Kế hoạch thực hiện lớp nhà trẻ - Chủ đề: Thế giới thực vật

* Phát triển vận động

+Thực hiện các động tác trong giờ thể dục sáng và bài tập phát triển chung trong hoạt động học : Hô hấp, tay, chân, bụng, bật.

-Thực hiện bài tập đi thăng bằng trên ghế thể dục.

-Thực hiện bài tập : Đập và bắt bóng bằng 2 tay.

-Dạy trẻ các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt và sử dụng một số đồ dùng như kéo để cắt, dán.

- Thực hiện bài tập kỹ năng sống,và góc thiên nhiên trong hoạt động góc.

 

doc110 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch thực hiện lớp nhà trẻ - Chủ đề: Thế giới thực vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lKẾ HOẠCH THỰC HIỆN
CHỦ ĐỀ:THẾ GIỚI THỰC VẬT
LỚP MGL A1
Thời gian thực hiện 6 tuần từ 11/01 đến 26/12/2015
Nhánh 1:Cây xanh và môi trường sống
(Từ 11/01 đến 15/01/2016)
 Nhánh 2:Một số loại rau
(Từ 18/01 đến 22/01/2016)
 Nhánh 3:Một số loại quả
(Từ 25/01 đến 29/01/2016)
 Nhánh 4: Tết cổ truyền
(Từ 01/02 đến 05/02/2016
 Nhánh 5:Mùa xuân của bé
(Từ 15/02 đến 19/02/2016)
 Nhánh 6: Một số loại hoa
(Từ 22/02 đến 26/02/2016)
Giáo viên thực hiện:
Đào Thị Bích Vân
Trương Thị Quyến
MỤC TIÊU-NỘI DUNG CHỦ ĐỀ:THẾ GIỚI THỰC VẬT
Thực hiện 6 tuần ( Từ ngày 11/01 đến ngày 26/02/ 2016)
SỐ TT
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN
MỤC TIÊU
NỘI DUNG GIÁO DỤC
1
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Phát triển vận động :
- Trẻ thực hiện tập được các động tác: Hô hấp, tay, chân,bụng, bật theo lời bài hát theo chủ đề. 
- Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các vận động: Đi, nhảy, bật, ném,bò, chuyền bóng, trèo lên xuống.
- Trẻ biết phối hợp cử động các ngón tay để xé, cắt, dán... 
- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động: Tập làm công việc nội trợ, chăm sóc cây.
- CS 10: Đập và bắt được bóng bằng 2 tay.
- CS 11: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: 
- Biết lợi ích của một số thực phẩm, nguồn gốc thực vật với sức khỏe của bản thân.
- Nhận biết các thức ăn, nước uống có hại: Thức ăn ôi thiu, nước lã, rau quả chưa rửa sạchKhông ăn uống những thức ăn đó.
- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống( Ăn quả được rửa sách, gọt vỏ, thức ăn chín đã được chế biến...).
- BiÕt c¸c mãn ¨n ngµy tÕt vµ Ých lîi cña c¸c mãn ¨n ®ã ®èi víi søc khoÎ con ng­êi.
- Có một số thói quen tốt trong sinh hoạt, có hành vi vệ sinh trong ăn uống vào dịp Tết Nguyên đán.
- Trẻ biết rửa tay, rửa hoa quả trước khi ăn.
- CS 20: Trẻ biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
- CS 21: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.
- CS24. Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép;
* Trẻ có một số kỹ năng tự phục vụ và giúp đỡ người lớn một số việc vừa sức.
Biết sử dụng một số đồ dùng trong gia đình và đồ dùng cá nhân.
* Phát triển vận động
+Thực hiện các động tác trong giờ thể dục sáng và bài tập phát triển chung trong hoạt động học : Hô hấp, tay, chân, bụng, bật.
-Thực hiện bài tập đi thăng bằng trên ghế thể dục.
-Thực hiện bài tập : Đập và bắt bóng bằng 2 tay.
-Dạy trẻ các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt và sử dụng một số đồ dùng như kéo để cắt, dán...
- Thực hiện bài tập kỹ năng sống,và góc thiên nhiên trong hoạt động góc.
+Vừa đi vừa đập vừa bắt bóng bằng hai tay.
-Không ôm bóng vào người.
+ Khi bước lên ghế không mất thăng bằng.
-Khi đi mắt nhìn thẳng.
-Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ 
- Trẻ kể tên một số loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng chế biến từ thực vật : Rau, củ, quả...
+ Kể được một số đồ ăn, đồ uống không tốt cho sức khỏe. Ví dụ đồ ăn ôi thiu, rau quả khi rửa chưa sạch, nước lã, rượu bia
-Nhận ra dấu hiệu của một số đồ ăn bị nhiễm bẩn, ôi thiu.
-Không ăn, uống những thức ăn đó.
+ -Gọi tên một số đồ vật gây nguy hiểm.
-Không sử dụng những đồ vật dễ gây nguy hiểm để chơi khi không được người lớn cho phép.
-Nhắc nhở hoặc báo người lớn khi thấy bạn sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm.
+ Đưa mắt nhìn người thân hoặc hỏi ý kiến khi nhận quà từ người lạ.
-Không theo khi người lạ rủ.
-Kêu người lớn khi bị ép đi hoặc mách người lớn khi việc đó xảy ra với bạn.
*Dạy trẻ:
-Cách mặc áo khoác cài khuy
- Chuyền hạt từ một bát sang nhiều bát.
- Cách đóng mở đai nhựa
- Rót ướt bằng lọ miệng tròn nhỏ.
- Xâu khuy áo của trẻ.
- Rót nước bằng phễu.
- Đan nong mốt.
- Chuẩn bị giờ ăn nhẹ.
2
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
* Phát triển về tình cảm. 
- Yêu thích các loại cây và có ý thích bảo vệ cây. Nhận biết được sự cần thiết giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp với con người.
- Biết bày tỏ tình cảm thể hiện lòng kính trọng với gia đình và người thân trong ngày Tết 
- Biết giúp đỡ gia đình ,làm các công việc để đón Tết.
Trẻ biết thể hiện những lời chúc yêu thương đến người thân trong dịp đón năm mới.
-Thưc hiện tốt thói quen ăn uống ,giũ vệ sinh trong ngày Tết.
- CS 38: Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp
CS 39: Thích chăm sóc cây cối, con vật.
* Kỹ năng xã hội.
- Có một số thói quen, kỹ năng cần thiết, bảo vệ chăm sóc cây gần gũi ở trường, lớp , nhà, quí trọng người trồng cây
- Trẻ thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt. 
- CS 53.Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác.
CS 56: Nhận xét một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường.
- CS59: Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình 
- CS 60: Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.
a. Phát triển tình cảm
- Trẻ hiểu được tầm quan trọng của cây xanh đối với đời sống con người và động vật và có ý thức yêu thương, chăm sóc và bảo vệ cây xanh và giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp.
- Qua góc kỹ năng sống, góc lễ giáo giáo dục trẻ thể hiện tình yêu thương gia đình, người thân, có ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, tổ tiên vào những ngày Tết truyền thống.
- Cho trẻ thực hiện một số kỹ năng đơn giản để chia sẻ cùng với gia đình những công việc nhẹ nhàng để đón Tết.
- Dạy trẻ một số lời chúc mừng năm mới để chúc người thân trong dịp đón năm mới.
- Dạy trẻ một số thói quen ăn uống giữ vệ sinh trong ngày Tết.
+ Nhận ra được cái đẹp (bông hoa đẹp, bức tranh vẽ đẹp, búp bê xinh).
-Những biểu hiện thích thú trước cái đẹp: reo lên, xuýt xoa khi nhìn thấy đồ vật, cảnh vật đẹpví dụ: Ngắm nghía say sưa khi nhìn thấy bức tranh đẹp; xuýt xoa trước vẻ đẹp của một bông hoa, thích thú ngửi, vuốt ve những cánh hoa, cỏ xanh mơn mởn khi mùa xuân đến, thích thú lắng nghe tiếng chim hót
+ Quan tâm hỏi han về sự phát triển, cách chăm sóc cây, các con vật quen thuộc.
-Thích được tham gia tưới, nhổ cỏ, lau lá cây; cho các con vật quen thuộc ăn, vuốt ve, âu yếm các con vật non
b. Kỹ năng xã hội: 
- Dạy trẻ biết mô tả được hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường xung quanh trẻ 
- Trẻ tự đề nghị người lớn hoặc bạn giúp đỡ khi gặp khó khăn. Biết tìm sự hỗ trợ từ người lớn trong cộng đồng (cô giáo, bác bảo vệ, hàng xóm)
+Mô tả được ảnh hưởng hành động của mình đến tình cảm và hành động của người khác.
-Giải thích được hành vi của mình hoặc của người khác sẽ gây phản ứng như thế nào.
+-Nhận ra hành vi đúng/ sai của mọi người trong ứng xử với môi trường xung quanh.
-Nhận ra ảnh hưởng của hành vi đúng hoặc sai: Vứt rác ra đường là sai vì gây bẩn, ô nhiễm môi trường, như vậy có hại cho sức khỏe của mọi người.
+ Nhận ra và chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình cả ng về ngoại hình, cơ thể, khả năng, sở thích, ngôn ngữ
-Tôn trọng mọi người, không giễu cợt người khác hoặc xa lánh người bị khuyết tật.
-Hòa đồng với bạn bè ở các môi trường khác nhau.
+ Nhận ra và có ý kiến về sự không công bằng giữa các bạn.
-Nêu ý kiến về cách tạo lại sự công bằng trong nhóm bạn.
-Có ý thức cư xử sự công bằng với bạn bè trong nhóm chơi.
3
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* Nghe:
- Trẻ hiểu nghĩa từ khái quát về rau, củ, quả... và thực hiện yêu cầu của người lớn theo 2-3 yêu cầu đơn giản.
- Nghe, hiểu nội dung các câu đơn và câu mở rộng, câu phức.
- Nghe, hiểu nội dung một số câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, câu đố trong chủ đề.
- CS74: Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp.
* Nói:
- Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả những điều trẻ quan sát được về các cây cối trong thiên nhiên, vườn trường.
- Biết trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, tại sao?
- Nhận biết được một số chữ cái và phát âm được những âm của chữ cái trong các từ chỉ tên các loại cây, hoa, rau, quả.
- Biết sử dụng từ ngữ để mô tả được một vài đặc điểm nổi bật, lợi ích của một số cây, hoa,quả, các món ăn, các phong tục tập quán.trong ngày Tết cổ truyền.
- Biết kể truyện và nói lên những hiểu biết của mình về Tết và mùa xuân.
- Biết kể chuyện và nói lên những hiểu biết của mình về Tết và mùa xuân
- CS 83: Có một số hành vi như người đọc sách
- CS 84: “Đọc” theo truyện tranh đã biết
- CS 85. Biết kể chuyện theo tranh.
- CS 86: Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói
- Làm quen với chữ cái: L,N,M,H,K
a. Nghe :
- Trẻ hiểu được những lời nói và chỉ đẫn của giáo viên ,hiểu được những câu phức và phẩn ứng lại bằng nhũng hành động hoặc phẩn hồi tướng ứng 
- Dạy trẻ nghe hiểu , kể tên , nói được từ khái quát chỉ các loại cây, rau, hoa quả và nói được từ khái quát chỉ các loại món ăn, hoa, quả có trong ngày tết.
- hướng dẫn bạn bè trong trò chơi , trong hoạt động học
- Dạy trẻ nghe hiểu nội dung truyện kể, bài thơ về chủ điểm  « Thực Vật-  Tết và mùa xuân   »
+ Lắng nghe người khác nói, nhìn vào mắt người nói.
-Trả lời câu hỏi, đáp lại bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để người nói biết rằng mình đã hiểu hay chưa hiểu điều họ nói.
*Nói: 
- Chăm chú lắng nghe người khác nói, nhìn vào mắt người nói.
- Trả lời câu hỏi, đáp lại bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
- Khi nghe kể chuyện, trẻ có thể lắng nghe người kể một các chăm chú và yên lặng trong một khoảng thời gian.
- Trẻ rất chú ý lắng nghe người nói và phản ứng lại bằng nụ cười, gật đầu như dấu hiệu của sự hiểu biết 
- Dạy trẻ biết kể rõ ràng, mạch lạc về một sự việc nào đó để người khác hiểu.
- Dạy trẻ diễn đạt được đặc điểm của cây, hoa, củ, quả mà trẻ biết
+ Biểu hiện hành vi đọc, giả vờ đọc sách, truyện.
-Cầm sách đúng chiều, lật giở từng trang sách từ trái qua phải, đọc, đưa mắt hoặc tay chỉ theo chữ từ trái qua phải, trên xuống dưới.
-Trẻ biết cấu tạo của một cuốn sách quen thuộc: bìa sách, trang sách, vị trí trang sách, vị trí tên tác giả, bắt đầu và kết thúc của một câu chuyện trong sách.
+ Chỉ vào chữ dưới tranh minh họa và “đọc” thành tiếng (theo trí nhớ) để “đọc” thành một câu chuyện với nội dung phù hợp từng tranh minh họa.
+ Sắp xếp theo trình tự một bộ tranh liên hoàn (khoảng 4 – 5 tranh) có nội dung rõ ràng, gần gũi và phù hợp với nhận thức của trẻ.
-“Đọc” thành một câu chuyện có bắt đầu, diễn biến và kết thúc một cách có hợp ly, logic.
+ -Hiểu rằng có thể dùng tranh ảnh, chữ viết, số, ký hiệuđể thể hiện điều muốn truyền đạt.
(VD: hỏi mẹ: “mẹ ơi, trong thư bố có nói nhớ con không”, “mẹ viết hộ con lời chúc mừng năm mới gửi ông bà nhé.., mẹ viết là con chúc ông bà mạnh khỏe, vui vè”, nếu điện thoại nhà mình hỏng thì phải viết thư để mời ông bà đến chơi”, tự “viết” tên mình vào bài tập làm ở lớp(chắp các chữ cái đã biết hoặc viết kí hiệu gần giống chữ viết với mong muốn truyền đạt thông tin nào đó).
- trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái L, M, N, H, K thông qua từ và các trò chơi với chữ cái
4
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* Khám phá khoa học :
- Quan sát, hiểu và giải thích được quá trình phát triển của cây, biết phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa sự phát triển của cây cối với môi trường sống của cây( Đất, nước, không khí, ánh sáng).
- Biết lợi ích của cây cối, thiên nhiên và môi trường với đời sống con người.
- Biết so sánh, phân biệt một số đặc điểm giống và khác nhau của một số cây, hoa, quả.
- Biết cách phân loại một số cây loại rau: ăn la, ăn củ, ăn quả theo 2-3 dấu hiệu, theo loài, nơi sống, hoặc theo lợi ích của cây và giải thích tại sao( tìm ra dấu hiệu chung của nhóm)
-Biết trò truyện về thời tiết mùa xuân và tìm hiểu các phong tục tập quán ,các món ăn .trong những ngày Tết Nguyên Đán
- Biết đặc điểm, ích lợi, điều kiện sống của một số cây, hoa,rau,quả ngày Tết và mùa xuân.
- Biết quan sát, phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa các loại cây với môi trường sống, với con người để nhận ra Tết và mùa xuân.
-CS 93: Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây.
-CS113: Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- CS 117. Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát
* Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán:
- Biết đo kích thước của 3 đối tượng và diễn đạt kết quả
- Phân biệt khối cầu- khối trụ. Khối vuông- khối chữ nhật. Qua một số đặc điểm nổi bật.
- Nhận biết được số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 9.
- Biết tách gộp trong phạm vi 9.
- Tách nhóm 9 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của 2 nhóm.
- CS 111. Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ. 
* Hoạt động khám phá: 
- Dạy trẻ biết gọi tên , tìm được đặc điểm chung của cây, rau, hoa, quả...theo đặc điểm chung.
- Dạy trẻ khám phá biết nhận biết ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây.
- Dạy trẻ biết sắp xếp tranh ảnh về sự phát triển của cây.
- dạy trẻ biết về một số loại rau, củ, hoa quả, cách chăm sóc cho cây lớn nhanh và phát triển 
+ Gọi tên từng giai đoạn phát triển của đối tượng trên tranh ảnh .
-Xắp sếp các bức tranh đó theo trình tự phát triển
-Nhận ra và sắp xếp theo trình tự của sự thay đổi của cây cối ,con vật ,hiện tượng tự nhiên (Ví dụ Búp ,Lá non ,Lá già ,Lá vàng ,...)
+ Nhận ra và sắp xếp hoặc giải thích các tranh về sự phát triển theo trình tự các giai đoạn phát triển của cây/ con/ hiện tượng tự nhiên. VD: hạt-> hạt nảy mầm-> cây con-> cây trưởng thành-> cây có hoa-> cây có quả.
+ Thích tìm hiểu cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới) VD: ngắm nghía trước sau của một cái đồng hồ mới, quan sát kỹ lưỡng để tìm ra những bộ phận khác lạ hơn so với cái đã biết; chăm chú quan sát bác bảo vệ trồng một cây mới và đặt ra những câunhỏi để biết đó là cây gì, hoa sẽ có màu gì, có quả không và quả có ăn được không?
-Hay đặt câu hỏi: “tại sao?”
Thay một từ hoặc một cụm từ của một bài hát (Ví dụ: Bài hát “Mẹ ơi mẹ con yêu mẹ lắm” thay cho “Bà ơi bà cháu yêu bà lắm”.
-Thay tên mới cho câu chuyện phản ánh đúng nội dung, ý tưởng của câu chuyện.
-Đặt tên cho đồ vật mà trẻ thích VD: đặt tên cho cái cây mà bé thích là cái cây thần kì; đặt tên cho chú gà nhựa đồ chơi là hiệp sĩ gà
* Hoạt động Làm quen với Toán :
- Dạy trẻ phép đo các đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo
-Ôn tập phân biệt khối vuông, khối chữ nhật
- Dạy trẻ biết nhận biết số 9 và lập số 9.
- Dạy trẻ biết thêm bớt và tách gộp nhóm có 9 đối tượng.
+ Nói được lịch, đồng hồ dùng để làm gì/
-Nói được ngày trên lịch (đọc ghép số).
-Nói được giờ chẵn trên đồng hồ (ví dụ: bây giờ là 2 giờ, 3 giờ v.v).
5
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
* Âm nhạc:
- Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc về chủ điểm “ Thực vật”.
- Trẻ biết thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe các bài hát, bản nhạc.
- Biết lựa chọn, thể hiện các hình thức vận động theo nhạc.
- Trẻ hát đúng giai điệu các bài hát về chủ điểm “Tết và Mùa Xuân ”
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát.
- Trẻ thể hiện nét mặt, vận động phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát về chủ điểm “Tết và Mùa xuân ”.
- Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.
- Trẻ sử dụng nhiều loại vật liệu để làm ra sản phẩm.
* Tạo hình:
- Yêu thích cái đẹp và sự đa dạng phong phú của môi trường cây xanh. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc về thế giới thực vật qua các sản phẩm cắt, vẽ, xé dán.
- Nhận ra cái đẹp của môi trường cây xanh, hoa, quả của chủ đề Tết và mùa xuân.
- Yêu thích cái đẹp và thể hiện được cảm xúc, tình cảm về thực vật qua các sản phẩm vẽ, nặn, xé dán.
- CS 8: Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn
- CS 103: Nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình.
*Âm nhạc: 
 - Dạy trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái , tình cảm của bài hát. Vận động nhịp nhàng theo giai điệu , nhịp điệu của bài hát về chủ điểm « Thực vật- Tết và Mùa xuân  » như bài : hoa trong vườn, lá xanh, 
- Dạy trẻ sử dụng các dụng cũ gõ đêm theo tiết tấu nhanh, chậm, phối hợp.. .
- Dạy trẻ biết chơi các trò chơi âm nhạc thể hiện tiết tấu nhanh, chậm
* Tạo hình.
- Dạy trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm ra 1 sản phẩm về chủ điểm Thực vật, 1 sản phẩm về Tết và mùa xuân. Như vẽ , xé, dán, nặn về một số loại hoa, quả..
- Dạy trẻ biết đặt tên cho sản phẩm và trả lời các câu hỏi của cô
- Dạy trẻ biết làm ra sản phẩm tạo hình không giống các bạn khác và nói lên ý tưởng thể hiện sản phẩm.
+-Bôi hồ đều.
-Các hình được dán đúng vào vị trí qui định.
-Sản phẩm không bị rách.
+-Bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm, cách làm sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân. 
-Đặt tên cho sản phẩm đã hoàn thành.
Giáo viên thực hiện:
Đào Thị Bích Vân
Trương Thị Quyến
Vũ Thị Hường
BẢNG CÔNG CỤ CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT - LỚP MGL A1
Thời gian thực hiện 6 tuần từ 11/01 đến 26/02/2016
Lĩnh vực
Chỉ số
Minh chứng
Phương pháp 
Phương tiện 
Thời gian 
 Cách thực hiện 
Trẻ đạt 
Gv thực hiện 
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- CS 8: Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn
-Bôi hồ đều.
-Các hình được dán đúng vào vị trí qui định.
-Sản phẩm không bị rách.
Quán sát
Một số bông hoa cắt sẵn và hình ảnh lẵng hoa có cành lá,yêu cầu trẻ dán hoa vào đầu cành hoa.
Thực hiện trong hoạt động góc tuần 4
Cô hướng dẫn trẻ:
Gần đến ngày Tết rồi cô con mình hãy cùng nhau dán những lẵng hoa thật đẹp để trang trí cho ngôi nhà của chúng mình nhé.
Cô Quyên
- CS 10: Đập và bắt được bóng bằng 2 tay.
-Vừa đi vừa đập vừa bắt bóng bằng hai tay.
-Không ôm bóng vào người.
Quan sát, đánh giá trẻ.
Bóng cao su có đường kính 15cm
Hoạt động chiều tuần 1.
Cô hướng dẫn trẻ chơi đập và bắt bóng bằng 2 tay, không ôm bóng vào người.
Cô Vân
-CS 11.Đi thăng bằng trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).
-Khi bước lên ghế không mất thăng bằng.
-Khi đi mắt nhìn thẳng.
-Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế.
Quan sát
Mặt bằng rộng rãi (Sân chơi).Ghế thể dục
Hoạt động học tuần 2
Cô làm mẫu, giả thích từng động tác và cho trẻ lần lượt thực hiện.
Cô Vân
-CS20.Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
-Kể được một số đồ ăn, đồ uống không tốt cho sức khỏe. Ví dụ đồ ăn ôi thiu, rau quả khi rửa chưa sạch, nước lã, rượu bia
-Nhận ra dấu hiệu của một số đồ ăn bị nhiễm bẩn, ôi thiu.
-Không ăn, uống những thức ăn đó.
Quan sát
Một vài loại thức ăn, nước uống (loại ăn được và không ăn được.
Trò chuyện buổi sáng với trẻ.Tuần 1
Cô đưa ra một số loại thức ăn và đàm thoại với trẻ thức ăn nào không ăn được, không uống được? Vì sao?
Có thể trao đổi với phụ huynh xem ở nhà trẻ có ăn uống các thức ăn ôi thiu hay nước lã, rau quả chưa rửa sạch không?
Cô Hường
-CS21.Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.
-Gọi tên một số đồ vật gây nguy hiểm.
-Không sử dụng những đồ vật dễ gây nguy hiểm để chơi khi không được người lớn cho phép.
-Nhắc nhở hoặc báo người lớn khi thấy bạn sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm.
Quan sát
Một số đồ dùng có thể gây nguy hiểm như: Bàn là, dao nhọn, chai lọ bằng thủy tinh....
Trò chuyện sáng tuần 2.
Cô yêu cầu trẻ kể tên một số đồ vật gây nguy hiểm,sau đó cô đưa ra một số đò vật có thể gây nguy hiểm như: Bàn là có thể gây bỏng, dao nhọn nếu không dùng cẩn thận sẽ gây đứt tay.....Cô trao đổi với phụ huynh quan sát trẻ trong sinh hoạt hàng có chơi với những đồ vật gây nguy hiểm không?
Cô Vân
-CS24.Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép.
-Đưa mắt nhìn người thân hoặc hỏi ý kiến khi nhận quà từ người lạ.
-Không theo khi người lạ rủ.
-Kêu người lớn khi bị ép đi hoặc mách người lớn khi việc đó xảy ra với bạn.
Trò chuyện với trẻ và nghe trẻ trả lời.
Một số câu hỏi tạo tình huống.
Trò chuyện khi trẻ chuẩn bị ra về.
Tuần 1
Cô đưa ra tình huống với trẻ: con đang chơi ở sân, có một người con chưa quen biết lại gần và cho con gói kẹo.Con phải làm gì?.....
Cô Quyến
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI
-CS38.Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp.
-Nhận ra được cái đẹp (bông hoa đẹp, bức tranh vẽ đẹp, búp bê xinh).
-Những biểu hiện thích thú trước cái đẹp: reo lên, xuýt xoa khi nhìn thấy đồ vật, cảnh vật đẹpví dụ: Ngắm nghía say sưa khi nhìn thấy bức tranh đẹp; xuýt xoa trước vẻ đẹp của một bông hoa, thích thú ngửi, vuốt ve những cánh hoa, reo lên khi nhìn cánh đồng lúa chín, hoa cỏ xanh mơn mởn sau mưa, biển xanh bát ngát, thích thú lắng nghe tiếng chim hót
Quan

File đính kèm:

  • docGiao_an_chu_de_TG_thuc_vat.doc