, ăn hết suất.
Ngày thứ nhất
Ngày soạn: 28/9/2014
Ngày dạy: 06/10/2014
BÉ BIẾT GÌ VỀ CƠ THỂ
Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của từng bộ phận trên cơ thể mình và biết được mình thuộc giới tính nào? Là nam hay nữ? 
- Trẻ biết thêm về chức năng tác dụng của từng bộ phận, các giác quan trên cơ thể mình và cách chăm sóc như thế nào để có sức khỏe tốt
- Giúp trẻ phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, so sánh và ghi nhớ có chủ định. 
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc cơ thể mình dù là bạn trai hay bạn gái đều rất đáng yêu, đáng quý như nhau phải biết quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau chúng ta phải biết vệ sinh cơ thể sạch sẽ, biết bảo vệ môi trường như trồng và chăm sóc cây xanh tạo không khí trong lành giúp ta sống khỏe mạnh hơn. 
* GDBVMT: không xả rác bừa bãi, chăm sóc thiên nhiên, biết tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ 
*NDTH : - GDAN: “Ồ sao bé không lắc, Cả nhà thương nhau” , LQVT: Đếm số bạn ,LQVH: Thơ “Làm Anh”
-Trẻ được học bài hát tìm bạn thân được nghe bài hát cho con và vận động theo bài hát
Giáo dục trẻ yêu thích văn nghệ,trật tự trong giời học 
-Giáo dục trẻ ngoan, chăm học, yêu thương mọi người trong gia đình mình giúp đỡ gia đình những công việc nhỏ như quét nhà, bỏ rác đúng nơi quy định, tự vệ sinh thân thể sạch sẽ, sắp sếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp. 
*NDTH : - LQVT: Đếm số bạn 
* Trẻ tham gia hứng thú và tích cực trong các hoạt động hoạt động ngoài trời và hoạt động góc,biết giữ trật tự.
II/ CHUÂN BỊ : 
- Trong giờ học: Tranh về bé trai, bé gái, các giác bộ phận.
- Ngoài giờ học: Trò chuyện về cơ thể và giới tính của bé 
- Trong giờ học: Dụng cụ âm nhạc, bài hát, trò chơi âm nhạc.
- Ngoài giờ học: Hát, nghe hát và chơi trò chơi.
HĐNT : Tranh ảnh , đồ dùng đồ chơi cho hoạt động .
HĐG : tranh ảnh đồ dùng lớp học, màu tô,đồ dùng gia đình, giấy vẽ ,đất nặn ,....
III. Tiến hành hoạt động
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
Đón trẻ
- Gv đón trẻ đúng giờ, nhắc nhở cháu để đồ dùng, đồ chơi đúng quy định.
Trao đổi với phụ huynh về khả năng của trẻ có thể làm được, tình hình sức khỏe, học tập của các cháu 
- Trẻ chơi theo tự do theo ý thích, xem hình ảnh theo chủ đề
Điểm danh
- Điểm danh ghi vào sổ theo dõi: Lần lượt các tổ trưởng đứng lên báo cáo các bạn vắng, cô ghi vào sổ theo dõi.
Thể dục sáng
Trẻ tập theo nhạc bài hát “Bình minh đến trường”
Cô cho cháu tập thể dục theo nhạc ngoài sân cùng với toàn trường.
Hoạt động ngoài trời
- QSTH: Tìm hiểu .
1. Trước khi ra sân: Cô giới thiệu buổi hoạt động ngoài trời hôm nay gồm các phần sau:
Phần1: Trò chuyện về cơ thể và giới tính của trẻ 
Phần 2: HĐTT: “Về đúng nhà của mình”
Phần 3: HĐTD
 Cô nhắc cháu khi ra sân trang phục, đầu tóc gọn gàng.
2. Khi ra sân
a. Trò chuyện về cơ thể và giới tính của trẻ 
Caâu hoûi ñaøm thoaïi:
-Cô đó các con bạn Trang là bạn trai hay bạn gái ?
- Vì sao con biết bạn Trang là bạn gái ?
- Tương tự cô hỏi bạn lai ?
- Cô đố các con nhờ váo đâu mà các con nghe cô nói ?...
- GDTT
2. HĐTT “Về đúng nhà của mình”
- Cách chơi: Chơi theo nhóm hoặc cả lớp. Cô cho trẻ biết có 2 ngôi nhà, mỗi ngôi nhà giành cho tất cả những ai có chung 1 dấu hiệu nào đó.
+ Ví dụ: Một nhà có những ai mặc áo cộc tay, một nhà có những ai mặc áo dài tay.
- Khi cô nói “Trời mưa” làm theo dấu hiệu xắc xô, ai cũng chạy nhanh về đúng nhà của mình. Ai về không đúng sẽ bị phạt, sau đó cô đến từng ngôi nhà để hỏi.
- Trò chơi tiếp tục với các dấu hiệu khác như:
+ Bạn trai, bạn gái.
+ Tổ 1, tổ 2, tổ 3
- Về sau cô khuyến khích trẻ tự chọn đặc điểm riêng để chia thành 2 nhóm.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô theo dõi trẻ chơi trật tự.
c. HĐTD
- Cô gợi ý cho cháu một số trò chơi như lộn cầu vòng, ô ăn quan, rồng rắn lên mây. 
Cô chú ý bao quát lớp.
3.Kết thúc tiết học:Cô nhận xét, tuyên dương cháu và cho cháu vệ sinh sạch sẽ.
Hoạt động học
PTNT: Tìm hiểu về cơ thể và giới tính của trẻ
1/ổn định giới thiệu 
Cô và trẻ cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”
Cho trẻ tham quan tranh
+ Các con thấy có đẹp không? Vì sao con biết đó là bạn trai - bạn gái? 
+ Thế cô mua về cho lớp mình trang trí và tìm hiểu về “Cơ thể và giới tính” của bạn trai, bạn gái nhé? 
2/Cung cấp kiến thức mới 
- Để cho cơ thể mau lớn và khỏe mạnh ta phải làm gì?
- Bây giờ cô mời cả lớp mình cùng đứng dậy vận động bài “Ồ sao bé không lắc”
- Cả lớp vận động xong cô mời 1 trẻ lên vận động lại và hỏi:
+ Trong bài tập con vừa vận động gì trước?
+ Bé nắm cái gì để lắc lư cái đầu?
+ Bé có mấy cái tai?
- Khi trẻ kể cô gợi ý cho trẻ 
+ Cái tai thì để làm gì?
+ Các con nghe và hiểu lời cô nói cũng là nhờ cái gì nhỉ?
+ Vậy cái tai có cần thiết không ?
- Vì vậy hàng ngày chúng ta chăm vệ sinh sạch sẽ nhé !
- Cái tai hay còn gọi là thính giác đó c/c! Cho trẻ đọc từ “Thính giác”
+ Và muốn nhìn rõ mọi vật ta dùng cái gì?
+ Có mấy con mắt? 
- Đôi mắt chúng ta hay còn gọi là thị giác đó c/c! Cho trẻ đọc từ “Thị giác”
- Chúng ta nhớ phải chăm vệ sinh sạch sẽ, không lấy tay nghịch mắt hoặc ném cát, các thứ dơ bẩn vào mắt nhé ?
+ Và tiếp theo của bài tập là vận động cái gì ? 
+ Cái mình có mấy cái ?
+ Cái mình thì có tác dụng gì? (giữ cho cơ thể cân đối ,thăng bằng)
+ Cuối cùng là tới bộ phận gì nhỉ ?
+ Bên trên của chân là bộ phận đùi và có mấy chân c/c?
+ Chân thì để làm gì nhỉ ?
- Đúng rồi! Chân rất là quan trọng đối với chúng ta, nó giúp cho chúng ta đi lại giữ thăng bằng cơ thể ,đi làm các công việc vì vậy chúng ta cũng phải vệ sinh hàng ngày để bảo vệ đội chân và cơ thể của mình nhé !
- Các con học rất là ngoan nên cô thưởng cho lớp mình một món quà chúng mình có thích không ?
- Chơi trò chơi “Trời tối”
- Cô bổ quả cam ra và đi xung quanh lớp và rồi cô lại cất đi - “Trời sáng rồi” 
+ Bạn nào cho cô biết đó là món quà gì ?
+ Vì sao mà con đoán được? 
+ Đó là nhờ giác quan nào trên cơ thể mình? (đó là mũi hay còn gọi là khứu giác). Cho trẻ đọc từ “Khứu giác”
+ Cô mời trẻ ăn và hỏi con ăn có ngọt không ? 
+ Vì sao mà con biết được ngọt hay chua? 
- Đó là nhờ cái lưỡi ở trong miệng hay con gọi là cơ quan “Vị giác”. Trên lưỡi của chúng ta có những hạt lấm tấm rất nhỏ có tác dụng để cảm nhận vị ngọt, chua, cay đắng....phải không các con? 
- Cả lớp cùng chơi với cô trò chơi “Uống nước chanh”
+ Có ngọt và mát không các con? Là nhờ cơ quan gì mà ta biết được ?
- Cô mời một bạn lên đọc bài thơ “Làm Anh”
+ Lớp mình cho cô biết đây là bạn trai hay bạn gái ?
+ Vì sao mà con biết ?
+ Trang phục của bạn nam là gì nào ? 
+ Giọng nói của bạn trai thì sao ?
+ Tóc của bạn trai thường là dài hay ngắn ?
+ Bạn trai thường là thích đồ chơi nào ?
+ Tính tình ra sao?
- Cô mời bạn nữ lên VĐ bài “Múa cho mẹ xem”. 
Cô hỏi :
 + Lớp mình cho cô biết đây là bạn trai hay bạn gái ?
+ Vì sao mà con biết ?
+ Trang phục của bạn gái là gì nào ?
+ Giọng nói của bạn gái thì sao ? Tóc của bạn gái thường là dài hay ngắn ?
+ Bạn gái thường là thích đồ chơi nào? Tính tinh ra sao? 
+ Và đặc biệt trên tai bạn gái thường đeo gì ?
- Bạn nào giỏi cho cô biết bạn trai và bạn gái giống và khác nhau như thế nào ?
* So sánh: “Bạn trai - bạn gái”
+ Giống nhau: Bạn trai và bạn gái đều giống nhau về điểm nào?
+ Khác nhau: Bạn trai và bạn gái có gì khác nhau?
Giọng nói của bạn trai như thế nào?
Giọng nói của bạn gái như thế nào?
* Như vậy c/c thấy rằng trên cơ thể của chúng ta thường có 3 phần: phần đầu, phần mình và phần chân. 
- Ngoài ra có một số người có tật về mắt về tai mà không nghe thấy, nhìn thấy, có người bị câm mà không nói được. Chúng ta phải biết tôn trọng, giúp đỡ họ không xa lánh làm họ mặc cảm nhé!
3/Thực hành 
* Trò chơi động “Tìm bạn” 
- Luật chơi: mỗi bạn phải tìm nhanh cho mình một người bạn khác giới, số bạn trai bằng số bạn gái. 
- Cách chơi:cô hướng dẫn 
- Tiến hành cho trẻ chơi.
- Cô chú ý sửa sai sau mỗi lần chơi. 
* Trò chơi tĩnh “Ai đúng hơn” 
- Luật chơi: phải nói đúng giới tính và số bạn yêu cầu. 
- Cách chơi: cô mời 3 - 5 bạn bất kì lên và kể cho cô 5 bạn gái - 4 bạn trai . Bạn nào mà trả lời nhanh và đúng là được khen.
- Cô sửa sai cho trẻ. 
*cô cho trẻ hát theo cô bài “múa cho mẹ xem”
Nhận xét tuyên dương.
PTTM: Múa cho mẹ xem
NH:cho con 
* Hoạt động 1: Rèn kỹ năng vận động
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Mẹ của em” 
-Cô đàm thoại cùng trẻ 
Hôm nay cô có bài hát (múa cho mẹ xem) dành cho các con, các con hát cho đều và múa cho đẹp nha.
- lần 1: Cô biểu diễn bài hát diễn cảm, đẹp mắt
- lần2: Bây giờ cả lớp cùng đứng lên và hát với cô nào ?
- Cô tổ chức hát theo lớp, tổ, cá nhân (cô chú ý sửa sai)
- Tổ chức hát theo nhiều hình thức khác nhau như hát nối tiếp, hát đuổi theo nhóm .
*Cô cho trẻ vận động múa 
- lần1: Cô vận động trọn vẹn 
- lần2: Cô giải thích rõ cho trẻ hiểu: 
- Bây giờ cả lớp cùng cô múa theo bài hát nhé!
- Cô và trẻ cùng vận động từ 1 - 2 lần. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
-cô cho trẻ múa tổ ,nhóm cá nhân,bạn nào cho cô biết nhóm bạn có bao nhiêu bạn hat kết hợp múavậy ?
- Khuyến khích trẻ .múa dẹp|.
-có thể cho trẻ vận động thêm các kiểu các
2/Trò chơi âm nhạc " nghe tiếng hát tìm đồ vật”
- Cách chơi: cô hướng dẫn cho trẻ 
- Cô cho trẻ chơi từ 3 - 4 lần 
- Cô chú ý sửa sai và động viên để trẻ chơi.
 3/Nghe hát “cho con” 
Cô thấy c/c đã hát hay và chơi rất giỏi rồi, bây giờ cô sẽ hát tặng cho c/c bài hát “Cho con” nhé!
 Cô hát mẫu lần 1 trọn vẹn.
 Đàm thoại về nội dung: Bài hát có nội dung nói về điều gì? À bài hát nói về vai trò của người bố, người mẹ đối với con cái. Ba là cánh chim để đưa con đi xa, mẹ là nhành hoa cho con cài lên ngực. Ba mẹ là người che chở cho con trong suốt cuộc đời. Biết được công lao to lớn của bố mẹ nên con nguyện ghi nhớ công ơn to lớn đó trong suốt cuộc đời.
 Cô mở nhạc cho cháu nghe và cháu cùng cô hát theo.
4. Kết thúc tiết học
Cô cho cháu đọc bài thơ “Làm anh” 
Nhận xét tuyên dương”
Hoạt động góc
Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé 
Góc phân vai: gia đình, cửa hàng bán đồ dùng gia đình (Góc trọng tâm)
Góc học tập: đọc thơ, làm album, ghép chữ cái rời thành từ: gia đình, bạn gái, bạn trai; tô màu chữ cái, tập đồ chữ cái, 
Góc nghệ thuật: tô màu ngôi nhà, vẽ khuôn mặt bạn trai bạn gái, hát múa về gia đình, bản thân,
 - Góc thiên nhiên: chăm sóc cây.
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Cô cho cháu rửa tay chân bằng xà bông, rửa mặt sạch sẽ.
- Cô xới cơm cho các cháu, giới thiệu món ăn và cho các cháu ăn.
- Ăn xong cô nhắc các cháu đánh răng rửa mặt, thay quần áo rồi đi ngủ.
- Cô chú ý quan tâm đến trẻ.
Hoạt động chiều
- VỆ SINH
 Cho cháu làm vệ sinh lớp học như lau bàn ghế, lau các kệ, tưới nước, chăm sóc cây,...
NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
Yêu cầu: Cháu thực hiện được yêu cầu của cô đạt từ 80-85%. Cháu ngoan và đạt 4 cờ sẽ được phát phiếu.
* TCBN
- Bé ngoan
- Bé chăm
- Bé sạch
Cụ thể:
- Không nói tục chửi thề
- Trong giờ học hăng hái phát biểu ý kiến
- Biết giữ quần áo, đầu tóc gọn gàng.
* Chuẩn bị: Bảng, cờ, phiếu, sổ BN. Tư thế trẻ gọn gàng.
* Tiến hành
- Ổn định lớp
- Cho trẻ đọc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.
- Trò chuyện với trẻ về tiêu chuẩn bé ngoan trẻ vừa đọc.
Cô mời từng tổ lần lượt nhận xét chéo về tổ khác, trẻ nào ngoan đứng dậy, trẻ nào chưa ngoan cô hỏi lý do vì sao, nhắc trẻ cố gắng hơn trong những ngày khác.
- Cô nhận xét những trẻ ngoan điển hình trong ngày, tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ tiến hành cắm hoa vào cây hoa của mình theo tổ, cắm xong trẻ về chỗ ngồi.
 Trong khi 1 tổ cắm hoa thì cả lớp hát bài hát theo chủ đề của tuần.
- Khi các tổ cắm xong cho trẻ tự nhận xét xem tổ nào cắm nhiều hoa nhất thì tổ đó được cắm hoa, đại diện tổ sẽ lên cắm hoa tổ.
- Cô nhận xét lần lượt 3 tổ.
- Sau đó hỏi trẻ đồng ý không? Nếu trẻ không đồng ý cô hướng trẻ vào các ưu, nhược điểm của trẻ đó.
- Nhận xét lớp, động viên cháu chưa đạt.
NHẬT KÝ HẰNG NGÀY
Thứ 2 ngày 06 tháng 10 năm 2014
STT
TÊN HOẠT ĐỘNG
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VÀ THAY ĐỔI TIẾP THEO
1
 Đón trẻ
..
..
2
Điểm danh
..
..
3
 Thể dục sáng
..
..
4
 Hoạt động 
 ngoài trời
..
..
..
5
 Hoạt động học
..
..
..
..
..
..
6
 Hoạt động góc
..
..
..
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
..
..
..
7
Hoạt động chiều
..
..
..
8 
 Trả trẻ
..
..
Ngày thứ hai
Ngày soạn: 29/9/2014
Ngày dạy: 07/10/2014
BÉ VUI HỌC TOÁN!
I.Mục đích yêu cầu
 Trẻ đếm đến 6 - nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, biết được chữ số 6 dùng để biểu thị cho số lượng 6, làm được các bài tập của cô. 
- Trẻ biết được mối liên quan trong dãy số tự nhiên, biết đếm chính xác số lượng từng nhóm, viết chữ số 6 đúng đường nét .
-Hình thành cho trẻ thói quen trong hoc tập, chú ý phát biểu trong giờ học, phát triển trí tuệ; phát triển thuật ngữ toán học: bao nhiêu, bằng nhau, ít hơn, nhiều hơn; phát triển tư duy và ghi nhớ có chủ định. 
- Giáo dục trẻ sự chú ý trong giờ học, ham thích học toán, không xả rác bừa bãi trong lớp. tích hợp
- GDAN: Hát “Cả nhà thương nhau”.
- MTXQ: Một số đồ dùng trong gia đình .
- LQVH: Thơ “Làm anh. Mẹ của em”
*GDBVMT: Giữ gìn đồ dùng, sách vở cẩn thận, không xé tập xã rác, vẽ bậy lên bàn. Để đồ chơi đúng nơi quy định, không bỏ đồ chơi bừa bãi trong lớp. Giữ vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học
II. Chuẩn bị
 Trong giờ học: Đồ dùng của cô: thẻ chử số từ 1 - 6, tranh bài tâp cho nhóm. Tranh vẽ về gia đình, 6 cái nồi, 6 cái bát. Đồ dùng của trẻ: chén và muổng có số lượng là 6, tập toán, bút màu, bút chì.
- Ngoài giờ học: Đếm đến 6. Nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết chữ sô 6
III. Tiến hành hoạt động
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
Đón trẻ
- Gv đón trẻ đúng giờ, nhắc nhở cháu để đồ dùng, đồ chơi đúng quy định.
Trao đổi với phụ huynh về khả năng của trẻ có thể làm được, tình hình sức khỏe, học tập của các cháu 
- Trẻ chơi theo tự do theo ý thích, xem hình ảnh theo chủ đề
Điểm danh
- Điểm danh ghi vào sổ theo dõi: Lần lượt các tổ trưởng đứng lên báo cáo các bạn vắng, cô ghi vào sổ theo dõi.
Thể dục sáng
Trẻ tập theo nhạc bài hát “Bình minh đến trường”
Cô cho cháu tập thể dục theo nhạc ngoài sân cùng với toàn trường.
HĐNT: 
LQKTM: làm quen truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”
1. Trước khi ra sân: Cô giới thiệu buổi hoạt động ngoài trời hôm nay gồm các phần sau:
Phần1: Làm quen truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”
Phần 2: HĐTT: “Tìm người láng giềng”
Phần 3: HĐTD
 Cô nhắc cháu khi ra sân trang phục, đầu tóc gọn gàng.
2. Khi ra sân:
a. LQKTM: Làm quen truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”.
 Cô cho cháu hát bài hát “Cả nhà thương nhau”.
Các con à! Ai chúng ta cũng đều có gia đình, có bố mẹ, có anh chị em. Mỗi thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc, chăm sóc lẫn nhau. Làm người lớn hơn phải nhường nhịn người nhỏ tuổi. Và chúng ta phải biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn. Để biết rõ hơn về tình cảm và các ứng xử như thế nào trong cuộc sống cho đúng thì hôm nay cô sẽ cho các con làm quen câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”.
Cô kể cho trẻ nghe về câu chuyện và cô làm người dẫn truyện cho cháu kể.
Cô và cháu cùng đàm thoại về nội dung câu chuyện.	
b. HĐTT: “Tìm người láng giềng”
- Cách chơi: Trẻ ngồi hình vòng cung, một trẻ một thẻ số. Cô gọi một trẻ ra ngoài vòng đề nghị trẻ đọc thẻ số của mình, những trẻ có các số liền kề cạnh số đó lên xếp hàng hai bên của số đó.
+ Ví dụ: Gọi trẻ thẻ số 2 lên thì trẻ có thẻ số 1 đứng bên tay phải, trẻ thẻ số 3 đứng bên tay trái. 
- Lần sau cô gọi trẻ có 2 thẻ số cách nhau ra cùng lúc để trẻ khác tự tìm 2 số kề cạnh và xếp đúng vị trí của mình.
+ Ví dụ: Cô giáo gọi 2 bạn có thẻ số 2, 4 thì trẻ thẻ số 1, 3, 5 đứng xếp vào theo dãy 1, 2, 3, 4, 5.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô theo dõi trẻ chơi trật tự.
c. HĐTD
- Cô gợi ý cho cháu một số trò chơi như lộn cầu vòng, ô ăn quan, rồng rắn lên mây
Cô chú ý bao quát lớp.
3. Kết thúc tiết học: Cô nhận xét, tuyên dương cháu và cho cháu vệ sinh sạch sẽ.
Hoạt động học
Đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6.
* 1/Ôn kiến thức cũ - gt bài
- Cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Và lớp ta hôm nay cô tổ chức một trò chơi “Bé nhanh trí” nên các bạn hãy chú ý để tham gia cùng cô xem ai thông minh nhất nha!
+ Luật chơi: Trẻ phải xếp đúng số lượng theo yêu cầu và đặt chữ số 5 tương ứng, ai nhanh và đúng là thắng cuộc.
+ Cách chơi: Cô mời đại diện của 3 tổ lên gắn các đồ dùng lên bảng có số lượng là 5 và đặt chữ số tương ứng. 
- Cô kiểm tra sửa sai 
- 3 tổ đều gắn đúng nên cô tặng cho mỗi tổ 1 đồ dùng cùng loại để động viên trẻ, trẻ gắn lên.
+ Cả lớp cu

File đính kèm:

  • docmam non_12172324.doc
Giáo Án Liên Quan