Kế hoạch lớp Lá - Tuần 2 - Chủ đề nhánh 2: Thú rừng
-TCVĐ+ TCDG: cáo và thỏ, rồng rắn lên mây.
- TCHT: Ai đoán giỏi , truyền tin.
- Chơi tự do.
- Góc xây dựng: Xây vườn bách thú.
- Góc phân vai: Chơi buôn bán nước uống, quà, bánh, tham quan du lịch.
- Góc thư viện: Làm al bum ảnh một số con vật nơi rừng xanh.
- Góc tạo hình: Cho trẻ vẽ tô màu tranh các con vật nơi rừng xanh.
- Góc học tập: Cho trẻ chơi đô mi nô, đếm số lượng các con vật, ghép tranh các con vật sống trong rừng.
- Góc âm nhạc : Hát múa các bài hát trong chủ đề.
KẾ HOẠCH TUẦN 2 CHỦ ĐỀ NHÁNH 2 : THÚ RỪNG Từ ngày : 4/1-8/1/2016 HOẠT ĐỘNG Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ - ăn sáng- thể dục sáng - điểm danh- cho cháu xem video về những con vật sống trong - về một số động rừng vật quý hiếm của rừng xanh. HOẠT ĐỘNG HỌC * PTNT: KPXH - Một số con vật nơi rừng xanh * PTTC: Thể dục - Bò cao chui qua ống dài 1,5cm x 0,6cm * PTNT: Toán - Tách nhóm Có 9 đối tượng ra làm 2 phần. * PTTM: Tạo hình - Xé dán các con vật sống trong rừng * PTTM: Âm nhạc - VĐ: Ta đi vào rừng xanh. - Nghe: “Chú voi con ở bản - TC: Hát theo hình vẽ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI -TCVĐ+ TCDG: cáo và thỏ, rồng rắn lên mây. - TCHT: Ai đoán giỏi , truyền tin. - Chơi tự do. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Xây vườn bách thú. - Góc phân vai: Chơi buôn bán nước uống, quà, bánh, tham quan du lịch. - Góc thư viện: Làm al bum ảnh một số con vật nơi rừng xanh. - Góc tạo hình: Cho trẻ vẽ tô màu tranh các con vật nơi rừng xanh. - Góc học tập: Cho trẻ chơi đô mi nô, đếm số lượng các con vật, ghép tranh các con vật sống trong rừng. - Góc âm nhạc : Hát múa các bài hát trong chủ đề. HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Ôn sáng * Kĩ năng không lại gần những con vật nguy hiểm nơi sở thú. * Nêu gương, cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ. *PTNN: - Truyện: Bác gấu đen hai chú thỏ. * Nêu gương, vệ sinh, trả trẻ. * Ôn sáng * Xem đoạn video về cách bảo vệ những thú rừng có nguy cơ bị tuyệt chủng * Nêu gương, cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ. * PTNN: - LQCC: “k” *Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ. * Ôn sáng * Lao động * Nêu gương, cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY THỨ 2 (04/01/2016) I. Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp, cho cháu cất đồ dùng cá nhân đúng quy định. - Cho cháu xem video về những con vật sống trong rừng - về một số động vật quý hiếm của rừng xanh. - Cho trẻ hoạt động tự do trong lớp. II. Thể dục sáng: 1. Mục tiêu, yêu cầu: - Trẻ tập đúng và đẹp các động tác theo cô. - Giúp phát triển hài hoà cơ thể trẻ. - Giáo dục trẻ ham thích tập thể dục, tính kiên trì và tinh thần tập thể. 2. Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn trẻ. - Trống lắc. - Địa điểm: ngoài sân -Thời gian: 15ph. 3. Tiến trình: a. Hoạt động 1: khởi động - Cho trẻ đứng giang hàng ngang và khởi động tại chỗ: xoay cổ tay, cổ chân,tay vai, eo, gối, chạy tại chỗ... theo nhạc. b. Hoạt động 2: trọng động * Tập theo nhịp bài hát đồng diễn của trường. - Hô hấp: thổi bóng (4 lần). Đứng tự nhiên, hai tay để khum trước miệng, hít vào, hai tay vung lên cao theo hình vòng cung từ từ hạ xuống dưới kết hợp thở ra. - Tay: luân phiên từng tay đưa lên cao(2 lần x 8 nhịp). Đứng thẳng, chân bằng vai, tay thả xuôi. + Tay phải giơ lên cao. + Giơ tiếp tay trái lên cao. + Đưa hai tay sang ngang. + Hạ 2 tay xuống. - Bụng: cúi về trước, ngửa ra sau(2 lần x 8 nhịp). Đứng thẳng, tay chống hông. + Cúi người về phía trước. + Đứng thẳng. + Ngửa người về phía sau. + Đứng thẳng. - Chân: đưa chân ra các phía(2 lần x 8 nhịp). Đứng thẳng, 2 tay chống hông. + Một chân làm trụ, chân kia đưa lên phía trước. + Đưa chân về phía sau. + Đưa sang ngang. + Đưa chân về vị trí ban đầu. Đổi chân làm trụ, tập tiếp. - Bật: bật đưa chân sang ngang(2 lần x 8 nhịp). Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi. + Bật lên, đưa 2 chân sang ngang, kết hợp đưa 2 tay dang ngang. + Bật lên, thu 2 chân về, 2 tay xuôi theo người. c. Hoạt động 3: hồi tĩnh - Cho trẻ vung tay hít thở nhẹ nhàng. - Tập hợp trẻ + khám tay + nhận xét. - Điểm danh. HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề nhánh : THÚ RỪNG Lĩnh vực: Khám phá khoa học Đề tài: Một số con vật nơi rừng xanh. I. Mục tiêu, yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết tên gọi và đặc điểm nổi bật (sự giống và khác nhau về cấu tạo), mối quan hệ giữa cấu tạo và môi trường sống, lợi ích hay tác hại của một số động vật sống trong rừng. - Kỹ năng: Trẻ có kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý để phân biệt đặc điểm rõ nét của 2 con vật sống trong rừng. - Giáo dục: trẻ biết yêu quí, có ý thức bảo vệ động vật quí hiếm, an toàn khi đi xem vườn bách thú, không trêu chọc và không tự động cho các con vật ăn. II. Chuẩn bị: - Tranh động vật sống trong rừng: Voi, Hươu, Hổ, Gấu.. - Tranh lô tô động vật sống trong rừng: Voi, Hươu, Hổ, Gấu,... đủ cho trẻ. - Địa điểm: Trong lớp học. - Thời gian: 30-35ph. III. Tiến hành: STT Cấu trúc Hoạt động cô và trẻ 1 2 3 4 Hoạt động 1: Nào bé cùng hát. Hoạt động 2 : Bé biết con gì? Hoạt động 3: Bé nào thông minh hơn. Hoạt động 4: Ai tinh mắt hơn. - Cô và trẻ hát và vận động theo nhạc bài: Ta đi vào rừng xanh. - Vào rừng xanh rồi các bạn xem trong rừng có những con vật gì? => À, có hươu, voi, gà con, chim nữa đấy. Các bạn có biết những con vật này sống ở đâu không? Đúng rồi nhưng con vật này sống trong rừng. Hôm nay cô và các bạn sẽ cùng đi tìm hiểu về 1 số con vật sống trong rừng nhé. - Để thử tài các bạn: Ai biết tên của các con vật sống trong rừng kể cho cô và các bạn cùng nghe? Hình ảnh Con Khỉ, Hươu , Voi, Gấu. - Đây là hình ảnh về 1 số con vật trong bài hát “Ta đi vào rừng xanh” + Con khỉ biết làm gì? + Con hươu có gì đặc biệt các con nhỉ? + Còn bác gấu thì có dáng đi như thế nào? - À đúng rồi đấy, các bạn rất giỏi. * Tìm hiểu về con Voi: - Bạn nào biết gì về con voi kể cho cô và các bạn cùng nghe nào? + Đặc điểm nổi bật của Voi là có chiếc vòi rất dài đó các bạn. - Vậy cô đố chiếc vòi chính là bộ phận nào của voi? À, chiếc vòi chính là chiếc mũi của con voi đấy. - Có bạn nào biết nhờ chiếc mũi dài này mà voi làm được những việc gì không? Muốn biết thì bây giờ các bạn cùng xem voi dùng vòi để làm gì nhé! (Cho trẻ xem video clips voi đang dùng vòi để phun nước, ăn lá cây, uống nước). - Các bạn thấy voi đang dùng vòi làm gì nhỉ? Đúng rồi, chiếc vòi giống như cánh tay giúp voi có thể uống nước, phun nước, hái lá cây để ăn và để nhấc bổng 1 vật nào đó. - Trên đầu voi có những gì? - Ngà voi như thế nào ? - Tai voi thì sao? Đúng rồi, tai voi to như 2 cái quạt đấy. - Các bạn thấy thân mình của voi trông như thế nào? - Voi có mấy chân? Ai có nhận xét về chân của voi? Đúng rồi, voi có 4 chân và 4 chân của voi to như 4 cái cột nhà đấy các con ạ. - Các bạn biết thức ăn ưa thích của voi là gì không?.(Voi thích ăn mía, chuối, lá cây, cỏ và các loại rau củ quảđó các bạn). -Voi mẹ đẻ con hay đẻ trứng? (Voi đẻ con). -Voi sống ở đâu? (Voi sống trong rừng) - Voi giúp ích gì cho con người? - Các bạn biết không, voi sống ở trog rừng nhưng vì voi là con vật rất thông minh nên voi được con người thuần hoá để kéo gỗ, chở người và biểu diễn xiếc đấy. -Nào chúng mình cùng đứng lên và đọc bài đồng dao “ Con vỏi con voi” nhé. * Trời tối, trời sáng * Tìm hiểu về con hổ. Các bạn nghe cô đọc câu đố: “ Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi Lông vằn lông vện mắt xanh Thỏ nai gặp phải hỡi ôi! Muông thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng”. Đó là con gì? - Nào các bạn cùng nhìn lên màn hình xem có đúng là con hổ không nhé? + Vậy ai biết gì về con hổ kể cho cô và các bạn cùng nghe? - Hổ có đặc điểm nổi bật là bộ lông đấy. Lông hổ như thế nào? - Trên đầu hổ có gì? + Ai có nhận xét gì về hàm răng của hổ? - Thân hình của hổ như thế nào? - Hổ có mấy chân? (Thân hình của hổ thuôn dài và có 4 chân giúp hổ chạy rất nhanh - Thế các bạn có biết hổ kêu như thế nào không? (Hổ: gầm) - Chúng mình hãy cùng bắt chước tiếng gầm của con hổ nào. gầm, gầm, gầm - Các con có biết thức ăn ưa thích của hổ là gì không? - Đúng rồi, hổ ăn thịt các con vật nhỏ hơn mình đấy. - Hổ có tiếng gầm dữ tợn và ăn thịt các con vật vậy theo các con hổ là động vật hiền lành hay hung dữ? - Hổ là con vật hung dữ, mọi người gọi hổ bằng rất nhiều tên gọi như: hùm, cọp... - Hổ sống ở đâu? + À, hổ sống trong rừng, ở trong các vườn bách thú nữa. + Cô kể cho trẻ nghe 1 đoạn trong câu truyện Bác gấu và 2 chú thỏ” - Câu chuyện có nhắc đến con gì? - Dáng đi của gấu như thế nào? - Cho trẻ bắt chước dáng đi của gấu. - Con gấu có mấy chân? - Lông gấu như thế nào và có màu gì? Gấu là động vật to lớn đi lại nặng nề, lông gấu có màu đen hoặc màu nâu. Gấu là động vật ăn thịt thích ăn mật ong, gấu đẻ con và nuôi con bằng sữa. + Lắng nghe lắng nghe “Con gì chân khéo như tay Đánh đu đã giỏi lại hay leo trèo” - Tương tự cho trẻ nói đặc điểm con khỉ. - Khỉ là động vật rất khéo léo, nhanh nhẹn hay bắt chước có mắt, mũi đuôi dài khỉ thích ăn chuối đẻ con nuôi con bằng sữa. * So sánh Voi và Hổ: - Ai cho cô biết voi và hổ có điểm gì giống nhau? => Đúng rồi, voi và hổ giống nhau là đều là động vật sống trong rừng, có 4 chân và đẻ con đấy. - Vậy ai giỏi cho cô biết chúng khác nhau ở điểm gì? Khác nhau: + Voi: To lớn, có vòi dài, ngà. Có bộ lông xám ghi Thức ăn là mía, lá cây, rau củ quả + Hổ: Nhỏ hơn voi, chạy rất nhanh, răng sắc nhọn. Có bộ lông vằn dữ tợn Thức ăn là thịt. -Vừa rồi cô cháu mình đã tìm hiểu về những con gì rồi? - Tương tự so sánh con gấu và con khỉ. - Các bạn rất giỏi để thử tài các bạn cô sẽ cho chơi trò chơi “Đoán xem tôi là ai?” + Cách chơi: Cô sẽ phát cho mỗi bạn 1 rổ lôtô các con vật sống trong rừng. Trên màn hình có những ngôi nhà của các con vật đang sống, các bạn hãy nhìn bóng đoán xem đấy là con vật gì, gọi tên và giơ lôtô con vật đó nhé. Sau mỗi lần chơi cô mở hình ảnh thật của con vật và cùng trẻ kểm tra. (Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần) - Tiếp theo các bạn hãy giúp các con vật trong rừng bằng cách tìm thức ăn nha qua trò chơi “Tìm thức ăn cho voi và hổ”. + Cách chơi: Cô có hình ảnh con voi và con hổ. Cùng rất nhiều bức tranh về các loại thức ăn như lá cây, mía, rau củ quả, thịtđể trong dĩa Các bạn sẽ chia làm 2 đội: Đội xanh sẽ tìm thức ăn cho voi, Đội đỏ tìm thức ăn cho hổ. Lần lượt từng bạn trong đội vượt qua vật cản để mang thức ăn về cho hổ và voi trong thời gian là 1 bản nhạc, đội nào mang được nhiều thức ăn đúng loại đội đó sẽ được khen nhiều hơn. - Chơi thử 1 lần. - Chơi thật vài lần. Sau mỗi lần chơi nhận xét. *GD: Chúng mình vừa được tìm hiểu 1 số con vật sống trong rừng, có 1 số loài đã dần bị tuyệt chủng vì thế chúng mình phải yêu quí, bảo vệ các loài động vật quí hiếm nhé. Vậy khi đi chơi vườn bách thú chúng mình phải làm gì Khi đi tham quan khu nuôi thú dữ các bạn sẽ làm gì để đảm bảo an toàn? =>À, chúng mình không trêu chọc ném đá vào chuồng nuôi thú dữ, không được trèo qua hàng rào để tránh nguy hiểm, các bạn đã nhớ chưa nào? - Mở nhạc “ ta đi vào rừng xanh” đi ra ngoài. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - TCHT: Ai đoán giỏi? - Trò chơi vận động: Cáo và thỏ. - Chơi tự do: Hướng cho cháu chơi các trò chơi dân gian, đọc ca dao đồng dao, đồ chơi cô làm. I. Mục tiêu, yêu cầu: - Trẻ biết chơi trò chơi vận động “ cáo và thỏ” đúng luật. Cháu nhanh nhẹn khi chơi trò chơi. - Cháu biết chơi trò chơi học tập biết tiếng kêu của các con vật đó. Và giả giọng tiếng kêu các con vật. Cháu chú ý lắng nghe cô và biết được luật chơi trò chơi cho tốt. - Cháu chơi tự do vui vẻ và chơi đoàn kết cùng bạn. II. Chuẩn bị - Các loại hột hạt, que, hình học, nhạc, mũ cáo, mũ thỏ. - Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, bóng,chong chóng, hột hạt,dây thun - Địa điểm: Ngoài sân - Thời gian: 30ph. III. Tiến hành 1. Hoạt động 1: Nào ta cùng hát: - Các bạn cùng hát “ Ta đi vào rừng xanh” - Mình vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về các con vật gì? - Ngoài những con vật này các bạn còn biết con vật nào nữa? * GD: Trong rừng có nhiều con vật hung dữ nhưng cũng có con vật rất hiền nhưng chúng đều đem lại lợi ích cho chúng ta như chúng được đem vào vườn sở thú cho chúng ta tham quan vì vậy chúng ta cùng nhau bảo vệ nha. - Các bạn biết tiếng kêu của các con vật đó không? - Để thử tài các bạn chúng ta hãy cùng chơi trò chơi “ai đoán giỏi?” sau đây nhe! 2. Hoạt động 2: TCHT “ ai đoán giỏi?” - Để chơi được các bạn lắng nghe cô nói cách chơi nhé. - Cô sẽ giả giọng tiếng kêu của 1 con vật bất kỳ nhưng là động vật sống trong rừng khi vừa dứt tiếng kêu bạn nào biết tiếng kêu của con vật đó thì giơ tay dành quyền trả lời nhe! nếu trả lời đúng được cô khen. - Các bạn hiểu cách chơi chưa? - Cho trẻ chơi thử 1 lần. - Chơi thật vài lần. + Các bạn ơi cô thấy tiếng kêu của chú cáo rất giữ và cáo là động vật hiền hay giữ các bạn? - À cáo là động vật rất giữ và ăn thịt nữa vì vậy các bạn phải tránh xa con cáo nha. Vậy mình cùng chơi trò chơi “cáo và thỏ” nha. 3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động : “ cáo và thỏ”. + Vậy cô và các bạn sẽ làm những chú thỏ và cáo để chơi trò chơi này nhé. + Cách chơi : Cô sẽ vẽ trên sân 1 vòng tròn to làm chuồng thỏ còn 1 bạn làm cáo. Cáo sẽ ngủ ở 1 góc khi có hiệu lệnh của cô thì các bạn thỏ nhảy ra khỏi chuồng đi ăn khi đến gần cáo hỏi cáo ơi ngủ à và cáo thức dậy miệng kêu gừ gừ, gừ... chạy đuổi thỏ vì vậy các chú thỏ nhảy nhanh vào chuồng của mình nếu thỏ nào nhảy chậm sẽ bị cáo bắt nha thì bạn đó làm cáo. - Cho cháu chơi thử 1 lần - Cho cháu chơi thật vài lần - Cô động viên cháu chơi thật tốt nhé 4. Hoạt động 4: Chơi tự do: - Đọc đồng dao “ con vỏi con voi”. Ngoài đồng dao ra còn có trò chơi dân gian nữa như là chơi gì bạn nào biết? Và còn có nhiều đồ chơi khác nữa bạn nào biết? - Cô giới thiệu và hướng dẫn trẻ chơi một số trò chơi dân gian: Chi chi chành chành, nhảy dây, lộn cầu vồng, xoay đĩacho trẻ tự chọn trò chơi mà mình thích và kết bạn để chơi. - Cô còn làm rất nhiều đồ chơi nữa các bạn xem đây là những đồ chơi gì? + Chong chóng thì chơi làm sau? - Vậy các bạn muốn chơi gì thì lấy và chơi cùng bạn nhé! Cô quan sát và giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng, an toàn, không xô đẩy bạn và không giành đồ chơi của bạn. * Kết thúc giờ chơi: Cô tập trung trẻ lại và nhận xét quá trình chơi của trẻ, nhận xét cá nhân. Cho trẻ nhặt lá cây. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Xây vườn bách thú. - Góc phân vai: Chơi buôn bán nước uống, quà, bánh, tham quan du lịch. - Góc tạo hình: Cho trẻ nặn, vẽ, tô màu tranh các con vật nơi rừng xanh. - Góc học tập: làm al bum ảnh các con vật nơi rừng xanh, đếm số lượng các con vật, ghép tranh các con vật sống trong rừng. I. Mục tiêu, yêu cầu: - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây sở thú. - Trẻ biết tham gia chơi cùng bạn, biết đóng vai làm người bán và người mua như thế nào. Và biết đặc điểm của các con vật. - Biết sử dụng màu để tô với màu sắc khác nhau và biết dùng đất để nặn các con vật... + Rèn kỹ năng tô màu tranh, tư thế ngồi tô màu của trẻ và cách vẽ nặn. + Trẻ biết chơi 1 số trò chơi dân gian như..... - Giáo dục trẻ đoàn kết khi chơi, cố gắng thể hiện hết vai chơi của mình. II.Chuẩn bị : - Đồ dùng 1 số con vật sống trong rừng, thức ăn của các con vật... - Khối gỗ, hàng rào bằng nhựa, chai sữa, Các loại cây xanh thảm cỏ. - Đất nặn, dĩa, giấy A4, tranh, bút màu.... - Dây, ô cò bẹp... - Sổ lam album, tranh các con vật trong rừng. - Địa điểm: Trong lớp học. - Thời gian: 30-35phphút III. Tiến hành: 1. Hoạt động 1: Chúng mình cùng hát. - Hát: Ta đi vào rừng xanh” + Bài hát các bạn đi đâu? + Vào rừng xanh có các con vật nào? + Ngoài những con vật đó các bạn còn biết con vật nào nữa? + Những con vật đó sống ở đâu? - Và đó cũng là chủ đề nhánh tuần này mình học đó các bạn “ thú rừng” + Các bạn nhìn xem mình chơi bao nhiêu góc và gồm góc chơi nào nè? - Vây lớp chúng mình cùng nhau chơi nhé! 2. Hoạt động 2: Bé chơi góc gì? * Các bạn suy nghĩ xem các bạn sẽ xây gì để có nơi cho các con vật ở và là nơi để chúng ta vào đó tham quan nè? - Thế các bạn xây vườn bách thú như thế nào? - Vậy các bạn sẽ xây những gì? - Dùng kỹ năng gì để xây? - Để bảo vệ an toàn cho mọi người vào tham quan thì các chú thợ xây sẽ xây như thế nào? * Các chú công nhân đã xây xong vườn bách thú vậy để khách du lịch có thể thoải mái đi tham quan thì các bạn ở góc phân vai sẽ chơi gì nè? + Các bạn sẽ bán nước uống, quà lưu niệm và bánh gì? + Để có thức ăn cho các con vật thì các bạn làm gì? + Người bán như thế nào? + Còn người mua thì sao? * Các bạn ơi vườn bách thú còn rất nhiều nơi cho các con vật ở vậy thì các bạn sẽ làm gì với đất nặn? - Các bạn nặn con gì và nặn như thế nào? - Còn giấy vẽ các bạn sẽ vẽ gì và vẽ như thế nào? - Những bức tranh chưa có màu sắc thì các bạn làm gì cho đẹp? * Các bạn nghệ thuật tạo rất nhiều con vật vậy các bạn góc học tập mình sẽ đếm số lượng các con vật, ghép tranh các con vật sống trong rừng. Rồi sau đó các bạn sẽ làm album cho các con vật này nha. * Và cuối cùng còn 1 góc nữa đó là góc trò chơi dân gian các bạn sẽ chơi như thế nào với thun và các ô vuông các bạn sẽ chơi gì? 3. Hoạt động 3: Quá trình chơi: - Cho trẻ về góc chơi thỏa thuận vai chơi của mình và các con nhớ đeo thẻ vào nhé đeo vào nhé các con. - Trong khi chơi cô quan sát trẻ chơi, cùng chơi với trẻ, xử lý tình huống có thể xảy ra, những hành vi chưa đúng. - Cô tạo tình huống cho trẻ chơi. - Cô cần gợi ý để cho trẻ liên kết các góc chơi. 4. HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét góc chơi: - Cô đến từng góc và hỏi lại quá trình chơi của trẻ. - Cuối cùng cô vào góc xây dựng đàm thoại. - Cô nhận xét các góc chơi. - GD: Nhắc nhở trẻ dọn dẹp đồ chơi để đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp, không quăng ném hay tranh giành với bạn. - Kết thúc. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. - Ôn kiến thức sáng. - Kĩ năng không lại gần những con vật nguy hiểm nơi sở thú. - Chơi theo ý thích. - Nêu gương cuối ngày. - Vệ sinh. - Trả trẻ. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY THỨ 3(05/01/2016) I. Đón trẻ: - Cô đón trẻ vào lớp, cho cháu cất đồ dùng cá nhân đúng quy định. - Cho cháu xem video về những con vật sống trong rừng - về một số động vật quý hiếm của rừng xanh. - Cho trẻ hoạt động tự do trong lớp. II. Thể dục sáng: 1. Mục tiêu, yêu cầu, chuẩn bị, tiến trình: (như ngày thứ 2 đầu tuần) * Trọng động: Tập theo nhịp bài hát đồng diễn của trường. - Hô hấp: thổi bóng (4 lần). - Tay: luân phiên từng tay đưa lên cao(2 lần x 8 nhịp). - Bụng: cúi về trước, ngửa ra sau(2 lần x 8 nhịp). - Cho trẻ vung tay hít thở nhẹ nhàng. - Tập hợp trẻ + khám tay + nhận xét. - Điểm danh. HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề nhánh : THÚ RỪNG Lĩnh vực: Phát triển thể chất Đề tài: VĐCB: "Bò cao chui qua ống dài 1,5cm x 0,6cm” I. Mục tiêu, yêu cầu: - Trẻ biết thực hiện vận động “Bò cao chui qua ống dài 1,5cm x 0,6cm” đúng kỹ năng, biết chơi trò chơi đúng luật chơi cách chơi. - Rèn kỹ năng giữ thăng bằng khi bò rèn sự khéo léo của đôi tay và đôi chân phối hợp nhịp nhàng. Qua trò chơi nhằm rèn sự nhanh nhẹn khéo léo cho trẻ . - Giáo dục trẻ tích cực tham gia vận động, phối hợp cùng bạn, thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt. II. Chuẩn bị: - 1 miếng vải chơi trò chơi. - Hai ống dài 1,5cm x 0,6cm. - Sân bãi sạch sẽ thoáng mát. - Thời gian: 30-35ph. - Địa điểm: Ngoài sân . III. Tiến hành: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ 1 2 3 Hoạt động 1: Ta cùng đi nào. Hoạt động 2: Bé cùng thi tài. Hoạt động 3: chúng ta thư giản Kết thúc * Các bạn ơi ! hôm nay cô và các bạn cùng vào rừng tham quan trong rừng xem có những con vật nào sinh sống nha. - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với bài hát “ Ta đi vào rừng xanh”, kết hợp thực hiện các kiểu đi chạy, nhảy chuyển đội hình thành 3 hàng ngang. - Các bạn mệt chưa mình cùng tập thể dục cho cơ thể khỏe mình đi tiếp nhe. * Cô hướng dẫn trẻ tập các động tác của BTPTC: Kết hợp nhạc “ Ta đi vào rừng xanh”. - Tay: đánh chéo 2 tay ra hai phía trước, sau.(3 lần x 8 nhịp). Đứng thẳng, hai tay thả xuôi. + Đưa tay phải về phía trước, tay trái phía sau. + Đưa tay trái về phía trước, tay phải về phía sau. + Đưa hai tay lên cao ngang vai. + Hạ hai tay xuống. - Bụng: đứng cúi về trước (3 lần x 8 nhịp). Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay giơ cao quá đầu. + Cúi xuống, 2 chân thẳng, tay chạm đất. + Đứng lên, 2 tay giơ cao. + Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người. - Chân: nâng cao chân, gập gối (3 lần x 8 nhịp). Đứng 2 chân ngang vai. + Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gập đầu gối. + Hạ chân trái xuống, đứng thẳng. + Chân trái làm trụ, chân phải nâng cao đùi, gập đầu gối. + Hạ chân phải xuống, đứng thẳng. - Bật: bật, đưa chân sang ngang (2 lần x 8 nhịp). Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi.
File đính kèm:
- TUAN_2_DONG_VAT.doc