Kế hoạch soạn giảng lớp Lá - Chủ đề: Trường tiểu học
Chỉ số 10: Đập và bắt được bóng bằng 2 tay.
- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng, khéo léo khi thực hiện các vận động cơ bản: Bật xa, Ném bóng.
- Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt trong hoạt động cắt dán, vẽ một số đồ dùng học tập của học sinh.
- Có thói quen tốt trong việc tự phục vụ cá nhân. Nhận biết được giá trị dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm. Biết phân loại các nhóm thực phẩm.
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC (Thời gian thực hiện 2 tuần: Từ 25/4 – 06/5/2016 LĨNH VỰC MỤC TIÊU NỘI DUNG Ghi chú PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Chỉ số 10: Đập và bắt được bóng bằng 2 tay. - Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng, khéo léo khi thực hiện các vận động cơ bản: Bật xa, Ném bóng. - Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt trong hoạt động cắt dán, vẽ một số đồ dùng học tập của học sinh. - Có thói quen tốt trong việc tự phục vụ cá nhân. Nhận biết được giá trị dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm. Biết phân loại các nhóm thực phẩm. - Đi và đập bắt bóng bằng hai tay, không làm rơi bóng, không ôm bóng vào người. - Trẻ biết bật 40cm, khi bật trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, khéo léo, khi bật không chạm vàovạch, giữ được thăng bằng khi bật, ném bóng bằng 1 tay. - Trẻ biết phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt trong hoạt động vẽ. xé dán một số đồ dùng học tập của học sinh như bút, sách vở, lọ mực, thước kẻ - Trẻ có thói quen vệ sinh tốt, biết làm một số việc tự phục vụ cá nhân: rửa mặt, mặc quần áo đánh răng, chải tóc, vuốt tóc khi bị rối, chỉnh lại quần áo khi bị xộc xệch... Biết lợi ích của các món ăn, biết ăn hết xuất, ăn tất cả các loại thức ăn để có đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh.Trẻ biết phân loại 4 nhóm thực phẩm: + Bột đường: Gạo, ngô, khoai + Chất béo: Dầu thực vật, bơ, mỡ động vật + Chất đạm: Các loại thịt nạc, cá, trứng, sữa, cua, ốc, + Vitamin và muối khoáng:các loại quả, rau muống, mồng tơi PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI - Chỉ số 42: Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi - Chỉ số 50: Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè - Biết lắng nghe ý kiến trao đổi, thoả thuận, chia sẻ với bạn, biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên - Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè - Vâng lời giúp đỡ cô giáo những việc vừa sức. - Mong muốn được đến trường tiểu học. - Cố gắng tự hoàn thành công việc được giao. - Biết nhắc nhở người khác giữ gìn bảo vệ môi trường, đồ dùng học tập. Trẻ dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi: + Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm. + Được mọi người trong nhóm tiếp nhận. + Chơi trong nhóm bạn vui vẻ, thoải mái. - Khi xảy ra chuyện bất đồng ý kiến hoặc tranh giành nhau, trẻ : + Biết dùng nhiều cách để giải quyết mâu thuẫn (trước tiên là dùng lời, sau đó là nhờ sự can thiệp của người khác hoặc chấp nhận sự thoả hiệp). + Không đánh bạn, không dành giật của bạn, không la hét hoặc nằm ăn vạ - Trẻ lắng nghe ý kiến của người khác. Biết trao đổi thỏa thuận, chia sẻ với bạn, biết biểu lộ cảm xúc: vui khi được cô khen, buồn khi chưa được cô khen.... - Biết an ủi người thân và bạn bè khi thấy họ buồn, ốm mệt + Biết cùng vui với mọi người khi thấy mọi người vui, chúc mừng bạn, người than nhân ngày sinh nhật + Hoan hô, cổ vũkhi bạn chiến thắng khi chơi trò chơi, cuôc thi - Biết nghe lời cô và giúp đỡ cô những việc vừa sức: phơi khăn, lau bàn, dải chiếu, cất dọn đồ dùng, đồ chơi.... - Trẻ thích và mong muốn được đi học tiểu học, không có thái độ sợ sệt khi phải đi học... - Cố gắng hoàn thành bài tập, bài vẽ, công việc khi cô giao cho: phơi khăn, lau bàn ghế Không nản trí, bỏ dở. - Khi thấy mọi người vứt rác bừa bãi, biết nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh bỏ rác đúng nơi quy định. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ gìn đồ dùng học tập: không xé sách, không bẻ thước, bút... PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP - Chỉ số 88: Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái. - Chỉ số 90: Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. - Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp - Biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại. - Chỉ số 91: Nhận dạng chức cái trong bảng chữ cái tiếng việt. - Đóng được vai của các nhân vật trong truyện - Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, có trình tự kể về trường tiểu học qua tranh ảnh hoặc qua buổi đi thăm quan, nghe cô giáo kể để người nghe có thể hiểu được. - Nhận biết và phát âm đúng các chữ cái: v, r. - Đọc diễn cảm các bài thơ, ca dao, đồng dao theo chủ đề trường tiểu học. - Trẻ biết sao chép các từ theo trật tự cố định trong các hoạt động + Biết sử dụng các dụng cụ viết, vẽ khác nhau để tạo ra các ký hiệu biểu đạt ý tưởng hay một thông tin nào đấy. Nói cho người khác biết ý nghĩa của các ký hiệu đó. + Bắt chước hành vi viết trong vui chơi và các hoạt động hàng ngày. - Trẻ chỉ được tiếng trong trang sách từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới. + Lấy một quyển sách và yêu cầu trẻ chỉ xem câu chuyện được bắt đầu từ đâu. Trẻ chỉ vào sách từ trên xuống dưới, từ trái qua phải và lật giở các trang từ phải qua trái. - Khi cô và người khác nói trẻ biết chăm chú lắng nghe và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp. Khi mọi người nói truyện vui nét mặt của trẻ cũng hồ hởi, vui vẻ, khi kể truyện buồn trẻ thể hiện nét mặt buồn - Trẻ biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đang trò chuyện với mình là đúng hay sai. - Nhận biết được các chữ cái tiếng Việt trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày. + Nhận được một số chữ cái trên các bảng hiệu cửa hàng + Biết rằng mỗi chữ cái có tên, hình dạng và cách phát âm riêng. + Nhận dạng các chữ cái và phát âm đúng các âm đó. + Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số. - Đóng được vai nhân vật trong truyện: Gà tơ đi học,Quả táo, Anh chàng mèo mướp...Trẻ nói được giọng của các nhân vật trong truyện: giọng của mèo con nhí nhảnh, giọng của bác gà trống chậm rãi, ôn tồn.... - Khi cho trẻ tham quan trường tiểu học về trẻ kể được rõ ràng, mạch lạc, có trình tự từ lúc bắt đầu đi cho đến lúc quay về như thế nào để người nghe có thể hiểu được. Hoặc xem tranh về trường tiểu học trẻ nói được nội dung trong bức tranh vẽ về gì. - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái v,r có trong các từ chỉ các các đồ dùng của trường tiểu học: quyển vở, trống trường, trang bìa sách.... - Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ: Bé vào lớp 1, Tập viết, Hai cây bút + Bài đồng dao:Vè thằng nhác, Cu lì bẩn lắm... PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - Chỉ số 104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 - Chỉ số 105: Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm - Nhận biết các chữ số, số lượng, số thứ tự trong phạm vi 10. - Trẻ biết được tên, địa chỉ và một số đặc điểm nổi bật của trường Tiểu học. - Trẻ biết công việc của thầy cô giáo và các bác công nhân viên trong trường tiểu học. - Biết tên một số đồ dùng của học sinh tiểu học và công dụng của chúng. - Biết được lên trường tiểu học mình sẽ được làm những gì. - Đếm và nói đúng số lượng trong phạm vi 10: 10 cái bút, 10 quyển vở + Chọn thẻ chữ số tương ứng (hoặc viết) với số lượng đã đếm được - Tách 10 đồ vật ( cặp sách, bút, vở...) thành 2 nhóm ít nhất bằng 2 cách khác nhau (Ví dụ: nhóm có 3 và 7 chiếc bút và nhóm có 5 và 5 chiếc bút, 2-8 và 6-4, 1-9 và 3-7...) + Nói được nhóm nào có nhiều hơn / ít hơn/ bằng nhau - Trẻ nhận biết các chữ số, đếm các nhóm có số lượng trong phạm vi 10, biết các số thứ tự trong phạm vi 10 tư bé đến lớn: 1,210. Các số từ lớn đến bé: 10,92,1. - Trẻ biết tên, địa chỉ của trường tiểu học: Là trường tiểu học Tam Hưng, địa chỉ: xã Tam Hưng- Thanh Oai-Hà Nội. Biết đặc điểm nổi bật của trường tiểu học: có các dãy lớp học, lớp học có nhiều cửa sổ, bàn ghế được kê thành từng dãy.... - Biết công việc của thầy cô giáo là dạy các bạn học, công việc của các bác bảo vệ là trông coi trường, công việc của nhân viên y tế học đường là khám bệnh cho các bạn học sinh... - Biết tên một số đồ dùng của học sinh tiểu học và công dụng của chúng: cặp sách, dùng đựng tất cả sách, bút, thước, bảng vào đó, thước dùng để kẻ, bút máy dùng để viết, sách để đọc - Biết khi lên trường tiểu học là thứ 2 hàng tuần có chào cờ, sau mỗi tiết học có tiếng trống, ra chơi và không có các góc chơi, không có các hoạt động như trường mầm non nữa: không được chơi với đu quay, đồ chơi, bác sĩ, búp bê, xây dựng PHÁT TRIỂN THẨM MỸ - Chỉ số 101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc. - Trẻ biết phối hợp lựa chọn và sử dụng thành thạo các nguyên vật liệu tạo hình, thiên nhiên để tạo thành bức tranh xé dán, vẽ, cắt dán về trường tiểu học, các đồ dùng học tập của học sinh tiểu học có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối. - Trân trọng, gìn giữ sản phẩm của lớp, của mình, của bạn. Nói lên ý tưởng sản phẩm tạo hình. - Tự đặt tên cho sản phẩm tạo hình và nhận xét các sản phẩm về hình dáng, màu sắc, bố cục. - Thể hiện nét mặt, vận động (vỗ tay, lắc lư...) phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc: Vận động minh họa: Tạm biệt búp bê, Dạy hát: Cháu vẫn nhở trường MN... - Biết phối hợp, lựa chọn và sử dụng thành thạo các nguyên vật liệu: giấy màu, len, vỏ hộp, màu vẽ....để tạo thành bức tranh xé dán, vẽ, cắt dán về trường tiểu học, đồ dùng của học sinh tiểu học: bút, sách, cặp sách...trẻ phối màu hài hòa, bố cục tranh cân đối. - Trẻ biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm của lớp, của mình và của bạn: không phá hỏng bàn ghế, đồ dùng của lớp, không xé vẽ bẩn lên bài của mình và của bạn - Nói được ý tưởng sản phẩm tạo hình của mình: Con định vẽ trường tiểu học, con định vẽ cặp sách... - Biết đặt tên cho sản phẩm của mình và nhận xét được các sản phẩm: bố cục tranh cân đối, nét vẽ, cắt thẳng, tô màu không chờm ra ngoài.... Người thực hiện Tam Hưng, Ngày tháng năm2016 Người duyệt Tào Thị Thủy KẾ HOẠCH TUẦN I Tên chủ đề nhánh: Đồ dùng của học sinh tiểu học Thời gian thực hiện : 25/4 đến 29/4/2016 Người thực hiện: Tào Thị Thủy Tên hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ TDS Điểm danh - Đón trẻ trao đổi với phụ huynh về sự giao tiếp của trẻ ở gia đình. Cho trẻ chơi theo ý thích, xem tranh ảnh về các đồ dùng của học sinh tiểu học. Nghe các bài hát về chủ điểm trường tiểu học - Trò chuyện với trẻ về các đồ dùng của học sinh tiểu học: Bố mẹ các con đã chuẩn bị gì cho các con vào học lớp 1? Học sinh tiểu học có những đồ dùng gì? Hộp phấn (bút, vở) dùng để làm gì? - TDS: Tập với bông * Khởi động: Cho trẻ khởi động theo nhạc bài “Gummy bear” kết hợp với các kiểu đi, chạy theo vòng tròn sau đó về theo hàng ngang * Trọng động + Hô hấp: Đưa hai tay lên cao mắt nhìn theo tay, hít vào thở ra + Động tác tay: Hai tay trước mặt, lên cao (3l-8n) + Chân: Hai tay chống hông, ngồi khuỵu gối(3l-8n) + Bụng: Hai tay đưa cao cúi gập người về phía trước(3l-8n) + Bật: Chân trước chân sau(3l-8n) * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vòng tròn vẫy tay nhẹ nhàng theo nhạc - Điểm danh chấm cơm. HĐ học Văn học: Dạy trẻ đọc thơ: Bé vào lớp 1 (Đa số trẻ chưa biết) Toán: Tách một nhóm có số lượng 10 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau. (ĐGCS 105) Âm nhạc: + NDTT: Dạy vận động minh họa: Tạm biệt búp bê + NDKH: - Nghe hát: Bài ca đi học. - TC: Ai nhanh hơn KPKH: Tìm hiểu một số đồ dùng của học sinh tiểu học: Bút, thước kẻ, cặp sách, bảng, phấn. Thể dục: Bật xa 40 cm, ném bóng bằng 1 tay Tạo hình: Cắt dán đồ dùng của học sinh tiểu học (Đề tài) H Đ N T - Xem tranh ảnh đồ dùng của học sinh lớp 1: bút, cặp sách. - TCVĐ: Vượt chướng ngại vật - Chơi tự chọn - Quan sát gió thổi theo hướng nào - TCVĐ: Rồng rắn - Chơi với đc ngoài trời - Vẽ đồ dùng của trường tiểu học bằng phấn trên sân. - TCVĐ: Mèo đuổi chuột - Chơi tự chọn - Thăm quan trường tiểu học. - TCVĐ: Tập tầm vông - Chơi tự chọn - LĐ: Nhặt lá rụng - TCVĐ: Kéo co - Chơi tự chọn HĐ góc - Góc phân vai: bán hàng tạp hóa (đồ dùng học sinh), nấu ăn, bác sĩ . - Dạy kỹ năng sống: cách đan nong mốt - Góc xây dựng: Xây dựng trường tiểu học(ĐGCS 42) Chuẩn bị: các loại cây hoa, ngôi nhà, các khối gạch, hàng rào, + Kỹ năng: Trẻ biết lựa chọn các khối hình, thảm cỏ, cây,nút ghép..xếp cạnh, lắp ghép hàng rào, sắp xếp hoa cho phù hợp để tạo thành mô hình trường tiểu học +Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, không tranh giành đồ chơi với bạn. Trẻ biết hoạt động theo nhóm, chơi hòa đồng, vui vẻ và đoàn kết với các bạn - Góc học tập: Đọc các chữ cái, chọn xếp các chữ cái tương ứng với từ, uốn, dán trang trí các chữ cái, chia tách nhóm có số lượng 10 thành 2 phần theo các cách khác nhau - Góc nghệ thuật: Vẽ, xé dán trường tiểu học, đồ dùng của học sinh tiểu học - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, lau lá cây HĐ chiều - Ôn các chữ cái đã học: p,q s,x, .. - Lau dọn đồ dùng đồ chơi trong lớp - Dạy hát “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” (ĐGCS101) - TC: Cảm thụ âm nhạc. - Cho trẻ làm quen sách tiếng việt lớp 1 (ĐGCS 90) - TC: Cánh cửa kì diệu - Làm bài 20 trong vở toán: Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm - TC: Ngón tay nhúc nhích - Liên hoan văn nghệ - Bình bầu bé ngoan cuối tuần Người thực hiện Tam Hưng, ngày tháng năm 2016 Người duyệt Tào Thị Thủy Thứ 2 ngày 25 tháng 4 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Văn học: Dạy trẻ đọc thơ: Bé vào lớp 1 (Đa số trẻ chưa biết) * Kiến thức: - Trẻ biết tên, tác giả bài thơ “Bé vào lớp 1” - Trẻ hiểu nội dung của bài thơ: nói lên sự chờ đón của bạn nhỏ và niềm vui lẫn cả sự bỡ ngỡ sắp đến ngày được đi học lớp 1 * Kỹ năng: - Trẻ thuộc bài thơ “Bé vào lớp 1” - Trẻ đọc thơ diễn cảm, thể hiện được một số động tác theo lời bài thơ. - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. * Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Trẻ yêu quí và vâng lời , lễ phép với cô. * Đồ dùng của cô và trẻ: - Giáo án điện tử bài thơ: Bé vào lớp 1 - Bài hát “Cháu vẫn nhớ trường mầm non, Tạm biệt búp bê 1. Ổn định tổ chức lớp: - Cô cho trẻ hát bài : Tạm biệt búp bê. - Các bạn nhỏ tạm biệt búp bê để đi đâu? Khi đi học lớp 1 ở lớp các bạn có được chơi với đồ chơi nữa không. Và có nhà thơ....đã sáng tác bài thơ “Bé vào lớp 1” để tặng các bé sắp dời trường mầm non để đi học lớp 1. 2. Nội dung: Dạy trẻ đọc thơ: Bé vào lớp 1( Đinh Dũng Toàn) + Cô đọc lần 1: Hỏi trẻ tên bài thơ tên tác giả. + Cô đọc lần 2: kết hợp tranh minh họa Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? Do ai sáng tác ? Nội dung: Bài thơ nói về bạn nhỏ khi vào lớp 1 bạn phải dậy sớm. Sau đó được bố mẹ đưa đi học lớp 1. Bạn thấy rất thích,bạn thấy trời thì xanh thẳm, trường còn có lá cờ bay, trường lỗng lẫy. Và rất đông các bạn, bạn nhỏ còn được cô giáo dắt vào lớp, bạn thấy rất vui khi lên lớp 1 và bố mẹ bạn thấy rất vui. - Nếu được lên lớp 1vào trường tiểu học thì các con sẽ ntn? + Cô đọc lần 3: Qua hình ảnh minh họa trên màn hình * Đàm thoại : - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Nhà thơ nào sáng tác. - Sáng nay bé dậy sớm làm gì? - Được vào lớp 1, bạn nhỏ thấy thế nào? - Bạn nhỏ đến trường vào mùa nào?Bầu trời ra sao? - Bước vào trường tiểu học, bạn nhỏ thấy trường học ntn? - Bạn được ai dắt tay vào lớp? - Tâm trạng của bạn nhỏ khi mới vào lớp 1 ntn? Bố mẹ bạn thế nào khi thấy bạn vào lớp 1? - Các con có thích vào lớp 1 học ko? Vì sao? => Các con biết không vậy là chúng mình sắp chia tay trường MN để đi học lớp 1 rồi, khi đi học các con phải ntn? ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo để bố mẹ * Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: +Cô cho cả lớp đọc bài thơ cùng cô 2-3 lần Khi trẻ đọc cô chú ý đọc nhỏ dần khi thấy trẻ đã thuộc, cô lắng nghe và sửa sai kịp thời cho trẻ. +Cô mời 3 tổ lên đọc ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ). +Cô mời nhóm lên đọc, cá nhân trẻ ( Cô chú ý sửa sai và khen ngợi trẻ). 3. Kết thúc: Các bé được học bài thơ gí? Do ai sáng tác? Qua bài thơ cho chúng ta thấy bạn nhỏ sắp làm gì? Đi học lớp 1 các con phải ntn? Cô cho trẻ hát bài và vận động bài: Tạm biệt búp bê. Đánh giá cuối ngày: ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................. Thứ 3 ngày 26 tháng 4 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích- yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Âm nhạc: + NDTT: Dạy vận động minh họa: Tạm biệt búp bê + NDKH: - Nghe hát: Bài ca đi học. - TC: Ai nhanh hơn * Kiến thức - Trẻ biết cách vận động minh họa theo lời bài hát: Tạm biệt búp bê - Biết cách chơi TC: : Ai nhanh hơn * Kỹ năng: -Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát: Tạm biệt búp bê - Biết chơi trò chơi: Ai nhanh hơn * Thái độ : Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn * Đồ dùng của côvà trẻ: - Bài hát: Tạm biệt búp bê, Bài ca đi học - 5 – 7 vòng thể dục 1. Ổn định tổ chức Cho trẻ xem ảnh về trường tiểu học. 2. Nội dung: * Dạy VĐ minh họa bài “Tạm biệt búp bê” - Cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe. Hỏi trẻ tên bài hát - Cô và cả lớp hát 1- 2 lần - Để bài hát hay hơn các con làm thế nào? - Cô có cách vận động là múa minh họa - Cô VĐ 2 lần. Lần 2 phân tích động tác + “Tạm biệt.....nhé”: Cô múa động tác hái đào 2 tay, mỗi bên 2 lần đổi bên. + “Tạm biệt....xinh xinh”: Một tay chống hông, một tay làm động tác chào. + “Mai...rồi”: Hai tay cô đưa ra trước úp tay sau đó lật ngửa tay + “Nhớ lắm.....thân yêu”: Hai tay cô vẫy nhẹ sau đó úp tay trước ngực. ( Sau mỗi lần phân tích từng câu hát, cô múa lại luôn câu đó) - Cô cho cả lớp vận động cùng cô 2-3 lần . - Thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân . * Nghe hát: Bài ca đi học - Cô giới thiệu tên bài hát , tác giả . - Cô hát cho trẻ nghe 1 lần kết hợp có nhạc không lời - Lần 2 cô mở băng cho trẻ nghe và cô VĐ minh họa - Lần 3 cho trẻ hưởng ứng cùng * Trò chơi: Ai nhanh hơn. - Luật chơi: số trẻ nhiều hơn số vòng, mỗi trẻ đứng vào 1 vòng. - Cách chơi: Cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát, khi cô lắc xắc xô trẻ chạy nhanh vào vòng, ai không vào vòng thì nhảy lò có - Cho trẻ chơi 3-4 lần. Nhận xét sau mỗi lần chơi 3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương- GD Cho trẻ hát bài “Cháu vẫn nhớ trường MN” Lưu ý: Thứ 3 ngày 26 tháng 4 năm 2016 Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Toán: Tách một nhóm có số lượng 10 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau. (ĐGCS 105) * Kiến thức : - Trẻ biết cách chia nhóm có 10 đồ dùng thành 2 phần * Kỹ năng: - Trẻ tách gộp được nhóm có số lượng 10 theo các cách khác nhau.(5:5); (4:6); (3: 7) (2:8),(1:9) -Trẻ tách gộp thành thạo. *Thái độ: Hứng thú học tách gộp. - Biết giữ gìn đồ dùng học tập. * Đồ dùng của cô: - Giáo án điện tử, thẻ số từ 1 -10. - Các loại bút, vở có số lượng là 10.Các đồ dùng có số lượng là 10 để xung quanh lớp. * Đồ dùng của trẻ: Thẻ số từ 1-10, 2 thẻ số 5. 10 cặp sách 1. Ổn định tổ chức lớp: - Cho trẻ hát bài: “Em yêu trường em” - Kể về đồ dùng của học sinh tiểu học. 2. Nội dung: Dạy trẻ tách nhóm 10 đối tượng thành 2 phần bằng các cách - Các con nhìn lên màn hình xem cô có hình ảnh gì đây * Cho trẻ ôn thêm bớt trong phạm vi 10 . - Cho trẻ đếm 9 cặp sách. Cô có 9 cặp sách cô muốn có 10 cặp sách cô làm thế nào? ( thêm 1 cặp sách). => Cô nhấn mạnh 9 thêm 1 là 10. - Cô có 10 quyển vở nhưng cô chỉ cần 9 quyển vở cô làm thế nào ( bớt 1 quyển vở) * Tách nhóm 10 đối tượng làm 2 phần bằng các cách: - Cho trẻ chia theo ý thích: + Các con hãy nhìn xem trong rổ của các con có gì? Các con hãy đếm xem có bao nhiêu đồ dùng. + Các con hãy chia số đồ dùng đó ra làm 2 phần. Sau đó các con hãy đặt thẻ số tương ứng vào từng phần. + Con chia số cặp sách ra như thế nào? Có ai có cách chia giống bạn. (Tương tự cô hỏi trẻ các cách chia khác) =>Cô khái quát lại nhóm 10 đồ dùng có nhiều cách chia ra làm 2 phần: (5:5); (4:6).. Nhưng khi gộp số đồ dùng của các cách chia lại đều bằng 10. * Cho trẻ chia, gộp theo yêu cầu của cô + Mỗi lần chia cho trẻ đếm , chọn thẻ số tương ứng đặt vào từng phần. Cho t
File đính kèm:
- giao_an_chu_de_truong_tieu_hoc.doc