Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Thơ “Cầu vồng”

I.Mục đích – yêu cầu

1.Kiến thức

- Trẻ nhớ tên bài thơ và tên tác giả của bài thơ “Cầu vồng”.

-Trẻ hiểu được nội dung bài thơ : nói về vẻ đẹp tự nhiên của cầu vồng

-Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài thơ

- Trẻ hiểu được từ “ mưa rào”

2. Kĩ năng

- Trẻ có khả năng ghi nhớ được bài thơ, đọc rõ lời thơ, biết nhấn giọng, ngắt nghỉ theo nhịp bài thơ. Bước đầu thể hiện âm điệu vui tươi hóm hỉnh khi đọc thơ.

- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc

- Trẻ trẻ tưởng tượng và bước đầu thể hiện được một vài động tác minh họa cho nội dung bài thơ

3. Thái độ

- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động cùng cô.

- Trẻ có nề nếp, giữ trật tự trong lớp và có tính tự giác.

 

docx4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Thơ “Cầu vồng”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Thơ “Cầu vồng” sáng tác : Nhược Thủy
Đối tượng: MGB - 3 tuổi
Số lượng: Cả lớp
Thời gian: 20 -25 phút
Ngày soạn: 09/04/2016
Ngày dạy: 
Giáo viên: BÙI THỊ BINH
 NGUYỄN THỊ DƯ
I.Mục đích – yêu cầu 
1.Kiến thức 
- Trẻ nhớ tên bài thơ và tên tác giả của bài thơ “Cầu vồng”.
-Trẻ hiểu được nội dung bài thơ : nói về vẻ đẹp tự nhiên của cầu vồng 
-Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài thơ
- Trẻ hiểu được từ “ mưa rào”
2. Kĩ năng 
- Trẻ có khả năng ghi nhớ được bài thơ, đọc rõ lời thơ, biết nhấn giọng, ngắt nghỉ theo nhịp bài thơ. Bước đầu thể hiện âm điệu vui tươi hóm hỉnh khi đọc thơ.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc
- Trẻ trẻ tưởng tượng và bước đầu thể hiện được một vài động tác minh họa cho nội dung bài thơ
3. Thái độ 
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động cùng cô.
- Trẻ có nề nếp, giữ trật tự trong lớp và có tính tự giác.
II. Chuẩn bị
1. Địa điểm tổ chức :
- Trong lớp học, đảm bảo rộng rãi, thoáng mát sạch sẽ và đủ ánh sang
- Trẻ ngồi theo đội hình chữ U.
2. Xây dựng môi trường học tập:
- Sắp xếp, trang trí, tranh ảnh và đồ dùng theo chủ đề trong các góc chơi,đặc biệt góc thư viện 
3. Chuẩn bị của cô 
- Cô thuộc thơ, xác định giọng đọc diễn cảm,nhấn giọng và cách ngắt nhịp
- Hình ảnh minh họa cho bài thơ “Cầu vồng”
- Giáo án powerpoint , máy chiếu , màn hình chiếu 
- Nhạc bài hát: “ cho tôi đi làm mưa với”, nhạc nhẹ không lời.
2. Chuẩn bị của trẻ 
- Lô gô theo từng tổ
III. Cách tiến hành 
Thời gian
Nội dung và tiến trình hoạt động
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt đông tương ứng
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
2-3 phút
17-20 phút 
1-2 phút 
1 : Ổn định tổ chức và gây hứng thú
2 : Nội dung
a. Cô đọc thơ cho trẻ nghe
b. Đàm thoại , giảng giải giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ
c. Dạy trẻ đọc thơ
d. Trò
chơi củng 
cố
3: Kết thúc
- Xin chào mừng tất cả các bé đã đến với chương trình “Bé yêu văn học”.
- Giới thiệu khách.
- Các tổ tham gia.
- Trong chương trình ngày hôm nay mời các bé đến với 3 phần thi :
+ Phần thi 1: “ Thi xem ai nhanh”
+ Phần thi 2: “Nghệ sĩ nhí trổ tài”
+ Phần thi 3: “Bé khéo tay”
- Cho trẻ hát bài “ cho tôi đi làm mưa với”
- Bài hát nói về điều gì ?( Một bạn nhỏ mong muốn được làm hạt mưa để giúp ích cho cuộc sống)
- Các con biết sau trận mưa to thì thường xuất hiện điều gì không?
- Để biết được điều gì xuất hiện sau cơn mưa rào , trong chương trình ngày hôm nay cô mời chúng mình cùng làm quen với bài thơ : “Cầu vồng” của nhà thơ Nhược Thủy nhé.
* Lần 1 : Cô đọc diễn cảm bài thơ ( trên nền nhạc)
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả ?
- Để hiểu rõ hơn về nội dung bài thơ này cô mời các con cùng lắng nghe cô đọc lại bài thơ này một lần nhé.
 * Lần 2 : Cô đọc thơ kết hợp hình ảnh
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả. 
- Bài thơ nói lên điều gì?
→ Giới thiệu nội dung bài thơ: Bài thơ “ Cầu vồng ” miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của chiếc cầu vồng.
- Vừa rồi chúng mình đã được nghe và xem hình ảnh nội dung bài thơ “ cầu vồng” rồi, chúng mình đã ghi nhớ kĩ chưa nào ? 
►Phần thi thứ nhất : “ Thi xem ai nhanh”
 Vậy bay giờ cô mời các bé đến với phần thi đầu tiên “Thi xem ai nhanh” .
 * Đàm thoại và giải nghĩa từ khó
- Điều gì xuất hiện sau cơn mưa rào ?
→ Trích dẫn:“ Mưa rào vừa tạnh
Có cái cầu vồng”
→ Giải nghĩa từ “ Mưa rào” là như thế nào?( các con ạ mưa rào là cơn mưa có hạt to, nhiều và mau tạnh
 ( cho trẻ xem hình ảnh)
- Cầu vồng được vẽ như thế nào ?
→ Trích dẫn:
 “ Ai vẽ cong cong
Tô màu rực rỡ”
- Cầu vồng trong bài thơ có những màu sắc gì ?
→ Trích dẫn:
“Tím , xanh , vàng , đỏ”
- Bạn nhỏ trong bài thơ đã phát hiện có mấy cái cầu vồng ?
“ Ồ hai cái cơ
 Cái rõ cái mờ”
+Câu thơ nào thể hiện tình cảm của bạn nhỏ trước vẻ đẹp của cầu vồng?
→ Trích dẫn: 
“ Ai tài thế nhỉ ?”
*Giáo dục : Các con ạ qua bài học ngày hôm nay cô hi vọng rằng chúng mình sẽ hiểu được hơn về những hiện tượng tự nhiên của cuộc sống và sẽ có những hành vi phù hợp vói nó . ví dụ như khi trời nắng chúng mình mặc ít áo ,ra đường thì nhớ đội mũ. Còn khi trời mưa thì khi đi chơi hay đi học chúng mình nhớ đội mũ và mặc áo che mưa vào để không bị ướt. Chúng mình nhớ chưa nào!
► Phần thi thứ 2 : “ Nghệ sĩ nhí trổ tài” 
- Cả lớp đọc thơ cùng cô 2-3 lần. 
- Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ theo tổ . ( 1 lần)
- Theo nhóm bạn trai ,bạn gái. ( 1 lần)
- Đọc theo cá nhân. ( 1- 2 lần)
 ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ đọc ngọng, đọc hét tonhận xét , khen và động viên trẻ sau mỗi lần đọc ).
 - Cho cả lớp đọc diễn cảm kết hợp với điệu bộ minh họa ( 1 lần).
► Phần thi thứ 3 : “ Bé khéo tay”
- Giớ thiệu tên trò chơi: “ Bé khéo tay”
- Cách chơi : Cô chuẩn bị cho mỗi bạn một bức tranh cầu vồng ,nhiệm vụ của các con là dùng đôi bàn tay khéo léo của mình tô màu cho bức tranh thật đẹp. 
- Luật chơi : Trò chơi bắt đầu và kết thúc trong một bản nhạc.Khi bản nhạc kết thúc cô sẽ tìm ra những bức tranh tô màu đẹp nhất để treo vào góc tạo hình và sẽ được tặng thưởng một tràng pháo tay, chúng mình rõ luật chơi chưa ?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét, tuyên dương và khích lệ trẻ. 
-Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài thơ và tên tác giả.
-Nhận xét tuyên dương 
- Trẻ chào khách .
-Trẻ chào khách.
- Trẻ hưởng ứng
-Trẻ hát.
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe và quan sát.
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
-Cả lớp đọc thơ
-Cả tổ đọc
 - Nhóm bạn trai , nhóm ban gái đọc thơ 
 -2-3 cá nhân đọc thơ.
-Trẻ thực hiện
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
-Trẻ chào khách.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac.docx
Giáo Án Liên Quan