Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Thời tiết mùa hè

1. Yêu cầu:

- Phát triển thể lực cho trẻ.

- Rèn các cử động của bàn tay và các ngón tay cho trẻ.

- Trẻ biết bước 1 chân vào ô thứ nhất, bước tiếp chân kia vào ô thứ 2 và cứ thế tiếp tục bước đi qua hết các ô.

- Trẻ biết uống nước đun sôi hoặc nước tinh khiết để phòng ngừa bệnh tật.

- Rèn thói quen vệ sinh và thói quen tự phụ vụ cho trẻ: trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, tự xúc cơm, tự cầm cốc uống nước, tự cất đồ cá nhân đúng chỗ.

- Trẻ biết trách một số vật dụng, nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở.

- Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ: trẻ ăn đủ chất, ăn hết suất , uống đủ nước.

- Trẻ nhận biết được một số hiện tượng thời tiết, cảnh vật của mùa hè.

- Trẻ biết được các loại cây cho bóng mát.

- Trẻ nhớ được tên bài thơ, nội dung của bài thơ và đọc thơ cùng cô

- Trẻ cảm nhận được gia điệu vui tươi và hát thuộc bài hát: mùa hè đến

- Trẻ biết cầm bút và vẽ mưa

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Thời tiết mùa hè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh : Thời tiết mùa hè
Thời gian thực hiện: 1 tuần từ ngày 28/3 đến ngày 01/04/2016
GVTH: Lương Thị Luyến
1. Yêu cầu:
- Phát triển thể lực cho trẻ.
- Rèn các cử động của bàn tay và các ngón tay cho trẻ.
- Trẻ biết bước 1 chân vào ô thứ nhất, bước tiếp chân kia vào ô thứ 2 và cứ thế tiếp tục bước đi qua hết các ô. 
- Trẻ biết uống nước đun sôi hoặc nước tinh khiết để phòng ngừa bệnh tật.
- Rèn thói quen vệ sinh và thói quen tự phụ vụ cho trẻ: trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, tự xúc cơm, tự cầm cốc uống nước, tự cất đồ cá nhân đúng chỗ.
- Trẻ biết trách một số vật dụng, nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở.
- Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ: trẻ ăn đủ chất, ăn hết suất , uống đủ nước.
- Trẻ nhận biết được một số hiện tượng thời tiết, cảnh vật của mùa hè.
- Trẻ biết được các loại cây cho bóng mát.
- Trẻ nhớ được tên bài thơ, nội dung của bài thơ và đọc thơ cùng cô
- Trẻ cảm nhận được gia điệu vui tươi và hát thuộc bài hát: mùa hè đến
- Trẻ biết cầm bút và vẽ mưa
2. Kế hoạch tuần
 Thứ
HĐ
Hai
Ba
Tư
Năm
Sáu
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng vào nơi quy định cho trẻ chơi tự do
- Cho trẻ xem tranh ảnh mùa hè, trò chuyện với trẻ về thời tiết, cảnh vật mùa hè.
Bài tập “Tập với cờ”
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài tập và tập được các động tác theo cô
- Trẻ tập đúng nhịp, phát triển một số kĩ năng vận động như: đi, chạy,
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh
b. Chuẩn bị: 
- Cờ cho cô và trẻ
- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng
c. Tiến hành
* Hoạt động 1: Khởi động
Cho trẻ đi các kiểu nhanh, chậm,theo hiêụ lệnh của cô .và đứng thành vòng tròn. 
* Hoạt động 2: Trọng động 
- Động tác 1: vẫy cờ
- Động tác 2: cắm cờ
- Động tác 3: gõ cờ
- Mỗi động tác tập 3 - 4 lần, trẻ tập cùng cô giáo
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
 Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng vào lớp học.
Hoạt động có chủ định
LVPTTC
-VĐCB: đi bước vào các ô.
-TCVĐ: “trời nắng trời mưa ”
LVPTNN
- Thơ: Mưa
- NDKH: âm nhạc
LVPTNT
-Trò chuyện về thời tiết mùa hè
 - VĐTN: Trời nắng trời mưa
LVPTTC-KN-XH
- DH: mùa hè đến 
- NH: Cho tôi đi làm mưa với
LVPTTC-KN-XH
- Vẽ mưa.
- NDKH: âm nhạc
Hoạt động ngoài trời
QSCCĐ:
- Quan sát: Thời tiết
- TCVĐ: Trời nắng trời mưa
- Chơi tự do
QSCCĐ:
- Quan sát cây phượng
- TCVĐ: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do.
QSCCĐ:
Quan sát Cây bàng
-TCVĐ: Nu na nu nống
- Chơi tự do
- QSCCĐ:
Quan sát cây lộc vừng
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ - Chơi tự do
QSCCĐ:
- Quan sát Vật chìm vật nổi
- TCVĐ: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do
Hoạt động góc
1. Góc phân vai: Bế em và cho em ăn
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết một số thao tác chăm sóc em bé
- Rèn kĩ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm sóc em
b. Chuẩn bị: búp bê, bộ đồ năú ăn
c. Nội dung chơi: Bế em và cho em ăn
d. Cách chơi: trẻ đóng vai người lớn chăm sóc bế em và cho em bé ăn
2. Góc hoạt động với đồ vật: Xâu vòng hoa, xếp bể bơi
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết cách cầm dây và xâu hoa thành vòng, xếp các khối xốp, khối gỗ tạo thành bể bơi
- Rèn sự khéo léo và tỉ mỉ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra
b. chuẩn bị: dây xâu, hoa xâu, rổ đựng
c. Nội dung chơi: Xâu vòng hoa, xếp bể bơi
d. Cách chơi: Trẻ cầm dây và xâu hoa tạo thành chiếc vòng, trẻ biết xếp các khối xốp, khối gỗ tạo thành bể bơi
3. Góc xem tranh: Xem tranh ảnh về mùa hè
a. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên một số đặc điểm thời tiết, trang phục, các hoạt động trong mùa hè 
- Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ sức khỏe trong mùa hè
b. Chuẩn bị: Tranh ảnh các hoạt động trong mùa hè
c. Nội dung chơi: Xem tranh ảnh về mùa hè
d. Cách chơi: Trẻ cùng lật mở tranh và trò chuyện về nội dung tranh
4. Góc nghệ thuật: tô màu,hát múa, đọc thơ có nội dung về thời tiết mùa hè và cảnh vật mùa hè
a. Yêu cầu
- Trẻ biết tô màu, hát múa, đọc thơ về chủ đề
- Rèn cho trẻ sự mạnh dạn tự tin, sáng tạo
- Trẻ tịch cực,hứng thú tham gia hoạt động
b. Chuẩn bị: 
- Tranh về hoa chưa tô màu, bút sáp màu, bàn ghế
- Dụng cụ âm nhạc, mũ múa
c. Nội dung chơi: Trẻ tô màu, hát múa, đọc thơ có nội dung về các loại hoa
d. Cách chơi: Trẻ đóng vai hoạ sĩ tô màu cho bức tranh, làm nghệ sĩ múa hát, đọc thơ
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, cây hoa
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết cây cần có đất , nước, ánh sáng để sống và lớn lên
- Trẻ thực hiện một số thao tác chăm sóc cây
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên không hái hoa, bẻ cành
b. Chuẩn bị: Cây xanh, cây hoa, nước, bình tưới
c. Nội dung chơi: Chăm sóc cây xanh, cây hoa
d. Cách chơi: Trẻ thực hiện thao tác tưới nước, lau lá, nhổ cỏ,...
* Tiến hành chung các góc:
Hoạt động 1: Gây hứng thú cô và trẻ trò chuyện về các góc chơi trong ngày
 Hoạt động 2: Thoả thuận chơi 
Cô đàm thoại và trao đổi với trẻ về chủ đề
 - Trong lớp có những góc chơi nào?
 - Cháu thích chơi ở góc nào?
 - Cháu rủ bạn nào cùng chơi?
 Cho trẻ nhận và về góc chơi trẻ yêu thích
+ Hoạt động 3: Quá trình trẻ chơi
- Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát,hướng dẫn, động viên trẻ cùng chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi của nhau
+ Hoạt động 4: Nhận xét
 Nhận xét từng nhóm chơi: Cô nhận xét trẻ trong quá trình chơi.
 Nhận xét chung cả lớp: Cô khen ngợi, động viên trẻ.
Chơi tập buổi chiều
- Ôn bài cũ: Đi bước vào các ô
- LQBM: Thơ: Mưa
- Chơi tự do
-LQBM: Trò chuyện về thời tiết mùa hè
- Ôn hoạt động góc
- Vệ sinh
- Trò chơi: Vắt cam
- Chơi tự do
- Vệ sinh
- Trò chuyện vệ sinh,phòng bệnh trong mùa hè
- TCDG: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do
- TCDG: Dung dăng dung dẻ
- Nêu gương cuối tuần
- Vệ sinh phòng nhóm.
Trả trẻ
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng tư trang của trẻ trước khi về
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp
 Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
Lĩnh vực phát triển thể chất
Đề tài:VĐCB: Đi bước vào các ô
TCVĐ “Trời nắng, trời mưa”
1. Mục đích- yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết bước liên tục đi qua các ô dưới sự hướng dẫn của cô
- Biết cách chơi trò chơi 
 b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn chân, khả năng giữ thăng bằng
- Củng cố vận động bò thông qua trò chơi vận động.
c. Giáo dục:
- Mạnh dạn, tự tin
- Không chen lấn, xô đẩy nhau
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục
2. Chuẩn bị:
- Vòng TD12 chiếc . Vòng của cô to hơn của trẻ.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng. 
- Máy tính, loa. Nhạc bài “ chicken dance”, bài hát “ mẹ yêu không nào”
- Kẻ 5 ô hình chữ nhật liên tiếp nhau, mỗi ô có kích thứơc 30 x 25cm
- Sơ đồ: 
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
*.HĐ 1 : Gây hứng thú :
- Cô và trẻ chơi trò chơi “ sáng dạy sớm”
+ Các con thấy cơ thể đã thoải mái hơn chưa?
 Cô giới thiệu cuộc thi “Hội khoẻ măng non” Hội thi gồm 3 phần:
Phần 1: Khởi động
Phần 2: Thi đồng diễn thể dục.
Phần 3: Bé trổ tài.
Để giành được kết quả cao trong hội thi, hôm nay cô và các con cùng luyện tập.Các con có đồng ý không ? Chúng mình hãy nổ một tràng pháo tay để phần luyện tập được bắt đầu.
* HĐ 2. Khởi động:
 - Hướng dẫn trẻ đi thường, đi nhanh dần, chạy, đi chậm dần, đi thường, trẻ tập bài tập này dựa trên nền nhạc bài “ chicken dance ”
-Cô nhận xét: Trong phần khởi động vừa rồi cô thấy các con thực hiện rất giỏi. Cô khen tất cả các con
 * HĐ 3.Trọng động:
Lớp mình tập thật giỏi. Cô tặng lớp mình một món quà nhé! 
+ Cô có gì đây?
+ Cái vòng màu gì?
+ Vòng có dạng hình nào?
Tiếp theo là màn đồng diễn thể dục do các bé lớp A1 biểu diễn với vòng
 * BTPTC: Tập với vòng
1.Động tác tay : ( Tập 4 lần )
- TTCB : Đứng tự nhiên, tay cầm vòng thả xuôi .
- ĐT1: Giơ vòng lên đầu ( Để vòng nằm ngang trên đầu ) , mắt nhìn qua vòng, lưng thẳng.
- ĐT2 : Về tư thế chuẩn bị .
2. Động tác lưng – bụng : ( Tập 2 lần )
- TTCB : Đứng tự nhiên, hai tay cầm vòng thả xuôi
- ĐT1 : Cúi người , đặt vòng xuống sau rồi đứng thẳng dậy.
- ĐT2 : Cúi người , nhặt vòng lên rồi đứng thẳng dậy.
3. Động tác chân : Mỗi chân tập hai lần 
Vòng đặt trước mặt 
- TTCB : Đứng tự nhiên , hai tay chống hông , đứng gần sát vòng
- ĐT1 : Đặt mũi chân vào vòng, không chạm vòng.
- ĐT2 : Về tư thế chuẩn bị 
 Cô cho trẻ tập bài tập phát triển chung cùng với nhạc bài “ cả tuần đều ngoan ”
- Khi trẻ tập xong cô nhắc trẻ cất vòng vào chỗ quy định 
*Cô nhận xét: Màn đồng diễn thể dục của các con đã kết thúc. Cô khen tất cả các con.
* Vận động cơ bản“Đi bước vào các ô”
Và bây giờ là phần 3 với tên gọi “ Bé trổ tài”, các con sẽ được tham gia luyên tập với nội dung “Đi bước vào các ô”
Để thực hiện tốt các con hãy nhìn xem cô làm mẫu nhé!
Cô làm mẫu:
+Lần 1: Không phân tích
+ Lần 2: Kết hợp phân tích động tác
 Tư thế chuẩn bị: Cô đứng dưới vạch xuất phát 
 Thực hiện: Khi có hiệu lệnh xắc xô cô bước một chân vào ô thứ nhất, bước tiếp chân kia vào ô thứ 2 ,bàn chân đặt thẳng hướng, giữ người ngay ngắn, cố gắng không giẫm vạch và cứ thế cô tiếp tục bước đi qua hết các ô
- Ai có thể đi bước vào các ô giống cô ?( Mời 1 trẻ lên thực hiện)
Trẻ thực hiện:
Cô mời lần lượt từng trẻ lên tập ( tập 2 lần)
Trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát sửa sai kịp thời, lưu ý những trẻ đi giẫm vạch 
 - Củng cố : 
 + ) Cho trẻ nhắc lại tên bài tập.
 +) Gọi 1 -2 trẻ tập khá nhất lớp lên tập.
 + Cô nhận xét: Trong phần “Đi bước vào các ô”
cô thấy nhiều bạn rất giỏi đi không giẫm vạch. Bây giờ cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi
* HĐ 4.Trò chơi vận động: Con bọ dừa
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Con bọ dừa
- Cô nói cách chơi: Lời đọc khi trẻ bò:
Bọ dừa mẹ bò trước
Bọ dừa con theo sau
Gió thổi ngã chỏng quèo
Nó kêu: Ối! ối! ối!
-Cô làm bọ dừa mẹ bò đi trước. Trẻ làm bọ dừa con bò theo. Cô nhắc trẻ ngẩng đầu. Đọc đến hai câu cuối, cô và trẻ ngã ra sàn nhà, nằm ngửa hai chân đạp đạp vào không khí và kêu: Ối! ối! ối!.. 
Cô tổ chức chơi cùng trẻ 2-3 lần.
Các con vừa chơi trò chơi gì?
 Cô khen và giáo dục trẻ: Ngoan, chịu khó đi học để đến
 trường cô dạy học, dạy tập thể dục.
* HĐ 5. Hồi tĩnh: 
 Cho trẻ thi xem ai đi khẽ nhất trong phòng tập 1- 2 vòng 
 *.Kết thúc: 
Trẻ chơi cùng cô
Rồi ạ!
Lắng nghe
Có ạ!
Trẻ thực hiện theo sự hướng dẫn của cô.
Cái vòng
Màu đỏ
Dạng hình tròn
Trẻ tập theo cô
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ chăm chú nghe cô hướng dẫn và giải thích.
- Trẻ lên tập
- Trẻ thực hiện
Lắng nghe
Trẻ hào hứng chơi
Con bọ dừa
Trẻ cùng cô đi lại nhẹ nhàng trong lớp.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Quan sát: Thời tiết 
 TCVĐ: Trời nắng, trời mưa.
 Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, xâu vòng, bóng, vẽ 
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết gọi tên các đặc điểm của thời tiết
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết mặc trang phục phù hợp thời tiết để bảo vệ sức khoẻ
2. Chuẩn bị: Địa điểm quan sát
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Quan sát
- Gợi mở gây hứng thú: 
- Trò chuyện về mùa hè
+ Các con ra ngoài trời cảm thấy như thế nào?
+ Hôm nay trời nắng hay trời mưa?
+ Trên bầu trời có gì?
+ Con có thấy ông mặt trời không?
+ Mặt trời có dạng hình gì?
+ Ánh sáng mặt trời như thế nào?
+ Con thấy nóng hay lạnh?
+ Khi trời nắng, nóng đi ra ngoài các con phải mặc như thế nào?
- Giáo dục: trẻ giữ gìn vệ sinh mùa hè, biết được đi ra ngoài phải đi dép, đội mũ.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Trời nắng, Trời mưa.
* Hoạt động 3: Chơi tự do: vòng, bóng, lá cây, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xem tranh: xem tranh về chủ đề mùa hè
Góc hoạt động với đồ vật: xâu vòng hoa, xếp bể bơi
Góc nghệ thuật: Tô màu, hát múa, đọc thơ về mùa hè
Góc phân vai: Bán hoa quả, nước giải khát
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, cây hoa
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.Ôn bài cũ: vận động đi bước vào các ô
* Yêu cầu:
 Trẻ biết thực hiện thành thạo các vận động
* Tiến hành:
+ Cô làm mẫu 1 hoặc 2 lần cho trẻ quan sát
+ Cô cho trẻ thực hiện :
- Lần 1: Cô gọi từng trẻ lên thực hiện
- Lần 2: Cô gọi 2 trẻ cùng thực hiện 
- Cô quan sát và sửa sai cho trẻ những trẻ nào không tập được khuyến khích trẻ thực hiện
2. Làm quen bài mới : Thơ : Mưa
* Tiến hành :
- Trò chuyện với trẻ về tác dụng của nước đối với con người và cỏ cây hoa lá. 
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe 3-4 lần. Cô hỏi trẻ : 
- Cô vừa đọc bài thơ gì ? 
- Bài thơ nói về cái gì ?
3. Chơi tự do
Đánh giá trẻ cuối ngày.
 Tình trạng sức khỏe:..
Trạng thái cảm xúc hành vi:
.
.
Kiến thức kỹ năng:
Thứ ba ngày 29tháng 3 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:	
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Thơ: “Mưa”
NDKH: Âm nhạc
1. Yêu cầu:
a.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả 
- Hiểu nội dung của bài thơ
- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ. Biết đọc thơ cùng cô.
b Kĩ năng:
- Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Trẻ nghe hiểu và trả lời câu hỏi của cô.
c Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn bản sắc của dân tộc mình	
2. chuẩn bị: 
 - Tranh nội dung bài thơ 
3 . Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Tạo hứng thú:
- Xin chào tất cả các bé đến với câu lạc bộ yêu thơ ngày hôm nay. Đến với câu lạc bộ yêu thơ gồm 2 đội đó là đội Mặt trời và đội mưa rơi. Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng
 Và cùng đồng hành với 2 đội hôm nay là cô giáo.
- Để mở đầu chương trình ngày hôm nay cô xin giới thiệu câu lạc bộ yêu thơ hôm nay gồm 3 phần thi.
+ Phần thi thứ nhất: Đoán tên bài thơ.
+ Phần thi thứ hai: Tìm hiểu nội dung bài thơ.
+ Phần thi thứ ba: Thi đọc thơ hay.
2.Hoạt động 2: Nội dung
 chúng mình bước vào phần thi thứ nhất “ đoán tên bài thơ”
- Ban tổ chức sẽ đọc bài thơ và 2 đội sẽ đoán tên bài thơ và tên tác giả nhé.
- Cô đọc lần 1: Nói tên bài thơ
H? Hỏi tên bài thơ?
 Cô đọc lần 2: Kèm theo tranh minh họa 
- H? trẻ tên bài thơ. Tác giả?
- Cô nhận xét và khen trẻ
3.Hoạt động 3: Đàm thoại - giảng giải 
- Bây giờ xin mời 2 đội cùng bước vào phần thi thứ hai phần thi: Tìm hiểu nội dung bài thơ.
- Chúng mình vừa được nghe bài thơ gì?
- Do ai sáng tác?
- Trong bài thơ nói về hiện tượng gì ? 
- Mưa rơi từ đâu xuống nhỉ ? 
- Từ trên trời rơi xuống đâu ?
- Mưa không có gì ? 
=> À đúng rồi nhà thơ Lê Tâm đã ví mưa như không có chân, mưa đi khắp mọi nơi, mưa mang nước đến cho con người, cho cỏ cây, hoa lánhững giọt nước mát lành đấy các con ạ. 
- Các con ạ! Mưa là một hiện tượng tự nhiên, mưa mang đến cho chúng ta nguồn nước uống sạch sẽ và mát lành vì vậy chúng mình hãy bảo vệ môi trường trong sạch để có những hạt mưa trong và sạch nhé.
- Kết thúc phần thi thứ 2 BTC xin tuyên bố đội thắng cuộc là đội.. xin mời 2 đội lên cắm hoa và lọ của mình nào.
4.Hoạt động 4: Trẻ đọc thơ : phần thi thứ 3: Thi đọc thơ hay.
- Để 2 đội đọc được bài thơ hay thì hai đội hãy cùng chung sức đọc bài thơ này cùng nới BTC nhé
- Cả lớp đọc cùng cô 2 lần
- 2 đội đã đọc thơ rất hay rồi bây giờ xin mời đội mặt trời lên thể hiện bài thơ này nào.
- Tổ đọc thơ
- 2 tổ đã đọc thơ rất hay bây giờ xin mời nhóm đại diện cho 2 đội lên đọc thơ
- Nhóm, cá nhân
- Đại diện nhóm của 2 đội đọc thơ rất hay bây giờ BTC xin mời 1 bạn đại diện của đội Mặt trời lên đọc thơ
- Xin mời 1 bạn đại diện cho đội Mưa rơi lên đọc thơ.
- Để kết thúc phần thi thứ 3 BTC xin mời 2 đội cùng đọc lại bài thơ lần nữa nào.
- Cả lớp lớp đọc thơ
- Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ
- Cô động viên khuyến khích trẻ kể.
- Kết thúc phần thi thứ 3 cô xin công bố đội ... là đội chiến thắng được thưởng 2 bông hoa xin mời 2 đội lên cắm hoa vào lọ
* Củng cố 
- Hai đội vừa đọc bài thơ gì ?
- Do ai sáng tác ?
5. Hoạt động 5. Kết thúc
- Chương trình câu lạc bộ những người yêu thơ đến đây là hết xin chào và hẹn gặp lại các quý vị vào lần sau.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và QS
- Trẻ trả lời
- Mưa 
- Lê lâm 
- Trời mưa 
- Trên trời 
- Xuống Dưới đất 
- Không có chân 
- Trẻ lắng nghe và hưởng ứng
- Trẻ đọc thơ
- Bài thơ mưa.
- Lê Tâm
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
Quan sát: cây phượng
TCVĐ: Lộn cầu vồng
Chơi tự do với phấn, cát, lá cây.
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết gọi tên các đặc điểm của cây phượng
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây
2. Chuẩn bị: Địa điểm quan sát
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Quan sát:
 - Gợi mở gây hứng thú. 
- Cho trẻ quan sát, trò chuyện về cây phượng 
+ Cô đang chỉ cây phượng
+ cây phượngcó gì đây? ( thân, cành, lá)
+ Lá cây có màu gì?
+ Cô đang chỉ cái gì đây? 
+ cây phượng trồng để làm gì? 
+ Muốn có nhiều cây thì chúng mình phải làm gì?
 - Giáo dục: trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây
 - Cô khái quát lại các đặc điểm về cây phượng
* Hoạt động 2: Trò chơi: Lộn cầu vồng
* Hoạt động 3: Chơi tự do: Phấn, lá cây, cát, vòng, ôtô. 
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xem tranh: xem tranh về chủ đề mùa hè
Góc hoạt động với đồ vật: xâu vòng hoa, xếp bể bơi
Góc nghệ thuật: Tô màu, hát múa, đọc thơ về mùa hè
Góc phân vai: Bế em và cho em ăn
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, cây hoa
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Làm quen bài mới: Trò chuyện về thời tiết mùa hè
*Tiến hành:
- Cô trò chuyện với trẻ về thời tiết mùa hè 
- Cô cho trẻ quan sát về bức tranh thời tiết mùa hè
+ Đây là bức tranh nói về mùa gì? 
+ Mùa hè thì cây cối như thế nào? 
+ Tiết trời mùa hè như thế nào?
+ Hoa gì đặc trưng nở vào mùa hè? 
 - Giáo dục: Trẻ biết vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống trong mùa hè.
2. Ôn hoạt động góc.
- Yêu cầu: 
- Trẻ thực hiện được các thao tác trong khi chơi
- Trẻ biết thu dọn và lấy đồ chơi đúng nơi quy định
3. Vệ sinh
Đánh giá trẻ cuối ngày.
 Tình trạng sức khỏe:..
Trạng thái cảm xúc hành vi:
.
.
Kiến thức kỹ năng:
Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
 Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: Trò chuyện về thời tiết mùa hè
 NDKH: âm nhạc
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết được một số hiện tượng thời tiết đặc trưng của mùa hè, cảnh vật mùa hè 
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô to, rõ ràng. 
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh, trẻ biết được khi trời nắng phải đội mũ, che ô, trời mưa phải mặc áo mưa, che ô để khỏi bị ốm. 
2. Chuẩn bị:
- Đầu quay, đĩa nhạc
- Tranh có hình ảnh: ông mặt trời, mây, hoa phượng.
3. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
 HĐ của trẻ
*Hoạt động 1:Gợi hứng thú
- Cô và trẻ chơi trò chơi: Trời nắng trời mưa ( 2 lần )
- Trò chuyện với trẻ về mùa hè.
* Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại:
 Cô cho trẻ quan sát tranh thời tiết mùa hè.
Đàm thoại:
+ Đây là bức tranh nói về mùa gì?
+ Thời tiết mùa hè như thế nào?
+ Con nhìn thấy gì đây?
+ Con thấy đám mây có màu gì?
+ Ông mặt trời như thế nào?
+ Thời tiết mùa hè các con mặc quần áo như thế nào?
+ Mùa hè cây cối như thế nào?
+ Đây là cây hoa gì ?
+ Hoa phượng nở vào mùa gì?
+ Hoa phượng nở là mùa gì đã đến?
- Cô quan sát luyện phát âm cho trẻ nói đúng.
- Hỏi tập thể đi sâu vào từng cá nhân.
- Cho trẻ đứng dậy VĐTN: Cháu vẽ ông mặt trời
 - Cô khái quát: thời tiết mùa hè nắng, nóng, ông mặt trời thì toả ánh nắng chói chang, cây cối thì khô héo và mùa hè cũng hay xuất hiện những cơn mưa rào.
 Củng cố kiến thức: cho trẻ lên chỉ và nói từng hiện tượng,cảnh vật trong bức tranh mùa hè.
 Kiến thức mở rộng: Ngoài mùa hè ra các con còn biết mùa gì nữa?
Giáo dục: trẻ biết được khi trời nắng phải đội mũ,che ô, trời mưa phải mặc áo mưa, che ô để khỏi bị ốm
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
 - Hát bài: ông mặt trời cho trẻ đến xem hình ảnh ông mặt trời
 - Đọc thơ bóng mây cho trẻ đến xem hình ảnh đám mây.
 - Đọc câu đố về hoa phượng cho trẻ đến xem hình ảnh hoa phượng.
 ( Cho trẻ đến nhận biết từng hình ảnh và nói 

File đính kèm:

  • doc1 Chủ đề thời tiết mùa hè.doc
Giáo Án Liên Quan