Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Nhánh 2: Ngày tết với bé

1. Yêu cầu:

- Phát triển thể lực cho trẻ.

- Rèn các cử động của bàn tay và các ngón tay cho trẻ.

- Trẻ đứng chân trước chân sau, một tay cầm bóng, đưa bóng lên cao dùng sức mạnh của tay cho bóng bay xa về phía trước sau đó đổi tay.

- Rèn thói quen vệ sinh và thói quen tự phụ vụ cho trẻ: trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, Tự cất đồ cá nhân đúng chỗ

- Trẻ biết trách một số nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở.

- Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ:Trẻ ăn đủ chất, ăn hết suất để cơ thể khỏe mạnh

- Trẻ biết được các hoạt động chuẩn bị đón tết

- Trẻ biết được các hoạt động trong ngày tết

- Trẻ thích xem tranh ảnh về các hoạt động trong ngày tết

- Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ “ Đi chợ tết ” và nhớ được tên, nội dung của bài thơ

- Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi và hát thuộc được bài hát “ Sắp đến tết rồi”

- Trẻ biết xâu vòng hoa 3 màu: màu đỏ, xanh và màu vàng

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Nhánh 2: Ngày tết với bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
**********************
TỪ NGÀY 08 THÁNG 02 ĐẾN NGÀY 14 THÁNG 02 NGHỈ TẾT ÂM LỊCH
*********************
 NHÁNH 2: NGÀY TẾT VỚI BÉ
GVTH: Lương Thị Luyến
Thời gian thực hiện: 1 tuần từ ngày 15/2 đến ngày 19/2/2016
1. Yêu cầu:
- Phát triển thể lực cho trẻ.
- Rèn các cử động của bàn tay và các ngón tay cho trẻ.
- Trẻ đứng chân trước chân sau, một tay cầm bóng, đưa bóng lên cao dùng sức mạnh của tay cho bóng bay xa về phía trước sau đó đổi tay.
- Rèn thói quen vệ sinh và thói quen tự phụ vụ cho trẻ: trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, Tự cất đồ cá nhân đúng chỗ
- Trẻ biết trách một số nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở.
- Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ:Trẻ ăn đủ chất, ăn hết suất để cơ thể khỏe mạnh
- Trẻ biết được các hoạt động chuẩn bị đón tết
- Trẻ biết được các hoạt động trong ngày tết
- Trẻ thích xem tranh ảnh về các hoạt động trong ngày tết
- Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ “ Đi chợ tết ” và nhớ được tên, nội dung của bài thơ 
- Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi và hát thuộc được bài hát “ Sắp đến tết rồi”
- Trẻ biết xâu vòng hoa 3 màu: màu đỏ, xanh và màu vàng
II. CHUẨN BỊ:
 - Phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm vật liệu làm ®ồ dùng đồ chơi.
 - Tranh ảnh chủ điểm ngày tết vui vẻ treo trên tường và ở các góc.
 - Sách báo có các hình ảnh đẹp về thời tiết ngày tết, các hoạt động trong ngày tết, những món ăn trong ngày tết. 
 - Một số đồ chơi màu vàng, màu đỏ, màu xanh 
 - Hình tròn, hình vuông.
 - Tranh thơ: cây đào, tết là bạn nhỏ, mưa xuân, đi chợ tết
 - Tranh chuyện: Chiếc áo mùa xuân
 - Một số dụng cụ âm nhạc như: trống, phách, xắc xô mũ chóp .
 - Một số đồ dùng tạo hình như: giấy vẽ, màu sáp, đất nặn, bảng, dây xâu, hoa có lỗ, khối gỗ, đĩa dựng khăn lau tay
 - Mô hình, mẫu của cô
 - Một số đồ dùng vận động: bóng, hoa, vẽ hình chữ nhật, ô tô
 - Cây cảnh, dụng cụ tưới nước 
 - Các cây cảnh mùa xuân.
- Tranh về các hoạt động chuẩn bị đón tết và trong ngày tết, các món ăn đặc trưng trong ngày tết 
- Các bài ca dao đồng dao chơi trò chơi dân gian
III. KẾ HOẠCH TUẦN 
 Thứ
HĐ
Hai
Ba
Tư
Năm
Sáu
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp, cho trẻ chơi tự do, nghe nhạc.
- Trò chuyện với trẻ về tết nguyên đán và các hoạt động chuẩn bị đón tết và trong ngày tết
Bài tập “Tập với bóng”
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài tập và tập được các động tác theo cô
- Trẻ tập đúng nhịp, phát triển một số kĩ năng vận động như: đi, chạy, bật nhảy
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh
b. Chuẩn bị: 
- bóng đủ cho cô và trẻ
- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng
c. Tiến hành
* Hoạt động 1: Khởi động
Cho trẻ đi các kiểu nhanh, chậm,theo hiêụ lệnh của cô .và đứng thành vòng tròn. 
* Hoạt động 2: Trọng động 
- Động tác 1: thổi bóng
- Động tác 2: Tung bóng
- Động tác 3: Nhặt bóng
- Động tác 4: Bóng nảy
- Mỗi động tác tập 3 - 4 lần, trẻ tập cùng cô giáo
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Trẻ chơi TC “mưa rơi ”. Cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.
Hoạt động có chủ định
LVPTTC
- VĐCB:
Ném bóng về phía trước
-TCVĐ: “Bóng tròn to ”
LVPTNN
- Thơ : Mưa xuân
- Bài hát “ Mùa xuân đến rồi”
LVPTNT
- Bánh chưng, bánh dầy
- Bài hát : Bánh trưng xanh
PTTC, KN
XH&TM
- Hát và vận động: bánh chưng xanh
- Nghe hát: Mùa xuân đến rồi
PTTC, KN
XH&TM
- Nặn bánh ngày tết
Hoạt động góc
1. Góc phân vai: Bán hàng tết
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết một số thao tác của người mua và bán hàng
- Rèn kĩ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Giáo dục trẻ cùng chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi của nhau
b. Chuẩn bị: bánh kẹo, mứt tết, cây và hoa
c. Nội dung chơi: Bán bánh kẹo, mứt tết, cây và hoa 
d. Cách chơi: 1-2 trẻ đóng vai người bán hàng trẻ còn lại đóng vai người mua hàng. Trẻ cùng thực hiện hành động mua và bán
2. Góc hoạt động với đồ vật: Xâu vòng hoa, xếp bệ hoa
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết cách cầm dây và xâu hoa thành vòng
- Rèn sự khéo léo và tỉ mỉ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra
b. chuẩn bị: dây xâu, hoa xâu, rổ đựng, các khối xốp
c. Nội dung chơi: Xâu vòng hoa, xếp bệ hoa
d. Cách chơi: Trẻ cầm dây và xâu hoa tạo thành chiếc vòng
Trẻ dùng các khối xốp xếp chồng lên nhau tao thành cái bệ hoa
3. Góc xem tranh: Xem tranh ảnh về các loại hoa
a. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên một số loại hoa mà trẻ biết
- Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, chăm sóc và bảo vệ hoa
b. Chuẩn bị: Tranh ảnh các loại hoa
c. Nội dung chơi: Xem tranh ảnh về các loại hoa
d. Cách chơi: Trẻ cùng lật mở tranh và trò chuyện về nội dung tranh
4. Góc nghệ thuật: tô màu,hát múa, đọc thơ có nội dung về các loại hoa. 
a. Yêu cầu
- Trẻ biết tô màu, hát múa, đọc thơ về chủ đề
- Rèn cho trẻ sự mạnh dạn tự tin, sáng tạo
- Trẻ tịch cực,hứng thú tham gia hoạt động
b. Chuẩn bị: 
- Tranh về hoa chưa tô màu, bút sáp màu, bàn ghế
- Dụng cụ âm nhạc, mũ múa
c. Nội dung chơi: Trẻ tô màu, hát múa, đọc thơ có nội dung về các loại hoa
d. Cách chơi: Trẻ đóng vai hoạ sĩ tô màu cho bức tranh, làm nghệ sĩ múa hát, đọc thơ
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, cây hoa
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết cây cần có đất , nước, ánh sáng để sống và lớn lên
- Trẻ thực hiện một số thao tác chăm sóc cây
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên không hái hoa, bẻ cành
b. Chuẩn bị: Cây xanh, cây hoa, nước, bình tưới
c. Nội dung chơi: Chăm sóc cây xanh, cây hoa
d. Cách chơi: Trẻ thực hiện thao tác tưới nước, lau lá, nhổ cỏ,...
* Tiến hành chung các góc:
Hoạt động 1: Gây hứng thú cô và trẻ trò chuyện về các góc chơi trong ngày
Hoạt động 2: Thoả thuận chơi 
Cô đàm thoại và trao đổi với trẻ về chủ đề
 - Trong lớp có những góc chơi nào?
 - Cháu thích chơi ở góc nào?
 - Cháu rủ bạn nào cùng chơi?
 Cho trẻ nhận và về góc chơi trẻ yêu thích
+ Hoạt động 3: Quá trình trẻ chơi
- Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát,hướng dẫn, động viên trẻ cùng chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi của nhau
+ Hoạt động 4: Nhận xét
 Nhận xét từng nhóm chơi: Cô nhận xét trẻ trong quá trình chơi.
 Nhận xét chung cả lớp: Cô khen ngợi, động viên trẻ.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: cây đào
- TCVĐ: gieo hạt, nảy mầm
- Chơi tự do: xâu vòng, bóng, vẽ
- Quan sát: cây hoa cúc
- TCVĐ: nu na nu nống
- Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời
- Quan sát: cây hoa sữa
- TCVĐ: Gieo hạt
- Chơi tự do với phấn, cát, lá cây
- Quan sát: cây hoa sữa
- TCVĐ: Gieo hạt
- Chơi tự do với phấn, cát, lá cây.
- Quan sát cây trứng cá
- TCVĐ: nu na nu nống
- Chơi tự do
Hoạt động ăn ngủ
- Vệ sinh tay mặt cho trẻ trước khi ăn.
- Chuẩn bị bàn ăn cho trẻ hợp lý để cô dễ dàng bao quát và chăm sóc tốt cho trẻ khi trẻ ăn.
- Giới thiệu món ăn, gd dinh dưỡng trong món ăn, nhắc trẻ ăn uống có vệ sinh, có văn hóa, ăn hết xuất..
- Thường xuyên quan tâm đến từng trẻ, đặc biệt là trẻ ăn chậm, ăn ít, trẻ lười ăn,.
- Ăn xong, cô giúp trẻ lau mặt, tay, nhắc trẻ đi VS.
- Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho trể ngủ chu đáo, chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát, không có ánh sáng chói, tránh gió lùa, ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè..
- Khi trẻ ngủ cô bao quát giúp trể ngủ ngon giấc. Tạo cho trẻ cảm giác dễ ngủ và tạo giấc ngủ an toàn cho trẻ.
Chơi tập buổi chiều
- Ôn bài cũ: ném bóng về phía trước
- Rèn thói quen tự phục vụ
- vệ sinh
- Trò chơi: Gieo hạt
- Xem tranh và cùng trò chuyện về ngày tết
- Vệ sinh
- Ôn hoạt động góc
- TCDG: Dung dăng dung dẻ
- Vệ sinh
- LQBM: Xâu vòng hoa
- Rèn nề nếp
- Vệ sinh đồ chơi
- Ôn bài cũ
- TCDG: Kéo cưa lừa xẻ
- Vệ sinh phòng nhóm
Trả trẻ
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng tư trang của trẻ trước khi về
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp
Thứ 2 ngày 15 tháng 02 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:
Lĩnh vực phát triển thể chất
Đề tài: VĐCB: Ném bóng về phía trước
TCVĐ : “ bóng tròn to ”
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết đứng chân trước chân sau, một tay cầm bóng, đưa bóng lên cao dùng sức mạnh của tay cho bóng bay xa về phía trước.
- Phát triển các cơ chân cơ tay, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan vận động với nhau 
- Giáo dục: Trẻ thường xuyên rèn luyện sức khỏe cho người khỏe mạnh
2. Chuẩn bị:
- Bóng, mô hình công viên, xắc xô.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
 - Trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày tết
- Cho trẻ đi chơi công viên
- Ở công viên có những trò chơi gì?
- Cô và các con cùng chơi TC: ném bóng về phía
 trước nhé.
* Hoạt động 2: Khởi động
- Cho trẻ đi vào vòng tròn theo giai điệu bài hát “ sắp đến tết rồi ”. Cho trẻ đi chậm, nhanh, chậm dừng lại thành vòng tròn.
* Hoạt động 3: Trọng động
BTTTC: “ Tập với bóng”
- Động tác 1: giơ bóng
- Động tác 2: nhặt bóng
- Động tác 3: bóng nẩy
- Mỗi động tác 2 lần . Trẻ tập cùng cô
 VĐCB “ Ném bóng về phía trước”
+ Cô giới thiệu tên bài tập và làm mÉu 1- 2 lần
- Lần 1: C« lµm mÉu kh«ng giải thích.
 - Lần 2: kết hợp với giải thích động tác: Cô đi từ chỗ ngồi đến trước vạch xuất phát, Cô đứng chân trước chân sau, một tay cô cầm bóng đưa lên cao, dùng sức mạnh của tay ném cho bóng bay xa về phía trước, sau đó cô về ghế ngồi của mình.
 + Cô cho 1-2 trẻ thực hiện mẫu
* Trẻ thực hiện:
Lần 1: Cô gọi từng trẻ lên thực hiện 
Lần 2: Cô gọi 2-3 trẻ cùng thực hiện
+ Khi trẻ thực hiện bài tập VĐCB cô quan sát hướng dẫn trẻ tập cô chú ý sửa sai cho trẻ
+ Các con vừa làm gì vậy?
- Giáo dục : Hàng ngày phải luyện tập thể dục cho người khỏe mạnh
 TCVĐ “ Bóng tròn to” 
- Cô giới thiệu tên trò chơi vận động
- Cô nói cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2, 3 vòng quanh lớp và đi ra ngoài theo nền nhạc: Quả bóng
* Kết thúc: Nhận xét và tuyên dương trẻ
- Trẻ đi theo cô.
- Trả lời.
- Vâng ạ.
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập cùng cô.
- Trẻ quan sát cô.
- Trẻ xem cô làm mẫu.
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời.
- Lắng nghe cô nói
- Trẻ chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng và ra ngoài.
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xem tranh
- Góc phân vai
- Góc nghệ thuật: 
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: cây đào
TCVĐ: gieo hạt, nảy mầm
Chơi tự do: xâu vòng, bóng, vẽ
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết gọi tên các đặc điểm của hoa
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây
2. Chuẩn bị: Địa điểm quan sát
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Quan sát.
 - Cô và trẻ đọc bài thơ: “ cây đào”
 - Trò chuyện về bài thơ
- Cho trẻ quan sát, tìm hiểu cây đào.
+ Đây là cây hoa gì?
+ Cây đào có những gì đây?
+ ( Lá , nụ, hoa , thân cây ) đào đâu?
+ Hoa đào nở vào mùa nào?
+ Muốn cho cây hoa đào mau lớn thì chúng mình phải làm gì?
+ Cây hoa đào dùng để làm gì?
+ Cô khái quát đặc điểm của cây đào và nói tác dụng của cây đào.
 - Giáo dục: trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây đào, hoa đào rất đẹp dùng trang trí trong ngày tết.
* Hoạt động 2: Trò chơi: gieo hạt, nảy mầm
* Hoạt động 3: Chơi tự do:Đồ chơi ngoài trời, xâu vòng, bóng, vẽ 
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn: Ném bóng về phía trước.
Yêu cầu: Trẻ thực hiện thành thạo các vận động và thực hiện được theo yêu cầu của cô
* Tiến hành: 
- Cô làm mẫu kết hợp với giải thích động tác: Cô đi từ chỗ ngồi đến trước vạch xuất phát, Cô đứng chân trước chân sau, một tay cô cầm bóng đưa lên cao, dùng sức mạnh của tay ném cho bóng bay xa về phía trước, sau đó cô về ghế ngồi của mình.
* Trẻ thực hiện:
Lần 1: Cô gọi từng trẻ lên thực hiện 
Lần 2: Cô gọi 2-3 trẻ cùng thực hiện
+ Khi trẻ thực hiện bài tập VĐCB cô quan sát hướng dẫn trẻ tập cô chú ý sửa sai cho trẻ
2. Rèn thói quen tự phục vụ.
3. Vệ sinh
Đánh giá trẻ cuối ngày.
 Tình trạng sức khỏe:.
Trạng thái cảm xúc hành vi:..
Kiến thức kỹ năng:.
Thứ 3 ngày 16 tháng 2 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
	- Dạy trẻ đọc thơ “ Mưa xuân”
- Bài hát “ Bé và Hoa’’
1. Mục đích:
- Kiến thức:
+ Trẻ nhớ tên bài thơ
+ Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ
- Kỹ năng: Rèn khả năng phát âm đúng và ghi nhớ có chủ định
- Thái độ: Trẻ yêu thiên nhiên và cảm nhận được mùa xuân đến
2. Chuẩn bị: 
a. Chuẩn bị của cô:
- Tranh thơ: Mưa xuân
- Đĩa nhạc bài hát “ Bé và hoa”
- Hệ thống câu hỏi.
b. Chuẩn bị của trẻ:
- Trẻ ngồi ghế.
- Trang phục gọn gàng.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến 	HĐ của trẻ
1 HĐ1: Tạo hứng thú
 Trò chơi “Gieo hạt nảy mầm”
Các con yêu quý, mùa xuân đến có mưa phùn bay, hoa đào nở, tiết trời đẹp vô cùng. Có một nhà thơ đã sáng tác lên bài thơ “Mưa xuân”, mời các con cùng lắng nghe bài thơ nhé.
2. HĐ2: Cô đọc mẫu
- Cô đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ cho trẻ nghe
L1: Trọn vẹn, diễn cảm, giới thiệu tên bài thơ
L2: Diễn cảm kết hợp tranh thơ
- Đàm thoại:
Cô đọc bài thơ gì?
“Mưa xuân nhè nhẹ
Trên mái tóc em” 
- Mưa xuân được ví như hạt gì?
- Đậu ở đâu?
Như hạt sương đêm
Đậu trên cành lá
Nghiêng nghiêng đôi má
- Thấy mưa xuân em bé đã làm gì?
Chào đón mưa rơi
Em ngẩng nhìn trời
Xuân sang đẹp quá”
- Mưa xuân trong bài thơ có đẹp không?
Con thấy bài thơ có hay không?
- Mời cả lớp đọc thuộc bài thơ này nhé
3. HĐ3: Dạy trẻ đọc thơ
Cô cùng lớp đọc 2 lần
- Hỏi trẻ tên bài thơ
- Cả lớp đọc 2 – 3 lượt
- Chia tổ đọc, cá nhân đọc
Cô chú ý dạy trẻ đọc đúng câu: Nghiêng nghiêng, sương đêm, cành lá
+ Cô cho trẻ nhún hát bài “ Bé và hoa”
- Cô giáo dục trẻ mỗi khi mùa đông lạnh giá đi qua là mùa xuân đến. Mùa xuân có hoa đào, có mưa xuân, các con có thích mùa xuân không? Mùa xuân đến rồi cô cháu mình cùng đi trồng cây nào?
+ Cô cùng trẻ làm động tác trồng cây. Để có nhiều cây xanh cho môi trường xanh sạch đẹp, có không khí trong lành cho mọi người sống khỏe mạnh các con nhé.
- Cô cùng trẻ đọc lại bài thơ 1 lần: Cô hỏi trẻ tên bài thơ.
* Kết thúc:
Cho trẻ thưởng thức bài hát “Cùng múa hát mừng xuân” rồi ra chơi.
Trẻ chơi TC
Trẻ nghe cô trò chuyện
Trẻ nghe cô đọc thơ
Mưa xuân
Như hạt sương đêm. Đậu trên cành lá.
Chào đón mưa rơi
Có ạ
Mưa xuân
Trẻ đọc thơ
Trẻ đọc đúng các từ
Trẻ nhún hát
Trẻ lắng nghe
Cuốc đất, Trồng cây
Mưa xuân
Trẻ nghe hát
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc bán hàng: Bán hàng tết
- Góc xem tranh: xem tranh ảnh về các hoạt động trong ngày tết
- Góc hoạt động với đồ vật: Tô màu hoa, nặn cánh hoa
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
Quan sát: cây hoa cúc
TCVĐ: nu na nu nống
Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, xâu vòng, bóng
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết gọi tên các đặc điểm của hoa
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp
2. Chuẩn bị: Địa điểm quan sát
 3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Quan sát.
- Gợi mở và gây hứng thú: cô hát đố về hoa cúc
- Cho trẻ quan sát, tìm hiểu cây hoa cúc
 + Đây là cây hoa gì?
+ Cây hoa cúc có những gì đây?
+ ( Lá , hoa , thân cây, cành cây ) cúc đâu?
+ Muốn cho cây hoa cúc mau lớn thì chúng mình phải làm gì?
+ Hoa cúc dùng để làm gì?
+ Cô khái quát đặc điểm của cây cúc và nói tác dụng của cây hoa cúc.
 - Giáo dục: trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây hoa cúc, hoa cúc rất đẹp dùng cắm trong ngày tết ngày lễ và ngày hội 
* Hoạt động 2: Trò chơi: nu na nu nống
* Hoạt động 3: Chơi tự do:Đồ chơi ngoài trời, xâu vòng, bóng, vẽ 
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.TCVĐ: Gieo hạt nẩy mầm.
2. Cho trẻ xem tranh và trò chuyện về ngày tết
3. Vệ sinh
Đánh giá trẻ cuối ngày.
Tình trạng sức khỏe:.
Trạng thái cảm xúc hành vi:..
Kiến thức kỹ năng:.
Thứ tư ngày 17 tháng 02 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
Lĩnh vực phát triển nhận thức	
 - NBTN: Bánh chưng, bánh dầy
 - Bài hát: Bánh trưng xanh
1.Mục đích
+ Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi được tên 2 loại bánh: Bánh chưng, bánh dầy.
- Trẻ biết và nói được nguyên liệu làm nên bánh chưng, bánh dầy gồm: Gạo nếp, lá rong, thịt lợn , đậu xanh.
- Trẻ biết được quy trình làm bánh chưng, bánh dầy.
+ Kĩ năng:
- Trẻ nói đủ câu, biết trả lời to, rõ ràng, mạch lạc câu hỏi của cô.
- Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
+ Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, nhanh nhẹn, tự tin và hoạt bát. 
- Giáo dục ý nghĩa của việc làm bánh chưng, bánh dầy dâng cúng tổ tiên nhân dịp tết.
2. Chuẩn bị
a.Chuẩn bị của cô:
- Cốt truyện “ Sự tích bánh chưng, bánh dầy”.
- Tìm hiểu cách gói bánh chưng, bánh dầy theo truyền thống.
- Cảnh nhà Hoàng tử Lang Liêu; Cảnh ngày tết
- Trang phục: Lang Liêu, vua, nông dân
- Nguyên liệu làm bánh: Lá rong, gạo nếp, thịt lợn, dây lạt, bột gạo nếp nhào sẵn.
- Nia ,mâm, đĩa hình tròn, hình vuông, khuôn làm bánh.
- Bài hát: Bánh chưng xanh;Ngày tết quê em; Bé chúc tết; Mùa xuân ơi; Rap.
b. Chuẩn bị của trẻ:
- Bánh chưng, bánh dầy nhỏ
- Mũ múa: Rong xanh; Nếp vàng.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
DK h.động của trẻ
1. Hoạt động 1: Tạo hứng thú
- Hoạt cảnh: 
+Lang Liêu : Tết sắp đến rồi , không biết lấy gì dâng cho vua cha thể hiện lòng hiếu thảo đây. Mà mình chỉ có lúa gạo thôi. Ôi! Buồn quá!
- Ông Bụt hiện lên: “Này con, trong trời đất không có gì quý bằng gạo.Vì gạo đã nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm ra 2 thứ bánh: Bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời con ạ."
+ Lang Liêu tỉnh dậy : Vậy con đã biết phải làm gì rồi. Cảm ơn ông bụt tốt bụng.
 Hỡi những người nông dân chăm chỉ, hãy giúp Lang Liêu làm bánh dâng vua cha nào!
2. Hoạt động 2: Bánh chưng, bánh dầy
* Nhận biết tập nói về bánh chưng.
- Để có chiếc bánh chưng dẻo, thơm ông bụt đã mách bảo cho Lang Liêu những nguyên liệu đó là gạo nếp này, đỗ xanh, thịt lợn và cuối cùng là lá rong đấy.
 Thế các con có muốn gói bánh cùng Lang Liêu không?
 Chúng mình hãy lên đây .
- Đầu tiên Lang Liêu sẽ dùng lá rong lót xuống làm vỏ bọc bên ngoài cho chiếc bánh.
 Con hãy lấy lá rong cho Lang Liêu nào. Lá rong có màu gì các con?
 Các con hãy đọc thật to: Lá rong màu xanh- Tiếp theo Lang Liêu sẽ lấy gạo nếp cho vào trong lá rong. 
 Con chỉ xem gạo nếp ở đâu? 
 Bạn chỉ đúng chưa? Các con cùng đọc to với bạn nào: Gạo nếp
 Lang Liêu sẽ đong 1 bát gạo nếp cho lên trên lá rong.
- Một nguyên liệu tạo nên mùi thơm cho bánh mà ông bụt tốt bụng đã mách bảo cho Lang Liêu. Đó là đậu xanh đấy. Các con hãy đọc thật to: Đậu xanh.
- Bây giờ Lang Liêu lại lấy đậu xanh cho lên trên gạo nếp .Ôi! Đã có độ dẻo, ngọt của gạo, mùi thơm của lá rong và đậu xanh. Ông bụt còn muốn chiếc bánh có thêm vị béo ngậy nữa. Và ông đã mách Lang Liêu chọn nguyên liệu gì đây nhỉ? Các con hãy đọc to: Thịt lợn
 Lang Liêu sẽ lấy vài miếng thịt lợn đã được thái thành từng miếng nhỏ cho vào nhân bánh. Tiếp đó, cho thêm 1 lớp đậu xanh, rồi 1 lớp gạo nếp lên trên cùng .
 Đã xong khâu làm bánh rồi, để tất cả những nguyên liệu ấy được gói trọn trong lớp lá rong xanh mướt Lang Liêu sẽ dùng cái gì để buộc đây các con?
 Ôi! Vui quá! Lang Liêu đã gói xong chiếc bánh rồi. Thế Lang Liêu đã gói được chiếc bánh gì đây? Bánh chưng
- Chiếc bánh chưng này có màu gì đây?
 - Thế bánh chưng có dạng hình gì nhỉ?
 Đúng rồi. Bánh chưng có màu xanh. Màu xanh là màu của lá rong và có dạng hình vuông. Hình vuông tượng trưng cho đất đấy.
- Cảm ơn các con rất nhiều vì đã giúp Lang Liêu gói bánh ! Và để Lang Liêu có thể nhớ kỹ hơn, bạn nào có thể nhắc lại nguyên liệu làm bánh chưng nào?
Cô KQ: Bánh chưng xanh
 Có dạng hình vuông.
 Nguyên liệu làm bánh
 Gạo nếp thơm lừng.
 Thêm nhân đậu xanh
 Thịt lợn béo ngậy.
 Ôi! Bánh chưng xanh
 Thật là thơm ngon.
 Các con ơi, hãy cùng Lang Liêu múa hát thể hiện niềm vui khi đã gói được bánh chưng nào.
Rất giỏi! Lang Liêu cảm ơn tất cả các con !
* Nhận biết tập nói về bánh dầy
- Lang Liêu: Các con ơi! Chiếc bánh chưng xanh đã tượng trưng cho đất , thế nhưng Lang Liêu biết làm bánh gì để tượng trưng cho trời đây. Màmà..tượng trưng cho trời thì phải tròn chứ. A! Lang Liêu nghĩ ra rồi. Lang Liêu sẽ làm bánh dầy dâng vua cha .
- Để làm bánh dầy, Lang Liêu cũng chọn loại gạo nếp ngon, dẻo đồ chín rồi đổ vào cối giã nhuyễn thành bột đây này.
 Các con đọc cùng Lang Liêu nào: Bột gạo nếp.
- Lang Liêu còn có gì đây? 
- Để bánh dầy đẹp hơn, Lang Liêu sẽ c

File đính kèm:

  • docCHỦ ĐỀ NHÁN2 Ngày tết với bé.doc