Kế hoạch lớp chồi - Hoạt động nhánh 1 - Chủ đề: “Những người thân trong gia đình”

Góc đóng vai: “ Tổ chức sinh nhật cho con” người đầu bếp giỏi, của hàng , bác sỹ, phòng khám bệnh.

- Góc Nghệ thuật: Cắt , xé dán,vẽ những người thân trong gia đình.

Làm bộ sưu tập những người thân trong gia đình.Hát múa, đọc thơ, kể chuyện về những người thân trong gia đình.

- Góc KH và toán : So sánh chiều dài của hai đối tượng.

- Góc sách truyện : Xem tranh truyện và kể chuyện theo tranh về gia đình

- Góc xây dựng – lắp ráp: Xây nhà, gia đình bé

 

doc94 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch lớp chồi - Hoạt động nhánh 1 - Chủ đề: “Những người thân trong gia đình”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NHÁNH 1
Chủ đề: “ Những người thân trong gia đình”
( Thực hiện từ ngày : 17/10 đến 21/10/ 2016)
Hoạt động
2
3
4
5
6
Đón trẻ,trò chuyện, thể dục sáng
- Đón trẻ 
- Tập thể dục sáng : Tập vòng gậy theo bài “ Cả nhà thương nhau” 
Hoạt động có chủ định
PTNT: 
- Trò chuyện về những người thân trong gia đình, và ngày hội 20/10
PTNN:
- Chuyện “ Tích chu”
PTTC
- VĐCB: Đi lùi 3 m
- TCVĐ: Tung và bắt bóng bằng hai tay
PTNT:
- Toán: Dạy trẻ nhận biết chiều dài của hai đối tượng.Sử dụng đúng từ dài hơn , ngắn hơn
PTTM 
- Vận động: Cả nhà thương nhau
- NH: Ba ngọn nến lung linh
- TCÂN: “ Đoán tên bạn hát” 
Hoạt động ngoài trời
HĐCĐ: 
- Quan sát cây xoài
- TCVĐ: Về đúng số nhà
- Chơi tự do
HĐCĐ
- Nhặt lá cây xếp thành hình người
- TCVĐ: Tung cao hơn nữa
- Chơi tự do
HĐCĐ
- Vẽ tự do về gia đình
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do:
HĐCĐ: 
- Quan sát tranh ảnh về gia đình bé
- TCVĐ: Tung bóng
- Chơi tự do
HĐCĐ
- Quan sát Thời tiết
- TCVĐ: Về đúng nhà
- Chơi tự do
Hoạt động góc
- Góc đóng vai: “ Tổ chức sinh nhật cho con” người đầu bếp giỏi, của hàng , bác sỹ, phòng khám bệnh.
- Góc Nghệ thuật: Cắt , xé dán,vẽ những người thân trong gia đình.
Làm bộ sưu tập những người thân trong gia đình.Hát múa, đọc thơ, kể chuyện về những người thân trong gia đình.
- Góc KH và toán : So sánh chiều dài của hai đối tượng.
- Góc sách truyện : Xem tranh truyện và kể chuyện theo tranh về gia đình
- Góc xây dựng – lắp ráp: Xây nhà, gia đình bé
- Góc thiên nhiện: Chăm sóc cây.
Hoạt động chiều
- Tổ chức trò chơi : Nu na nu nống
- Chơi theo ý thích
- Ôn bài buổi sáng
- Chơi theo ý thích
PTTM: 
- Tạo hình: 
Vẽ tô màu người thân trong gia đình
- Chơi theo ý thích 
- Làm quen trong vở toán
- Chơi theo ý thích
- Vui văn nghệ phát phiếu bé ngoan.
- Chơi theo ý thích
MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ NHÁNH 1
Chủ đề: “Những người thân trong gia đình”
( Thực hiện từ ngày : 17/10 đến 21/10/ 2016)
YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
+ Trẻ biết được các thành viên trong gia đình : tôi, bố mẹ ,anh ,chị ,em, họ tên, sở thích, biết được công việc của những thành viên trong gia đình, họ hàng : ông , bà , cô , gì, chú , bác. Những thay đổi trong gia đình : có người chuyển đi, có người sinh ra, có người mất.
+ Trẻ nhận biết được chiều dài của hai đối tượng, sử dụng đúng từ dài hơn , ngắn hơn.
+ Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ nét cong, nét thẳng, nét xiên , tô màu.
+ Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện và biết được tình cảm những người thân trong gia đình.
+ Trẻ hát đúng giai điệu bài hát, nhớ tên vận động, và vận động thuộc bài hát và hứng thú chơi trò chơi.
+ Biết thể hiện các vai chơi, hành động chơi qua các trò chơi theo chủ đề, phản ánh thực nội dung chơi. 
+ Trẻ biết , nhớ tên vận động , khéo léo khi thực hiện vận động “Đi lùi 3m”
2. Kỹ năng: 	
- Luyện kỹ năng vẽ nét cong, nét thẳng , nét xiên.
- Luyện kỹ năng hát, múa, kể chuyện về chủ đề "Tích Chu", “ Cả nhà thương nhau”
- Phát triển khả năng vận động , sự khéo léo cho trẻ khi “Đi lùi 3m”,chơi trò chơi vận động.
- Luyện kỹ năng phân biệt so sánh. Ghi nhớ có chủ định
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn lễ phép vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Yêu quý, thương yêu những người thân trong gia đình.
- Giáo dục tính kỹ luật, yêu thích thể thao.
- Quan tâm giúp đỡ người khác, hợp tác cùng bạn thực hiện công việc đến cùng.
- Biết thực hiện một số quy định ở trường và ở nhà.
TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ NHÁNH :
NHỮNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
I – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết được các thành viên trong gia đình : tôi, bố mẹ ,anh ,chị ,em, họ tên, sở thích, biết được công việc của những thành viên trong gia đình, họ hàng : ông , bà , cô , gì, chú , bác. Những thay đổi trong gia đình : có người chuyển đi, có người sinh ra, có người mất.
II - CHUẨN BỊ: 
- Tranh ảnh về một gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình nhiều thế hệ.
II – CÁCH TIẾN HÀNH:
- Cô gợi ý cho trẻ quan sát những bức tranh về một gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình nhiều thế hệ.
+ Tranh vẽ gì ?
+ Gia đình này có những ai ?
+ Gia đình đông con hay ít con ?
+ Gia đình có mấy thế hệ ?
- Các con giới thiệu về gia đình của mình nào .
+ Gia đình con có những ai nào?
+ Bố mẹ, anh , chị ..làm gì?
=> Thái độ: Các con phải yêu thương, yêu quý những người thân trong gia đình.
THỂ DỤC SÁNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1) Kiến thức:
- Trẻ biết tập các động tác thể dục sáng theo cô.
2) Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các động tác theo hiệu lệnh một cách khéo léo cho trẻ.
3) Thái độ: 
- Trẻ không tranh dành xô đẩy bạn trong khi học,chăm tập thể dục sáng để giúp cho cơ thể luôn khoẻ mạnh.
II - CHUẨN BỊ:
- Của cô
- Của trẻ
- Sân tập sạch sẽ, băng phẳng. 
- Bài tập : Tay, chân, bụng, bật nhảy
- Tâm thế trẻ tốt
III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định : (1 – 2 phút)
2. Nội dung.
Hoạt động 1: Khởi động (3 – 4 phút)
- Trẻ đi, chạy vòng tròn quanh sân tập 2 vòng sau đó đứng thành 4 hàng. 
Hoạt động 2: . Trọng động ( 10 – 12 phút)
- Tập theo bài “ Cả nhà thương nhau”
+ Động tác 1:hai tay đưa ra trước giơ lên cao 
( 2 x8 nhịp)
 TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi
 1,3 : Hai tay đưa ra phía trước
 2 : Hai tay đưa lên cao
 4: Về tư thế chuẩn bị
+ Động tác 2: Ngồi khuỵu gối ( 2 x8 nhịp)
 TTCB: như động tác 1
 1,3: Hai tay đưa sang ngang
 2 : hai tay đua về trước đồng thời khuỵu gối
 4: Về tư thế chuẩn bị
+ Động tác 3: “Cúi gập người về phía trước” ( 2 x8 nhịp)
 TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi
 1,3 : Hai tay giơ lên cao
 2 : Cúi gập người về phía trước hai mũi tay chạm hai mũi chân.
 4: Về tư thế chuẩn bị
+ Động tác 3: “Bật tách chân , khép chân” ( 2 x8 nhịp)
 TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi
 1,3 : Hai tay chống hông đồng thời bật tách chân
 2 : Bật khép hai chân
 4: Về tư thế chuẩn bị
* Thái độ : GD trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh
 3: Hồi tĩnh : ( 1 – 2 phút)
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập hai vòng 
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ đi chạy tự do sau đó đứng lại thành vòng tròn
- Trẻ tập bài tập thể dục sáng cùng cô 2-3 lần
- Trẻ vâng lời
- Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân sau đó vào lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC 
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Góc phân vai :
- Gia đình
- Bán hàng
- Bác sỹ.
- Người đầu bếp
- Trẻ hiểu được mối quan hệ bố, mẹ, con, bán hàng và người mua hàng ,bác sỹ và bệnh nhân.Đầu bếp chế biến các món ăn.
- Biết phân vai chơi và thể hiện vai chơi (bố, mẹ, anh...).
- Biết liên kết giữa các nhóm chơi.
- Một số đồ dùng , đồ chơi phục vụ cá nhân...
- Bộ đồ chơi y bác sỹ : áo, mũ..., bộ đồ chơi nấu ăn, bán hàng
1. HĐ1: Thoả thuận trước khi vào hoạt động.
- Cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát cà nhà như thế nào?
+ Trong bài hát cả nhà có những ai?
- Đến với chủ điểm bé và những người thân yêu trong gia đình hôm nay cô tặng các con một chuyến du lịch qua màn ảnh nhỏ các con thích không nào?
- Góc khoa học tập :
+ Các con nhìn xem các bạn nhỏ đang làm gì đây nào ?( Đang học bài)
+ Hôm nay ở góc học tập chúng mình sẽ phân biệt chiều dài của hai đối tượng.
- Ở góc đóng vai :
+ Chúng mình muốn mua được những thực phẩm tươi ngon nấu được những món ăn ngon cho gia đình?( Cô bán hàng)
+ Cô bán hàng đang làm gì đây nào? ( Đang mời khách mua hàng, bán hàng.)
- Trong gia đình, bản thân ốm thì chúng mình đến đâu nào?( Phòng khám)
- Ở góc Xây dựng lắp ráp :
+ Các bạn nhỏ đang làm gì đây?
+ Các bạn xây gì nào?
Hôm nay lớp mình cũng xây nhà gia đình bé.
+ Vậy Muốn xây nhà cần đến ai đây nào?
+ Khi xây các chú xây như thế nào?(Nhẹ nhàng, khéo léo)
- Góc Nghệ thuật 
+ Sau 1 ngày làm việc vất vả chúng ta muốn nghỉ ngơi thư giản bằng văn nghệ thì mời các bạn hãy đến với góc vận động chúng ta sẽ thưởng thức văn nghệ do các ca sỹ nhí biểu diễn các bài hát ,bài thơ về chủ đề gia đình.
- Hay nặn , vẽ về những người thân trong gia đình.
- Góc sách truyện:
+ Các bạn nhỏ đang làm gì đây nào?
 + Hôm nay lớp chúng mình các con sẽ cắt, vẽ ,tô màu ,dán làm sách tranh về gia đình.
 - Bây giờ cô mời các con vừa ca vang bài hát “Cả nhà thương nhau” về góc chơi mà các con thích.
 2. HĐ2: Quá trình hoạt động.
- Cô đi đến từng góc chơi quan sát hướng dẫn trẻ chơi và cô đóng vai chính cùng chơi với trẻ và gây tình huống cho trẻ chơi sáng tạo 
- Hỏi trẻ : 
+ Con đang chơi gì đây ? 
+ Con làm như thế nào?
3. HĐ3: Kết thúc hoạt động. 
- Cô nhận xét các góc sau đó cho trẻ về góc tốt để nhận xét chung.
2. Góc xây dựng- lắp ghép :
Xây nhà gia đình bé
- Trẻ biết sử dụng một số nguyên vật liệu như gạch, hàng rào , cây xanh, để xây dựng nhà , gi đình bé.
- Biết phân vai nhận vai chơi, biết giới thiệu công trình. 
- Biết sử dụng kỹ năng xoay tròn, lăn dọc , ấn dẹt, vẽ nét cong , nét thẳng tạo thành người thân trong gia đình.
- Trẻ biết hát múa , đọc thơ kể chuyện về những người thân trong gia đình
- Cây cối, gạch, hàng rào...
- Đất nặn, bảng con, khăn lau.
- Vở tạo hình, bút chì, sáp màu,giấy A4.
- Vở học toán
- Một số đồ dùng, thước do, bút chì.
- Sách chuyện, tranh ảnh.
- Giấy A4, hồ dán, tranh vẽ.
- Bộ dụng cụ tưới cây.
3. Góc nghệ. thuật
- Cắt ,xé, dán, vẽ về những người thân trong gia đình.
- Hát múa kể chuyện về những người thân trong gia đình
4. Góc học tập 
- So sánh dài ngắn của hai đối tượng
5. Góc sách:
- Làm tranh truyện và kể chuyện theo tranh về chủ đề gia đình
6. Góc thiên nhiên
- Chăm sóc cây
- Trẻ biết so sánh được chiều dài của hai đối tượng.
- Trẻ biết kể chuyện về gia đình
- Biết chăm sóc cây cảnh
Thứ ..ngày...tháng. năm 2016
A - ĐÓN TRẺ - CHƠI - THỂ DỤC SÁNG
1. Đón trẻ : Đón trẻ vào lớp và trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.
2. Trò chuyện với trẻ về chủ đề:
- Cô gợi ý cho trẻ quan sát những bức tranh về một gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình nhiều thế hệ.
+ Tranh vẽ gì ?
+ Gia đình này có những ai ?
+ Gia đình đông con hay ít con ?
+ Gia đình có mấy thế hệ ?
- Các con giới thiệu về gia đình của mình nào .
+ Gia đình con có những ai nào?
+ Bố mẹ, anh , chị ..làm gì?
=> Thái độ: Các con phải yêu thương, yêu quý những người thân trong gia đình.
3. Tập thể dục sáng: Tập động tác: tay, chân, bụng , bật
 B - HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH: 
Phát triển nhận thức :
 Đề tài: Trò chuyện về những người thân trong gia đình và ngày hội 20/10
I - MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được những người sống chung trong một nhà là một gia đình.
- Trẻ biết được họ tên, nghề nghiệp của những người thân trong gia đình. Diễn đạt được mối quan hệ các thành viên trong gia đình.
- Trẻ biết được 20/10 là ngày dành cho các bà, các mẹ, các chị ,các bạn gái.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ.
- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
3. Thái độ:
- Trẻ biết biết vâng lời , yêu thương nhũng người thân trong gia đình.
II – CHUẨN BỊ: 
Chuẩn bị của cô
Chuẩn bị của trẻ
- Bàn ghế, một số thẻ về gia đình( ông, bà , bố , mẹ.
- Bài hát “Ba ngọn nến lung linh“
- Tâm thế trẻ thoải mái
- Mỗi trẻ có hình: ông , bà , cha , mẹ , anh , chị đủ số trẻ
- Chiếu cho trẻ ngồi.
III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định , giới thiệu bài : ( 1 – 2 phút)
- Cô và trẻ hát bài “ Ba ngọn nến lung linh”.
Hỏi trẻ:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về ai?
+ Gia đình này có mấy người ?
+ 3 người sống trong một nhà gọi là gì các con?
- À. Có 3 người sống trong một nhà gọi là gia đình.
=> Thái độ : Là người trong một gia đình các con phải yêu thương nhau,ngoan ngoãn, vâng lời mọi người trong gia đình.
2. Nội dung: 	
* Hoạt động 1: Trò chuyện về những người thân trong gia đình : ( 12- 15 phút)
* Cho trẻ xem tranh ảnh về gia đình ít con:
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Gia đình này có mấy người?
+ Có những ai?
+ Gia đình chỉ có 3 người gọi là gì?
+ Gia đình ít con còn có cách gọi nào khác không?
* Cho trẻ xem tranh gia đình đông con
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Gia đình này có nhiều người không? Vì sao?
+ Nếu trong một gia đình mà có thêm ông , bà, cô , gì, chú , bác thì gọi là gia đình gì?
+ Một gia đình có nhiều người còn gọi là gì?
* Cho trẻ kể về gia đình mình:
- Ai có thể kể về gia đình của mình 
+ Gia đình con có những ai?
+ Làm công việc gì nào?
* Hoạt động 2: Luyện tập - củng cố( 6 – 7 phút )
- Trò chơi: kết nhóm gia đinh 
+ Cách chơi: Cho trẻ chọn mội bạn một thẻ đeo vào cổ, trẻ kết nhóm tạo thành một gia đình.
+ Lần 1: Cho trẻ kết thành gia đình nhỏ
+ Lân2: Cho trẻ tìm bạn kết thành gia đình theo ý thích.
+ Sau mỗi lần kết nhóm xong cho trẻ giới thiệu về gia đình của mình.
- Trò chơi : Thi kể về công việc của từng thành viên trong gia đình
+ Cách chơi: Chia làm 4 nhóm thảo luận, chọn vai, và tự lựa chọn công việc sau đó lên giới thiệu.
+ Ví dụ: A: Tôi là A tôi là ba tôi đi làm công nhân
 B: Tôi là B tôi là mẹ , tôi là giáo viên
 C : Tôi là C tôi là con, tôi là học sinh mầm non.
* Trò chơi: Xếp thứ tự các thành viên trong gia đình
+ Chia lớp thành 2 nhóm , lần lượt từng bạn ở mỗi nhóm lên chọn hình và sắp xếp cho phù hợp vị trí từng cặp: Ông – bà, bố - mẹ
+ Cho trẻ chơi
+ Cô kiểm tra kết quả
3. Kết thúc: ( 1 phút) 
- Cô và trẻ cùng hát bài "Cả nhà thương nhau" và đi ra ngoài.
- Trẻ hát cùng cô bài “ ba ngọn nến lung linh”
- Trẻ hát ba ngọn nến lung linh
- Ba , mẹ , con
- Có 3 người
- Gọi là gia đình
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhận xét
- Có 3 người
- Có bố, mẹ,em
- Gia đình ít con
- Gia đình nhỏ
- Trẻ nhận xét
- Nhiều người. Vì có ông, bà, bố , mẹ, anh, chị ,cô gì, chú , bác
- Gọi là gia đình nhiều người
- Gia đình lớn
- Trẻ kể về gia đình của mình
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chia thành 4 nhóm chơi 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ hát và đi ra ngoài
C - HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc đóng vai: “ Tổ chức sinh nhật cho con” người đầu bếp giỏi, của hàng , bác sỹ, phòng khám bệnh.
- Góc Nghệ thuật: Cắt , xé dán,vẽ những người thân trong gia đình.
Làm bộ sưu tập những người thân trong gia đình.Hát múa, đọc thơ, kể chuyện về những người thân trong gia đình.
- Góc KH và toán : So sánh chiều dài của hai đối tượng.
- Góc sách truyện : Xem tranh truyện và kể chuyện theo tranh về gia đình
- Góc xây dựng – lắp ráp: Xây nhà, gia đình bé
- Góc thiên nhiện: Chăm sóc cây
D - HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Nội dung : - HĐCCĐ   : Quan sát cây xoài
 - Trò chơi : Về đúng số nhà
 - Chơi tự do: Chơi với cầu trượt.Chơi bập bênh
1. Hoạt động 1: Quan sát cây xoài (15 - 18 phút)
2. Hoạt động 2: Trò chơi: Về đúng số nhà (5 - 6 phút)
3. Chơi tự do: Chơi với cầu trượt (12 - 15phút) 
- Cô cho trẻ hát bài “đi chơi” đến vườn cây ăn quả
Hỏi trẻ:
+ Ai có nhận xét gì về cây xoài này nào?
+ Có những đắc điểm gì?
+ Thân, cây, lá quả thể nào?
+ Quả xoài là một loại quả như thế nào?
* Thái độ : Trong quả xoài có nhiều vitamin tốt cho cơ thể chúng ta các con nên ăn để bổ sung vitamin cho cơ thể nhé.Để có chuối ăn chúng mình phải chăm sóc, bảo vệ cây.
- Cô giới thiệu tên trò chơi,cách chơi,luật chơi
- Trẻ chơi trò chơi: “Về đúng số nhà” cùng cô
- Chơi với đồ chơi cô đưa ra
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn
E - HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Chơi trò chơi “Nu na nu nống”.
a) Mục đích:
- Trẻ biết cách chơi trò chơi.Nhớ tên trò chơi “ Nu na nu nống”.
- Rèn khả năng phản ứng nhanh nhạy của trẻ.
b) Chuẩn bị:
Lời bài “ Nu na nu nống”
c) Luật chơi: Từ cuối cùng rơi vào ai thì người đó phải rút chân lại
d) Cách chơi:
Một nhóm 3 -4 trẻ ngồi sát vò nhau thành hàng ngang chân duỗi thẳng. Một bạn làm “cái” ngồi ở giữa vừa hát vừa lấy tay đập nhẹ vào chân các bạn.mỗi tiếng là một cái đập theo lời.
Lời 1:
Nu na nu nống
Cái bống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà tú ụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tay xòe chân rụt.
Lời 2:
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ 
Mở cuộc thi đua
Thi chân đẹp dẽ
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống
Tùng tùng tùng tùng.
2. Chơi theo ý thích: 
- Góc KH và toán : So sánh chiều dài của hai đối tượng.
- Góc sách truyện : Xem tranh truyện và kể chuyện theo tranh về gia đình
- Góc xây dựng – lắp ráp: Xây nhà, gia đình bé
Thứ ..ngày...tháng. năm 2016
 A - ĐÓN TRẺ - CHƠI - THỂ DỤC SÁNG
 B - HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH: 
Phát triển ngôn ngữ :
	Đề tài: Chuyện “ Tích Chu”
I - MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được tên truyện: “Tích chu” , nắm được tên các nhân vật.
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện “Nói về một cậu bé không thương bà, suốt ngày chỉ mải rong chơi, khiến bà hóa thành chim và sau khi cậu bế nhận ra lỗi của mình sửa sai thì bà đã về sống với cậu bé rất vui vể và hạnh phúc”. 
2. Kĩ năng:
- Phát triển ngôn ngữ , vốn từ mạch lạc cho trẻ.
- Trẻ biết trả lời đủ câu, rõ ràng, mạch lạc.
- Phát triển khả năng ghi nhớ nội dung câu chuyện 
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu thương , quan tâm chăm sóc bà, biết vâng lời bà.
II – CHUẨN BỊ: 
Chuẩn bị của cô
Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế cô vui vẻ thoải mái
- Cô thuộc Câu chuyện “ Tích Chu”
- Nhạc ghi bài hát : "Cháu yêu bà"
- Slide minh họa Câu chuyện “ Tích Chu”
- Tâm thế trẻ vui vẻ,thoải mái
- Ghế ngồi cho trẻ
III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định , giới thiệu bài : ( 1 – 2 phút)
- Cô và trẻ cùng hát vận động theo nhạc bài hát “Cháu yêu bà”
Hỏi trẻ: 
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bạn nhỏ trong bài hát yêu bà như thế nào? 
+ Vậy các con có yêu bà không?
+ Yêu bà các con phải làm gì?
- À, đúng rồi.Yêu bà các con phải ngoan ngoãn, vâng lời bà ,lễ phép, không làm bà buồn.Để ca ngợi tình cảm của cháu đối với bà các nhạc sỹ đã sáng tác nhiều bài hát hay để tặng bà đấy.
- Và có một câu chuyện rất hay Nói về một cậu bé không thương bà, suốt ngày chỉ mải rong chơi, khiến bà hóa thành chim” đó chính là nội dung câu chuyện “Tích Chu”.
2. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Kể chuyện cho trẻ nghe: ( 5- 6 phút)
- Để biết được Tích Chu có vâng lời bà , có thương bà không , kết quả thế nào thì các con lắng nghe cô Vị kể câu chuyện nhé.( Cô kể lần 1)
 - Để câu chuyện được hay hơn , hấp dẫn hơn, và có những hình ảnh đẹp sinh động thể hiện nội dung câu chuyện qua những hình ảnh nữa đấy.
- Cô kể lần 2 kết hợp tranh minh họa
* Hoạt động 2: Đàm thoại – trích dẫn( 13 - 15 phút )
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?.
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Tích Chu ở với ai?
+ Hàng ngày bà phải làm gì?
+ Có thức gì ngon bà cũng như thế nào?
+ Tích chu ngủ thì bà làm gì?
- Đúng rồi! Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích chu ở với bà, hàng ngày bà phải làm việc vất vả để kiếm tiền nuôi Tích chu , có thức ăn ngon bà đều nhường cho Tích chu, Tích Chu ngủ thì bà thức để quạt.
* Trích: “ Ngày xưa.ơn bà”
+ Thế nhưng Tích chu có thương bà không?Vì sao?
+ Bà bị làm sao?
+ Khi bị ốm bà gọi Tích Chu như thế nào?
+ Tích Chu về đến nhà thì bà đã làm sao?
- À! Tích chu chỉ mải rong chơi với bạn bè chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm, bà Tích chu bị ốm ,bà gọi Tích Chu mãi không được vì khát nước quá bà đã hóa thành chim.
* Trích: “Thế nhưngkêu lên”
+ Tích chu hoảng quá đã kêu như thế nào?
+ Nhưng bà tích chu có trở lại không các con?
+ Nghe chim nói tích chu như thế nào?
- Tích chu thấy chim bay đi hoảng quá vừa chạy vừa gọi bà, cháu sẽ lấy nước cho bà, nhưng bà không thể trở lại thành người được nữa.Tích chu òa lên khóc, tích chu thương bà và hối hận.
* Trích : “Bà ơi hối hận”
+ Vừa lúc đó Tích chu gặp ai?
+ Bà tiên đã nói gì với Tích chu? 
+ Tích chu đã đi đâu?
+ Sau khi được uống nước suối tiên bà tích chu đã làm sao?
+ Từ đó Tích Chu như thế nào?
- Sau khi nghe bà tiên nói Tích Chu đã đi lấy nước suối tiên về cho bà uống , bà Tích Chu đã trở lại thành người và về ở với Tích Chu, từ đó Tích Chu hết lòng thương yêu chăm sóc bà.
* Trích dẫn :“Giữa lúc đó..chăm sóc bà”
* Thái độ : Các con phải ngoan

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_gia_dinh_lop_4_tuoi_Giao_vien_Thuc_Long_Vi.doc
Giáo Án Liên Quan