Kế hoạch lớp chồi tuần 4 - Bhánh 4: Môi trường sống của động vật
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp.
- Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống dưới nước
- Cho trẻ chơi tự do.
+ Hô hấp: “thổi nơ bay”
+ Bài tập phát triển chung:
- Tay 2: Tay đưa sang ngang,gập khủy tay ( 2lx 8 nhịp)
- Bụng 1:Đứng quay người sang 2 bên (2lx 8 nhịp)
- Chân 3: Đứng đưa một chân ra trước ,lên cao (3lx 8 nhịp)
- Bật 1: Bật về các phía (2l x 8)
KẾ HOẠCH TUẦN 4 Nhánh 4:Môi trường sống của động vật Thời gian thực hiên: từ ngày 23/03- 27/03/2015 Tuần/thứ Thời điểm Tuần 4 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ, TDS, ĐD Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp. Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống dưới nước Cho trẻ chơi tự do. Thể dục sáng + Hô hấp: “thổi nơ bay” + Bài tập phát triển chung: - Tay 2: Tay đưa sang ngang,gập khủy tay ( 2lx 8 nhịp) - Bụng 1:Đứng quay người sang 2 bên (2lx 8 nhịp) - Chân 3: Đứng đưa một chân ra trước ,lên cao (3lx 8 nhịp) - Bật 1: Bật về các phía (2l x 8) Hoạt động học - PTTC VĐCB: “Bật tách khép chân qua 7 ô” - PTNN Nhận biết làm quen chữ v - PTNT Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày (số nhà,số xe,) - PTTM Vẽ một số động vật sống dưới nước(đt) - PTTM Dạy vận động: “Cá vàng bơi” Hoạt động ngoài trời - Quan sát thời tiết. -Trò chơi: “Rồng rắn lên mây” - chơi tự do - Trò chơi: “ Cá sấu lên bờ” – Trò chơi: “chi chi chành chành” - Chơi tự do -Trò chơi: “Thỏ nghe tiếng hát nhảy vào chuồng” - Trò chơi : “bắt bướm” - Chơi tự do Quan sát bầu trời Trò chơi: “cá sấu lên bờ” - chơi tự do - Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” Trò chơi: “thi xem ai nói nhanh” - Chơi tự do Tăng cường tiếng việt Bật vào ô Chụm chân Tách chân Con vịt Con cua Con ốc Cá ngựa Cá voi Con tôm Con cá Con rùa Con lương Ôn các từ đã học trong tuần Hoạt động góc Góc xây dựng: xây ao cá,xây công viên nước Góc phân vai: cửa hàng bán cá kiểng,bán hàng Góc học tập: vẽ,tô màu tranh một số động vật sống dưới nước,ghép chữ Góc âm nhạc: hát múa các bài hát về chủ đề động vật Góc thiên nhiên: chăm sóc cây - Góc địa phương: nặn con tôm,củ hành tím Hoạt động chiều Ôn luyện, củng cố hoạt động sáng Mở rộng vốn từ: “bật tách khép chân qua 7 ô,ô thứ nhất bật chụm chân,ô thứ hai bật tách chân” Nêu gương, cắm cờ bé ngoan - PTNT Trò chuyện về một số con vật sống dưới nước Ôn luyện, củng cố hoạt động sáng Mở rộng vốn từ :“cá ngựa là động vật sống dưới nước,con tôm cung cấp canxi cho cơ thể,cá voi đang làm xiếc” Nêu gương, cắm cờ bé ngoan PTNN Thơ : “Cá ngủ ở đâu” Ôn luyện, củng cố hoạt động Sáng ôn vốn từ Nêu gương, cắm cờ bé ngoan Trả trẻ Trò chuyện với phụ huynh về trẻ. Trả trẻ tới tận tay phụ huynh trẻ. Vệ sinh phòng học, đồ dùng, đồ chơi. Đón trẻ đầu tuần - Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp - Cô trò chuyện cùng trẻ , cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ hàng ngày . -Cô nhắc nhở trẻ chào cô ,chào các bạn . -Cho trẻ vào góc chơi mà trẻ thích . Thể dục sáng 1. Mục tiêu -Biết di chuyển đội hình,tập đúng động tác,biết nghe hiệu lệnh của cô -Phát triển nhóm cơ bắp tay,chân,khả năng giữ thăng bằng -Trẻ yêu thích luyện tập để có sức khỏe dẻo dai 2. Chuẩn bị Trống lắc, bài hát “tôm ,cá,cua thi tài” 3. Tiến hành * Hoạt động 1:Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn theo nền nhạc, khởi động, đi theo các kiểu chân. * Hoạt động 2:Trọng động - Hô hấp 3 : Thổi nơ bay + Một tay chống hông , 1 tay đặt lên miệng thổi - Tay 3 : Hai tay đưa sang ngang , gập khuỷu tay(2l x 8 nhịp) + TTCB : Đứng nghiêm , 2 chân khép lại , 2 tay xuôi theo người . + Nhịp 1 : Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai , hai tay dang ngang + Nhịp 2 : Gập khuỷu tay , ngón tay đặt lên vai . + Nhịp 3 : Như nhịp 1 + Nhịp 4 : Trở về tư thế chuẩn bị + Nhịp 5,6,7,8 tập như nhịp 1,2,3,4 - Bụng 2 : Đứng quay người sang 2(2l x 8 nhịp) + TTCB : Đứng nghiêm , 2 chân khép lại , 2 tay xuôi theo người . + Nhịp 1 : Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai ,2 tay chống hông + Nhịp 2 : Quay người sang trái + Nhịp 3 : Như nhịp 1 + Nhịp 4: trở vể tư thế chuẩn bị + Nhịp 5,6,7,8 tập như nhịp 1,2,3,4 (đổi bên) - Chân 3 :Đứng đưa một chân ra trước .lên cao(3l x 8 nhịp) + TTCB : Đứng nghiêm , 2 chân khép lại , 2 tay xuôi theo người . + Nhịp 1 : 2 tay chống hông , chân trái đưa ra trước + Nhịp 2 : Chân trái đưa lên cao + Nhịp 3 : Như nhịp 1 + Nhịp 4 : Trở về tư thế chuẩn bị + Nhịp 5,6,7,8 tập như nhịp 1,2,3,4 (đổi chân) - Bật 3 : Bật về các phía (3l x 8 nhịp) * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vung tay hít thở đều rồi nghỉ. Hoạt động ngoài trời I.Nội dung: *Quan sát: -Quan sát thời tiết -Quan sát bầu trời *Trò chơi: rồng rắn lên mây,cá sấu lên bờ,chi chi chành chành,thỏ nghe tiếng hát nhảy vào chuồng,bắt bướm,bịt mắt bắt dê,thi xem ai nói nhanh * Chơi tự do. II. Tiến hành: 1.Mục tiêu: - Trẻ nói lên những gì trẻ quan sát được,biết được sự thay đổi thời tiết giữa các buổi trong ngày. - Phát triển tư duy về ngôn ngữ cho trẻ ,trẻ biết cách chơi trò chơi chơi đúng luật chơi ,nhanh nhẹn tự tin khi chơi. - Trẻ thích thú hoạt động cùng cô,biết thể hiện sự thân thiện,đoàn kết với bạn chơi.Sử dụng các từ chỉ tên gọi ,hành động ,tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hằng ngày(cs66). 2.Chuẩnbị: - Vòng thể dục,khăn cắt 1 con bướm to bằng bìa buộc vào sợi dây dài 50cm và đầu kia buộc vào một cái que dài 80cm,khăn,. -Lồng ghép : giáo dục môi trường,phòng tránh nguy cơ không an toàn 3.Tiến trình: *Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài hát “ong và bướm” Cô vừa cho các con hát bài hát gì? Trong bài hát có nhắc tới con vật gì? Bạn nào cho cô biết ong và bướm thuộc nhóm gì? Thế ngoài on và bướm ra các con còn biết con vật nào thuộc nhóm côn trùng nữa đấy? Những côn trùng đó có lợi hay có hại cho chúng ta đây? Các con ơi ! có một số côn trùng nó cố lợi cho chúng ta và cũng có một số côn trùng có hại cho chúng ta như con muỗi,ruồi..là những con vật truyền bệnh cho con người nên chúng ta cần phải phòng tránh và diệt trừ chúng như cần dọn dẹp vệ sinh nhà cửa,xung quanh nhà ,đồ ăn cần đẩy lại,..còn những côn trùng có lợi thì chúng ta cần bảo vệ chúng nha! *Hoạt động 2: .Quan sát bầu trời - Các con nhìn xem bầu trời hôm nay như thế nào?(trong lành) - Trên bầu trời có những gì? - Vậy trời nắng hay mưa? - Nắng to và có nhiều gì nữa? - Bầu trời hôm nay nắng to vì trên bầu trời có nhiều mây xanh,mây trắng và có nhiều gió nữa! - Trời nắng các con đi ra đường cần có gì? - Ở nhà các con mặc quần áo như thế nào? - Nhưng khi mình đi ra đường mình phải mặc như thế nào? - Đúng rồi khi mình đi ra ngoài đường các con phải mặc áo dài tay,đội nón. . Quan sát thời tiết: Bạn nào cho cô biết bầu trời hôm nay như thế nào? thời tiết bây giờ như thế nào? bạn nào nhìn lên bầu trời cho cô biết thời tiết như thế có mưa không nè? các bạn nhìn cây cối xung quanh sân trường xem các loại cây này như thế nào? vậy bây giờ đang là mùa gì nè? vì thế khi ra ngoài chúng ta phải làm gì nè? các bạn nè bây giờ đang là mùa mưa thời tiết rất lạnh vì thế khi ra ngoài chúng ta cần phải mặc áo lạnh,mặc áo mưa khi trời mưa nhe. Trò chơi: “ Thi xem ai nói nhanh ” - Luật chơi: Trẻ phải dùng từ khái quát hoặc cụ thể theo yêu cầu của trò chơi. Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô đứng ở giữa cầm 1 quả bóng, cô vừa tung bóng cho từng trẻ vừa nói tên 1 con vật, đồ vật nào đó. Các cháu phải nói được từ khái quát hoặc từ cụ thể của con vật đó Ví dụ: + Hoặc cô nói: “Chuồn chuồn”. Trẻ nói: “có cánh bay được” + Hoặc cô nói: “kiến”. Trẻ nói: “Thú “bò được ”.. đó có thể yêu cầu, ngược lại. Cô nói hoa, quả trẻ phải kể được tên 1 số loại hoa hoặc quả. TCDG: “Chi chi chành chành” Cách chơi :cô sẽ chia lớp mình làm 2 nhóm mỗi nhóm 5 bạn ,một bạn làm một cái xòe tay ra, các bạn còn lại đặt ngón tay vào lòng bàn tay bạn làm cái vừa gõ ngón tay vừa đọc theo nhịp bài hát “ Chi chi chành chành Cái danh thổi lưa Con ngựa đức cương Ba vương ngũ đế Bắt dế đi tìm U à ù ập” - Đến từ ù à ù ập bạn làm cái nắm tay vào để bắt ngón tay của bạn,các bạn rút nhanh ngón tay ra khỏi bàn tay của bạn làm cái.Ai bị cái bắt ngón tay thì xòe tay ra cho các bạn chơi tiếp - Luật chơi khi nào cô và các bạn đọc đến từ « ập »thì người làm cái nắm tay và bắt ngón tay của bạn. Trò chơi: “ Bắt bướm ” { Luật chơi: Chỉ cần chạm tay vào con bướm, coi như bắt được bướm. { Cách chơi: Cho trẻ đứng xung quanh cô. Cô cầm cần có con bướm và nói: “Các cháu xem này: có con bướm đang bay (cô giơ lên, hạ xuống), bây giờ các cháu hãy nhảy lên cao để bắt được bướm”. Cô giơ lên, hạ xuống ở nhiều chỗ khác nhau cho trẻ vừa nhảy lên cao, vừa nhảy được xa. Ai chạm tay vào con bướm coi như đã bắt được bướm. *Trò chơi: “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng” Cô đặt 3 vòng tròn trên sàn lớp. Cô chọn 5 cháu chơi. Trẻ nghe hát đi quanh các vòng, cô qui định đến 1 câu trong bài hát có từ cuối là từ nào đó thì cháu nhảy nhanh vào vòng. Mỗi vòng 1 cháu, ai không nhảy được vào vòng phải lò cò qua 3 vòng. *Trò chơi: “cá sấu lên bờ” - Cách chơi:Vạch 2 đường vạch cách nhau từ 3m trở lên tùy độ tuổi của nhóm chơi làm bờ. Người “bị” sẽ làm cá sấu đi lại ở giữa 2 vạch đó và tìm bắt người ở dưới nước hoặc có một chân ở dưới nước. ( Tức thò 1 chân ra khỏi vạch hay nhảy ra khỏi vạch)Những người còn lại đứng ngoài hai bên vạch, nghĩa là đứng trên bờ vừa chọc tức cá sấu bằng cách đợi các sấu ở xa thì thò một chân xuống nước vừa vỗ tay hát“các sấu, cá sấu lên bờ”.Khi nào cá sấu quay lại thì lại nhảy lên bờ. Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm các sấu. Nếu cá sấu bắt được một lúc hai người, thì 2 người đó sẽ xác định ai sẽ làm cá sấu qua trò chơi oẳn tù tì.Nếu cá sấu không nhanh nhẹn khi bắt người khác thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc“chảy nước mắt cá sấu” hay mệt quá thì thôi. Trò chơi lại quay về lại ban đầu để tìm con cá sấu khác *Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” - Cách chơi:Sau khi chơi trò chơi “Tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê. Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác *Trò chơi: “rồng rắn lên mây” Cách chơi: Số trẻ chơi có thể từ 8 - 10 trẻ, một trẻ làm "thầy thuốc" đứng đối diện (hoặc ngồi) với những người làm "rồng rắn". Các trẻ khác túm đuôi áo nhau (hoặc tay ôm lưng nhau) thành " rồng rắn", tư thế này giúp trẻ cảm nhận các hướng của người khác. Trẻ đứng đầu chọn cháu lớn nhất, khoẻ nhất trong nhóm, " rồng rắn" đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa đọc đồng dao:Rồng rắn lên mây Có cây núc nắc Có nhà hiển binh Thầy thuốc có nhà hay không? Đến câu cuối cùng thì dừng lại trước mặt thay thuốc". "Rồng rắn" và "thầy thuốc" đối thoại nhau: - Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu? - Rồng rắn: rồng rắn đi lấy thuốc cho con - Thầy thuốc: con lên mấy? - Rồng rắn: con lên một - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên hai - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên ba - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên bốn - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên năm - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên sáu - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên bảy - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên tám - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên chín - Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon - Rồng rắn: con lên mười - Thầy thuốc: thuốc ngon vậy, xin khúc đầu - Rồng rắn: cùng xương cùng xẩu. - Thầy thuốc: xin khúc giữa. - Rồng rắn: cùng máu cùng me. - Thầy thuốc: xin khúc đuôi - Rồng rắn: tha hồ mà đuổi. "Thầy thuốc" đuổi bắt "rồng rắn", trẻ đứng đầu dang tay cản "thầy thuốc", " Thầy thuốc" tìm mọi cách để bắt được " khúc đuôi" (trẻ cuối cùng). Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì bạn khúc đuôi bị loại khỏi cuộc chơi. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu nhưng lúc này rồng rắn chỉ còn 7 bạn chơi, cứ chơi như thế đến khi rồng rắn ngắn dần vì mất bạn chơi. Nếu " rồng rắn" bị đứt khuc hoặc bị ngã thì cũng bị thua. * Chơi tự do Đá banh, chơi chông chống, chơi tự do trên sân. Hoạt động góc *Nội Dung: Góc xây dựng: xây ao cá,công viên nước Góc phân vai: bán hàng,cửa hàng bán cá kiểng Góc học tập: vẽ ,tô màu tranh một số động vật sống dưới nước Góc âm nhạc: hát múa các bài hát về chủ đề động vật - Góc thiên nhiên: chăm sóc cây - Góc địa phương: nặn con tôm,củ hành tím 1. Mục tiêu - Trẻ biết chơi ở các góc, biết cách xây ao cá,công viên nước đầy đủ các chi tiết. - Chơi đúng nội dung chơi,biết cách chơi ở các góc - Trẻ tích cực tham gia hoạt động,biết thu dọn đồ chơi Lồng ghép:GD môi trường- tài nguyên môi trường 2. Chuẩn bị - Khối gỗ, khối hình, các loại tranh lô tô, đồ chơi ,dụng cụ âm nhạc,cây xanh ,một số con vật như : cá,cua,..,thẻ chữ cái - Tích hợp; âm nhạc, ngôn ngữ, tạo hình, mtxq 3. Tiến trình * Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài Cho trẻ bài hát “cá vàng bơi” -Cô vừa cho các con hát bài hát gì? -Trong bài hát nói về gì? -Thế các con có biết con cá là động vật sống ở đâu? À đúng rồi con cá là động vật sống ở dưới nước -Thế ngoài con cá ra các con còn biết động vật nào sống ở dưới nước nữa? -Các động vật sống ở dưới nước như tôm ,cá,cua,có lợi gì cho chúng ta? - Các con cần làm gì để bảo vệ những động vật đó? Cô GD trẻ biết bảo vệ các con vật sống dưới nước,khi nuôi cá phải cho chúng ăn,bảo vệ nơi ở của chúng như không được vứt rác xuống ao,hồ,..bừa bãi vì nó là môi trường sống của các động vật sống dưới nước đấy các con * Hoạt động 2: Thỏa thuận góc chơi -Lớp mình có bao nhiêu góc chơi? Gồm có những góc chơi nào? Cô mời một bạn kể cho cô nghe đi? -Các bạn nhìn xem, ở các góc chơi cô đã chuẩn bị rất là nhiều đồ chơi. Các con sẽ chơi gì ở những góc đó? -Góc xây dựng các con sẽ chơi như thế nào? Ai sẽ đóng vai thợ xây? Ai sẽ bác thợ xây ? và bạn nào sẽ là thợ phụ? Trong công viên nước thì có gì? Khi xây xong công viên nước các con phải làm gì để cho công viên nước có nơi mát mẻ ,thoáng mát, và sạch sẽ cho các con vật sinh sống ở đó đấy? -Thế còn góc phân vai? Các con sẽ chơi gì ở góc này? Cách chơi như thế nào? Ai sẽ là người mua ? Người mua phải như thế nào khi mua xong người mua sẽ làm gì ?còn bạn nào sẽ là người bán ? người bán sẽ làm gì có khách mua hàng? - Tương tự cô hỏi trẻ cách chơi của các góc học tập ,thiên nhiên và văn hóa địa phương -Còn góc học tập các con sẽ chơi gì? -Góc âm nhạc con sẽ chơi gì? -Thế góc thiên nhiên các con sẽ làm gì? -Góc văn hóa địa phương thì sao? -Cô tóm ý, gợi ý lại cách chơi từng góc cho trẻ. -Các con thích chơi ở góc nào? Mời 2- 3 trẻ. -Cô giáo dục trẻ biết đoàn kết giúp đỡ bạn khi chơi, không giành đồ chơi với bạn khi chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định không đánh bạn. * Hoạt động 3: Mời trẻ vào góc chơi - Cô mời các con vào góc chơi của mình -Cô đi đến các góc gợi ý cho trẻ chơi, hỏi trẻ và cách chơi của trẻ,bao quát trẻ ,cô có thể chơi cùng trẻ. * Hoạt động 4: Kết thúc - Cô đến từng góc chơi và nhận xét . Sau đó cho trẻ liên kết các góc lại tập trung ở góc xây dựng để tham quan công viên nước của các cô chú nhé! -Cô nhận xét –tuyên dương. Kế hoạch ngày Thứ 2 ngày 30 tháng 03 năm 2015 * Đón trẻ - Cô đón trẻ tận tay phụ huynh - Nhắc trẻ chào cô ,chào ông bà cha mẹ khi vào lớp - Nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định - Cô trò chuyện cùng trẻ về một số con vật sống dưới nước - Cho trẻ chơi tự do * Thể dục sáng: * Điểm danh: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI *.Nội dung: - Quan sát thời tiết - Trò chơi: rồng rắn lên mây - Chơi tự do *.Tiến hành: (Đã soạn đầu tuần) Lĩnh vực phát triển thể chất Hoạt động học:Thi xem ai khéo! (VĐCB: “bật tách khép chân qua 7 ô”) Thời gian: 30-35 phút Thực hiện: lần 1 1. Mục tiêu: Trẻ thực hiện được vận động cơ bản: “ Bật tách khép chân qua 7 ô”. Rèn kỹ năng bật tách khép chân qua 7 ô .Phát triển khả năng chú ý có chủ định.Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay và chân khi bật. Giáo dục cháu siêng tập thể dục để rèn luyện cơ thể.Giáo dục cháu khi học xong phải thu dọn đồ dung cất đúng nơi quy định và rửa tay sạch sẽ. 2. Chuận bị: - Vạch chuẩn,trống lắc, vòng thể dục - Giáo án, máy phát nhạc Tích hợp: âm nhạc, toán , khám phá khoa học 3.Tiến hành: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG 1 Hoạt động 1: Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi theo nhạc. Sau đó về 3 hàng ngang tập BTPTC. 2 Hoạt động 2: Trọng động *BTPTC: - Tay 3 : Hai tay đưa sang ngang , gập khuỷu tay(2l x 8 nhịp) + TTCB : Đứng nghiêm , 2 chân khép lại , 2 tay xuôi theo người . + Nhịp 1 : Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai , hai tay dang ngang + Nhịp 2 : Gập khuỷu tay , ngón tay đặt lên vai . + Nhịp 3 : Như nhịp 1 + Nhịp 4 : Trở về tư thế chuẩn bị + Nhịp 5,6,7,8 tập như nhịp 1,2,3,4 - Bụng 2 : Đứng quay người sang 2 bên(2l x 8 nhịp) + TTCB : Đứng nghiêm , 2 chân khép lại , 2 tay xuôi theo người . + Nhịp 1 : Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai ,2 tay chống hông + Nhịp 2 : Quay người sang trái . + Nhịp 3 : Như nhịp 1 + Nhịp 4: trở vể tư thế chuẩn bị + Nhịp 5,6,7,8 tập như nhịp 1,2,3,4 (đổi bên) - Chân 3 :Đứng đưa một chân ra trước .lên cao(3l x 8 nhịp) + TTCB : Đứng nghiêm , 2 chân khép lại , 2 tay xuôi theo người . + Nhịp 1 : 2 tay chống hông , chân trái đưa ra trước + Nhịp 2 : Chân trái đưa lên cao + Nhịp 3 : Như nhịp 1 + Nhịp 4 : Trở về tư thế chuẩn bị + Nhịp 5,6,7,8 tập như nhịp 1,2,3,4 (đổi chân) - Bật 3 : Bật về các phía (3l x 8 nhịp) - Đội hình 3 hàng ngang chuyển thành 2 hàng dọc khi thực hiện vận động. - Cô có gì đây các con? Với những chiếc vòng này thì các con có thể thực hiện vận động gì nè?(cô mời vài trẻ lên chơi theo ý thích với vòng) Các con ơi với cái vòng này thì chúng ta có thể lắc vòng,Hôm nay với cái vòng này cô sẽ cho các con vận động “bật tách khép chân qua 7 ô” - Cô mời trẻ lên thực hiện theo ý của mình? - Bạn nào có cách thực hiện khác ? (cô gợi ý) - Cô thấy cách thực hiện của bạn rất hay nè,bây giờ cô mời lớp mình cùng thực hiện nhé! - Cô mời lần lượt từng tổ lên thực hiện(cô quan sát chú ý những trẻ chưa thực hiện được) - Cô thấy lớp mình các bạn ai cũng biết thực hiện nhưng chưa được giỏi lắm ,vì vậy bây giờ các con hãy chú ý xem cô thực hiện nhé! -Lần 1: cô làm mẫu không giải thích. -Lần 2 + giải thích: + TTCB: Đứng khép chân trước vạch, tay chống hông. + Thực hiện: Cô từ đầu hàng bước ra khi có hiệu lệnh thì cô bật chụm chân vào ô thứ nhất và tách chân vào ô thứ 2, chụm chân vào ô thứ 3. Cứ như vậy cô bật hết số vòng, sau đó đi về cuối hàng đứng. Cô nhắc trẻ khi bật không dẫm lên vòng và chạm đất bằng mũi bàn chân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ và cho trẻ thực hiện chưa tốt thực hiện lại nhiều lần. Các bạn nhớ là khi thực hiện là phải biết chờ đến lượt của mình nhé! Hôm nay cô thấy các bạn chạy rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các bạn một trò chơi nhé! Trò chơi vận động: “ Thi xem ai nhanh” * Cô nêu cách chơi: Cô cho trẻ xếp các vòng thành vòng tròn trẻ vừa đi vừa hát các bài hát. - Khi có hiệu lệnh “ ai nhanh, ai nhanh” thì trẻ sẽ tìm cho 1 mình cái vòng và nhảy vào cái vòng đó, ai không tìm được sẽ bị thua cuộc. * Luật chơi: Mỗi bạn chỉ tìm được cho mình 1 cái vòng, và mỗi vòng chỉ được 1 bạn đứng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Cô quan sát bao quát và khuyến khích trẻ chơi. 3 Hoạt động 3: Hồi tĩnh. Cho trẻ đi tự do trên sân vung tay hít thở nhẹ nhàng. *Kết thúc: cô nhận xét tiết học Sau đó cho trẻ đi vệ sinh ,rửa tay,uống nước Cô giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước biết mở vòi nước nhỏ HOẠT ĐỘNG GÓC *. Nội dung chơi: Góc xây dựng: xây ao cá,xây công viên nước Góc phân vai: bán hàng,cửa hàng bán cá kiểng Góc học tập: vẽ,tô màu tranh một số con vật sống dưới nước,ghép chữ - Văn hóa địa phương: nặn củ hành tím,con tôm *.Tiến hành: 1. Mục tiêu: - Trẻ biết nội dung chơi ở các góc, biết công việc của người bán hàng. - Biết thỏa thuận vai chơi.Biết liên kết các góc chơi.Chơi đúng nội dung chơi, có các kỹ năng chơi cơ bản.Thích chia sẽ cảm xúc , kinh nghiệm đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi - Giáo dục trẻ khi chơi xong phải biết dọn dẹp đồ chơi và vệ sinh góc chơi. -Lồng ghép: GD kỹ năng sống,môi trường- tài nguyên môi trường 2.Chuẩn bị: - Đồ dùng phục vụ cho góc chơi như :khối gỗ ,khối hình,cây xanh,chai sữa,
File đính kèm:
- giao_an_chu_de_dong_vat_nhanh_con_trung.doc