Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Đề tài Kĩ năng sống

1. Mục tiêu:

- Phát triển khả năng vận động khéo léo của cổ tay

- Tạo sự hứng thú, tìm tòi cho trẻ

- Học cách xúc đồ vật bằng xẻng.

- Phối hợp các giác quan.

- Rèn luyện tính gọn gàng, ngăn nắp cho trẻ.

2. Học liệu:

- 1 hộp lớp bằng nhựa

- Các vật liệu nhỏ: vỏ sò, vỏ ốc, những quả trứng nhỏ, viên đá nhỏ trộn lẫn với cát vào hộp.

- 1 xẻng bằng nhựa

- Khay nhựa

 

docx18 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Đề tài Kĩ năng sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
Đề tài: KĨ NĂNG SỐNG
GVHD:Ths. Ân Thị Hảo
Sinh viên thực hiện:
nhóm 7:
Chu Thị Thanh Xuân 	 41.01.902.195
Phạm Thị Phương Dung	 41.01.902.027
Nguyễn Thị Diễm Quyên	 41.01.902.130
Nguyễn Thị Diễm My	 41.01.902.088
Huỳnh Thị Phương Uyên 	41.01.902.182
Thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
Bài tập 51: XÚC BẰNG XẺNG
Lứa tuổi: 3-4 tuổi
Mục tiêu:
Phát triển khả năng vận động khéo léo của cổ tay
Tạo sự hứng thú, tìm tòi cho trẻ
Học cách xúc đồ vật bằng xẻng.
Phối hợp các giác quan.
Rèn luyện tính gọn gàng, ngăn nắp cho trẻ. 
Học liệu:
1 hộp lớp bằng nhựa
Các vật liệu nhỏ: vỏ sò, vỏ ốc, những quả trứng nhỏ, viên đá nhỏ trộn lẫn với cát vào hộp.
1 xẻng bằng nhựa 
Khay nhựa
Thực hiện:
Mang đồ dùng lên bàn
Giới thiệu cho trẻ hôm nay được học bài “xúc bằng xẻng” và tên của những đồ vật trên.
Giải thích cách sử dụng xẻng: dùng xẻng xúc các đồ vật bên trong hộp.
Cho trẻ xúc đồ vật bất kỳ bên trong hộp mà trẻ yêu thích ra khay và nói tên đồ vật đó
Để mọi vật dụng trở lại vị trí trong khay.
Cất đồ dùng lên kệ sau khi dùng xong.
Bài tập 52: QUÉT BỤI, VỚI CÂY CHỔI VÀ ĐỒ HỐT RÁC
Lứa tuổi: 3-4 tuổi
Mục đích:
Phát triển sự tập trung, kỹ năng vận động khéo léo của ngón tay và cổ 1 chổi mini tay.
 Phối hợp các giác quan.
 Rèn luyện tính gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ cho trẻ.
 Học liệu:
 Khay
 1 đồ hốt rác mini.
 1 chén thủy tinh. 
 Giấy cắt vụn, hạt vụn,..
Hướng dẫn
Trộn các mảnh vụn vào chén, đặc các vật dụng lên khay, mang lên bàn.
Giới thiệu cho trẻ hôm nay học bài:” Quét bụi trên khay” và giới thiệu đồ đùng.
Đổ mảnh vụn vào khoảng trống trên khay.
Lấy bụi ra khỏi bộ hốt và chổi. Tay trái đặt cây hốt sang sát bên trái của ô đựng hạt, tay phải cầm chổi quét, vun mảnh vụn từ phía ngoài vào giữa ô.
Sau khi hốt xong, cho bé đổ lại vào chén.
Đặt chổi vào bộ hốt cho gọn.
Mang khay để về chỗ cũ cất.	
Bài tập 53: QUÉT BỤI - VỚI CÂY CHỔI VÀ ĐỒ HỐT RÁC 
– TRÊN SÀN NHÀ
Lứa tuổi: 3 – 4 tuổi
Mục tiêu:
Phát triển sự tập trung, kỹ năng vận động khéo léo của ngón tay và cổ tay
Phối hợp các giác quan
Rèn luyện tính gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ cho trẻ
Rèn cho trẻ tính chăm chỉ, biết giúp đỡ người lớn.
Học liệu
1 chổi vừa tầm trẻ
1 máng hốt rác mini.	
Mẫu giấy vụn.
Sọt rác
Thực hiện:
Sau khi hướng dẫn trẻ cách quét trên khay xong, cô mang hạt đổ xuống sàn
Cô giới thiệu bài học “Quét bụi trên sàn”
Cô hướng dẫn trẻ: tay trái cầm máng, tay phải cầm chổi lưng hơi cong để tạo thế vững vãng khi đứng hốt bụi.
Sau đó dùng chổi quét vào trong máng, mang bỏ vào sọt rác
Cô cho bé tự làm.
Dùng xong, bé đem máng rác và chổi để lại vị trí cũ.
Bài tập 55: CHUỐT BÚT CHÌ: LOẠI CẦM TAY ĐỂ CHUỐT
Lứa tuổi: từ 3- 5 tuổi
Mục đích:
Trẻ biết gọi tên bút chì và nhận biết được gọt bút chì cầm tay.
Trẻ biết cầm gọt bút và bút chì phù hợp.
Thực hiện các bước đúng cách để bút chì được gọt dễ dàng.
Rèn luyện sự khéo léo của bàn tay, sự vận động của cổ tay.
Học liệu:
1 cái gọt bút chì cầm tay, 1 cây bút chì gỗ.
1 cái khay để đựng dụng cụ và bã bút chì.
1 cái bàn và hai cái ghế.
Thực hiện:
Cô mời trẻ cùng cô đến kệ bưng khay học liệu xuống bàn, cô giới thiệu công việc hôm nay sẽ làm.
Đặt học liệu sang góc bên phải của bàn.
Lấy ghế ngồi xuống.
Cô làm mẫu cho trẻ trước tay trái cầm gọt bút chì sao cho đầu gọt quay vào trong, tay phải cầm bút chì.
Sau đó từ từ đưa đầu bút chì vào vị trí ống gọt, sau khi đã đưa đầu bút chì vào ta từ từ chuyển động cổ tay xoay bút chì theo hướng kim đồng hồ. Xoay từ 3-4 vòng sau đó kiểm tra đầu bút chì đã đủ độ nhọn phù hợp chưa. Nếu chưa được ta tiếp tục đưa vào ống gọt đến khi phù hợp.
Sau khi cô làm mẫu một lần, lần thứ 2 cô và trẻ cùng làm cô sẽ vừa làm mẫu vừa hướng dẫn trẻ làm theo cho đến khi trẻ biết cách sử dụng gọt bút cầm tay.
Sau khi xong việc cô cho trẻ cất khay học liệu xếp ghế gọn gàng.
Bài tập 56: ĐỒ CHUỐT BÚT CHÌ – LOẠI QUAY TAY ĐỂ CHUỐT
Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi
Mục đích
Trẻ kết hợp và sử dụng khéo léo cổ tay và ngón tay để giữ và gọt bút chì. 
Phát triển sự phối hợp tay mắt của trẻ, tạo cho trẻ tính độc lập trong công việc và cuộc sống.
Giúp trẻ để hoàn thiện mình, phối hợp và kéo dài sự tập trung. Dạy trẻ học phải chú ý đến các chi tiết hay một chuỗi các hành động thường xuyên.
 Học liệu
bàn ghế
đồ chuốt bút chì bằng tay
bút chì
thùng rác
Hướng dẫn
Cho trẻ ngồi vào bàn thật thoải mái.
Hướng dẫn trẻ cầm đồ chuốt bút chì bên tay trái bằng ba ngón tay, ngón cái và ngón tay trỏ và ngón giữa.
Cho trẻ cầm bút chì bên tay phải.
Hướng dẫn trẻ cho đầuu bút chì vào trong chuốt bút chì.
Tay trái giữ chặt chuốt bút chì, tay phải nhẹ nhàng xoay bút chì hướng từ trong ra ngoài (trong người ra ngoài).
Trẻ làm nhịp nhàng, cẩn thận rồi trẻ sẽ có được một sản phẩm đẹp đó là cây bút chì. 
Bài tập 58: BÀN MÀI – BƠ
Lứa tuổi: 3-4 tuổi
Mục đích: 
Trẻ kết hợp và sử dụng khéo léo cổ tay và ngón tay để giữ và mài, và việc sử dụng bàn mài một cách chính xác và hiệu quả.Phát triển sự phối hợp tay mắt của trẻ.
Tạo cho trẻ tính tự lập trong công việc và cuộc sống.
Giúp trẻ để hoàn thiện mình, phối hợp và kéo dài sự tập trung.
Học liệu:
1 cái bàn, 2 cái ghế
1 bộ bàn mài
Khay đựng, chén, khăn lau
Bơ, nước.
Hướng dẫn:
Cho trẻ ngồi vào bàn thật thoải mái.Hướng dẫn trẻ lấy tay trái cho miếng bơ vào cái chén, bằng ba ngón tay, ngón cái, ngón trỏ, và ngón giữa. Và cầm hướng lòng bàn tay lên trên.
Tay phải càm bàn mài hương vào miếng bơ, hẹ nhàng gọt từng miếng để miếng bơ rơi xuống cái chén.
Hướng dẫn trẻ nếu tay phải của trẻ mài quá mạnh, miếng bơ có thể bì gãy vì vậy hãy làm bình tĩnh,từng chút một.
Trẻ phải khéo léo, quan sát miếng bơ rơi xuống có trúng vào cái chén không. Nếu không trẻ phải điều chỉnh cho phù hợp.
Bài tập 60: BÀN MÀI - CỦ CẢI, CÀ RỐT
Mục tiêu
Trẻ biết cách cầm cà rốt để mài.
Trẻ biết cách thực hiện quy trình mài cà rốt như thế nào là được và đúng cách.
 Giu được bàn mài khi mài
Mài được cà rốt trong bàn mài, ra được sản phẩm cà rốt sau khi làm, không rơi rớt khi làm.
Động tác mài nhịp nhàng, thực hiện xoay cổ tay đều, đún cách.
Biết và hiểu được cách mẹ hay người lớn mài cà rốt cho trẻ ăn, và sử dụng cách làm trong hoạt động vui chơi, đồ hàng. Biết cách tự mài cà rốt cho trẻ ăn nếu trẻ làm được thành thạo.
Học liệu
1 bộ mài cà rốt
1 đĩa cà rốt đã được gọt vỏ
1 cái khay lớn
1 cái bàn và 2 cái ghế
 Cách tiến hành
Cô mời trẻ cùng cô đến kệ bưng học cụ xuống bàn, cô giới thiệu tên công việc hôm nay trẻ sẽ làm.
Đặt học cụ xuống bên phải của góc bàn.
Lấy ghế ngồi xuống.
Bưng học cụ ra giữa bàn trước mặt cô và trẻ.
Đặt bàn mài giửa khay.
Dĩa cà rốt để bên phải bàn.
Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa bàn tay trái nắm quay giữ bàn mài.
Tay phải cầm một củ ( miếng) cà rốt đặt lên bàn mài chuẩn bị mài.
Sử dụng cổ tay phải di chuyển chiều lên xuống phải theo nhịp để mài, có thể xoay cổ tay theo chiều ngang cũng được, nhấn có lực mạnh bên tay phải.
Mài cho đến khi nào hết thì tiếp tục làm vậy tới miếng khác.
Thả 2 tay ra, dùng khăn sạch lau tay và xoay khay ngược chiều kim đồng hồ về phía bên đối diện bé.
Cô cho trẻ thực hành cầm tay bé hướng dẫn bé cho quen rồi cho bé tự làm, sửa sai cho bé.
Gom dụng cụ lại rửa sạch sẽ, vệ sinh tay và bàn ghế, cất học cụ và bàn ghế gọn gàng ngay ngắn.
Bài tập 61: GIÃ VỎ TRỨNG
Lứa tuổi: 3-5 tuổi
Mục tiêu:
Trẻ biết cách cầm chày, giữ được cối
Trẻ biết cách thực hiện quy trình giã ỏ trứng như thế nào là được và đúng cách
Giã được vỏ trứng, ra được sản phẩm vỏ trứng nát ra, nhỏ hơn sau khi làm không bị rơi rớt ra ngoài
Động tác nhịp nhàng đúng cách
Biết và hiểu được cách mẹ hay người lớn giã một thực phẩm nào đó trong cố cho nhỏ 
Học liệu:
1 cối, 1 chày giã
Một tô đựng vỏ trứng đã được rửa sạch
1 khay lớn
1 cái bàn và 2 cái ghế.
Thực hiện:
Cô mời trẻ cùng cô đến kệ bưng học cụ xuống bàn, cô giới thiệu cho trẻ tên cộng việc của hôm nay sẽ làm: “giã vỏ trứng”
Đặt học cụ xuống bên phải góc bàn, lấy ghế ngồi xuống
Bưng học cụ ra giữa bàn trước mặt cô và trẻ
Đặt cối chày bên trái phía trên của khay, chày giã bên phải khay.
Đặt tô vỏ trứng bên trái phía trên của khay
Tay trái lấy vpr trứng bỏ vào trong cối, tay phải cầm chày lên
Dùng bàn tay trái giữ chặt cối chày, ngón tay cái và tay trỏ bên trái đặt lên vành của cối.
Tay phải cầm chày giã vào trong cối
Sử dụng cổ tay phải di chuyển chiều lên xuống theo nhịp giã, có thể xoay cổ tay theo chiều ngang cũng được.
Giã cho tới khi nào hết thì tiếp tục làm như vậy cho đến khi nào xong thì thôi.
Thảy 2 tay ra, đổ phần vỏ trứng đã giã ra và xoay khay ngược chiều kim đồng hồ về phía bên đối diện bé.
Cô cho trẻ thực hành, cầm tay bé hướng dẫn bé cho quen rồi cho bé tự làm, rồi sửa sai cho bé.
Gom dụng cụ lại rửa sạch sẽ, vệ sinh tay và bàn ghế, cất học cụ và bàn ghế gọn gàng ngay ngắn
Bài tập 62: GIÃ HỖN HỢP
Lứa tuổi: 3-5 tuổi
Mục đích
Trẻ biết cách cầm chày, giữ được cối.
Trẻ biết cách thực hiện quy trình giã hỗn hợp như thế nào là được và đúng cách.
Giã được tất cả hỗn hợp, biết quy trình giã loại nào trước, loại nào sau, giã ra được sản phẩm nhỏ hơn sau khi làm, không rơi rớt ra ngoài.
Động tác mài nhịp nhàng, thực hiện xoay cổ tay đều, đúng cách.
Biết và hiểu được cách mẹ hay người lớn giã một loại thực phẩm cho trẻ nhỏ ăn, và sử dụng cách làm trong hoạt động vui chơi, đồ hàng.
 Học liệu
1 cối, 1 chày giã.
1 tô đựng hỗn hợp cần giã.
1 cái khay lớn.
1 cái bàn và 2 cái ghế.
Hướng dẫn
Cô mời trẻ cùng cô đến kệ bưng học cụ xuống bàn, cô giới thiệu tên công việc hôm nay trẻ sẽ làm.
Đặt học cụ xuống bên phải của góc bàn.
Lấy ghế ngồi xuống.
Bưng học cụ ra giữa bàn trước mặt cô và trẻ.
Đặt cối chày bên trái của khay, chày giã bên phải khay.
Đặt tô hỗn hợp lên bên trái phía trên của khay.
Tay trái lấy vỏ trứng bỏ vào trong cối, tay phải cầm chày lên.
Dùng bàn tay trái giữ chặt cối chày,tay cái và tay trỏ bàn tay trái lên vành của cối.
Tay phải cầm chày giã vào trong cối.
Sử dụng cổ tay phải di chuyển chiều lên xuống theo nhịp để giã, có thể xoay cổ tay theo chiều ngang cũng được.
Giã cho đến khi nào hết thì tiếp tục làm vậy cho đến khi nào xong.
Thả 2 tay ra, đổ phần trứng đã giã ra vs xoay khay ngược chiều kim đồng hồ về phía bên đối diện bé.
Cô cho trẻ thực hành, cầm tay bé và hướng dẫn bé cho quen rồi cho bé tự làm. Sửa sai cho bé.
Gom dụng cụ lại rửa sạch sẽ, vệ sinh tay và bàn ghế, cất học cụ và bàn ghế gọn gàng ngay ngắn.
Bài tập 63: CỐI XAY TIÊU
Lứa tuổi: 1-5 tuổi
Mục tiêu:
Biết tên và công dụng của cối xay tiêu
Trẻ biết cách cầm và xoay cần xoay đúng cách, không bị đổ cối xay
Biết cách cầm dụng cụ đúng tư thế
Động tác thứ tự nhịp nhàng, đều đặn, điều chỉnh hoạt động của cơ bắp.
Có thể xay những vật liệu khi cần và biết cách ứng dụng hoạt động xoay phù hợp vào trong sinh hoạt hằng ngày.
Học liệu
1 Cối xay tiêu
1 cái bàn 
2 cái ghế
Thực hiện
Cô mời trẻ cùng cô dđến kệ bưng học cụ xuống bàn, cô giới thiệu tên công việc hôm nay trẻ sẽ làm.
Đặt học cụ xuống bên phải của góc bàn
Lấy ghế ngồi xuống
Bưng học cụ ra giữa bàn trước mặt cô và trẻ
Cầm nút trên cần xoay của cối xay tiêu bằng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
Tay trái giữ cối, tai phải giữ nút xoay và dùng lực xoay cần theo hướng vòng tròn theo chiều kim đồng hồ.
Thực hiện nhịp nhàng, không đè hay kéo cần xoay.
Khi xoay không được đưa tay vào trong khoang đựng vật liệu xay.
Cô cho trẻ thực hành, sửa sai cho trẻ, đứng lên xếp ghế rồi bưng cất học cụ lên kệ.
Bài tập 64: ĐÁNH TRỨNG-TRỨNG
Lứa tuổi: Từ 2 – 5 tuổi
Mục tiêu:
Trẻ biết cách cầm dụng cụ đánh trứng đúng, không bị rớt.
Biết cách cầm dụng cụ đúng tư thế.
Động tác thứ tự đánh nhịp nhàng, điều cỉnh hoạt động các cơ bắp.
Khi đánh không làm đổ trứng ra ngoài, trứng được đánh đều.
Biết cách đập trứng vào tô, không bị làm đổ, không rớt vỏ trứng vào tô.
Tập cho trẻ tính gọn gang, sạch sẽ.
Học liệu:
1 quả trứng sống
Dụng cụ đánh trứng
2 cái tô bằng sứ
1 cái khăn nhỏ
1 cái khay gỗ lớn
1 cái bàn
2 cái ghế
Thực hiện:
Cô mời trẻ cùng cô đến kệ bưng học cụ xuống bàn, cô giới thiệu tiết học hôm nay.
Đặt học cụ bên phải của góc bàn.
Lấy ghế ngồi xuống.
Bưng học cụ ra giữa bàn trước mặt cô và trẻ.
Lấy khăn đặt bên trái, dụng cụ đánh trứng đặt bên phải.
Đặt 2 tô vào giữa khay.
Cầm trứng vào lòng bàn tay, dùng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa để giữ thân trứng.
Sau đó dùng lực đập phần giữa quả trứng vào miệng tô tạo thành đường nứt và dùng 2 tay tách vỏ ra lấy lòng bỏ vào tô, để vỏ vào tô còn lại.
Dùng bàn tay nắm cán của dụng cụ , dùng ngón tay cái và ngón trỏ để giữ cán.
Tay trái cầm tô, tay phải cầm đồ đánh trứng đánh theo hướng thuận tiện cho đến khi lòng đỏ và lòng trắng hòa với nhau. 
Xoay khung theo chiều hướng ngược kim đồng hồ.
Lấy 2 tay bê tô lần lượt đặt ra ngoài theo thứ tự từ trái sang phải.
Sau đó dùng khăn lau sạch phần trứng bị rớt ra ngoài.
Cô cho trẻ thực hành, sửa sai cho trẻ, đứng lên xếp ghế rồi bưng cất học cụ lên kệ.
Bài tập 65: DỤNG CỤ - DỤNG CỤ ĐÁNH TRỨNG
Lứa tuổi: Từ 1 – 5 tuổi
Mục tiêu:
Trẻ biết cách cầm dụng cụ đánh trứng đúng, không bị rớt.
Biết cách cầm dụng cụ đúng tư thế.
Động tác thứ tự đánh nhịp nhàng, điều cỉnh hoạt động các cơ bắp.
Biết được công dụng và cách sử dụng dụng cụ đánh trứng.
Biết cách cầm các dụng cụ, vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
Học liệu:
Dụng cụ đánh trứng
1 cái tô bằng sứ
1 cái bàn
2 cái ghế
Thực hiện:
Cô mời trẻ cùng cô đến kệ bưng học cụ xuống bàn, cô giới thiệu tiết học hôm nay.
Đặt học cụ bên phải của góc bàn.
Lấy ghế ngồi xuống.
Bưng học cụ ra giữa bàn trước mặt cô và trẻ.
Đặt dụng cụ đánh trứng bên phải của tô.
Dùng bàn tay nắm cán của dụng cụ , dùng ngón tay cái và ngón trỏ để giữ cán
Sau đó bắt đầu tập đánh trong tô. Vòng dụng cụ quanh tô trong một chuyển động tròn theo chiều thuận với tay trẻ và nhịp nhàng (có thể cho vào tô vài thỏi kẹo để trẻ tập đánh sao cho không đổ ra ngoài).
Cô cho trẻ thực hành, sửa sai cho trẻ, đứng lên xếp ghế rồi bưng cất học cụ lên kệ.
Bài tập 66: DỤNG CỤ MŨI KHOAN
Lứa tuổi: từ 4 – 5 tuổi
Mục tiêu:
Nhận biết được mũi khoan tên gọi và chất liệu ( kim loại)
Biết được công dụng của mũi khoan
Trẻ biết cách cầm dụng cụ mũi khoan đúng cách.
Động tác tứ tự đánh nhịp nhàng, điều chỉnh hoạt động các cơ bắp.
Tập cho trẻ tính gọn gàng, sạch sẽ.
Học liệu:
1 chiếc khoan
Một miếng mút hình chữ nhật.
1 cái khay gỗ lớn
1 cái bàn, 2 cái ghế
Thực hiện:
Cô mời trẻ cùng cô đến kệ bưng học cụ xuống bàn, cô giới thiệu tiết học hôm nay.
Đặt học cụ bên phải góc bàn
Lấy ghế ngồi xuống
Bưng học cụ ra giữa bàn trước mặt cô và trẻ
Đặt khoan bên phải khay, miếng mút đặt chính giữa khay.
Dùng bàn tay phải nắm cán của dụng cụ, ngón tay cái tì mạnh cán vào 4 ngón còn lại của bàn tay. Tay trái giữ miếng mút.
Dùng lực đè mũi khoan xuống miếng mút và xoay cán theo chiều quay nửa vòng tròn ( chiều kim đồng hồ và ngược kim đồng hồ). Lặp lại nhiều lần cho đến khi khoan được miếng mút.
Cô cho trẻ thực hành, sửa sai cho trẻ, đứng lên xếp ghế rồi bưng cất học cụ lên kệ.
Bài tập 67: DỤNG CỤ - BÚA
Lứa tuổi : 4 -5 tuổi
Mục đích:
Trẻ biết được cách đóng đinh vào gỗ.
Trẻ kết hợp và sử dụng khéo léo cổ tay và ngón tay đẻ giữ đinh, và việc sử dụng búa một cách chính xác và hiệu quả.
Phát triển sự phối hợp tay mắt của trẻ.
Học liệu:
Bốn khúc gỗ mềm lớn.
Kính an toàn, cái búa.
Tạp dề, những hộp đinh.
Hướng dẫn :
Hướng dẫn trẻ ngồi đúng trước khúc gỗ, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái giữ ở giữa chiếc đinh trên mặt gỗ.
Tay phải cầm búa gõ từ từ xuống đầu của chiếc đinh.
Cần đóng chậm để đinh không bị cong, và có thể chỉnh được xướng để đinh thẳng.
Khi đã đóng đinh xuống khúc gỗ được ½ của đinh trẻ thả thay trái ra (không cần giữ đinh nữa) và tiếp tục lấy búa gõ xuống đinh đẻ chiếc đinh dược đóng xuống bề mặt khúc gỗ.
Cho trẻ đóng tương tự với nhưng chiếc đinh khác.
Để trẻ đóng đinh theo hình bất kỳ không cần theo dường thẳng.
Bài tập 68: DỤNG CỤ BU LÔNG - ĐAI ỐC
 Mục tiêu:
Trẻ biết tên gọi bu lông và đai ốc
Trẻ lắ đai ốc gắn với bu lông thích hợp
Động tác lắp nhịp nhàng theo vòng, có quy luật giúp trẻ điều chỉnh hoạt động của các ngón tay.
Học liệu
1 vài bu lông và đai ốc có kích thước khác nhau
1 khay bằng nhựa để đựng đai ốc và bu lông 
1 cái bàn và 2 cái ghế
Cách tiến hành
Cô mời trẻ cùng cô đến kệ lấy học cụ xuống bàn, cô giới thiệu tên công việc hôm nay trẻ sẽ làm
Đặt học cụ xuống bên phải của góc bàn, lấy ghế ngồi xuống
Lấy đai ốc gắn với bu lông bằng cách tay trái giữ bu lông, tay phải đặt đai ốc phù hợp với bu lông. Sau đó tiến hành xoay vòng 1 chiều từ trên xuống dưới đến khi không xoay được nữa. Khi tháo ra, hành động tương tự như xoay vòng ngược lại.
Cô cho trẻ thực hành, sừa sai cho trẻ những trẻ chưa làm được, đứng lên xếp ghế rồi bưng cất học cụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) https://harmonymontessori.wordpress.com/curriculum/htm
 (2)  life-works/.htm
 (3) montessori practical life pencil sharpener
(4) Video: How to use the Palomino KUM Long Point Sharpener
(5)  in-practical- life.htm
(6) TLTK: 
(7) 
(8)  skills-kitchen- activities/.htm

File đính kèm:

  • docxki_nang_song.docx
Giáo Án Liên Quan