Kế hoạch thực hiện chủ đề lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non

1 * Lĩnh vực phát triển thể chất

a. Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe:

- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (cs15).

- Biết tự rửa mặt chải răng hàng ngày (cs16)

b. Giáo dục thể chất:

 - Biết thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân.

 - Phối hợp các bộ phận trên cơ thể nhịp nhàng khi tham gia các hoạt động đi, chạy, bò, tung bắt bóng,

 

doc56 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch thực hiện chủ đề lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG MẦM NON
THỰC HIỆN 3 TUẦN : Từ ngày 7/9 đến 25/9/2015
Tuần 1 : Trường MG của bé
Tuần 2 : Lớp MG của bé
Tuần 3 : Đồ dùng đồ chơi trong trường , lớp
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
1 * Lĩnh vực phát triển thể chất
a. Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe:
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (cs15).
- Biết tự rửa mặt chải răng hàng ngày (cs16)
b. Giáo dục thể chất:
 - Biết thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân.
 - Phối hợp các bộ phận trên cơ thể nhịp nhàng khi tham gia các hoạt động đi, chạy, bò, tung bắt bóng,
- Tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Khi rửa tay không vẩy nước ra ngoài không làm ước quần áo .
- Rửa tay sạch không còn mùi xà phòng.
- Không vải nước ra ngoài, không làm ước quần áo.
- Rửa mặt, chải răng bằng nước sạch.
- Tập động tác phát triển nhóm cơ.HH1,tay vai 2,4,chân4,bụng lườn3, bật 1.
- Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động.
Chuyền bóng sang trái, sang phải
- HĐTC: xem tranh rửa tay 
 - Quan sát trẻ rửa tay trước và sau các hoạt động:HĐNT,Vệ sinh,HĐG
-Trò chuyện với phụ huynh trẻ 
- Quan sát trẻ trong các hoạt động
- TDS : Tập các động tác phát triển nhóm cơ.
- bật liên tục vào 5 -6 vòng
- HĐH :Chuyền bóng sang trái, sang phải 
2. Lónh vöïc phaùt trieån ngoân ngöõ:
 * 2,1 /Nghe:
 -Nghe hiểu nội dung câu 
chuyện, bài thơ,đồng dao dành cho lứa tuổi của trẻ 
( CS 64).
 * 2.2/ Nói: 
-Biết sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động .( CS 69).
- Sử dụng một số từ ngữ chào hỏi và lễ phép phù hợp với tình huống.(CS 77). 
- Không nói tục, chửi bậy.( cs 78 
* Đọc :
 - Biết kể chuyện theo tranh.( CS85).
 - Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt .( CS 91).
- Dạy trẻ biết được ngày hội đến trường 
 -Dạy Trẻ biết gọi tên và địa chỉ của trường, Biết gọi tên các loại đồ dùng đồ chơi của lớp.
- Trao đổi bằng lời nói để thống nhất các đề xuất trong cuộc chơi.
- Hợp tác trong quá trình hoạt động
- Hướng dẫn bạn trong giải quyết vấn đề nào đó
- Sử dụng 1 số từ để xả giao đơn giản
- Trẻ biết gọi bạn xưng tên. Kính trọng thầy cô , yêu mến giúp đở bạn .
- không nói không bắt chước nói tục
- Nghe hiểu nội dung câu truyện kể, bài thơ.
-Trẻ phát âm các từ và phát âm đúng nhóm chữ cái. 
Trò chuyện về các khu vực các hoạt động của trường lớp.
- HĐG: xem tranh ảnh sách báo về trường mầm non.Làm sách tranh.
- TCTV: trò chuyện về trường lớp MG
- HĐG:
+ Phân vai: lớp mẫu giáo của bé, cửa hàng sách, phòng y tế, bếp ăn.
+ Xây dựng: xây trường học, hàng rào, 
+ Học tập: xem tranh, kể chuyện theo tranh về trường mầm non, làm sách tranh.
- TCTV: Trò chuyện về trường lớp MG
- Quan sát trẻ trong giao tiếp
- HĐTC:về sự kiện xảy ra trong lớp.
- Quan sát cháu các hoạt động
- Trao đổi với phụ huynh
 HĐH:Thơ “bàn tay cô giáo”.Thơ “mẹ và cô”.
HĐNT: Đồng dao “dung dăng dung dẽ. 
- HĐH :Làm quen o,ô,ơ.
- Trò chơi với nhóm chữ o,ô,ơ.
3* Lĩnh vực phát triển nhận thức.
- Biết tên, địa chỉ của trường lớp đang học.
 - Phân biệt các khu vực trong trường và công việc của các cô.
 - Biết tên và một vài đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp.
 - Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo chất liệu công dụng ( CS 96).
 - Biết xác định vị trí của một vật với vật khác ( CS 108)..
- Dạy trẻ biết được tên gọi, địa chỉ của trường, lớp mình đang học.
- Biết được các khu vực trong trường.Công việc của các cô các bác trong trường.Biết tên cô,tên bạn,
- Dạy trẻ biết được các loại đồ dùng đồ chơi trong trường, trong lớp,phân loại.
- Dạy trẻ xác định vị trí và định hướng các loại đồ dùng đồ chơi của lớp, Nhận đúng các hình dạng khác nhau.
- HĐH :Trường, lớp mẫu giáo của bé.
 HĐH :Trò chuyện về cô và các bạn cùng lớp.
- HĐH :Đồ dùng, đồ chơi của lớp.
* Làm quen với toán
 - HĐH : Xác định trên – dưới, trước – sau của đối tượng khác.
- HĐH: xác định phía phải, trái của đối tượng khác.
- HĐH :Ôn các hình hình học.
4. Lónh vöïc phaùt trieån tình caûm - xaõ hoäi:
-Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc. ( cs32)
 - Dể hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi (cs42). 
- Thích chăm sóc cây cối và các con vật ( cs39). 
- Có thói quen chào hỏi cảm ơn xin lỗi,xưng hô lễ phép với người lớn.(cs 54)
 - Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày ( 57).
- Trẻ thể hiện được tình cảm của mình qua vai chơi.
- Biết được công việc của trẻ trong trường.
- Thích được tham gia tưới nhổ cỏ
- Chào hỏi lễ phép xưng hô với người lớn mà không cần nhắc nhỡ,nói cám ơn khi được giúp đỡ,xin lỗi khi có hành vi không phù hợp.
- Thể hiện một số hành vi bảo vệ môi trường
-HĐG: Chơi các trò chơi đóng vai, trò chơi xây dựng về trường mầm non.
- ĐTTC: Tham gia các hoạt động, lễ hội trong trường.
- HĐNT : chăm sóc cây xanh trong sân trường.
- Quan sát trẻ trong các hoạt động
- Trao đổi với phụ huynh
- HĐNT :Vệ sinh trường, lớp 
- ĐTTC: Cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định sau khi chơi.
5. Lónh vöïc phaùt trieån thaãm myõ:
 -Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát và bản nhạc( cs101).
 - Thể hiện bài hát về trường mầm non một cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc.
 - Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.(cs103).
- Trẻ nghe và thể hiện rõ cảm xúc của tác phẩm âm nhạc
- Hát và vận động nhịp nhàng bài hát.
- Trẻ biết sử dung các vật liệu để vẽ .
HĐH :Nghe hát “bài ca đi học”.
HĐH: Dạy vận động “vui đến trường”.
HĐH : Dạy hát “vườn trường mùa thu”.
HĐH : Vẽ trường mẫu giáo.
HĐH: Vẽ cô giáo.
HĐH :Dán các nan giấy.
KẾ HOẠCH TUẦN : 01
 Chủ đề nhánh : TRƯỜNG MẪU GIÁO CỦA BÉ .
 Thời gian thực hiện : từ ngày 07 / đến 11 / 09 / 2015
I/* Yêu Cầu : 
 1/Phát triển thể chất: 
 * Dinh dưỡng – sức khỏe .
 - Biết về các loại thực phẩm và nón ăn cần thiết cho sức khỏe .
 - Biết tự phụ vụ chăm sóc bản thân.
 - Biết phòng tránh các nơi nguy hiểm trong trường ,lớp.
 - Nhận ra và không chơi một số đồ vật nguy hiểm.
 * Vận động.
 - Biết thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân.
 - Trẻ biết cách sắp xếp, chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô. Phát triển cơ tay và các bộ phận thông qua vận động: ném bóng lên cao và bắt bóng.
 2 /Phát triển ngôn ngữ:
 - Nhận dạng được chữ cái trong bản chữ cái tiếng việt .
 - Biết sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt đông .
 - Trẻ biết tên, địa chỉ, cảnh quang của trường, các khu vực trong trường, biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
 - Trẻ biết yêu quý trường, lớp, biết chào hỏi, kính trọng cô giáo.
 - Trẻ hiểu , hứng thú đọc thuộc, diễn cảm các bài thơ.
 - Trẻ nhận biết, phân biệt, phát âm rõ nhóm chữ o,ô,ơ.
3/ Phát triển thẩm mĩ:
 - Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát và bản nhạc 
 - Trẻ yêu thích hát,hát nhịp nhàng, đúng nhịp các bài hát về trường mầm non.
 - Trẻ có tư thế ngồi đúng khi vẽ, tô màu tranh, quý trọng sản phẩm của mình.
 - Củng cố, mở rộng nhận biết, phân biệt trên – dưới, trước – sau của đối tượng khác.
4/ Phát triển tình cảm – Xã hội.
 - Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi, các hoạt động trong trường.
 - Biết trò chuyện về cảm xúc của mình khi ở trường.
 - Biết chăm sóc cây ,hoa trong trường.
5/ Phát triển nhận thức.
 - Biết xác định vị trí của một vật với vật khác 
 - Nhận biết, phân biệt trên – dưới, trước – sau của đối tượng khác.
 - Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học.
 II/* Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh về trường, lớp mẫu giáo.
 - Máy nghe hát, các bài hát, bài thơ, câu chuyện trong chủ điểm.
 - Tranh mẫu của cô vẽ trường mẫu giáo, giấy vẽ, sáp màu, bàn ghế.
 - Tranh chứa chữ o,ô,ơ.
 - 6-8 quả bóng.
 - Gấu bông, thỏ, búp bê.
 - Đồ dùng, đồ chơi ngoài trời và các góc.
 -Không gian cho cháu tập thể dục.
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
ĐÓN TRẺ
- Cho trẻ nghe nhạc, hát theo chủ đề .
- Nhắc nhở trẻ biết chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Thẻo dõi sức khỏe của trẻ.
- Cho trẻ xem tranh theo chủ đề.
- Nhắc cháu gắn hoa đến lớp.
- Trao đổi với phụ huynh về trẻ.
THỂ DỤC SÁNG : 
 Trẻ tập theo cô các động tác phát triển nhóm cơ.
+ Hô hấp 3: Thổi nơ bay.
+ Tay – vai 4: tay gập trước ,lên cao
+ Chân 1: ngồi xổm, đứng lên liên tục
+ Bụng lườn 3: đứng nghiêng người sang hai bên
+ Bật nhảy 1: bật tiến về phía trước
- Điểm danh : Cho trẻ găn ký hiệu vào bảng bé đến lớp
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Trò chuyện : Xem tranh trò chuyện với trẻ về trường lớp mẫu giáo của bé.
* Yêu cầu : cháu nhận biết và trả lời được các câu hỏi trong tranh
- Phân công: 
Thứ hai : Phát triển thể chất: Chuyền bóng bên trái bên phải
Thứ ba : - Phát triển nhận thức: trường, lớp mẫu giáo của bé ( tích hợp: vẽ trường mẫu giáo).
Thứ tư :- Phát triển ngôn ngữ: làm quen o,ô,ơ.
Tích hợp –đọc thơ “bàn tay cô giáo”.
Thứ năm : Phát triển nhận thức: xác định trên - dưới, trước - sau của đối tượng khác.
Thứ sáu : -Phát triển thẩm mỹ: Nghe hát “bài ca đi học”.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Thứ hai :
- Quan sát:, tham quan các khu vực trong trường.
- TC dân gian : bịt mắt bắt dê.
* Yêu cầu: Cháu biết được các khu vực trong trường. Chơi đúng trò chơi.
-Chơi tự do : Trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời
Thứ ba:
-Quan sát:, tham quan các khu vực trong trường.
TC vận động: Nhảy vào nhảy ra.
TC học tập : Hãy tìm đồ vật có hình dạng này.
 Yêu cầu:
Cháu biết được các khu vực trong trường
- Rèn luyện sức khỏe,tính nhanh nhẹn . Hình thành khả năng phối hợp cùng nhau thực hiện nhiêm vụ
-Chơi tự do
Thứ tư:
- TC học tập : Đón xem ai vào.
- TC dân gian : bịt mắt bắt dê.
Yêu cầu:
Cháu biết được các khu vực trong trường. Chơi đúng trò chơi.
- phát triển khả năng quan sát của trẻ. Rèn luyện trí nhớ của trẻ.
-Chơi tự do: tham quan các khu vực trong trường
Thứ năm: 
TC học tập : - trò chơi “thi xem ai nhanh”.
- Chơi với cát, nước
Yêu cầu:
- Cũng cố vốn từ của trẻ. Rèn luyện trí nhớ, khả năng nhanh nhạy của trẻ.
-Chơi tự do: tham quan các khu vực trong trường
Thứ sáu:
 - Trò chơi dân gian “Chi chi chành chành”
- TC Học tập : Tìm bạn thân
Yêu cầu:
- luyện tập bài hát “tìm bạn thân”.
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn ở trẻ, khả năng hiểu và thực hiện đúng theo lời giải thích của cô
-Chơi tự do: tham quan các khu vực trong trường :
HOẠT ĐỘNG GÓC
Phân vai: lớp mẫu giáo của bé, cửa hàng sách, phòng y tế, bếp ăn.
Xây dựng: xây trường học, hàng rào, 
Học tập: xem tranh, kể chuyện theo tranh về trường mầm non, làm sách tranh.
Nghệ thuật: tô màu tranh, vẽ đường đến lớp.
Thiên nhiên: Tưới cây, lau lá.
* Yêu cầu : Trẻ hứng thú hoạt động, thức hiện đúng theo yêu cầu của góc chơi, vui vẽ trao đổi với bạn khi chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
-Thứ hai: - Ôn lại cách chuyền bóng”.
-Thứ ba: - Ôn lại đường nét vẽ trường mẫu giáo
-Thứ tư :- Luyện phát âm chữ o ô ơ 
-Thứ năm:-Ôn xác định trên - dưới, trước - sau của đối tượng khác
-Thứ sáu:- Rèn kĩ năng nghe nhạc .
VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày 07 tháng 09 năm 2015
* TSHS: 
 - Hiện diện :..
 - Vắng:
Hoạt động học :
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.
 CHUYỀN BÓNG BÊN PHẢI BÊN TRÁI
I. Mục tiêu:
 - Trẻ biết chuyền bóng bên phài bên trái, không làm rơi bóng.
 - Thông qua các bài tập, giúp trẻ rèn luyện khả năng khéo léo của đôi tay,
 - Giáo dục trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi cẩn thận. Biết đoàn kết với bạn khi tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị :
 - 6-8 quả bóng.
 - Sân tập bằng phẳng, thoáng mát.
 - Giáo án
III. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: Khởi động.
 Cô cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau, rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều.
* Hoạt động 2: Trọng động.
 a.Bài tập phát triển chung:
 - Tay: tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang.
 - Chân: ngồi xổm, đứng lên liên tục.
 - Bụng lườn: đứng nghiêng người sang hai bên.
 - Bật nhảy: bật tiến về phía trước.
 b.Vận động cơ bản: “Chuyền bóng bên phải bên trái
 - Cho trẻ xếp thành 2 hàng ngang đối diện nhau. 
 - Cho trẻ quan sát các quả bóng. Đàm thoại về số lượng, màu sắc, đặc điểm của quả bóng.
 - Hôm nay cô sẽ cho các con chơi với quả bóng. Ai biết được quả bóng có thể chơi được những trò chơi gì?
 - Thế bây giờ cô cháu mình cùng chơi “Chuyền bóng bên phải bên trái” nhé!
 - Cô mời 4 bạn làm mẫu lần 1
 - 2 lần,: kết hợp giải thích cách thực hiện: Bạn đứng đầu hang cầm bóng bằng hai tay, chuyền về bên phải cho bạn đứng sau, bạn đứng sau lại chuyền về bên phải cho bạn đứng sau, cứ như vậy chuyền đến bạn đứng cuối hàng. Sau đó bạn đứng cuối hàng sẽ nhận bóng chạy lên đầu hàng và chuyền sang trái cho bạn đứng phía sau..
 - Cô mời cháu lên thực hiện mẫu lần 3.
- Gọi cháu nhắc lại cách thực hiện.
 - Cô cho lớp luyện tập 2-3 lần: cô quan sát sửa sai cho trẻ.
 - Chú ý luyện tập cho các cháu còn làm rơi bóng.
 - Cô cho cá nhân thi đua,
 - Cho 2 đội thi đua. Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
 - Gọi vài cháu yếu tập lại cô nhắc cách chuyền và cách bắt bóng.
- Gọi vài cháu khá tập lại cô nhận xét
* Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
 - Cô giới thiệu, giải thích trò chơi: Cho trẻ chia 2 đội, xếp 2 hàng đọc. khi nghe cô mở nhạc, bạn đầu hang nhảy lò cò lên phía trước, nhặt 1 quả bóng. Sau đó nhảy lò cò về đặt vào rổ của đội mình rồi chạy về đứng cuối hang. Đến bạn tiếp theo. Đến khi cô tắt nhạc, đội nào lấy được nhiều quả bóng hơn sẽ thắng.
 - Cô cho trẻ chơi 2 lần. cô nhận xét qua mỗi lượt chơi.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
 - Cô cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
 - Kết thúc tiết học. 
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ thực hiện theo cô, mỗi động tác 2 lần 8 nhịp.
- Trẻ xếp hàng.
- Trẻ quan sát, trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Nghe cô giới thiệu.
- Trẻ quan sát, nghe cô giải thích.
- Trẻ thực hiện mẫu.
- Lớp luyện tập.
- Cá nhân yếu thực hiện.
- Cá nhân thi đua.
- Nhóm thi đua.
- Nghe cô giới thiệu, giải thích trò chơi.
- Trẻ chơi. Nghe cô nhận xét.
- Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
*Đánh giá cuối ngày:
 -Đón trẻ:
.. 
 -Hoạt động học:
.
 -Hoạt động ngoài trời:
 -Hoạt động góc:
 -Học chơi hoạt động theo ý thích:
 -Trả trẻ:
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
 Thứ ba ngày 08 tháng 09 năm 2015
* TSHS: 
 -Hiện diện :..
 - Vắng:
 Hoạt động học :
LĨNH VỰC :PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - THẪM MỸ.
 TRƯỜNG LỚP MẪU GIÁO CỦA BÉ
( Tích hợp: Vẽ trường mẫu giáo).
 I. Mục tiêu:
 - Trẻ biết tên trường, tên lớp, trường ở đâu.
 - Trẻ biết trong trường có những ai và công việc chính của mỗi người.
 - Trẻ biết được đặc điểm cảnh quang xung quanh trường.
 - Trẻ biết thể hiện về trường mẫu giáo thông qua tranh vẽ.
 - Giáo dục trẻ yêu quý trường, lớp, giữ vệ sinh môi trường trong trường mẫu giáo. Biết yêu quý cô giáo, bạn bè.
 II. Chuẩn bị :
 - Trẻ tham quan trường mẫu giáo.
 - Các bài hát về trường mẫu giáo.
 - Máy nghe hát.
 - Giấy vẽ, sáp màu, bàn ghế cho trẻ.
 III. Tổ chức hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
 1. Mở đầu hoạt động: 
 - Cô cho trẻ hát “ trường chúng cháu đây là trường mầm non”.
 - Cô vừa cho con hát nội dung bài hát nói về gì?
 - Cô giải thích cho trẻ hiểu trường có nhận dạy các bạn nhà trẻ và mẫu giáo gọi là trường mầm non.
 - Thế trường chỉ nhận trẻ từ 3-5 tuổi vào học gọi là gì?
 - Bây giờ cô, cháu ta cùng trò chuyện về trường, lớp mẫu giáo của bé nhé!
 2. Hoạt động trọng tâm:
 Hoạt động 1: Tham quan - trò chuyện về trường, lớp mẫu giáo.
 - Cô tổ chức cho trẻ đi tham quan các khu vực trong trường. Định hướng cho trẻ quan sát quang cảnh của trường, các khu vực trong trường, những người làm việc trong trường,
 - cô gợi ý trò chuyện cùng trẻ.
 + Lúc nảy cô cho các con đi tham quan 1 vòng quanh trường các con còn nhớ trường mình gồm có những gì không?
 + Để xem ai các con nhớ được những gì, cô mời các con cùng tham gia trò chơi “Ai nhớ hay thế”
 + Trường mình có tên là gì? Ở ấp nào? Xã nào?
 - Đầu tiên khi bước vào trường các con thấy gì?
 - Ở sân trường có gì? Dùng để làm gì? Khi ra sân chơi con sẽ chơi như thế nào?
 - Trường mình có những phòng nào? Đó là lớp nào?
 - Trong trường có những ai?
 - Các cô trong ban giám hiệu làm gì?
 - Thế ai biết cô hiệu trưởng trường mình tên gì? Cô làm công việc gì?
 - Trường mình có mấy cô hiệu phó? Đó là cô nào? Cô hiệu phó hay làm công việc gì?
 - Cô văn thư, kế toán thường làm gì?
 - Còn bảo vệ thì sao?
 Các con ơi! Hàng ngày cô bảo vệ phải dậy thật sớm để quét dọn sân trường, lau đồ chơihết sức vất vả.
 - Vậy các con phải làm gì cho cô bảo vệ vui lòng?
 - Các con học lớp gì? Ai dạy con học? hàng ngày cô thường làm những công việc gì?
 - Đến lớp con được làm những gì?
 - Lớp ta có bao nhiêu bạn? Ai là bạn gái đứng lên nè? Các con thấy bạn gái có đặc điểm gì giống nhau?
 - Ai là bạn trai đứng lên! Các bạn trai thì có đặc điểm gì giống nhau?
 Lớp mình rất đông, có nhiều bạn trai và bạn gái. Có bạn đã dược học lớp mầm, lớp chồi, lại có bạn mới vào học nên rất bỡ ngỡ. các bạn ấy rất cần các con giúp đỡ
* Hoạt động 2: Vẽ trường mẫu giáo.
 - Cô đã cho các con tham quan trường mẫu giáo của chúng ta rồi. bây giờ các con hãy vẽ lại trường mẫu giáo của con theo ý thích nhé!.
 - Con thích vẽ trường mẫu giáo của con như thế nào?
 - Con cầm bút bằng tay nào? Ngồi như thế nào? Vẽ như thế nào? Cô giáo dục trẻ.
 - Cô cho trẻ vào bàn, nghe hát, vẽ tranh về trường mẫu giáo theo ý thích.
 - Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ vẽ.
 - Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của nhau.
 - Cô nhận xét sản phẩm của trẻ.
- Trẻ tham quan cùng cô.
- Trẻ miêu tả.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ miêu tả.
- Trẻ kể.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trò chuyện cùng cô về các thành viên và công việc của các thành viên trong trường.
- Nghe cô giáo dục.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Nghe cô giáo dục.
- Nghe cô giới thiệu.
- Trẻ nêu suy nghĩ của mình.
- Trẻ trả lời.
- Nghe cô giáo dục.
- Trẻ nghe hát, vẽ trường mẫu giáo.
- Trẻ nhận xét.
- Nghe cô nhận xét.
 3. Kết thúc hoạt động:
 - Cô nhận xét, giáo dục qua hoạt động.
 - Nhận xét hoạt động học.
*Đánh giá cuối ngày:
 -Đón trẻ:
.. 
 -Hoạt động học:
.
 -Hoạt động ngoài trời:
 -Hoạt động góc:
 -Học chơi hoạt động theo ý thích:
 -Trả trẻ:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư ngày 09 tháng 09 năm 2015
* TSHS: 
 -Hiện diện :..
 - Vắng:
Hoạt động học :
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 Làm Quen O,Ô,Ơ .
Tích hợp: Đọc thơ “ Bàn tay cô giáo”
 I. Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết,phân biệt và phát âm rõ ràng nhóm chữ o,ô,ơ.
- Nhận biết và nói được một số tiếng chứa nhóm chữ o,ô,ơ
- Trẻ đọc theo cô bài thơ “ Bàn tay cô giáo”
- Tham gia hứng thú tự nguyện vào hoạt động, có tư thế ngồi đúng và tô màu chữ rỗng đúng quy trình, nối chữ cái với chữ o,ô,ơ trong từ chính xác.
 II. Chuẩn bị:
Tranh vẽ có chứa chữ cái o,ô,ơ: “Đi học,cô giáo,lớp mẫu giáo”
Thẻ chữ cái o,ô,ơ cho cô và trẻ
Vở tập tô, sáp màu, tranh giới thiệu, hướng dẫn
 III. Tiến trình hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Mở đầu hoạt động:
Trò chơi “ con thỏ”, đàm thoại ,giáo dục qua trò chơi.
Các con nên bắt chước bạn thỏ, có thời gian biểu cho một ngày của mình hợp lí để có sức khỏe tốt, học tập và vui chơi tốt các con nhé. Các con học mẫu giáo mấy tuổi,các con phải học giỏi môn chữ viết để chuẩn bị vào lớp 1 học giỏi hơn cho cha mẹ vui lòng.
 2. Hoạt động trọng tâm:
*Hoạt động 1: làm quen chữ o,ô,ơ
 - Cô gắn tranh “ Đi học”, đàm thoại giáo dục cháu qua nội dung tranh.
 - Gắn băng từ rời, yêu cầu trẻ tìm dấu thanh đã học. cô rút chữ o giới thiệu.
 - Phân tích chữ rời bằng cấu tạo nét “ một nét cong khép kín”
 - Cô gắn tranh “ Cô giáo”, đàm thoại giáo dục cháu qua nội dung tranh.
 - Gắn băng từ rời, yêu cầu trẻ tìm dấu thanh , chữ o đã và mới học. cô rút chữ ô giới thiệu.
 - Phân tích chữ rời bằng cấu tạu nét “ một nét cong khép kính, thêm dấu nón”
 - Cô gắn tranh “ lớp mẫu giáo”, đàm thoại giáo dục cháu qua nội dung tranh.
 - Gắn băng từ rời, yêu cầu trẻ tìm dấu thanh , chữ o đã và mới học. cô rút chữ ơ giới thiệu.
 - Phân tích chữ rời bằng cấu tạu nét “ một nét cong khép kính, thêm dấu móc nhỏ bên phải”
→Hôm nay các con được học nhóm chữ gì? Cô gắn từng chữ trẻ phát âm “ o,ô,ơ”
 - Yêu cầu trẻ tự ph

File đính kèm:

  • doctruong_mn.doc