Kế hoạch lớp lá - Tuần II: Động vật sống trong rừng

1. Đón trẻ

a. Mục đích,yêu cầu

* Kiến thức: Trẻ biết chào cô, chào người thân.

 Trẻ biết cách chơi với các đồ chơi trong lớp

* Kĩ năng: Trẻ trò chuyện với cô về được các con vật nuôi sống trong gia đình

 Trẻ chơi được với các đồ chơi tự chọn

* Thái độ: Trẻ thích thú khi đi học, không khóc nhè.

b. Chuẩn bị:

- Cô tới sớm quét dọn, lau chùi phòng sạch sẽ, thông thoáng phòng học, làm vệ sinh lớp, đồ dùng cá nhân.

- Trang phục đúng quy định, tác phong lịch sự

- Sắp đặt đồ dùng, đồ chơi trong lớp gọn gàng, ngăn nắp.

- Cô giáo chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, phương tiện giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ trong ngày.

- Cô cần chuẩn bị đồ chơi ở các góc phù hợp với chủ đề “Động vật” chủ đề nhánh “Động vật sống trong rừng”

 

docx25 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch lớp lá - Tuần II: Động vật sống trong rừng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN II
KẾ HOẠCH TUẦN II: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
(Thực hiện từ 20/02/2017 đến 24/02/2017)
1. Đón trẻ
a. Mục đích,yêu cầu
* Kiến thức: Trẻ biết chào cô, chào người thân.
 Trẻ biết cách chơi với các đồ chơi trong lớp
* Kĩ năng: Trẻ trò chuyện với cô về được các con vật nuôi sống trong gia đình
 Trẻ chơi được với các đồ chơi tự chọn
* Thái độ: Trẻ thích thú khi đi học, không khóc nhè.
b. Chuẩn bị:
- Cô tới sớm quét dọn, lau chùi phòng sạch sẽ, thông thoáng phòng học, làm vệ sinh lớp, đồ dùng cá nhân.
- Trang phục đúng quy định, tác phong lịch sự
- Sắp đặt đồ dùng, đồ chơi trong lớp gọn gàng, ngăn nắp.
- Cô giáo chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, phương tiện giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ trong ngày.
- Cô cần chuẩn bị đồ chơi ở các góc phù hợp với chủ đề “Động vật” chủ đề nhánh “Động vật sống trong rừng”
3. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh
- Cô ân cần niềm nở, dịu dàng thân mật, tiếp xúc với phụ huynh, trao đổi tình hình của trẻ: Sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, vận động của trẻ khi ở nhà trong thời gian nghỉ tết. Vận động phụ huynh bổ sung chăn, gối đầy đủ cho trẻ khi đến lớp.
- Trước khi trẻ vào lớp cô nhắc nhở trẻ chào cô, chào bố mẹ.
- Khi nhận cháu cô cần lưu ý đến sức khỏe của cháu.
- Cô gợi ý cháu lấy đồ chơi ra chơi, cô quản lý bao quát trẻ trong quá trình chơi.
- Hướng dẫn trẻ chơi và chọn đồ chơi.
- Cô vừa đón trẻ vừa theo dõi, quản lý và cùng chơi với trẻ.
- Cô trò chuyện với về một số con vật nuôi sống trong gia đình và một số món ăn có nguồn gốc từ động vật.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, biết yêu trường lớp, yêu quý bạn bè và vâng lời cô giáo.
- Trẻ đến bên cô
- Trẻ chào cô, chào bố mẹ
- Trẻ lấy đồ chơi ra chơi
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe.
2. THỂ DỤC SÁNG.
a. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết tập các động tác theo cô
 Trẻ biết đứng nghiêm để nghe hát quốc ca vào sáng thứ hai hàng tuần
- Kỹ năng: Trẻ có kĩ năng phối hợp tay, chân, mắt để thực hiện các động tác nhịp nhàng trên nền nhạc « Chú khỉ con »
 Trẻ đứng nghiêm, người ngay ngắn khi nghe hát quốc ca
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
 Trẻ biết tập thể dục để rèn luyện sức khỏe bản thân
b. Chuẩn bị:
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.Nhạc bài hát: Chú khỉ con.
c. Các hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Vào sáng thứ 2 trước khi khởi động cho trẻ đứng đội hình 3 hàng dọc và nghe hát quốc ca
* Hoạt động 1: Khởi động: Cô dùng tín hiệu xắc xô cho trẻ đi theo vòng tròn – đi thường kết hợp vỗ tay – đi bằng mũi bàn chân kết hợp hai tay đưa lên cao và xoay cổ tay – đi thường kết hợp vỗ tay – đi bằng gót chân kết hợp hai tay đung đưa - đi thường kết hợp vỗ tay – chạy chậm kết hợp vỗ tay – chạy nhanh kết hợp vỗ tay – chạy chậm kết hợp vỗ tay sau đó cho trẻ về 3 hàng ngang. 
* Hoạt động 2: Trọng động: Bài tập phát triển chung
( Cô mở nhạc ).
- Trẻ tập theo nhạc: Chú khỉ con
+ Hô Hấp: Gà gáy
- Hai tay đưa lên miệng làm động tác gà gáy.
+ Tay: Hai tay dang ngang gập vào vai
TTCB: Hai chân khép, hai tay hạ xuống xuôi theo người.
- Nhịp 1: Hai chân khép, hai tay dang ngang
- Nhịp 2: Hai tay gập vào vai
- Nhịp 3: Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
- Tập 2 lần 4 nhịp
+ Bụng: Tay chống hông quay người 2 bên
TTCB: Hai chân khép, hai tay thả xuôi
- Nhịp 1: Hai chân dang rộng bằng vai, hai tay chống hông.
- Nhịp 2: Quay người sang trái
- Nhịp 3: Như nhịp 1
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
- Lần 2 quay người sang phải.
+ Chân: Đứng co 1 chân.
TTCB: Hai chân khép 
- Nhịp 1: Hai tay chống hông, chân phải co
- Nhịp 2: Chân trái co
- Nhịp 3: Về tư thế nhịp 1
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
+ Bật : Bật chân trước, chân sau
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vòng tròn, vừa đi vừa hít thở trên nền nhạc “ Đố bạn”.
- Trẻ đứng nghiêm, người ngay ngắn khi nghe hát quốc ca
- Trẻ xếp thành 3 hàng và tập theo nhạc
- Trẻ tập động tác.
- Trẻ vừa đi vừa hít thở nhẹ nhàng.
* Trò chuyện, điểm danh:
- Trò chuyện: Hỏi trẻ hôm nay lớp vắng ai? 
- Thời tiết hôm nay như thế nào?
- Cô đưa ra tiêu chuẩn bé ngoan đầu tuần để trẻ phấn đấu thi đua. (Để thứ 6 nhận được phiếu bé ngoan thì các con phải học thật ngoan, thật giỏi, vâng lời cô giáo, và đến lớp không được khóc nhè. Và khi ăn cơm các con phải ăn nhanh và ăn hết suất nhé!  Các con đã nhớ chưa nào?)
3.HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Cửa hàng bách hóa bán một số động vật và thức ăn cho động vật, Cô cấp dưỡng nấu ăn cho các chú công nhân. Phòng khám đa khoa
- Góc xây dựng: Xây sở thú
- Góc học tập: Chơi lô tô, xâu hoa, xem tranh chủ đề, ghép tranh động vật, chơi nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 4.
- Góc nghệ thuật: Hát, múa, biểu diễn những bài trong chủ đề ,tô màu, một số động vật sống trong rừng, chơi với các loại nhạc cụ, ...
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới nước cho cây, quan sát hạt nảy mầm và phát triển thành cây, đong nước vào chai, ...
a. Mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức: 
- Trẻ biết nhập vai chơi của mình qua chủ đề “Động vật” chủ đề nhánh: “Động vật sống trong rừng”
- Trẻ biết thể hiện lại cuộc sống hàng ngày qua vai chơi của mình
- Trẻ sử dụng thành thạo các đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh nhằm cũng cố kiến thức mà trẻ đã được học
- Thông qua các vai chơi giúp cho trẻ phát triển về các mặt.
* Kỹ năng: 
- Trẻ biết cách sử dụng các đồ chơi ở các góc để thực hiện đúng vai chơi của mình theo chủ đề nhánh : Động vật sống trong rừng
 - Trẻ đưa những kĩ năng đơn giản trong cuộc sống hàng ngày vào những vai chơi của mình như: Mua hàng thì trả tiền, dùng khăn để bê nồi từ trên bếp xuống, khám bệnh thì phải khám theo nhu cầu của bệnh nhân, 
- Trẻ biết chơi đong nước vào chai không làm đổ ra ngoài và so sánh chai nước to với chai nước nhỏ, cho cá ăn, tưới đủ nước cho cây, không làm hư cây trong quá trình chăm sóc, quan sát cây nảy mầm sau mỗi ngày.
- Trẻ có kĩ năng giao lưu giữa các nhóm chơi với nhau, khi chơi trao đổi nhỏ, không làm ảnh hưởng đến các nhóm khác.
- Qua các góc chơi trẻ biết giao tiếp giúp trẻ phát triển vốn từ, phát triển nhận thức, phát triển tư duy để sáng tạo trong khi chơi.
- Trẻ biết cách xưng hô phù hợp với vai chơi của mình
- Rèn cho trẻ kỹ năng hát, múa, vẽ, nặn, tô màu tranh, xé, cắt dán một số con vật gần gũi mà trẻ thích.
 * Thái độ:
- Giáo dục trẻ tính kiên trì, tính sáng tạo, tích cực tham gia chơi
- Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Biết cách chăm sóc cây hoa và bảo vệ cây cho cây hoa tươi tốt. 
- Không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định 
- Lễ phép, vâng lời cô giáo.
b. Chuẩn bị:
- Các góc chơi trong tuần.
- Đồ dùng đồ chơi theo chủ đề ở các góc đầy đủ.
- Góc xây dựng: Chuẩn bị đồ dùng xây dựng sở thú: gạch xây dựng, lắp ghép, cổng, một số con vật trong rừng, cỏ, 
- Góc phân vai: Bộ đồ dùng nấu ăn, tạp giề, khẩu trang, gạo, các thực phẩm trẻ chế biến. Áo quần bác sĩ, bàn ghế, tủ thuốc, khẩu trang, dụng cụ khám bệnh, hộp thuốc, một số con vật sống trong rừng và một số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
- Góc học tập: tranh truyện về một số loại động vật sống trong rừng, ghép tranh một số con vật, chơi lô tô về các loại con vật, chơi nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 4.
- Góc nghệ thuật: Các bài hát về chủ đề: Các bài hát trong chủ đề các loại nhạc cụ: xắc xô, trống lắc, phách tre, trống cơm, tranh về các con vật cho trẻ tô màu, giấy màu và hình ảnh cắt sẵn cho trẻ dán.
- Góc thiên nhiên: Nước, bể cá, các loại hạt, dụng cụ tưới cây, các hủ nhựa để trẻ gieo hạt
- Lớp học thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
c. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện.
- Cô cùng trẻ hát bài hát: “Con voi”
- Hỏi trẻ vừa hát bài gì?
* Hoạt động 2: Giới thiệu góc chơi – thỏa thuận vai chơi
- Bây giờ đã đến giờ hoạt động gì?
- Lớp mình đang thực hiện chủ đề gì?
- Chủ đề nhánh là gì?
- Thế các con thích chơi gì nào?
- Góc xây dựng các con xây gì?
- Xây sở thú để làm gì ?
- Để chăm sóc các con vật thì các con phải làm gì ?
- Góc phân vai chơi gì?
+ Các cô ở nhóm nấu ăn làm gì?
+ Khi nấu ăn phải nấu như thế nào ?
+ Khi bê nồi các con phải dùng gì để bê?
+ Nhóm bán hàng các con bán gi ?
+ Nhóm bác sĩ làm công việc gì?
- Góc học tập các con làm gì?
- Góc nghệ thuật chơi gì?
- Còn góc thiên nhiên thì sẽ chơi gì?
- Khi chơi các con phải chơi như thế nào?
- Khi chơi các con xưng hô với nhau như thế nào ?
- Chơi xong thì phải làm gì?
* Hoạt động 3 : Trẻ thực hiện giờ chơi.
- Cô cho trẻ về góc chơi mà trẻ thích
- Trong lúc chơi cô bao quát và gợi ý cho trẻ.
- Tạo tình huống giúp trẻ chơi không biết chán.
* Hoạt động 4 : Kết thúc giờ chơi
- Cô đến từng nhóm nhận xét nhẹ nhàng.
+ Cô thấy các cô đầu bếp chế biến món ăn rất là ngon, lại còn sạch sẽ đảm bảo vệ sinh nữa, cô khen các cô đầu bếp nhé!
+ Các bạn bán hàng rất là nhiệt tình, vui vẻ, niềm nở chào đón khách
+ Bác sĩ và cô y tá chăm sóc khám bệnh rất là kỹ, cấp thuốc đúng, thật là giỏi, cô cũng khen bác sĩ và y tá.
+ Góc nghệ thuật chơi rất là vui.
+ Góc học tập chơi trật tự.
+ Góc thiên nhiên các bạn chăm sóc cây xanh, tưới nước cho cây rất là giỏi.
+ Các chú xây dựng xây sở thú thật là nhanh và đẹp, không gây ồn ào, các chú xây dựng rất giỏi. Cô khen lớp mình nào!
- Cô khen ngợi trẻ chơi.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi và nghỉ
- Trẻ hát
- Con voi
- Hoạt động góc.
- Động vật
- Động vật sống trong rừng
- Chơi xây dựng
- Xây sở thú
- Để cho những con vật ở và mọi người có thể tham quan.
- Phải cho chúng ăn, vệ sinh sạch sẽ.
- Trẻ trả lời.
- Nấu ăn các món ăn cho các chú công nhân
- Nấu chín, đảm bảo vệ sinh.
- Dùng khăn
- Bán một số động vật và thức ăn cho động vật.
- Khám bệnh cho bệnh nhân
- Xem tranh truyện về một số loại con vật sống trong rừng, ghép tranh một số con vật, chơi lô tô về các loại con vật, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 4.
- Hát các bài hát về chủ đề, múa, tô màu, xé dán một số con vật sống trong rừng, 
- Chơi với nước, cho cá ăn gieo hạt, chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ cho cây
- Chơi nhẹ nhàng, không tranh giành đồ chơi với bạn.
- O, dì, chú, bác, bố, mẹ, 
- Thu dọn đồ chơi gọn gàng.
- Trẻ về góc chơi mà trẻ thích
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe .
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và thu dọn đồ chơi.
4. VỆ SINH – ĂN TRƯA – ĂN CHIỀU
a. Mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức : 
- Trẻ biết rửa tay dưới vòi nước sạch với xà phòng đúng 6 bước và lau mặt trước khi ăn cơm và sau khi ngủ dậy.
- Trẻ biết tự xúc cơm ăn và ăn hết khẩu phần, biết tên thức ăn trẻ đang ăn, chất dinh dưỡng. Biết súc miệng bằng nước muối sau khi ăn cơm xong
- Trẻ biết lên sạp nằm ngủ
* Kỹ năng :
- Trẻ rửa tay bằng xà phòng tay theo 6 bước đúng kỹ năng,sang lấy khăn lau mặt theo các bước và lau khô tay 
- Trẻ ăn không để rơi vãi, biết che miệng khi hắt hơi, ho. Biết lấy ca súc miệng bằng nước muối sau khi ăn xong
- Trẻ nằm ngay ngắn khi ngủ
* Thái độ : 
- Trẻ không tranh giành nhau khi rửa và có thói quen rửa tay thường xuyên trước khi ăn.
- Trẻ biết giữ gìn sạch sẽ, ăn gọn gàng ,không nói chuyện khi ăn, biết nhặt cơm rơi bỏ vào dĩa.
- Trẻ ngủ sâu giấc
b.Chuẩn bị:
- Quần áo trẻ gọn gàng, sạch sẽ, móng tay cắt ngắn.
- Vòi nước sạch, khăn lau tay, khăn lau mặt, xà phòng, 
- Cô vệ sinh trước và sau khi ăn và sau khi ngủ dậy cho trẻ
- Khẩu trang cho cô.
- Bàn ghế cho trẻ ngồi: 1 trẻ/ 1 ghế, 4 trẻ/ 1 bàn.
- Mỗi bàn 2 dĩa: 1 dĩa đựng thức ăn rơi vãi, 1 dĩa đựng khăn.
- Mỗi trẻ mỗi chén + 1 thìa.
c. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Vệ sinh
Cô cùng trẻ xếp bàn và ổn định chỗ ngồi.
Cô gọi trẻ đến bên cô
- Trước khi ăn cơm các con phải làm gì?
- Và rửa tay vào lúc nào nữa?
- Vì sao phải rửa tay?
Giáo dục: Các con ơi! Trước khi ăn cơm thì chúng ta phải rửa tay và lau mặt sạch sẽ, bởi vì khi chơi tay chúng ta bẩn và nếu không rửa tay vi khuẩn sẽ vào trong cơ thể của chúng ta làm cho đau bụng và cơ thể không được khỏe mạnh. Các con đã nhớ chưa nào?
* Rửa tay:	
- Thế rửa tay có mấy bước các con?
- Bây giờ các con cùng cô làm mô phỏng các bước rửa tay nhé!
+ Bước 1: Làm ướt tay, xoa xà phòng.
+ Bước 2: Cuộn và xoay lần lượt các ngón tay.
+ Bước 3: Rửa cổ tay, mu bàn tay.
+ Bước 4: Rửa vào kẽ giữa các ngón tay.
+ Bước 5: Chụm các đầu ngón tay.
+ Bước 6: Rửa sạch xà phòng dưới vòi nước sạch và lau khô.
- Rửa tay xong còn làm gì nữa?
* Lau mặt:
- Cô nhắc lại cho trẻ kỹ năng lau mặt: 
+ Mở rộng khăn lên 2 bàn tay.
+ Lau 2 mắt từ trong ra ngoài.
+ Đẩy khăn lên và tiếp tục lau sóng mũi xuống mũi.
+ Đẩy khăn lên và lau quanh miệng.
+ Gấp khăn lại và lau từ tráng xuống má xuống cằm(1 bên)
+ Gấp khăn lại và lau từ trán xuống má xuống cằm bên còn lại.
+ Rủ khăn lại để lau tay.
- Khăn bẩn bỏ vào đâu?
- Bây giờ cô mời các bạn nữ ra rửa tay cùng cô, còn các bạn nam nhắc bàn ghể nhé!
- Trẻ xắn tay áo lên và thực hiện rửa tay theo 6 bước.
Rửa tay xong cho trẻ sang lấy khăn để lau mặt.
- Trẻ thực hiện lau mặt.
- Sau khi rửa tay, lau mặt xong cho trẻ vào lớp ngồi vào bàn ăn và gọi các bạn nam ra thực hiện.
* Giờ ăn trưa:
- Cô giới thiệu tên món ăn.
- Cô chia cơm cho trẻ
+ Các con nhìn xem hôm nay chúng ta ăn gì nào?
+ Trong thịt, cá, trứng có rất nhiều chất đạm ăn vào sẽ giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh, thông minh.
+ Trong cơm có tinh bột, và trong rau củ có nhiều vitamin ăn vào giúp các con mau lớn, đẹp da.
- Khi ho, hắt xì hơi thì các con phải làm gì?
- Cơm rơi các con để ở đâu?
- Khi ăn xong các con phải làm gì?
- Và khi ăn xong các con phải nhớ là súc miệng bằng nước muối nhé!
- Khi trẻ ăn cô giúp đỡ trẻ lười ăn, ăn chậm, trẻ mới ốm dậy.
- Cô bao quát trẻ ăn.
- Dọn vệ sinh sau khi trẻ ăn xong
- Cô cho trẻ súc miệng bằng nước muối
* Giờ ngủ
- Cho trẻ nằm vào sạp và đọc “Đến giờ đi ngủ” cho trẻ ngủ
- Giờ ngủ nhắc trẻ nằm đúng tư thế, thoải mái, không nói chuyện riêng trong khi ngủ và ngủ sâu giấc .
- Khi trẻ ngủ cô bao quát lớp.
- Hát ru trẻ nghe hoặc mở nhạc ru trẻ ngủ.
* Vệ sinh ăn chiều:
- Cô giặt khăn
- Cô cho trẻ vận động nhẹ
- Trẻ lấy khắn của mình và lau mặt theo đúng các bước và ngồi vào bàn
- Trẻ đến bên cô
- Rửa tay
- Sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Để tránh vi khuẩn
- Trẻ lắng nghe
- Rửa tay có 6 bước
- Trẻ làm theo cô
- Lau mặt
- Thau 
- Các bạn nữ ra rửa tay
- Trẻ lấy khăn để lau mặt
- Các bạn nam ra thực hiện
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời theo thực đơn ăn hằng ngày.
- Trẻ lắng nghe
- Dùng khuỷu tay che miệng lại.
- Vào đĩa.
- Cất bát và ghế đúng nơi quy định.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ ăn.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ súc miệng bằng nước muối.
- Trẻ đọc và nằm thẳng đúng tư thế
- Trẻ ngủ đúng giờ, ngủ sâu giấc 
- Trẻ vận động nhẹ cùng cô
- Trẻ lấy khăn lau mặt và ngồi vào bàn ăn
5. CÁC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
5.1 HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG
a. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết các tiêu chí để nêu gương trong ngày.
- Rèn luyện cho trẻ tính mạnh dạn trả lời và kỹ năng nhận xét của trẻ trong ngày học của mình và của bạn ở lớp.
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
b. Chuẩn bị: 
- Cờ, ghế đủ cho mỗi trẻ.
- Lớp học thoáng mát, sạch sẽ.
- Áo quần trẻ gọn gàng, sạch sẽ.
c. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
*Ổn định lớp: Cô cho trẻ đọc “5 điều Bác Hồ dạy”
- Hát: Hoa bé ngoan.
- Đã đến giờ gì rồi các con?
- Trước khi nêu gương thì cô mời cả lớp mình đứng dậy chuẩn bị trang phục gọn gàng lại để nêu gương nào!
- Cô mời trẻ ngồi xuống.
- Cô nhận xét tổ, nhóm, cả lớp, cá nhân.
- Vậy ai biết lớp mình hôm nay ai ngoan nào?
- Cô cho trẻ nhận xét bạn. ( Mời 5 -6 bạn).
- Cô khái quát lại cho trẻ nghe.
- Cô tuyên dương những trẻ ngoan, giỏi. Khích lệ những trẻ chưa ngoan, còn rụt rè, đi học còn khóc nhè lần sau sẽ cố gắng hơn.
- Các con ngoan sẽ được làm gì?
- Cô thấy lớp mình ai cũng ngoan, cô sẽ cho lớp mình được cắm cờ.
- Cô cho lần lượt trẻ của ba 3 tổ lên cắm cờ.
- Lần lượt cô phát cờ cho các tổ còn lại.
- Và cho trẻ lên cắm cờ tương tự như tổ đầu tiên. ( sau mỗi lầm cô tuyên dương trẻ).
- Các con vừa được làm gì xong?
- Khi các con được cắm cờ xong các con cảm thấy như thế nào?
- Vậy muốn ngày mai được cắm cờ thì các con phải làm gì?
- Trẻ đọc theo cô
- Trẻ hát.
- Nêu gương.
- Trẻ chỉnh đốn trang phục.
- Trẻ ngồi xuống.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Được cắm cờ.
- Trẻ lên cắm cờ.
- Cắm cờ.
- Vui ạ!
- Học giỏi, chăm ngoan,...
5.2. TRẢ TRẺ.
a.Yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết chào cô, chào bố, mẹ, người thân trước khi ra về
- Kỹ năng: Trẻ chủ động chào cô, chào người thân
- Thái độ: Trẻ ngoan ngoãn vui vẻ ra về
b. Chuẩn bị:
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
- Chuẩn bị giày dép, mũ cho trẻ, đầu tóc gọn gàng.
- Một số ý kiến trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
c. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
- Cô trả trẻ trực tiếp với người nhà của trẻ.
- Không giao trẻ cho người lạ làm trẻ thất lạc.
- Giáo dục trẻ chào cô chào bạn để ra về.
- Giáo dục trẻ về nhà chào những người thân trong gia đình.
- Trả hết trẻ cô quét dọn, lau chùi phòng học, kiểm tra xem còn cháu nào còn ở lớp, sân trường hay không.
- Tắt điện, nước quạt và khóa của cẩn thận trước khi ra về.
- Trẻ về.
- Trẻ chào cô, chào bạn trước khi ra về
- Trẻ chào người thân trước khi ra về
Thứ hai, ngày 20 tháng 02 năm 2017
ĐÓN TRẺ - NGHE HÁT QUỐC CA – THỂ DỤC SÁNG
1. Hoạt động học:
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Hoạt động: Thể dục kỹ năng
 Đề tài : - Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát - Chuyền và bắt bóng hai bên theo hàng ngang 
2. Hoạt động ngoài trời:
 Quan sát: Hoa mào gà
 - Chơi vận động: 
 + Ô tô và chim sẻ
 - Chơi dân gian:
 + Kéo cưa lừa
 - Vận động tự do: bóng, búp bê, hạt, lá, ...
3. Hoạt động góc
4. Vệ sinh ăn trưa – Ngủ trưa
5. Hoạt động chiều
 - Vận động nhẹ 
 - Chơi trò chơi “Tạo dáng”
 - Vận động tự do
a. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: Trẻ biết tên trò chơi,cách chơi.Giúp trẻ nhận biết dáng đi của các con vật. Trẻ biết chơi với các góc.
Kỹ năng: Rèn cho trẻ mạnh dạn tham gia chơi cùng cô. Rèn cho trẻ kỹ năng chơi cùng bạn.
Thái độ: Trẻ tham gia hứng thú hoạt động.
B. Chuẩn bị:. Đồ chơi tự do.
c. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:Chơi trò chơi: “Tạo dáng”
- Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Tạo dáng”.
- Cô hát giới thiệu cách chơi:
Cách chơi: Cho trẻ chơi theo nhóm. Tạo dáng giống cách đi lại của những con vật sau.
+ Con gà:( Hai tay vẩy ở sau lưng ,người đi hơi khom lưng vừa đi đồng thời chân làm động tác sới đất kiếm mồi.)
+ Con vịt( Hai tay thẳng đồng thời xòe hai bàn tay ra vừa đi vừa kêu cạc, cac,)
+ Con Thỏ ( trẻ bật nhảy như thỏ)
- Cô cho cả lớp chơi 3 – 4 lần.
* Hoạt động 2:Chơi tự do: Các góc chơi.
- Cô giới thiệu đồ chơi cô chuẩn bị cho trẻ.
- Giáo dục trẻ trong khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích trẻ
*Hoạt động 3: Nêu gương – Trả trẻ
Trẻ lắng nghe.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ chơi.
Trẻ chú ý.
Trẻ chơi.
6. Đánh giá nêu gương –trả trẻ:
7. Đánh giá cuối ngày :
.
*Hướng khắc phục những tồn tại trong ngày (nếu có):
.
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ ba ngày 21 tháng 02 năm 2017
1. Hoạt động học:
Lĩnh vực: phát triển nhận thức
Hoạt động: Khám phá khoa học
 Đề tài: Tìm hiểu: Con voi, con hổ, con khỉ.
a. Mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức: 
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc, hình dáng, vận động ăn uống của con voi, con hổ, con khỉ.
- Trẻ biết tên, cách chơi và luật chơi của trò chơi “Tìm về đúng nhà”
* Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý cho trẻ
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô về tên, đặc điểm, màu sắc, hình dáng của con voi, con hổ, con khỉ được rõ ràng, trọn câu.
*Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các loại động vật.
b. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về con voi, con hổ, con khỉ và các con vật khác sống ở trong rừng cho trẻ học.
- Tranh loto về các con vật cho trẻ chơi trò chơi.
- Máy tính, máy chiếu, loa
c. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện
- Cô cùng trẻ hát bài h

File đính kèm:

  • docxtim_hieu_ve_con_voi_von_ho_con_khi.docx
Giáo Án Liên Quan