Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Đề tài: Nếu không có biển xanh

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ biết tên gọi của một số vùng biển, ích lợi của biển và nguyên nhân

làm ô nhiễm và hành vi phù hợp bảo vệ môi trường biển sạch- đẹp.

- Phát triển ở trẻ sự chú ý ghi nhớ có chủ đích

- Giáo dục trẻ yêu môi trường biển, biết bảo vệ môi trường biển

- Rèn kĩ năng hành động thích biển và bảo vệ môi trường biển.

- Trẻ tích cực tham gia hoạt động nhóm cùng bạn

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, các slide về biển : Hà tiên, Vũng tàu, Nha Trang, Phú

Quốc, Phan Thiết, Ninh Thuận. Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Rác thải trên biển, biển bị ô nhiễm.

- Nhạc nền bài hát “ Bé yêu biển lắm”

- Đồ dùng thí nghiệm ( 4 bình dầu lớn cắt sử dụng phần đáy bình, nước,

phẩm màu xanh, dầu nhớt )

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Đề tài: Nếu không có biển xanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
 Quê hương – Đất nước
Chủ đề: Bé và biển 
Đề tài: NẾU KHÔNG CÓ BIỂN XANH ?
 Lồng ghép: 
+ Âm nhạc: Bé yêu biển lắm
+ MTXQ: Biển đảo 
+ LQVH: Thơ “ Biển và bé” 
+ KPKH: Đại dương thu nhỏ 
	+ TCDG: Sóng biển
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết tên gọi của một số vùng biển, ích lợi của biển và nguyên nhân 
làm ô nhiễm và hành vi phù hợp bảo vệ môi trường biển sạch- đẹp.
Phát triển ở trẻ sự chú ý ghi nhớ có chủ đích
Giáo dục trẻ yêu môi trường biển, biết bảo vệ môi trường biển 
Rèn kĩ năng hành động thích biển và bảo vệ môi trường biển. 
Trẻ tích cực tham gia hoạt động nhóm cùng bạn 
II. CHUẨN BỊ:
Máy tính, các slide về biển : Hà tiên, Vũng tàu, Nha Trang, Phú 
Quốc, Phan Thiết, Ninh Thuận. Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Rác thải trên biển, biển bị ô nhiễm...
Nhạc nền bài hát “ Bé yêu biển lắm”
Đồ dùng thí nghiệm ( 4 bình dầu lớn cắt sử dụng phần đáy bình, nước, 
phẩm màu xanh, dầu nhớt ) 
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Âm thanh gì đây? (Tự do) 
Gv: Tay đâu, tay đâu?
Trẻ: Bàn tay nhỏ xíu ( Đưa tay ra và lắc nhẹ cho cô xem) 
Gv: Bàn tay nhỏ xíu, áp lên má, nhắm mắt lại Lắng nghe âm thanh
( Cô mở tiếng sóng biển cho trẻ nghe) 
Gv: Bé nghe gì nào?
Trẻ: Tiếng sóng biển 
Gv: Bé có nghe gì không?
Trẻ: Tiếng sóng biển 
GV cùng chơi nhẹ với trẻ “Sóng biển” vừa chơi và đi về nhóm đối 
đáp
Hoạt động 2: Bé nói về biển ( ngồi tự do) 
GV: Bé hãy nói về biển đi nào 
+ Biển Hà tiên ( Cô cho trẻ xem hình biển Hà Tiên)
+ Biển Vũng tàu ( Cô cho trẻ xem hình biển Vũng tàu )
+ Biển Nha Trang ( Cô cho trẻ xem hình biển Nha Trang)
+ Biển Phú Quốc ( Cô cho trẻ xem hình biển Phú Quốc )
+ Biển Phan Thiết ( Cô cho trẻ xem hình biển Phan Thiết )
+ Biển Ninh Thuận ( Cô cho trẻ xem hình biển Ninh Thuận )
Gv: Các con nghĩ gì khi được nói về biển? 
Gv: 	Thi đua thi đua ( 2 nhóm)
Thi tài 2 nhóm 
Gọi tên biển xanh
Xem ai tài nhất?
+ Bé trai: Cảnh biển thật đẹp
+ Bé gái: Biển có bờ cát trắng 
+ Bé trai: Có đường chân trời
+ Bé gái: Nước biển trong xanh
+ Bé trai: Nước biển mặn
+ Bé gái: Có nhiều người đi tắm biển 
+ Bé trai Có tàu thuyền đánh cá 
+ Bé gái:Có hòn đảo xa xa 
Gv: ( Xem hình trên máy 2 đảo Trường Sa /Hoàng Sa )Trên biển có 
rất nhiều đảo, sẵn đây cô cho con biết 2 quần đảo của nước VN: Đảo Trường Sa ở Tỉnh Khánh Hòa và Đảo Hoàng Sa ở Đà Nẵng 
Hoạt động 3: Nếu không có biển xanh? ( 6 nhóm) 
Gv: Đúng rồi, đó là những hình ảnh đẹp mà ai cũng nghĩ đến khi nói 
về biển
Gv: Vậy các con cùng trao đổi với bạn xem nếu không có biển xanh 
thì sao?
	+ Nhóm 1: Mọi người không được hít thở không khí trong lành ( Lớp: Biển trong lành) 
	+ Nhóm 2: Không có thức ăn giàu chất dinh dưỡng ( Lớp: Tôm, cua, cá, mực) 
	+ Nhóm 3: Không có rong, tảo biển ( Lớp: Thực vật biển) 
	+ Nhóm 4: Không có chuyến du lịch trên biển ( Lớp: Khu du lịch biển) 
	+ Nhóm 5: Không được tắm biển ( Lớp: Không được tắm biển)
	+ Nhóm 6: Không có nước biển để làm muối ( Lớp: Không có muối 
ăn)
GV: Biển mang lại không khí trong lành, cung cấp thức ăn giàu chất 
dinh dưỡng như: tôm, cua, cá ... có nhiều rong, tảo biển làm nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh, làm thức ăn, lấy nước biển làm muốiĐây là những lợi ích mà biển mang lại cho nền kinh tế nước ta đấy các con ạ.
Ai yêu biển thì cùng hô to “ Bé yêu biển” dze 
Hoạt động 4: Bé yêu biển lắm( về 3 tổ) 
Cả lớp hát bài “ Bé yêu biển lắm”
Biển to quá bé chẳng dám tắm đâu
Biển xanh quá bên bờ cát trắng phau
Bé nghịch cát xây bao nhiêu nhà lầu
Ba ơi! Đừng tắm con cá sấu kia kìa 
La lá lá lá la lá la la la ...
Ngoài khơi xa con tàu bé tí teo
Làm cho bé lôi cá sấu tới đây
Sông biển cát con cá sấu vào bờ 
Bé yêu biển lắm biển có biết không nào!
Hoạt động 5: Yêu biển bé sẽ làm gì? ( 3 tổ) 
Gv: Ai cũng yêu biển, vì biển mang lại cho con người rất nhiều ích 
lợi. Vậy con người nên và không nên làm gì để bảo vệ biển đây.
 Cho đôi bạn thảo luận và trả lời
	+ Đôi 1: Trồng cây để chắn sóng ( Lớp: Việc nên làm )
	+ Đôi 2: Xả rác trên bãi biển ( Lớp: Việc nên làm)
	+ Đôi 3: Đổ nước bẩn ra biển( Lớp: Việc không nên làm)
	+ Đôi 4: Tùy tiện đánh bắt cá( Lớp: Việc không nên làm)
+ Đôi 5: Phải bỏ rác đúng nơi quy định ( Lớp: Việc nên làm)
+ Đôi 6: Thu gom rác thải trên biển ( Lớp: Việc nên làm)
+ Đôi 7: Khai thác rong, tảo biển quá mức ( Lớp: Việc không nên làm) 
Gv: Đó chính là những việc nên và không nên làm để bảo vệ biển. 
Nếu con người khai thác cạn kiệt tài nguyên biển như: Đánh bắt cá tuỳ tiện, khai thác các loài rong, tảo biển quá mứcRồi thải rác từ hoạt động của các nghề đánh bắt hải sản, chế biến hải sản, không được xử lý mà đổ thẳng ra biển nên biển bị ô nhiễm nặng làm cho biển chết và mất đi vẻ đẹp của biển
Gv: Còn nữa, muốn vùng biển luôn trong lành mọi người không vứt 
rác xuống biển khi đi du lịch, phải bỏ rác đúng nơi quy định, thu gom rác thải trên biển( Kết hợp cho trẻ xem tranh theo nội dung GD) 
Gv: Các con ơi! Bảo vệ biển là trách nhiệm của ai? 
+ 1 bé trai: Con bảo vệ biển
+ 1 bé gái: Con bảo vệ biển
+ Lớp: Mọi người bảo vệ biển dze, dze, dze
Gv: Biển là nơi chúng ta nghỉ ngơi, ngắm cảnh, tập thể dục, đặc biệt 
cung cấp thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho chúng ta, để bảo vệ môi trường biển, bảo vệ nguồn nước biển trong sạch chúng ta không vứt rác bừa bãi, không mang chất thải đổ ra biển, và tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ môi trường biển.
+ Gv: Hãy chung tay bảo vệ môi trường biển
+ Trẻ: Xanh - sạch - đẹp” Dze
Hoạt động 6: Đại dương thu nhỏ(4 nhóm )
Cho lớp đọc thơ “ Biển và bé” về 4 nhóm thực hành thí nghiệm 
Các nhóm thực hành
+ Cho mỗi nhóm một cái bình dầu ăn lớn loại trong suốt, phẩm 
màu xanh nhỏ vào bình nước rồi lắc lên cho màu và nước hòa lẫn vào nhau để tạo ra nước màu xanh biển. 
+ Tiếp đó cho trẻ chế dầu vào để bé thấy rằng dầu và nước không hòa 
lẫn vào nhau. Xóc mạnh thì một lát sau dầu và nước vẫn tách ra làm 2 lớp riêng.
+ Trẻ lắc lư bình nước, bé sẽ thấy mặt nước sóng sánh như sóng biển.
Gv: Sau khi các nhóm thực hành thí nghiệm đã có 1 đại dương thu 
nhỏ rồi. Cô muốn xem sóng biển của Đại dương thu nhỏ nè 
+ Trẻ lắc mạnh sẽ tạo ra sóng to, lắc nhẹ tạo ra sóng nhỏ
Các nhóm đại diện phát biểu ý kiến sau khi thí nghiệm, nếu nhóm 
mình cũng có suy nghĩ như bạn thì hãy vỗ tay thật to
+ Nước và dầu không tan được 
+ Nước và dầu không hoà lẫn với nhau 
+ Nước và dầu tách ra 2 lớp
+ Dầu nổi trên mặt nước 
Gv gút lại: Qua thí nghiệm này cho thấy dầu không hoà tan được với 
nước. Nếu các loại ghe tàu, và nhà máy lớn thải ra biển chất dơ chưa được sử lý, rò rỉ dầu nhớt ra biển sẽ làm cho nước biển không còn trong sạch, biển bị ô nhiễm nặng làm cho biển chết và mất đi vẻ đẹp của biển 
+ Lớp “Hãy chung tay bảo vệ môi trường biển xanh - sạch - đẹp” Dze
Hát “ Bé yêu biển lắm” kết thúc hoạt động 
******************************************************

File đính kèm:

  • docPHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI NẾU KHÔNG CÓ BIEN he 2013.doc