Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Chủ đề: Bản thân vệ sinh thân thể - Đề tài: Bé chơi với khăn
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết đặc điểm chiếc khăn (hình dáng, màu sắc, kích thước ) Ôn luyện một số kiến thức về hình dạng ( hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác)
- Trẻ biết và gọi tên nhiều loại khăn
- Trẻ có 1 số hiểu biết về: Cách gìn giữ vệ sinh cá nhân, biết những việc tốt bé nên làm và những việc bé không nên làm
- Biết tên và biết chơi trò chơi dân gian
b. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng hát, múa bài hát “Chiếc khăn tay ”
- Trẻ biết cách xếp đôi, xếp chéo (từ hình vuông lớn hình chữ nhật hình vuông nhỏ hình tam giác).
c. Thái độ:
- Trẻ có 1 số hiểu biết về: Cách gìn giữ vệ sinh cá nhân, biết những việc tốt bé nên làm và những việc bé không nên làm
- Biết ơn những người làm ra sản phẩm và ba mẹ mua sắm cho bé
- Trẻ thích tham gia vào các hoạt động. Biết khi nào sử dụng khăn và biết giữ gìn khăn sạch, đẹp. Sử dụng khăn giấy xong biết bỏ vào thùng rác.
- Biết tiết kiệm điện và không tự ý sử dụng những đồ dùng có điện
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI Chủ đề: BẢN THÂN VỆ SINH THÂN THỂ Đề tài: Bé chơi với khăn Lồng ghép : GDAN Chiếc khăn tay TCDG Đi chợ /Giặt khăn/ Bỏ khăn LQVT Hình vuông /hình chữ nhật /hình tam giác I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: a. Kiến thức: - Trẻ nhận biết đặc điểm chiếc khăn (hình dáng, màu sắc, kích thước) Ôn luyện một số kiến thức về hình dạng ( hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác) - Trẻ biết và gọi tên nhiều loại khăn - Trẻ có 1 số hiểu biết về: Cách gìn giữ vệ sinh cá nhân, biết những việc tốt bé nên làm và những việc bé không nên làm - Biết tên và biết chơi trò chơi dân gian b. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng hát, múa bài hát “Chiếc khăn tay ” - Trẻ biết cách xếp đôi, xếp chéo (từ hình vuông lớn à hình chữ nhật à hình vuông nhỏ à hình tam giác). c. Thái độ: - Trẻ có 1 số hiểu biết về: Cách gìn giữ vệ sinh cá nhân, biết những việc tốt bé nên làm và những việc bé không nên làm - Biết ơn những người làm ra sản phẩm và ba mẹ mua sắm cho bé - Trẻ thích tham gia vào các hoạt động. Biết khi nào sử dụng khăn và biết giữ gìn khăn sạch, đẹp. Sử dụng khăn giấy xong biết bỏ vào thùng rác. - Biết tiết kiệm điện và không tự ý sử dụng những đồ dùng có điện II. CHUẨN BỊ: - Khăn vải, khăn lông, có dạng hình vuông to- nhỏ, có nhiều màu sắc khác nhau. - Trình chiếu các loại khăn, hình dạng các loại khăn - Trình chiếu việc nên, không nên làm để bảo vệ bản thân - Thau nước, bàn ủi, khăn giấy. - Đàn. III. CÁCH TIẾN HÀNH: *Hoạt động 1: Nhận biết đặc điểm của chiếc khăn( ĐH vòng tròn ) - Trò chơi “Rửa mặt” - Rửa mặt xong các con nghĩ đến cái gì nè? ( Cho trẻ bắt cặp trao đổi một chút. Sau đó cùng đồng thanh: 1,2,3 chính là cái khăn – Nói 2 lần và về 3 tổ ngồi) - GV: Cái khăn ! Khăn đâu? Khăn đây / Lau mặt, lau mặt - GV: Đưa khăn lên lau mặt con cảm thấy thế nào?( Chiếc khăn mặt vừa mềm, vừa thơm, thật là sảng khoái, thật là sảng khoái) - Cô cho trẻ trao đổi và cùng nói về chiếc khăn mình thích? (Khăn hình chữ nhật/ màu vàng/ bằng vải mềm – Khăn hình vuông, có hình chó con – Khăn có sọc xanh đỏ vuông ơi là vuông ) - Nghe các con nói về chiếc khăn của mình là cô biết các con thực hiện rất tốt việc VS cá nhân của mình. *Hoạt động 2: Bé cùng nhận xét ( Nhóm) - Vậy bây giờ các nhóm thi đua cho lời nhận xét về việc làm của các bạn qua tranh nhé! - Cô cho xem hình ành (Cho thời gian trao đổi là 1 chút để các nhóm trao đổi ) Hoan hô bạn nhỏ trong tranh Dùng khăn lau mặt thật là vệ sinh (Lau mặt bằng khăn) Áo xinh áo đẹp bạn ơi! Đừng dùng tay áo làm khăn lau chùi (Lau mặt bằng tay áo) Khăn tay lau mũi sạch ghê Ai làm như bạn thật là đáng khen ( Lau mũi bằng khăn) Khăn tay sao bạn không lau Lau vào áo bố việc không nên làm ( Lau tay vào áo bố) Đau mắt bạn chớ dụi tay Phải dùng khăn nhỏ mới là vệ sinh ( Dùng tay dụi mắt) Giặt khăn phơi ở ngoài trời Khăn thơm, khăn sạch việc làm đáng khen ( Bé phơi khăn) - GV: Nhận xét của các con về những việc làm của bạn trong tranh thật là đáng yêu mà còn có ý nghĩa nữa. Ước gì mọi người ai cũng thực hiện tốt việc vệ sinh khăn tay cá nhân của mình. *Hoạt động 3: Hát múa cùng khăn ( Đứng tự do) - Chơi TC “ Đi chợ” Đi chợ, đi chợ Mua gì, mua gì? Mua chiếc khăn tay - Cho trẻ đi chọn mua khăn tay - Cho trẻ cầm khăn hát, múa bài “Chiếc khăn tay”. *Hoạt động 4: Ai mà nhớ nhất - GV mở màn hình trên máy cho trẻ xem một số khăn (Khăn rằn/ khăn tay/ khăn lông/ Khăn vải/ Khăn choàng cổ Sau đó trẻ nói được tên khăn vừa được xem. - Tổ chức trò chơi: “Bé điệu với khăn” - Với nhũng chiếc khăn xinh xinh, đẹp đẹp bạn nào muốn cùng cô điệu với khăn thì lên đây nè. - Cháu chọn khăn mình thích để điệu ( VD: Khăn rằn: làm bà già / làm người nông dân - Hát “ Xinh là xinh quá” ( Về 4 nhóm ) *Hoạt động 5: Bé chơi với khăn ( Nhóm) - Các con hãy biến hóa chiếc khăn của mình thành các hình khác đi nào. - Cháu về nhóm thực hiện sau đó nói cách biến hóa khăn của nhóm VD: Khăn hình vuông con xếp xéo góc thành hình tam giác Khăn hình chữ nhật lớn con xếp lại làm thành hình vuông Khăn hình vuông con xếp đôi lại thành hình chữ nhật Khăn hình vuông lớn con xếp lại thành hình vuông nhỏ - Tài biến hóa khăn của các nhóm thật là đáng khen *Hoạt động 6: Bé biết gì về khăn ?( Nhóm bé trai, gái ) - Cô cầm khăn giấy hỏi: Bạn trai ơi! đây là cái gì? ( Khăn giấy ) - Cô cầm khăn vải hỏi: Bạn gái nè! đây là cái chi? ( Khăn vải ) Bạn trai, bạn gái Cùng nhau đối đáp Đặc điểm khác nhau Của hai loại khăn Khăn vải, khăn giấy Nhóm nào nói đúng Cho tràng pháo tay - Cho đối đáp hai nhóm + Bé trai: Khăn giấy xé được /Khăn giấy sử dụng xong một lần rồi bỏ/ Bỏ vào giỏ rác/ không quăng ném bừa bãi + Bé gái: Khăn vải không xé được /Khăn vải sử dụng lâu dài/ Giặt sạch, phơi khô/ không dùng chung khăn với người khác - GV: Khi được cầm những chiếc khăn đẹp. Các con có muốn nói gì không? + Trẻ: Con cám ơn cô chú CN thợ dệt + Trẻ: Con yêu cô thợ may + Trẻ: Con cám ơn ba mẹ - GV: Các con ạ! Suy nghĩ của các con cũng là suy nghĩ của mọi người. Chúng mình cùng chúc cho cô chú CN và ba mẹ có nhiều sức khỏe và luôn tìm được niềm vui trong công việc nhé các con. *Hoạt động 7: Bé thử nghiệm với khăn - Cô cho trẻ trải nghiệm: Cho hai trẻ lên, một trẻ cầm khăn giấy, một trẻ cầm khăn vải - Các con suy nghĩ xem nếu hai bạn cùng thả 2 khăn này vào thau nước thì điều gì sẽ xảy ra nhé ! - Hai trẻ cùng thả khăn vải và khăn giấy vào nước một lượt, cho trẻ quan sát - Ý kiến của lớp: Khăn vải bị ướt, khăn giấy rã ra - Đố các con muốn khăn vải mau khô phải làm sao? - Trẻ cho ý kiến: Phơi nắng – Nếu trời không có nắng thì giải quyết bằng cách nào ? - Cô cho trẻ quan sát khăn vải ướt khi đặt bàn ủi nóng lên vải để ủi cho thẳng điều gì sẽ xảy ra? (làm tới đâu cô giải thích tới đó). Cho trẻ nhận xét. Cho trẻ sờ khăn khô. - Xem thử nghiệm khăn vừa rồi các con có ý kiến gì không? (Không được tự ý sử dụng bàn ủi ) - GV: Đúng rồi vì đây là đồ dùng điện trẻ nhỏ như các con không được tự ý sử dụng rất nguy hiểm. *Hoạt động 8: Bé chơi dân gian “Bỏ khăn” - Một lần chơi cô sẽ mời 10 – 15 bạn, ngồi thành vòng tròn. Chọn một bạn làm người đi bỏ khăn. Người bỏ khăn đi đằng sau xung quanh vòng tròn, giấu kín khăn không ai nhìn thấy, rồi bỏ khăn sau lưng một bạn nào đó. Nếu bạn bị bỏ khăn không biết gì, thì người bỏ khăn đi hết một vòng đến chỗ bạn bị bỏ khăn cầm lên và đập nhẹ vào vai bạn đó. Bạn đứng dậy cầm khăn và chạy ngược vòng với bạn bỏ khăn ai về đến chỗ của người bị bỏ khăn là thắng. Bạn không có chỗ ngồi tiếp tục đi bỏ khăn cho bạn khác - Cho trẻ chơi thử - Cô tổ chúc cho trẻ chơi 1, 2 lần - Cho trẻ hát, múa bài “Chiếc khăn tay”. ******************************************
File đính kèm:
- be chơi vơi khan LOP LÁ 2.doc