Kế hoạch lớp chồi - Tuần 1 - Chủ đề nhánh: Những bông hoa xinh

• Ổn định trẻ xếp hàng theo đội hình vòng cung, hàng ngang.

 Khởi động: Thực hiện các động tác xoay cổ, cánh tay, vai, hông, đầu gối, chạy nhón chân, nhấc cao đùi, đá chân ra sau.

 Trọng động: 5 động tác TDS

• Hô hấp:

+ N1: Hai tay đưa lên miệng làm động tác thổi bóng.

• Tay vai:

+ N1 – N3: hai tay đưa ra phía trước.

+ N2: Hai tay đưa lên cao.

+ N4: Về tư thế chuẩn bị.

Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.

• Chân:

+ N1 –N3: Một chân đưa về phía trước, hai tay chống hông.

+ N2: Khuỵu chân về trước.

 

docx17 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch lớp chồi - Tuần 1 - Chủ đề nhánh: Những bông hoa xinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MNTT THÁI QUANG
LỚP: CHỒI 2
KẾ HOẠCH TUẦN 1
 CHỦ ĐỀ NHÁNH:NHỮNG BÔNG HOA XINH.
(Từ ngày 13/02 đến ngày 18/02/2017)
NỘI DUNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
THỨ BẢY
Đón trẻ
Trò chuyện sáng
Trao đổi với phụ huynh để xin them một số chậu cây xanh, hoa cho trẻ chăm sóc.
Trò chuyện với trẻ về các loại hoa.
Trò chuyện về tranh môi trường trang trí chủ đề mới.
Trò chuyện với trẻ về tranh mẫu tạo hình.
Cho trẻ nghe nhạc các bài hát: Hái hoa, Lý cây bông.
Hướng dẫn ôn luyện trẻ thực hiện kỹ năng xếp giường.
Thể dục sáng
Ổn định trẻ xếp hàng theo đội hình vòng cung, hàng ngang.
Khởi động: Thực hiện các động tác xoay cổ, cánh tay, vai, hông, đầu gối, chạy nhón chân, nhấc cao đùi, đá chân ra sau.
Trọng động: 5 động tác TDS
Hô hấp:
+ N1: Hai tay đưa lên miệng làm động tác thổi bóng.
Tay vai:
+ N1 – N3: hai tay đưa ra phía trước.
+ N2: Hai tay đưa lên cao.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Chân:
+ N1 –N3: Một chân đưa về phía trước, hai tay chống hông.
+ N2: Khuỵu chân về trước.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Bụng lườn:
+ N1 –N3: Giơ hai tay lên cao
+ N2: Cúi người, tay chạm mũi bàn chân.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Bật:
+ N1 –N3: Bật tách chân, hai tay sang ngang.
+ N2: Bật chụm chân, hai tay đưa lên cao vỗ vào nhau.
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,,6,7,8 giống N1 - N4.
Hồi tĩnh: Trẻ vận động, hít thở nhẹ nhàng theo nhạc bài chicken dance.
Hoạt động học
Thể dục:
Bật ô.
Kpkh:
Những bông hoa xinh đẹp.
Truyện:
Sự tích hoa mào gà.
Toán:
Tách 2 nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 4.
Tạo hình:
Dán bình cắm hoa.
Âm nhạc:
NH: Hái hoa.
DH: Lý cây bông.
Hoạt động tự do.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát cây hoa sứ trong trường.
- Chơi tự do.
HĐ ngoại khóa: 
Học võ.
Phòng TC
Phòng thư viện
HĐ ngoại khóa: 
Đá bóng
Chơi tự do.
Hoạt động góc
Góc phân vai : Chợ hoa , cửa hàng bán hoa.
+Chuẩn bị: - Đồ dùng trong góc phân vai, một số hoa bang các nguyên vật liệu mở.
+Hướng dẫn cách chơi: Trẻ biết nhận vai, xưng vai, Trẻ biết trả giá khi mua hàng, biết trả tiền thừa cho khách. Gợi ý trẻ cách bố trí bày biện cửa hàng, gợi ý trẻ giao tiếp giữa các vai chơi với nhau, phân vai chơi.
Góc xây dựng, lắp ghép: công viên hoa.
+ Chuẩn bị: Các khối gỗ, ghé đá, cây xanh, hoa,...
+ Hướng dẫn cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ chọn hoạt động, gợi ý cho trẻ nêu ý tưởng và bao quát hướng dẫn c/c chơi trật tự.
Góc âm nhạc: Hát, múa về chủ đề hoa.
+ Chuẩn bị: Các loại nhạc cụ: trống lắc, đàn, phách tre,...và các phụ kiện cho trẻ hóa trang: Vòng hoa,
+ Hướng dẫn cách chơi: Giới thiệu cho trẻ biết về chủ đề chơi, hướng dẫn trẻ chọn các bài trong chủ đề, hứng thú cùng nhau tham gia.
Góc sách: Đọc sách, làm sách theo chủ đề
+ Chuẩn bị: Tranh truyện, sách, hình ảnh chủ đề, hồ dán, hình ảnh cắt từ họa báo.
+ Hướng dẫn cách chơi: Cho trẻ gọi tên các hình ảnh trong tranh, kể chuyện theo tranh và cô cũng có thể kể cho trẻ nghe. Tạo hứng thú cho trẻ tham gia, không gây ồn ào.
Góc tạo hình: Vẽ, cắt dán, tô màu hoa. 
+ Chuẩn bị: - Giấy, bút màu, bút lông, bút màu cho trẻ vẽ, tô màu, đất nặn, kéo, hồ dán, một số nguyên liệu mở cho trẻ.
+ Hướng dẫn cách chơi:Gợi ý cho trẻ chọn nhiều hoạt động tạo hình phong phú, khuyến khích, tạo hứng thú cho trẻ tạo ra sản phẩm phong phú cho chủ đề.
Cách tổ chức: 
THỎA THUẬN CHƠI:
Cô dẫn dắt:
Tạo hứng thú cho trẻ bằng bài hát:
Cô giới thiệu góc chơi
Cô mời trẻ vào góc chơi mà trẻ thích. Cô hướng dẫn, bao quát trẻ
Quá trình chơi: côphân công bao quát trẻ đầu giờ
Nhận xét chơi:
Nhận xét từng góc chơi
Giáo dục trẻ khi chơi không tranh giành đồ chơi 
Kết thúc: cho trẻ thu dọn sắp xếp đồ chơi vào đúng nơi quy định
Vệ sinh, ăn, ngủ
- Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng đúng thao tác
- Hướng dẫn trẻ không ngậm bàn chải sau khi đã đánh răng xong.
- Cô giới thiệu món ăn cho cháu biết, nhắc nhở cháu ăn hết suất, hết phần, không làm rơi vãi, khi ăn không nói chuyện, không đùa nghịch.
Sinh hoạt chiều.
-TCHT: Đây là hoa gì?
-Ôn bài hát: Lý cây bông
- TCĐK: Hoa mào gà.
- Ôn luyện các chỉ số trẻ chưa đạt.
.- TCHT: Ghép tranh về hoa.
Giải câu đố về hoa.
Văn nghệ, 
Nêu gương cuối tuần.
Trả trẻ
Trẻ chơi tự do với sự hướng dẫn và bao quát của cô
Cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ cá biệt trong ngày.
Đề nghị (nhắc nhở) phụ huynh thường xuyên kết hợp rèn các kỹ năng cho trẻ cùng với giáo viên.
Đánh giá cuối ngày.
Giáo viên lập kế hoạc
MNTT THÁI QUANG Thứ hai, ngày 13 tháng 02 năm 2017
LỚP: CHỒI 2
GIAÓ ÁN
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: BẬT Ô
I.Yêu cầu: 
-Trẻ biết nhún chân và bật nhảy vào đúng ô,bật về phía trước, tiếp đất bằng hai bàn chân, không chạm vạch. 
- Rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo thông qua trò chơi “Chuyền bóng”
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tính tập thể, hứng thú trong luyện tập.
II.Chuẩn bị:
- Sân tập, nhạc tập thể dục.
- Bóng đủ cho trẻ thực hiện. Vẽ ô trên nền sân
III.Tiến trình hoạt động:
 1/ Ổn định:
- Các con ạ hôm nay trong công viên tổ chức rất nhiều trò chơi hay nữa đấy, chúng mình thích tham gia không?
- Cô và cả lớp mình cùng lên tàu để ra công viên chơi nhé!
 2/ Nội dung: 
 2.1 Khởi động.
Cô cháu di chuyển đội hình đi chạy nhanh chậm ,đi khom lưng, đi kiễng gót chân, đi bằng mũi bàn chân, chạy chậm, nhanh theo nhịp bài hát : Hái hoa.
 2.2 Trọng Động.
* Bài tập phát triển chung:
 Tập kết hợp bài: Màu Hoa. 
 + Tay: Hai tay đưa cao- sang ngang.
Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi
Nhịp 1, 3 : Hai tay đưa lên cao.
Nhịp3 : Đưa hai tay sang ngang
Nhịp 4: Vế tư thế chuẩn bị .
 + Chân : Đứng co một chân (2 lần, 4 nhịp)
Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, hai tay chống hông.
Nhịp 1: Một phải làm trụ, chân trái co cao gối.
Nhịp 2: Hạ chân xuống
Nhịp 3: Như nhịp 1 nhưng đổi chân
Nhịp 4: Vế tư thế chuẩn bị .
 + Bụng : Tay đưa cao, cúi người tay chạm ngón chân.
 Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, hai tay xuôi theo người
Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao
Nhịp 2: Cúi người, ngón tay chạm ngón chân
Nhịp 3: Như nhịp 1
Nhịp 4: Vế tư thế chuẩn bị .
 + Bật 1: Bật tách khép chân ( 2 nhịp) (4 lần- 2 nhịp)
TTCB: Hai tay thả xuôi theo người
Nhịp 1: Bật lên cao, hai tay dang ngang, tách chân 2 bên
Nhịp 2: bật lên khi hạ xuống khép chân lại như tư thế chuẩn bị.
*Dạy vận động: “Bật ô”
Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng đối diện.
 X X X X X X X X X
X
X
 X X X X X X X X X
- Bây giờ xin mời các con cùng đến với trò chơi thứ nhất có tên là “Bật ô ”
- Để chơi tốt trò chơi này chúng mình hãy xem cô chơi trước nhé.
Lần 1: Không giải thích.
Lần 2: Cô đi từ đầu hàng lên đứng trước vạch xuất phát, chú ý không giẫm lên vạch, khi cô nói chuẩn bị, hai tay chống hông, hai chân chụm vào nhau, khi có hiệu lệnh “bật” thì cô nhún chân bật mạnh vào ô, tiếp đất bằng cả bàn hai chân, chú ý là không dẫm vào vạch, cứ như thế cô bật qua hết các ô. Sau khi bật xong cô đi về phía cuối hàng đứng.
- Cô mời 1 bạn lên làm mẫu cho cả lớp cùng xem nào!
- Các con thấy bạn bật như thế nào? (nếu trẻ sai cô phải sửa cho trẻ)
- Trẻ thực hiện:+ Lần 1: cho hai trẻ lên tập
 + Lần 2 : cho 4 trẻ lên tập
- Cô quan sát nhắc nhở, sửa sai và động viên trẻ.
- Cho trẻ tập dưới hình thức thi đua các tổ.
- Củng cố: Cô hỏi trẻ hôm nay lớp mình được học bài tập gì ?
Gọi 1 trẻ khá lên tập lại
 * Trò chơi vận động : 
- Chúng mình tập rất là ngoan nên cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi , trò chơi có tên chuyền bóng.
* Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội , bạn đầu hàng của từng tổ sẽ cầm bóng bằng hai tay, khi có hiệu lệnh chuyền bóng (bên phải hoặc bên trái) thì bạn tiếp theo cứ như thế cho đến bạn cuối cùng.
Luật chơi: Đội nào làm rơi bóng thì phải chuyền lại từ đầu 
- Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi, sau đó cô khái quát lại cách chơi và luật chơi. 
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. cô khen ngợi, động viên trẻ .
- Cô nhận xét. 
- Củng cố: Hôm nay con luyện tập vận động gì?
 2.3 Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
Cho trẻ vận động theo nhạc vũ điệu rửa tay.
3/ Kết thúc: 
Cô nhận xét tuyên dương trẻ . Hỏi lại tên đề tài.
Cho c/c hít thở nhẹ nhàng.
MNTT THÁI QUANG
LỚP: CHỒI 2 Thứ ba, ngày 14 tháng02năm 2017
GIAÓ ÁN
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: KHÁM PHÁ MỘT SỐ LOÀI HOA.
I.Yêu cầu: 
- Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm bên ngoài, mùi thơm, ích lợi của một số loại hoa.
II .Chuẩn bị:
- Mô hình vườn hoa.
- Một số loại hoa thật: hoa loa kèn, hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa huệ
- Một số bài hát: “Mầu hoa”, “Cùng nhau hát mừng xuân”, “Ra vườn hoa”.
- Một số hoa nhựa, 4 lọ hoa, giỏi hoa.
III. Tiến trình hoạt động:
 1/ Ổn định:
Cho trẻ hát bài “Cùng nhau hát mừng xuân”.
- Các con vừa hát bài hát nhắc đến mùa gì?
- Mùa xuân đến tiết trời như thế nào?
- Các banh nhỏ làm gì để mừng xuân?
- Mùa xuân đến có những loài hoa gì nở?
- Các con hãy kể tên những loài hoa mà các con biết.
Þ Các con ạ thế giới loài hoa rất đa dạng và phong phú. Hoa mang nhiều điều kỳ diệu đến cho mọi người. Hoôm nay cô cùng các con cùng nhau khám phá và tìm hiểu một số loài hoa nhé!
 2/ Nội dung:
 2.1 Hoạt động 1:Tìm hiểu và khám phá.
- Mùa xuân lại đến làm cho mọi cảnh vật trở lên dịu dàng, nhẹ nhàng. Hoa trái đua nhau khoe sắc, ong bướm cũng bay tới để tìm hoa hút mật. Chị gió nói với chúng ta rằng bên kia thung lũng có một vườn hoa rất đẹp toả nhiều hương thơm rực rõ. Mọi người đi qua ai cũng phải dừng chân để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa đấy. Vậy cô cùng các con đi thăm vườn hoa nhé!
Trẻ vừa đi vừa hát bài “Màu hoa”.
Đến mô hình vườn hoa.
- Các con xem vườn hoa có những loại hoa gì?
* Chỉ vào (hoa hồng).
- Đây là hoa gì?
- Cho trẻ đọc tên hoa.
- Hoa có màu gì? Cánh hoa như thế nào?
- Các con thử xem hoa có mùi thơm không?
Củng cố: Hoa hồng có nhiều mầu, mầu đỏ, mầu trắng, mầu vàng, với những cánh tròn to mịn như nhung, có mùi hương thơm. Những chiếc lá dạng hình tròn viền có răng cưa và đặc biệt là thân có những chiếc gai sắc nhọn để tự vệ.
* Tiếp theo: Đây là hoa gì? (Hoa cúc)
- Cho trẻ gọi tên hoa.
- Hoa có mầu gì?
- Cánh tròn hay dài?
- Lá hoa như thế nào?
Củng cố: Hoa cúc có mầu vàng, trắng. Với những cánh hoa dài cong nhỏ xíu. Những chiếc lá mầu xanh to. Hoa cúc được mọi người xem là loài hoa mang tuổi thọ đến cho mọi nhà.
*Tương tự: Chỉ vào hoa đồng tiền, hoa loa kèn, hoa huệ.
Hỏi mầu sắc, hình dạng, mùi thơm của hoa.
Các con ạ các loài hoa này đều rất đẹp họ biết rằng họ xinh đẹp như thế này là nhờ vào đâu không? Là nhờ vào nước và khoáng chất lấy từ đất. Nhờ có ánh sáng ấm áp từ bầu trời không khí trong lành tạo nên.
Trồng hoa để làm gì?
Þ Trang trí cho ngày hội, ngày lễ cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
Còn bây giờ chúng mình trở lại bên kia cùng xem một số hình ảnh mà các bạn trường mầm non Hoa Mai làm nhé.
Vậy muốn có vườn hoa đẹp các con phải làm gì?
Muốn có vườn hoa đẹp. Các con chăm sóc, bảo vệ hoa, không bẻ cành, ngắt là nhớ chưa?
2.2 Hoạt động 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa hai loài hoa.
Các con ạ ở đây sắp diễn ra một hội thi. Hội thi có tên là “Ngàn hoa khoe sắc”, các con có muốn tham dự không?
Hôm nay các loài hoa đều nô nức về tham dự hội thi. Mời các bạn lớp Chồi 2 tham dự hội thi này cùng với các loài hoa nhé.
- Cô đưa lần lượt, hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa loa kèn.
- Cho trẻ gọi tên.
- Đếm số hoa.
* So sánh hoa hoa đồng tiền và hoa loa kèn.
+ Giống nhau: Cùng có cánh màu trắng, có cuống hoa, lá hoa.
+ Khác nhau: Hoa đồng tiền có cánh dài nhỏ, cuống hoa dài mềm, lá mọc ở dưới gốc, cuống không có lá, hoa loa kèn cánh to như chiếc lá.
* So sánh hoa hồng và hoa cúc.
- Hoa hồng và hoa cúc giống nhau ở điểm gì?
- Hoa hồng và hoa cúc khác nhau ở điểm gì?
+ Giống nhau: Cùng có cánh hoa, cuống hoa, lá đều rất đẹp, sử dụng làm trang trí hay sinh nhật.
+ Khác nhau: Hoa hồng cánh tròn to, hoa cúc cánh dài cong và nhỏ; lá hoa hồng có răng cưa, lá hoa cúc thì không?
 2.3 Hoạt động 3:Luyện tập 
Trò chơi có tên “Thi xem ai giỏi”.
- Cô chia các con thành 3 nhóm.
Cách chơi:
Cô đưa ra yêu cầu các con chọn hoa theo nhóm. Sau một đoạn nhạc nhóm nào chọn đúng sẽ có phần thưởng của ban giám khảo.
+ Lần 1: Hãy chọn hoa có dạng cánh dài.
+ Lần 2: Chọn hoa có cánh nhỏ.
Nhận xét sau khi chơi.
Cắm hoa nghệ thuật
- Luật chơi: Các độ phải nói được tên hoa của mình cắm
Cách chơi: Chia 4 nhóm, mỗi nhóm cắm hoa tuỳ ý.
Đội nào cắm đẹp thì đội đó chiến thắng.
Tổ chức cho trẻ chơi.
Nhận xét trẻ sau khi chơi.
3/ Kết thúc:
 Củng cố giáo dục: Các con vừa được khám phá các loại hoa gì?
Hoa dùng đồ trang trí cho những ngày lễ tết, muốn có hoa đẹp các con phải chăm sóc, bảo vệ hoa nhé.
Chúng mình cùng nhau hát vang bài “Ra vườn hoa em chơi” đã kết thúc hội thi.
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: TRUYỆN – HOA MÀO GÀ.
I.Yêu cầu: 
Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện.
Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô theo nội dung truyện. Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định, tập giơ tay phát biểu ý mình.
II. Chuẩn bị
Pptheo nội dung truyện, tranh theo truyện 4 tranh.
 Clip nội dung câu chuyện, mũ hoa mào gà, cây nhỏ đủ cho trẻ.
III. Tiến trình hoạt động:
 1/ Ổn định:
Trò chơi: trồng hoa.
+ Mùa xuân đến rồi, có rất nhiều bông hoa đã nở, c/c thấy có những loài hoa nào?
+ TUy nhiên có một cây nhỏ chưa có hoa và nó rất buồn, có cách nào để giúp cho cây nhỏ đó có hoa không? Và ai sẽ giúp cây nhỏ đó?
Giới thiệu câu chuyện: Hoa mào gà.
 2/ Nội dung:
 2.1 Hoạt động 1: Cùng nghe kể chuyện.
- Cô kể lần 1 với tranh minh họa. 
- Hỏi trẻ tên câu chuyện. 
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
Cho trẻ đứng lên vận động theo bài hát Trồng hoa
Cô kể chuyện lần 2 xem pp.
- Cô kể lại lần 2 trên powerpoint kết hợp sử dụng một số câu hỏi liên kết đoạn truyện:
+ Gà mái mơ có cái mào ra sao?
+ Khi thấy cây nhỏ trong vườn khóc, gà mái mơ đã làm gì?
Cứ như vậy, cô kể cho đến hết câu chuyện.
 2.2 Hoạt động 2: Cô đàm thoại cùng trẻ. 
Trong truyện nói gà nào có mào đẹp?
Mọi con vật trong vườn khen mào của gà ra sao?
Một hôm đi ngang đường nghe tiếng ai khóc?
Tại sao cây khóc? Gà Mơ đã làm gì giúp cây?
Từ đó cây có hoa ra sao và mào gà mơ còn hay mất?
Theo con gà mơ vui buồn? Cho trẻ làm tiếng gà mơ vui kêu to gọi con mình.
Qua câu chuyên con thấy ai tốt bụng, nên bắt chước ai trong truyện?
Vậy theo con truyện có tên là gì?
Cô giới thiệu tên truyện Hoa màu gà cho trẻ nhắc lại 
Cô tóm tắt truyện giáo dục trẻ phải biết quan tâm giúp đỡ người khác như bạn gà mơ, biết chia sẻ, giúp đỡ bạn, đem niềm vui cho người khác. 
 2.3 Hoạt động 3: bé cùng hóa trang.
 - Cho trẻ đội mũ gà và mũ cây nhỏ, sau đó vận động minh họa theo nhạc lời bài hát: Hoa mào gà.
- Cho trẻ chơi thử.
- lần sau trẻ đổi mũ cho nhau.
3/ Kết thúc:
Nhận xét tuyên dương lớp, cá nhân.
- Hát : “ Lý cây bông ”
 Truyện: Hoa Mào Gà
Ngày xưa, chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm, gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy cái mào rực rỡ nằm trên đỉnh đầu của mình như một chùm hoa đỏ rực. Gà Mơ khoan khoái đập cánh và hát bài hát quen thuộc của họ nhà gà : "Cục ta cục tác, mào ta đã mọc, cục ta cục tác, mào ta đã mọc".
 Mọi vật quay qua nhìn gà Mơ và cùng xuýt xoa: "Chiếc mào mới xinh xắn làm sao, trông Gà Mơ thật đáng yêu". Gà Mơ đi tung tăng khắp nơi kiếm mồi. Nó đến bên bể nước và nghe có tiếng khóc ti tỉ. Nó dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra, đó là một cây màu đỏ tía đang tấm tức khóc một mình. Gà Mơ đang vui sướng, thấy bạn buồn, Mơ bỗng bối rối. Nó vội vàng chạy đến khẽ hỏi:
- Bạn sao thế?
Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo:
- Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa 
mà chỉ mỗi mình tôi là không có hoa.
Chưa nói dứt câu, cây lại bật khóc, nước mắt cứ rơi xuống thánh thót. Gà Mơ an ủi bao nhiêu cũng không làm cây nín. Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định:
- Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé.
Cây sung sướng vẫy là rối rít:
- Thế bạn cho tôi thật nhé ! Cám ơn bạn!
 Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc mào đẹp đẽ của gà Mơ biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở một chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào của Gà Mơ.
Cây hoa sung sướng vươn mình đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ. Thế là mọi người gọi cây đó là cây hoa mào gà.
Trên đầu Gà Mơ bây giờ cũng nhú lên một chiếc mào mới nho nhỏ, xinh xinh rồi đấy.
 ( TRUYỆN KỂ MẦM NON
MNTT THÁI QUANG 	Thứ tư, ngày 15 tháng 02 năm 2017
LỚP: CHỒI 2
GIAÓ ÁN
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: TÁCH 2 NHÓM ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẾM TRONG PHẠM VI 4.
I.Yêu cầu: 
- Củng cố đếm đến 4, nhận biết chữ số 4.
- Trẻ biết tách - gộp nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 4 thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau (1 - 3; 2 - 2) và biết gộp 2 nhóm đồ dùng đồ chơi lại với nhau có số lượng 4. Biết diễn đạt kết quả của mình.
II .Chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh về hoa.
- Mỗi trẻ có số lượng đồ dùng hoa là 4, các thẻ số từ 1 - 4
- 3 bức tranh có hình ảnh về hoa.
- 4 – 6 cái cây hoa để trang trí lớp.
III.Tiến trình hoạt động:
Ổn định:
Cho trẻ vận động bài hát: Tập đếm. Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con cách tách hai nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 4. 
Nội dung:
 2.1 Hoạt động 1: Ôn gộp hai nhóm trong phạm vi 4.
- Cho trẻ đi xem mô hình vườn hoa. Sau đó quan sát trên màn hình và nói các kết quả gộp trong phạm vi 4.( Các bông hoa do Bác Ba trồng và hái tặng cho lớp mình.
- Cho 2 -3 trẻ lên tìm những nhóm hoa gộp lại sẽ bằng số lượng là 4.
 2.2 Hoạt động 2: Dạy trẻ Tách 2 nhóm đối tượng bằng nhiều cách.
+ Chia tách mẫu:
- Cô đưa lần lượt 4 bông hoa ra (cho trẻ đếm và chon thẻ số tương ứng). Từ 4 bông hoa cô tách thành 2 phân bằng cách sau:
- Cô tách một phần có 1 bông hoa, 1 phần có 3 bông hoa (cho trẻ đếm từng phần, đặt thẻ số).
- Gộp hai phần (1 bông hoa và 3 bông hoa) lại với nhau ta được tất cả mấy bông hoa? (Trẻ đếm và đặt thẻ số).
- Cô vừa tách nhóm có 4 bông hoa thành 2 phần theo cách ( tách 1 và 3 ). Cô cũng gộp 2 phần nhỏ vừa tách thành nhóm có 4 bông hoa ( gộp 1 và 3 ).
- Ai có cách tách 4 bông hoa thành 2 phần khác cách tách của cô? gọi 1 - 2 trẻ trả lời.
- Ngoài cách tách cô vừa tách còn có cách tách 2 và 2.
- Cô làm tương tự như  cách 1.
+ Trẻ thực hiện.
- Trẻ vui đọc thơ “Hoa thược dược”, cô phát rổ cho trẻ.
- Cho trẻ đưa tất cả số bông hoa ra ( Đếm và đặt thẻ tương ứng)
- Tách số bông hoa thành 2 phần theo yêu cầu của cô. (trẻ thực hiện trước cô củng cố sau).
- Tách nhóm, tách nhóm !
- Các con tách một phần có 1 bông hoa, phần còn lại còn mấy bông hoa?
- Nếu gộp lại thì được mấy bông hoa?
- Tách nhóm, tách nhóm !
- Tách mỗi phần có 2 bông hoa, rồi đặt thẻ số.
+ Có mấy cách tách nhóm 4 cái bút thành 2 phần? (Có 2 cách tách)
 2.3 Hoạt động 3: Luyện tập: Bé trồng hoa.
- Cô chia lớp mình thành 2 đội chơi, mỗi bạn sẽ có 4 bông hoa và hai cái chậu trồng hoa. Các bạn sẽ tự tách 4 bông hoa ra trồng vào hai chậu, sau đó để vào khu vườn có các ô có chữ số tương ứng với cách tách 2 nhóm trong phạm vi 4( Ví dụ: 2- 2; 3- 1). Trong vòng một đoạn nhạc. Nhóm nào thực hiện xong trước, đứng thì được tuyên dương.
- Cô bao quát và nhận xét trẻ.
 3. Kết thúc
 Cô nhận xét chung cả lớp
MNTT THÁI QUANG Thứ Năm, ngày 16 tháng 02 năm 2017
LỚP: CHỒI 2
GIAÓ ÁN
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: DÁN BÌNH CẮM HOA
I.Yêu cầu: 	
Trẻ biết cách dán bình dưới sự hướng dẫn của cô.
- Rèn kỹ năng dán giấy vụn kín mẫu bình cắm hoa. Rèn kỹ năng phết hồ và dán.
II .Chuẩn bị:
-PPt có bài “lý cây bông”, “Hái hoa”.
-Bài mẫu của cô.
- Giá treo sản phẩm.Tập tạo hình. Giấy màu vụn các loại.
- Hồ nước, khăn tay.
III.Tiến trình hoạt động:
1/ Ổn định:
- Cô đố cả lớp: 
“ Hoa gì cánh mỏng màu hồng
Thân cành gai góc nở xoè rung rinh?”
- Ai giỏi kể cho cô nghe những loài hoa khác nữa?
- muốn giữ hoa tươi lâu khi mua về, chúng ta phải làm sao?
- Hôm nay chúng ta cùng dán bình cắm hoa nhé.
2/ Nội dung: 
 2.1 Hoạt động 1: Quan sá t- đàm thoại

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tuan_hoa_2017.docx
Giáo Án Liên Quan