Kế hoạch soạn giảng tuần 10 lớp lá

1- Phát triển nhận thức:

- Trẻ biết được trong xã hội có nhiều nghề, ích lợi của nghề đối với con người. Phân biệt được một số nghề phổ biến và một số nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật. Biết phân loại dụng cụ, sản phẩm của một số nghề.

2- Phát triển ngôn ngữ:

- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu những nhận xét về một số nghề phổ biến và nghề truyền thống của địa phương. Nhận dạng được 1 số chữ cái trong các từ chỉ tên nghề, dụng cụ, sản phẩm của nghề. Rèn trẻ ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ đúng trong quá trình vui chơi, trao đổi, trò chuyện, kể chuyện.

 

doc25 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch soạn giảng tuần 10 lớp lá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA CÚC 7 
(TỪ NGÀY: 07/11/2011 => 11/11/2011)
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ XÂY DỰNG
Giáo viên : Phan Thị Thu Hiền
Lớp : lá 4
Chủ đề : NGÀNH NGHỀ
Thời gian thực hiện: 5 tuần 
( Từ ngày 07/11 đến 9/12/ 2011 )
*MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ :
1- Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết được trong xã hội có nhiều nghề, ích lợi của nghề đối với con người. Phân biệt được một số nghề phổ biến và một số nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật. Biết phân loại dụng cụ, sản phẩm của một số nghề.
2- Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu những nhận xét về một số nghề phổ biến và nghề truyền thống của địa phương. Nhận dạng được 1 số chữ cái trong các từ chỉ tên nghề, dụng cụ, sản phẩm của nghề. Rèn trẻ ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ đúng trong quá trình vui chơi, trao đổi, trò chuyện, kể chuyện.
3- Phát triển thể lực:
- Trẻ thực hiện thành thạo một số vận dụng cơ bản: đi thăng bằng kết hợp đầu đội túi cát; trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn qua các trò chơi, qua các bài tập thể dục giúp cơ thể trẻ phát triển đều, hài hoà, cân đối.
- Trẻ cảm nhận được sự sảng khoái, vui vẻ, dễ chịu khi tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, trong lành.
4- Phát triển thẩm mỹ:
- Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, cắt, xé- dán, xếp hình để tạo các sản phẩm đa dạng có nội dung hình ảnh vềc ác nghề. Trẻ thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát.
5- Phát triển tình cảm- xã hội:
 - Biết mọi nghề đều có ích cho xã hội, đều đáng quý và đáng trân trọng. Biết yêu quý người lao động. Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động.
MẠNG CHỦ ĐỀ
TUẦN 11
NGHỀ SẢN XUẤT
Từ 14/ 11- 18/ 11/ 2011
TUẦN 10
NGHỀ XÂY DỰNG
Từ 07/ 11 – 11/ 11/2011
NGÀNH NGHỀ
5 TUẦN
Từ 07/ 11 – 09/ 12/2011
TUẦN 14
NGHỀ BỘ ĐỘI
Từ 05/ 12- 09/ 12/ 2011
TUẦN 12
NGHỀ Y TÁ, BÁC SĨ
Từ 21/ 11 – 25/ 11/ 2011
TUẦN 13
NGHỀ BÁN HÀNG
Từ 28/ 11 – 02/ 12/ 2011
MẠNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 
Lãnh vực phát triển
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Phát triển nhận thức
- Trẻ biết MQH hơn kém trong phạm vi 6.
- Trẻ biết được công việc của các cô chú làm nghề xây dựng.
- Trẻ biết cách giữ gìn và bảo vệ sức khỏe. 
- Trẻ biết MQH hơn kém trong phạm vi 6.
- Tìm hiểu về công việc của cô công nhân xây dựng.
Khám phá khoa hoc- xã hội:
Tìm hiểu công việc của cô công nhân xây dựng. 
Làm quen với toán:
Trẻ biết MQH hơn kém trong phạm vi 6.
Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ nhận biết và phát âm to, rõ các chữ cái u - ư
- Trẻ đọc thơ diễn cảm, phát âm to – rõ và
- Trẻ mạnh dạn tham gia trò chuyện và trả lời khi cô hỏi. Biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lởi nói
- Chữ u - ư
- Thơ: Chiếc cầu mới, Bé làm bao nhiêu nghề, Em làm thợ xây, Chiếc xe lu
- Nhận biết tô, đồ chữ cái u - ư
- Chơi các trò chơi chữ cái: đồ, khoanh tròn chữ cái, tô màu chữ rỗng.
- Thơ: Làm nghề như bố.
- Đồng dao: Vuốt hạt nổ, Kéo cưa lừa xẻ. 
- Trò chuyện về nghề kiến trúc sư.
Phát triển thể chất
- Trẻ biết gi74 thăng bằngkhi đi trên băng ghế và giữ túi cát 73 trên đầu không b ị rơi xuống.
- Củng cố các kỹ năng rửa tay, rửa mặt trước và sau khi ăn, chải đầu sau khi ngủ dậy và khi tóc rối.Rèn trẻ kỹ năng vẽ, nặn, xé dán.
- Luyện tập cử động khéo léo bàn tay, ngón tay để chải đầu, cột tóc, cài nút áo, làm đồ chơi.
- Đi thăng bằng trên băng ghế đầu đội túi cát.
Trẻ có thói quen vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn.
- Trẻ biết cách chia đất, xoay tròn, ấn biết, biết cách cầm kéo để cắt dán tạo thành sản phẩm.
- Biết cách chải đầu, cột tóc, cài nút áo
- Biết cách cầm kéo để cắt.
Vận động cơ bản: đi thăng bằng trên băng ghế đầu đội túi cát.
TCVĐ: Ai nhanh nhất.
Vận động tĩnh:
- Dạy trẻ thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn.
- Dọn bàn ăn-bưng cơm cho bạn.
- Vận dụng linh hoạt các kỹ năng tạo hình tạo ra sản phẩm.
Phát triển thẩm mĩ
-Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của nghề kiến trúc sư và cắt, dán, nặn, tô theo yêu cầu của cô.
- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài hát và hát đúng giai điệu bài hát.
- Cắt dán hình to nhỏ.
- Hát+ VĐ: bài “ Chú bộ đội và cơn mưa, Cháu yêu cô chú công nhân, Chú bộ đội đảo xa, Cùng hát khúc đồng dao”
 Tạo hình: cắt dán hình vuông to – nhỏ.
- Nặn, vẽ, tô màu, cắt dán một số đồ dùng, ụng cụ nghề xây dựng.
- Làm đồ dùng, dụng cụ nghề xây dựng từ NVL, PLPP.
 Âm nhạc:
Hát + VĐ: bài 
Chú bộ đội và cơn mưa, Cháu yêu cô chú công nhân, Chú bộ đội đảo xa, Cùng hát khúc đồng dao
Phát triển TC-XH
- Trẻ biết yêu thương, kính trọng nghề xây dựng và ước mơ lớn lên làm nghề kiến trúc sư.
-Biết yêu thương, giúp đỡ bạn.
- Giữ VS chung, để đồ chơi đúng nơi quy định.
LĐVS sắp sếp đồ dùng đồ chơi trong lớp.
Dạy TTVS : “Mặc áo. Cởi áo, cài nút áo”
- Cháu cùng cô và các bạn làm vệ sinh lớp học, chăm sóc cây cảnh trong lớp và vườn trường. 
- Cháu chơi tốt các vai chơi trong góc chơi, hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ.
KẾ HOẠCH TUẦN 10
Hoạt động
Thứ hai
07/ 11
Thứ ba
08/ 11
Thứ tư
9/ 11
Thứ năm
10/ 11
Thứ sáu
11/ 11
-Đón trẻ
-Trò chuyện với trẻ và PH.
-Điểm danh.
-Vệ sinh lớp.
-Trò chuyện với phụ huynh về sở thích, thói quen sinh hoạt ở nhà của trẻ.
-Trò chuyện với trẻ về một số ngành nghề phổ biến mà trẻ biết ở địa phương.
-Cho trẻ xem tranh - hình ảnh về nghề xây dựng và 1 số dụng cụ cần thiết của nghề XD, chơi tự do.
-Trao đổi, vận động PH hổ trợ PLPP để làm một số đồ dùng đồ chơi tại các góc chơi.
-Điểm danh theo từng tổ, tổ trưởng phát hiện bạn vắng báo lại với cô.
TD sáng
-Tập theo bài hát : “ Cháu yêu có chú công nhân”.
Hoạt động học tập
KPKH – XH:
THMT: Tìm hiểu về công việc của cô chú công nhân.
PTTC:
-TD: Đi thăng bằng trên băng ghế đầu đội túi cát.
-TCVĐ: tự chọn.
PTNT:
-LQVT: Dạy trẻ mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6 ( Trang 16)
PTNN:
-LQVH: Thơ: Chiếc cầu mới, Bé làm bao nhiêu nghề, Em làm thợ xây, chíếc xe lu
PTTM:
-Tạo hình: Cắt dán hình vuông to nhỏ 
( trang 19)
-HĐAN: hát VĐ bài: “Chú bộ đội và cơn mưa, Cháu yêu cô chú công nhân, Chú bộ đội đảo xa, Cùng hát khúc đồng dao, ”
PTNT:
-LQCV: U - Ư ( Tiết 1)
Hoạt động ngoài trời
-Trò chuyện về kiến trúc sư.
-Đồng dao: Vuốt hạt nổ.
-Hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
-Đồng dao: Kéo cưa lừa xẻ.
-Thơ: Làm nghề như bố.
Chơi và hoạt động góc
- Góc phân vai: Chơi gia đình có người thân làm thợ xây, thợ kiến trúc.
BTLNT: Pha nước cam (T4 – T6).
- Góc xây dựng: Xây khu phố, làng xóm của bé.
- Góc học tập: Chơi lô tô về nghề xây dựng. Chơi với que để tạo thành các hình khác nhau.
 Chơi máy vi tính: Chơi với hộp cát có biểu tượng ( trudy)
- Góc NT: Nặn, vẽ, tô màu, cắt dán một số đồ dùng, dụng cụ nghề xây dựng.
- Góc TN: Làm đồ dùng, dụng cụ nghề xây dựng từ NVL, PLPP.
-Vệ sinh.
-Ăn – ngủ trưa
-Ăn chiều
-Vệ sinh cá nhân trước khi ăn: rửa mặt, rửa tay
-Tổ chức cho trẻ bữa ăn trưa,GD dinh dưỡng,khuyến khích trẻ ăn ngon miệng, hết suất.
-Vệ sinh sau khi ăn: chải răng, rửa mặt,lau mặt
-Ngủ trưa: không gian thoáng mát, yên tĩnh.
-Vệ sinh, ăn chiều
-Hoạt động chiều
- Day trò chơi kidmart “Chơi với hộp cát có biểu tượng (Trudy)
- Học ngoại khoá: TD nhịp điệu.
-HDTTVS: “ Mặc áo, cởi áo, cài nút áo”.
-Học ngọai khoá: Làm quen tiếng anh.
- LĐVS sắp xếp ĐDĐC trong lớp.
- Tạo hình ngoài tiết học
- Học ngoại khóa: thể dục nhịp điệu
Lao động tổng vệ sinh lớp học
-Thực hành sách bé học đọc, học viết chữ u - ư.
- học ngoại khóa: Làm quen tiếng anh
-Nêu gương- Trả trẻ
-Vệ sinh cá nhân, đầu tóc,quần áo sạch sẽ, gọn gàng.
-Nêu gương bé ngoan ( thứ 6 tổ chức nêu gương cuối tuần, tuyên dương và khen thưởng hoa bé ngoan).
-GD đức tính trung thực, chăm ngoan, biết vâng lời ông bà, chamẹ và cô giáo.
-Trả trẻ: cho trẻ xem tranh và trò chuyện về những điều đả học trong ngày.
-Trao đổi với phụ huynh những vấn đề cần thíêt: học tập – sức khoẻ của trẻ.
Chủ đề: NGHỀ XÂY DỰNG
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết được trong xã hội có nhiều nghề, ích lợi của nghề đối với con người. Phân biệt được 1 số nghề phổ biến và 1số nghề truyền thống của địa phương qua 1 số đặc điểm nổi bật. Biết phân loại dụng cụ, SP của một số nghề.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua trò chuyện, đàm thoại về gia đình của bé.
- Phát triển thể lực cho trẻ qua trò chơi vận động.
- Trẻ thấy được vẻ đẹp,công việc, lợi ích của nghề xây dựng.
- GD trẻ yêu thương kính trọng ba mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình. Biết giúp đỡ cha mẹ, biết làm những công việc vừa với khả năng cùa mình. Trẻ biết tự phục vụ cho bản thân mình và giữ vệ sinh chung. Đi học đều và chăm ngoan, biết bảo vệ cây xanh, giữ vệ sinh chung quanh lớp cũng như trong sân trường.
1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh thể dục sáng:
* Đón trẻ:
- Cô mở cửa, vệ sinh thông thoáng lớp học sạch sẽ. 
- Trò chuyện với PH những điều cần thiết về sức khỏe, ăn uống học tập của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về lớp học của bé.
- Cho trẻ xem tranh về hoạt động trong ngày tại lớp học, chơi trò chơi kidsmart.
- Trao đổi, vận động phụ huynh hổ trợ phế liệu – phế phẩm để làm một số đồ dùng đồ chơi tại các góc chơi.
* Thể dục sáng: Tập theo bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” 
- Chuẩn bị:Sân rộng sạch, an toàn
- Khởi động: vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh chậm ( 3 phút)
- Trọng động: 5 phút
* Thở : Thổi nơ. (4 lần)
* Chú công nhân  áo mới 
* Cháu vui múa hát công nhân.
* Chú công nhân  áo mới 
* Cháu vui múa hát công nhân. 
- Hồi tĩnh: đi nhẹ nhàng hít thở sâu.
* Điểm danh: nắm sĩ số trẻ vắng trong ngày
- Điểm danh theo từng tổ, tổ trưởng phát hiện bạn vắng báo lại cho cô.
2.Tiêu chuẩn bé ngoan:
 - Biết nhận lỗi và xin lỗi
 - Giờ học ngồi ngay ngắn
 - Làm vệ sinh nhanh gọn
3. Hoạt động ngoài trời: 
 * Chuẩn bị: Sân rộng sạch, an toàn
 * Hướng dẫn:
- Hát bài:“Cháu yêu cô chú công nhân ”.
- Giới thiệu nội dung buổi hoạt động.
- Cho trẻ biết địa điểm quan sát.
- Nhắc nhở các cháu đi đứng nhẹ nhàng, không chen lấn xô đẩy bạn. Chú ý cô.
 * Hướng dẫn quan sát:
+ Thứ 2:
- Quan sát chiều tím.
- Trò chuyện về nghề kiến trúc sư.
- Chơi “Thỏ đổi lồng”
- Chơi theo ý thích.
+ Thứ 3: 
- Quan sát tranh về nghề trồng trọt.
- Đồng dao: Vuốt hột nổ
- Chơi: “ Bắt vịt con”
- Chơi theo ý thích.
+ Thứ 4:
- Quan sát cây sakê.
- Hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
- Chơi: “Cá sấu lên bờ”
- Chơi theo ý thích.
+ Thứ 5: : 
- Quan sát cây hoa mĩ.
- Đồng dao: Kéo cưa lừa xẻ
- Chơi : “Mèo bắt chuột”.
- Chơi theo ý thích.
+ Thứ 6: 
- Quan sát các dãy lớp học.
- Thơ: Làm nghề như bố.
- Chơi : “Ô tô và chim sẻ”.
- Chơi theo ý thích.
II / HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI:
a/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được nghề xây dựng, công việc của các cô chú công nhân.
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình 1 cách rõ ràng để giao tiếp trong quá trình chơi.
- Cháu thể hiện được vai chơi trong gia đình có người làm nghề xây dựng.
- Biết ứng dụng kiến thức vào hành động chơi, biết sử dụng các kỹ năng tạo hình để tạo ra SP khi chơi.
- Biết thỏa thuận vai chơi,biết rủ bạn cùng chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn, không ồn ào, biết thu dọn sau khi chơi xong.
- Cháu biết cùng bạn chăm sóc góc thiên nhiên của lớp
Nội dung
Phân vai
Xây dựng 
Học tập
Nghệ thuật
Thiên nhiên
Tên trò chơi
Chơi gia đình có người thân làm nghề thợ xây, thợ kiến trúc sư.
BTLNT: Pha nước cam.
Xây khu phố, làng xóm của bé.
-Chơi lô tô về nghề xây dựng. Chơi với que để tạo thành các hình khác nhau.
-Chơi máy vi tính: Chơi với hộp cát có biểu tượng ( trudy)
- Nặn, vẽ, tô màu, cắt dán một số đồ dùng, dụng cụ nghề xây dựng.
- Làm đồ dùng, dụng cụ nghề xây dựng từ NVL, PLPP.
Chuẩn bị
Tập, giấy vẽ, đồ dùng nghề xây dựng. 
Dụng cụ BTLNT
Cổng, cây xanh, hoa, cỏ, thùng rác, xích đu, nhà, đèn đường
Que, bộ lô tô về nghề xây dựng.
Đĩa TC Kidsmart.
Tập, bút chì, keo, bút màu, màu nước, giấy, đất nặn.
Hộp sữa, hủ bánh plan, muỗng ,...
Gợi ý hoạt động
Cô giới thiệu cho trẻ quan sát các đồ chơi có trong góc.
Trẻ thỏa thuận vai chơi và nội dung chơi.
Đồ dùng nào là đồ dùng sinh hoạt.
Những đồ dùng của bé tập làm nội trợ.
Trẻ thề hiện được vai chơi.
GD trẻ tính nhường nhịn lẫn nhau.
Cô tham gia chơi cùng trẻ để gợi ý cho trẻ chơi tốt hơn.
GD trẻ biết giữ gìn VS nơi chơi.
Chơi xong biết cắt đồ chơi đúng nơi QĐ.
Trẻ phát triển được ngôn ngữ trong quá trình chơi.
Cô tọa đàm cùng trẻ về những đều trẻ thấy trong khu phố, làng xóm có những gì? Có những ai? gợi ý để cháu đề ra bố cục sắp xếp quang cảnh, cây xanh, xích đu,.
Cháu thể hiện được vai chơi công nhân xây dựng.
Cháu sắp xếp phù hợp và có trật tự.
Trẻ biết dùng mốp, gạch làm hàng rào.
Rèn luyện cho trẻ sự quan sát sắp xếp mô hình cân đối.
 Trẻ biết trao đổi bằng ngôn ngữ trong quá trình chơi.
Cô giới thiệu với trẻ về các đối tượng trẻ phải thực hiện, biết cách chơi lô tô về nghề xây dựng, biết cách dùng que để xếp thành các hình khác nhau.
Cô gợi ý cho trẻ để trẻ trao đổi ngôn ngữ khi chơi.
Cho trẻ chơi trò chơi kidsmart.
Hướng dẫn trẻ cách di chuyển con chuột và mở,tắt máy. Hướng dẫn trẻ chơi với hộp cát có biểu tượng để tạo thành các núi, sông
 Trẻ tích cực vẽ ngôi nhà cắt dán,nặn, tô màu các dụng cụ xây dựng
Biết sáng tạo trong sản phẩm của mình.
Trẻ hứng thú tạo SP và biết giữ gìn SP do mình làm ra.
Cháu biết sử dụng các NVL PLPP để tạo ra các dụng cụ của các nghề khác nhau. .
Trẻ biết thu dọn gọn gàng sau khi chơi
b/Hướng dẫn chung:
- Cho cháu hát, vận động: bài “em đưa cơm cho mẹ đi cày ” cháu đi quan sát các ĐDĐC ở các góc để trẻ khám phá ra chủ đề, góc trọng tâm.
- Cô giới thiệu nội dung, yêu cầu của từng góc chơi. Nhấn mạnh góc trọng tâm:
	* Phân vai (T2): 
+ Đồng dao: Rềnh rềnh, ràng ràng
+ Cô đàm thoại với trẻ về công việc của một người kiến trúc sư, một người công nhân xây dựng. Cô hướng dẫn trẻ cách chơi? Ba, mẹ, anh chị em trong gia đình cư xử với nhau như thế nào? Khi có người thân làm kiến trúc sư, làm công nhân xây dựng thì nói như thế nào? Đối xử ra sao? 
+ Cô tạo tình huống để trẻ trao đổi ngôn ngữ một cách sáng tạo. GD trẻ biết nhường nhịn, không tranh giành đồ chơi, cùng nhau chơi. Biết yêu quý những người làm các công việc khác nhau.
 * Xây dựng(T3): 
+ Hát: Hạt gạo làng ta
+ Cô đàm thoại với trẻ về bài hát, giới thiệu các nguyên vật liệu và cách xây dựng khu phố, làng xóm nơi bé ở.
+Muốn xây dựng được những ngôi nhà xung quanh nơi mình ở chúng ta cần những gì? Xây như thế nào? GD trẻ đoàn kết, cùng nhau xây khu phố, làng xóm.
	* Thiên nhiên(T4): 
+ Đồng dao: tay ngoan. Trò chuyện với trẻ vế các nguyên vật liệu ở góc. Cùng trẻ trao đổi cách làm các đồ dùng xây dựng từ các nguyên vật liệu PLPP.
 * Nghệ thuật (T5): 
+ Hát bài: Cháu yêu cô chú công nhân
+ Cô trò chuyện gợi ý với trẻ về cách nặn, vẽ, tô màu các dụng cụ xây dựng. Cô gợi ý để trẻ sáng tạo.
* Học tập ( T6): 
 + Hát: Cô giáo
+ Trò chuyện với trẻ về bài hát.Trao đổi với trẻ về cách chơi lô tô ngành nghề, về cách xếp hình từ các que để tạo ra các hình khác nhau.
	Trò chơi Kidsmart: Cô giới thiệu tên trò chơi.Cô hướng dẫn trẻ cách mở, tắt, cách di chuyển con chuột và hướng dẫn trẻ cách chơi, GD trẻ chú ý lắng nghe theo yêu cầu của việc trao đổi mua bán trong trò chơi. 
=> GD trẻ đoàn kết, cùng nhau chơi ở các góc và luân phiên trao đổi giữa các góc với nhau.
- Cho cháu về góc chơi. Cô bao quát mở rộng vai chơi, hành động chơi. Cô chú ý nhiều hơn ở góc trọng tâm. Phát triển vai chơi hành động cho trẻ và tạo tình huống để trẻ trao đổi ngôn ngữ trong quá trình chơi.
- Báo sắp hết giờ- hết giờ. Nhận xét góc chơi, buổi chơi.
 4. Lao động vệ sinh – ăn ngủ:
- Củng cố thao tác “ Rửa Tay”.
- Dạy cháu biết giữ gìn mặt mũi, tay chân sạch sẽ. Biết xếp giày, dép, cặp, nón đúng nơi qui định.
Hướng dẫn cháu tiêu tiểu đúng nơi qui định.
a Yêu cầu:
- Củng cố cho trẻ thao tác: “ Rửa Tay”. Nhắc nhở cháu“ Rửa Tay”đúng thao tác.
- Chủ động “ Rửa Tay”đúng thao tác trong giờ vệ sinh.
- GD trẻ có thói quen giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân trẻ. Biết cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
b/ Chuẩn bị: khăn, nước
c/ Hướng dẫn:
- Hướng dẫn, nhắc nhở các cháu “ Rửa Tay” đúng thao tác.
- Cô theo dõi giờ LĐVS trước khi ăn và sửa sai kịp thời.
- Hướng dẫn cháu tiêu tiểu đúng nơi qui định.
- Đưa vào tiêu chuẩn thi đua trong tuần.
- Phân công tổ trực kê dọn bàn ăn.
- Rèn nề nếp ăn, ngủ đưa vào tiêu chuẩn thi đua trong tuần.
 5. Hoạt động nêu gương:
Nêu gương cuối ngày.
Nêu gương cuối tuần.
Yêu cầu:
- Trẻ đạt 3 tiêu chuẩn trong 1 ngày nhận được 1 cờ đỏ.Trong tuần đạt 4 cờ đỏ nhận được 1 phiếu bé ngoan.
Chuẩn bị: 
Cờ, bảng bé ngoan, phiếu, sổ bé ngoan, hồ dán, khăn lau tay.
 Hướng dẫn:
Nêu gương cuối ngày.
Lớp hát 1 bài hát.
Lớp đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
Cá nhân nhắc lại.
Từng tổ đứng lên nhận cờ (nhận xét – ưu – khuyết).
Cô phát cờ cho cháu cấm vào lọ.
Nêu gương cuối tuần.
Lớp biểu diễn văn nghệ.
Cho trẻ cấm cờ cuối ngày.
Sau đó gọi tên những trẻ đạt 4 cờ trong tuần lên nhận phiếu bé ngoan.
Lớp vỗ tay tuyên dương xong cho về chỗ ngồi.Sau đó mời cả lớp dán phiếu.
Đối với những trẻ chưa đạt cô động viên cố gắng trong tuần sau.
Kết thúc: 
****************************************************************
Thứ 2, ngày 07 tháng 11 năm 2011
KHÁM PHÁ KHOA HỌC – XÃ HỘI
THMT: TÌM HIỂU VỀ CÔNG VIỆC CỦA CÔ CHÚ CÔNG NHÂN.
NDTH: XEM TRANH, ÂM NHẠC
I.Yêu cầu:
- Trẻ biết công việc và những dụng cụ, NVL của chú công nhân xây dựng.
- Trẻ thấy được lợi ích của các đồ dùng xây dựng, thấy được vẻ đẹp các SP.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua cách phát âm các dụng cụ :cái bay, xẻng, bàn chà, gạch, cát, xi măng
 - GD trẻ yêu mến, kính trọng các cô chú công nhân.
 - Phát triển thể lực cho trẻ qua trò chơi, vận động theo nhạc .
II/Chuẩn bị:
 -Tranh và hình ảnh về chú công nhân xây dựng.
III/Hướng dẫn:
*Hoạt động 1:
Lớp hát bài: : “Cháu yêu cô chú công nhân”.
 - Trong bài hát các con vừa hát nhắc đến ai vậy?
 - Các con thường nhìn thấy chú công nhân làm gì?
 - Ngoài xây nhà ra chú công nhân còn xây gì nữa?
 - Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về chú công nhân xây dựng nha!
*Hoạt động 2:
- Cô gắn tranh, trẻ quan sát và phát biểu tự do.
- Cô gợi ý cho trẻ nói những điều hiểu biết của trẻ về chú công nhân xây dựng.
* Đàm thoại:
 + Chú công nhân xây dựng làm những công việc gì?
 + Các chú công nhân xây dựng làm việc ở đâu?
 + Để xây được ngôi nhà thì các chú cần có những dụng cụ gì?
 + Chú công nhân xây dựng cần những vật liệu gì để xây được ngôi nhà?
 + Muốn trộn hồ chú công nhân cần dùng đồ vật gì?
 + Cái bay dùng để làm gì?
 + Cái bàn chà dùng để làm gì?
 + Ngoài những dụng cụ đó thì còn cần có gì để xây thành ngôi nhà?
 + Muốn cho ngôi nhà được đẹp thì chú công nhân cần phải làm gì?
 + Trường lớp của các con là do ai xây nên?
 + Để trường lớp sạch đẹp các con phải làm gì?
Cô nói: Để làm được ngôi nhà chú công nhân đã rất vất vả. Chú phải đào móng, cắt sắt, kẽm, trộn xi măng, chuyển gạch Công việc của chú rất vất vả chú phải làm việc ngoài trời mưa nắng vì vậy các con phải yêu kính và biết ơn chú, giữ trường lớp sạch đẹp, không bôi vẽ bẩn lên tường.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Cô nói:	 Trẻ:
 Vôi Quét tường
Xây tường	 Lấy gạch
Dùng bay 	 Xây tường
Ngói Lợp nhà
Xi măng Nước
Kết thúc.
*****************************
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 
THỂ DỤC: ĐI THĂNG BẰNG TRÊN BĂNG GHẾ ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT
NDTH: ÂM NHẠC
I/ Yêu cầu: 
-Trẻ biết dùng lực của cánh tay và phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt để ném trúng đích
- Rèn trẻ ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ đúng trong quá trình chơi.
-Trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động, phát triển các cơ qua các trò chơi vận động, các động tác thể dục.
-Trẻ thấy được ích lợi của việc tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh.
-Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục, trung thành với luật chơi.
II/ Chuẩn bị:
Túi cát
Đích thẳng đứng, vạch mức.
III/ Hướng dẫn: 
a. Khởi động: (3’) Đi chạy các kiểu.
- Luân phiên đi chạy các kiểu chân.
- Chuyển đội hình thanh

File đính kèm:

  • doctuan 10.doc