Kế hoạch tuần 1 - Chủ đề: Các con vật yêu thích - Chủ đề nhánh 1: Những con vật đáng yêu
I. Mục tiêu
- Trẻ biết nhảy lò cò 5m
- Trẻ có tố chất nhanh, khéo, khả năng định hướng trong không gian.
- Trẻ biết rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần tập thể.
II. Chuẩn bị.
* Của cô:
- Địa điểm sân tập bằng phẳng.
- Vạch xuất phát.
- Mũ mão các con vật.
* Của trẻ:
- Nơ tay, vòng, mũ mão.
* Nôi dung tích hợp:
- Âm nhạc: Một con Vịt, mèo đi câu cá.
- MTQX: Trò chuyện về chủ đề.
- Toán: Đếm đến 7.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1 : Ồn định gây hứng thú
- Chào các con hôm nay nghe nói lớp chúng ta học rất là giỏi rất là ngoan nè ! nên có rất nhiều cô đến thăm lớp chúng ta nè chúng ta chào các cô đi nào ( Cả lớp chào cô)
KẾ HOẠCH TUẦN 1 Chủ đề: Các con vật yêu thích Chủ đề nhánh 1: Những con vật đáng yêu Thới gian thực hiện: Từ ngày 26/11/2018 đến ngày 30/11/2018 Giáo viên thực hiện: Từ Nữ Trang – Dương Thị Bé Ngoan Lớp: Lá 2 (5- 6 tuổi) KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ 2 ngày 26 tháng 11 năm 2018 Đề tài: Nhảy lò cò 5 m I. Mục tiêu - Trẻ biết nhảy lò cò 5m - Trẻ có tố chất nhanh, khéo, khả năng định hướng trong không gian. - Trẻ biết rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần tập thể. II. Chuẩn bị. * Của cô: - Địa điểm sân tập bằng phẳng. - Vạch xuất phát. - Mũ mão các con vật... * Của trẻ: Nơ tay, vòng, mũ mão..... * Nôi dung tích hợp: - Âm nhạc: Một con Vịt, mèo đi câu cá. - MTQX: Trò chuyện về chủ đề. - Toán: Đếm đến 7. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1 : Ồn định gây hứng thú - Chào các con hôm nay nghe nói lớp chúng ta học rất là giỏi rất là ngoan nè ! nên có rất nhiều cô đến thăm lớp chúng ta nè chúng ta chào các cô đi nào ( Cả lớp chào cô) - Hôm nay cô dẫn các bạn đi xem biều diễn thời trang, các con có thích không ? ( Dạ thích) - Hôm nay chúng ta đến với chương trình thời trang “ những con vật ngộ nghĩnh” - Mở nhạc bài “ thời trang” - Phần xuất hết sức ấn tượng của bạn cá vàng. đàm thoại về con cá. À ! Các bạn ơi ngoài bạn cá ra còn có sự xuất hiện của chú cua, đàm thoại về chú cua. - Không thiếu phần sôi động và hấp dẫn tiếp theo đây là chú tô rất xinh xắn và đáng yêu. Đàm thoại về con tôm. - Làm cho không khí vui tươi tiếp theo đây là bạn óc sên. Đàm thoại về óc sên - Giáo dục trẻ: Các con biết không Cá, tôm cua,là con vật sống dưới nước thuộc nhóm thủy sản, Còn heo là động vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia súc. chúng điều là những con vật có lợi, cá thì cung cấp vitamin A cho cơ thể khi nuôi cá chúng ta phải cho cá ăn để cá mau lớn. Tôm và cua, thì cung cấp canxi giúp cho xương chắc khỏe. Còn heo thì cung cấp thịt. Vì vậy chúng ta phải biết chăm sóc các con vật bảo vệ chúng. - Để cho cơ thể khỏe mạnh chúng ta cần ăn nhiều các chất dinh dưỡng, ngoài ra còn phải làm gì nũa? Hoạt động 2: Tồ chức hoạt động 2.1. Khởi động. - Cô cho trẻ đi bằng các kiểu đi khác nhau. Đi thường - Đi bằng mũi bàn chân - Đi bằng gót bàn chân - Đi nhanh - Đi chậm - Chạy nhanh - Chạy chậm. - Cho trẻ chuyển đội hình thành hai dọc. 2.2. Trọng tâm: bài tập phát triển chung - Động tác Tay - vai: Co và duỗi, bắt chéo hai tay trước ngực - Động tác Lưng - Bụng : Quay sang trái, sang phải. - Động tác Chân : Đứng lần lượt từng chân co cao đầu gối. - Động tác bật : Bật về các phía 2.3 Vận động cơ bản: Nhảy lò cò 5m - Trẻ lập lại 2-3 lần. - Cô tập mẫu: 2 lần. + Lần 1: Tập mẫu không phân tích động tác. + Lần 2: Tập mẫu kết hợp phân tích động tác. - Tư thế chuẩn bị hai tay thả tự nhiên ,chân đứng thẳng khi có hiệu lệnh chân phải đứng thẳng chân trái co lên ,tay trái cầm chân trái bắt đầu nhảy lò cò tiến về phía trươc 5m . - Gọi 2 trẻ khá lên tập mẫu. - Cô quan sát, sửa sai, động viên trẻ. - Trẻ thực hiện: + Cô cho cả lớp thực hiện 2-3 lần. + Trẻ tập thành thạo cô chia trẻ thành 2 tổ thực hiện thi xem bạn nào bật giỏi không dẫm vào ô. - Cô nhận xét. Hoạt động 3:. Trò chơi vận động: : “ giải cứu động vật quý hiếm” - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi. Hoạt động 4: Hồi tỉnh -Cho trẻ đi 2-3 vòng. HOẠT ĐỘNG CHƠI Chủ đề: Các con vật yêu thích Nhánh 1: Những con vật đáng yêu Giáo viên thực hiện: Từ Nữ Trang – Dương Thị Bé Ngoan Lớp: Lá 2 (5-6 Tuổi) I. MỤC TIÊU: - Trẻ tự tham gia vào góc chơi; phát triển óc sáng tạo, mở rộng nhận thức, biết chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động trong một nhóm chơi; trẻ biết sử dụng các kĩ năng tạo hình để tạo ra một số động vật sống trong gia đình; trẻ tự chọn góc chơi, biết thỏa thỏa thuận vai chơi, biết trò chuyện cùng nhau trong khi chơi. - Trẻ biết chơi theo nhóm và biết hợp các hành động trong một nhóm chơi; trẻ biết vẽ, cắt dán, gấp dán, đan lá in hình, kết đinh tranh bằng cát loại hạt. - Trẻ yêu thích một số động vật trong gia đình, nhứ con gà, mèo, chó, heo, vịt, ngỗngbiết giá trị củng như vẽ đẹp của mỗi con vật. Trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn, hợp tác với bạn, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm của mình tại góc chơi, lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định. Trẻ chơi ngoan, không trành giành đồ chơi, chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định. II. CHUẨN BỊ: - Góc phân vai: Bàn, ghế, cân, thức ăn, bộc, tiền,. - Góc xây dựng: Gạch gỗ, bộ lắp ghép bằng nhựa, cây cỏ, mái nhà bằng thùng giấy, ccac1 loại động vật làm từ các phế liệu - Góc học tập: Sách truyện, tranh ảnh, lô tô hình ảnh các động vật sống trong gia đình. Tranh có số lượng 7, bộ tranh kéo nối quy trình phù hợp với số lượng. bút màu sapq, bút chì. - Góc nghệ thuật: Bàn, ghế, giấy A4, bút chì đen, màu. - Góc tiên nhiên: Con vịt con, lòng, hồ nước, thức ăn, nước III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Ổn định, tạo hứng thú: - Trẻ hát vận động bài “ chú méo con” - Trẻ vào góc chơi theo ý thích của mình. * Hoạt động 2: Trẻ tham gia hoạt động chơi ở các góc. * Góc phân vai: Của hàng bán thức ăn. - Trẻ phân vai chơi, phối hợp cùng nhau sắp sếp, lấy đồ chơi ra và cùng chơi.Thể hiện hành vi theo vai chơi và giao tiếp phù hợp giữa người mua và người bán người phục vụ. * Góc xây dựng: Xây trang trại nuôi heo - Trẻ về góc chơi, tự thỏa thuận vai chơi, phân công người xây dựng và sắp xếp, thể hiện sự sáng tạo, phối hợp các đồ chơi, các cây xanh hợp lý, đẹp mắt, trang trại nuôi heo. * Góc học tập : Xem tranh chủ đề và ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan - Trẻ biết chơi tranh kéo nuối một số quy trình, theo số lượng tương ứng với từng con số. - Trẻ biết cách luật tranh, ngôi dúng tư thế, trao đổi với nhau về các động vật sống trong gia đình. * Góc nghệ thuật: Vẽ những vật nuôi bé yêu thích: - Trẻ biết về góc chơi, biết lấy dụng cụ để thực hiện sản phẩm của mình. * Góc thiên nhiên:” Chăm sóc vịt con” - Trẻ về đóng góc chơi của mình, biết phân vai chơi với bạn, biết cách chăm sóc vịt con, biết cho vịt ăn, biết vịt sống được ở dưới nước * Kết thúc: - Trẻ dọn dẹp học liệu gọn gàng ngăn nắp sau khi chơi. * Đánh giá trẻ hằng ngày: Tên trẻ: - Tình trạng sức khỏe của trẻ: - Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ: - Kiến thức, kĩ năng, thái độ: * Biện pháp thực hiện: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ 3 ngày 27 tháng 11 năm 2018 ĐỀ TÀI: TH: : Vẽ đàn gà I . Mục tiêu : - Trẻ biết đặc điểm của con gà, Biết miêu tả đàn gà qua tranh vẽ, Biết sử dụng các màu phù hợp với đàn gà. - Trẻ rèn sử dụng các kỹ năng tạo hình (nét cong, nét xiên...) để vẽ đàn gà mà trẻ thích và vẽ các chi tiết tạo bố cục cho bức tranh. - Trẻ biết yêu quý và chăm sóc con vật nuôi trong gia đình.Trân trọng vàgiữ gìn sản phẩm của mình và bạn. II. Chuẩn bị : + Tranh 1: Vẽ gà trống, gà mái, gà con kiếm ăn. + Tranh 2: Vẽ gà mẹ ấp trứng. + Tranh 3: Vẽ đàn gà, băng nhạc không lời nhẹn hàng, êm ái. Nhạc giai điệu bài hát "Đàn gà trong sân". Nôi dung tích hợp : MTXQ : xem tranh ảnh theo chủ đề. ÂN : Đàn gà con III. Tổ chức hoạt động: * HĐ 1 :- Ổn định gây hứng thú. « tạo tình huống » Đọc câu đố về con gà: "Con gì từ sáng tinh mơ ? Gọi người thức dậy, gáy vang khắp trời." Các bạn đã đốn rất chính xác. Cho trẻ xem tranh trên vi tính. * HĐ 2 - Đàm thoại, hướng dẫn quan sát mẫu. Các bức tranh này vẽ hình con gì ? Các con biết gì về những con gà? Con gà gồm có những bộ phận nào? Làm thế nào để mình phân biệt: gà trống, gà mái hay gà con? Cho trẻ xem tranh mẫu cô vẽ. Bức tranh này vẽ đề tài gì? Tại sao con biết tranh này vẽ con gà con? (Tương tự với bức tranh thứ 2.) Làm sao phân biệt con gà trống, gà mái khi vẽ? (gà mái khác gà trống không có bộ lông đuôi sặc sỡ và không có cựa). Theo con, con gà trống (gà mái, gà con) được vẽ bằng những hình gì ? * HĐ 3 - Trẻ thực hiện Trò chơi: "Một ngón tay nhúc nhích" Mở nhạc nhẹ cho trẻ nghe khi trẻ vẽ. Trẻ thực hiện: Cờ cho trẻ về bàn và thực hiện sản phẩm theo ý của trẻ. Cô quan sát trẻ thực hiện. Gợi ý giúp trẻ thể hiện nội dung của bức tranh. * HĐ 4 - Nhận xét tranh trẻ Cho trẻ làm xong treo sản phẩm của mình. Cho trẻ tự nhận xét về tranh của mình của bạn. Cô nhắc trẻ về bố cục, gợi ý cách tô màu hoặc chi tiết trẻ cần thêm trong tranh. Khen trẻ. Kết thúc hoạt động. * Đánh giá trẻ cuồi ngày: Tên trẻ: - Tình trạng sức khỏe của trẻ: - Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: - Kiến thức, kĩ năng, thái độ: * Biện pháp thực hiện: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ 4 ngày 28 tháng 11 năm 2018 ĐỀ TÀI: KPKH: Bé nhận biết các con vật sống trong gia đình: I. Mục tiêu: -Trẻ biết phân biệt nhóm các con vật nuôi theo những đặc điểm đặc trưng (có 2 chân, có cánh, đẻ trứng; có 4 chân, đẻ con...). + Trẻ biết nhận xét so sánh được sự giống nhau và khác nhau của con vật nuôi (gà , vịt- chó, mèo ). - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ.Khả năng sử dụng ngôn ngữ mô tả đặc điểm của các con vật. -Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.Biết được ích lợi của các con vật nuôi biết cách chăm sóc và bảo vệ chúng. II. Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô: - Các slides về một số con vật nuôi (gà ,vịt). - Mũ các con vật. - Tranh vẽ con mèo, con gà, con vịt để trẻ chơi . - Bảng . - Đĩa nhạc, tivi. + Đồ dùng của trẻ: - Tranh lô tô . + Địa điểm: - Trong lớp * Nội dung tích hợp: - Hát: “ Mèo con và cún con”, Gà trống “ - CĐ:BVMT: DD. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: - Cho trẻ hát bài “Gà trống, mèo con và cún con”. - Trò chuyện về nội dung bài hát: + Các con vừa hát bài gì ? + Trong bài hát có những con vật gì ? *Giáo dục: Nuôi các con vật giúp chúng ta rất nhiều ích lợi: cung cấp thực phẩm, đó là nguồn dinh dưỡng quí giá cho con người chúng ta lớn lên, khỏe mạnh. Ngoài ra còn giúp con người giữ nhà (chó) bắt chuột( mèo) cày bừa (trâu, bò). Hoạt động 2 : Hướng dẫn hoạt động 1. Quan sát, trò chuyện về các con vật : - Cô mở màn hình cho trẻ xem hình ảnh về một số con vật nuôi trong gia đình ( con chó , gà, mèo, con lợn, con bò ) - Các con vừa xem những con vật nào ? * Con gà trống : - Cô cho trẻ lắng nghe tiếng của gà trống gáy. + Cô đố các con đó là tiếng con gì kêu ? - Cô mở slide hình ảnh “Con gà trống” cho trẻ xem. + Đây là con gì ? + Con gà trống có đặc điểm gì ? + Đầu con gà trống có đặc điểm gì ? + Mỏ gó trống có đặc điểm gì ? + Chân có đặc điểm gì ? + Thức ăn của gà là gì ? + Gà trống gáy như thế nào ? - Cô cho trẻ giả làm tiếng gáy của con gà trống ? + Con gà đẻ trứng hay đẻ con ? + Con gà trống có đẻ trứng được không ? + Con gà nào đẻ trứng được? - Cô cho trẻ xem tranh con gà mái. + Nuôi gà để làm gì ? *Cô tóm lại: Những con vật nuôi có 2 chân, đẻ trứng là con vật thuộc nhóm gì? (Gia cầm) - Đố các con đó là những con vật nào? (gà, vịt, chim bồ câu, ngỗng, ngan...). * Con vịt : - Cô đọc câu đố : Trò chyện về con vịt * Cô tóm lại: Vịt có lông nhẹ, không thấm nước, chân lại có màng nên dễ dàng bơi trên mặt nước, do vậy người ta thường nuôi vịt ở đâu? (trên những cánh đồng) Vì sao? (Để bắt ốc, mò lúa rơi vãi). * Con chó : + Con chó nó sủa như thế nào? + Chó có đặc điểm gì? + Chúng ta nuôi chó để làm gì + Con chó thích ăn gì nhỉ? * Cô tóm lại: Con chó rất thông minh, nó biết được người lạ và người quen, nó rất dữ, nên chúng ta nuôi chó để giúp chúng ta giữ nhà. * Con mèo - Cô đố: “Con gì có bộ ria dài Trong veo đôi mắt Đôi tai tinh tường Bước đi êm ái nhẹ nhàng Chuột mà thấy bóng Vội vàng trốn mau? Đố là con gì? + Con mèo có đặc điểm gì nhỉ? + Nuôi nó để làm gì? + Nhờ đâu mà nó bắt được chuột? (Mắt sáng, nhìn được trong bóng tối, chân có móng vuốt nhọn...) + Những con vật nuôi có 4 chân, đẻ con là con vật thuộc nhóm gì? (Gia súc) 2. So sánh nhóm gia cầm và gia súc : + Giống nhau : Đều là những con vật nuôi trong gia đình. + Khác nhau : Gà,vịt là nhóm gia cầm có 2 chân, đẻ trứng. Chó, mèo là nhóm gia súc có 4 chân , đẻ con. 3.Trò chơi: * Trò chơi 1: Xếp các con vật theo đúng đặc điểm - Cô nói đặc điểm như thế nào thì trẻ tìm con vật có đặc điểm như cô vừa nêu để xếp ra. Vd: Con vật có 2 chân, đẻ trứng, kêu “ cạp, cạp” – trẻ chọn con vịt xếp ra. * Trò chơi 2: Về đúng chuồng - Cô giải thích luật chơi và cách chơi. + Luật chơi : Trẻ phải tìm được đúng chuồng của con vật. Vd: trẻ cầm thẻ lô tô con chó phải chạy đúng chuồng của con chó. + Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ lô tô các con vật. Cô yêu cầu trẻ xem tranh lô tô của mình và nhận chuồng giống thẻ con vật cầm trên tay. Cho trẻ đi xung quanh, vừa đi vừa hát. Khi có tín hiệu : “ Trời mưa”, các cháu chạy nhanh về đúng chuồng của mình. Ai chạy về không đúng chuồng thì bin nhảy lò cò. Trẻ chơi 2 lần. * Củng cố: Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động - Nhận xét - tuyên dương : - Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát “ Một con vịt” và nghĩ. * Đánh giá trẻ cuồi ngày: Tên trẻ: - Tình trạng sức khỏe của trẻ: - Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: - Kiến thức, kĩ năng, thái độ: * Biện pháp thực hiện: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ 5 ngày 29 tháng 11 năm 2018 Đề tài: Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan I Mục tiêu: - Trẻ biết ghép các cặp đối tượng có liên quan với nhau như: gà,trứng, trâu,cỏ,mèo chuột, chó xương - Trẻ rèn kỹ năng sắp xếp đúng các đối tượng liên quan với nhau để thành một cặp. Trẻ rèn kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo trong khi chơi. - Trẻ có nề nếp học tập, có tinh thần đoàn kết, hợp tác với nhau khi chơi. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: tranh gà,trứng, trâu,cỏ,mèo chuột, chó xương, que chỉ, 2 bức tranh mỗi khung đã có sẵn một đối tượng, 2 rổ lô tô để ở hai ghế, 2 bảng từ, 2 bức tranh vẽ các đối tượng để trẻ nối, bút chì, nam châm. - Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 lô tô gà,trứng, trâu,cỏ,mèo chuột, chó xươngđể trong rổ, bảng con. * Nội dung tích hợp: - Hát : “co mèo con” “ Con gà trống” - Trò chuyện về nội dung của chủ đề - CĐ: DD,BVMT. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú. Các con ơi! Chúng mình đang học chủ điểm gì? - Cô biết có một bài thơ rất hay nói về động vật sống trong gia đình. Bây giờ cô cùng các con đọc bài thơ này nhé. - Trong bài thơ có nhắc đến con vật nào? - Cho trẻ nhắc lại tên bài 2-3 lần để trẻ nhớ. Hoạt động 2:Hoạt động nhận Thức *Cô có một câu đố rất hay muốn thử tài lớp mình, chúng mình chú ý lắng nghe nhé - Đúng rồi! Chúng mình xếp con gà mái, với trứng. - Chơi “Cái gì biến mất” cất trứng. *Cô còn có một co vật nữa, chúng mình xem cô có con gì đây? - Cho trẻ xếp con chó bảng con của trẻ. - Con chó có lợi ích gì ? - Con cho nó ăn cái gì ? - Chơi “Cái gì biến mất” cụt xương biến mất *Cô còn có một loại con vật nữa, muốn biết đó là con gì chúng mình cùng chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng” nhé. - Cô có cái gì đây? - Cho trẻ xếp con mèo ra bảng con của trẻ. - Con mèo có lợi ích gì? - Con mèo thích ăn gì nhất ? - Đúng rồi! Chúng mình xếp con mèo với cụt xương đinào. - Con mèo là vật sống ở đâu nè. - Vừa rồi, cô và các con đã ghép thành cặp đối tượng có mối liên hệ như: mèo, chuột, gà trừng, chó, xương. Ngoài ra còn có rất nhiều cặp đối tượng khác. Hoạt động 3 : Trò chơi về đúng nhà Cô nêu luật chơi, cách chơi. Trẻ chợi 2- 3 lần. Nhận xét trò chơi * Nhận xét tuyên dương. * Đánh giá trẻ cuồi ngày: Tên trẻ: - Tình trạng sức khỏe của trẻ: - Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: - Kiến thức, kĩ năng, thái độ: * Biện pháp thực hiện: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ 6 ngày 30 tháng 12 năm 2018 Đề tài: Đề tài: Truyện “ Hai anh em gà con” I.Mục tiêu: - Trẻ biết tên truyện, tên nhân vật, nắm được các tình tiết chính của truyện. - Trẻ biết nội dung câu truyện “Hai anh em gà con” nói về sự ích kỷ, khoe khoang của gà em, sự rộng lượng của gà anh và lời dạy của gà mẹ. - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đủ câu. - Trẻ biết quan tâm giúp đỡ người khác, biết cảm thông chia sẻ với người khác nhất là những người cần sự giúp đỡ. II. Chuẩn bị: - Giáo án truyện “Hai anh em gà con”, mô hình sa bàn minh họa. - Nhạc bài hát “Đàn gà con”, máy tính, mũ gà mái mẹ. - Mũ vịt, gà anh, gà em cho 3 tổ. * Nội dung tích hợp: - Hát: “ Đàn gà con” - Thơ: “ “Gà mẹ đếm con” - CĐ: DD, BVMT III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: - Trò chuyện về mũ đội trên đầu. + Chúng mình và cô làm những chú gà, vịt đi kiếm ăn nào. + Ơ, đây có miếng mồi ngon quá anh em ơi, đâu đâu? Cho bạn ăn với, Không cho ănNào cho các bạn ăn với chứ không biết các bạn gà có chia cho bạn vịt ăn không nhỉ? Để biết bạn gà có cho bạn vịt ăn không?. Hôm nay cô sẽ kể câu truyện về các chú gà con cho các con nghe đấy. Muốn biết đó là những chú gà nào trong truyện, gì cô mời các con cùng lắng nghe và đặt tên cho câu truyện nhé. * Hoạt động 2: Cô kể chuyện - Cô kể lần 1: Kể diễn cảm kết hợp cử chỉ hành động + Trong truyện cô vừa kể có những ai? + Theo các con, đặt tên cho câu truyện là gì? - Cô cung cấp tên của câu truyện và cho trẻ nhắc lại. - Cô kể lần 2: Cô kể trên sa bàn * Hoạt động 3: Đàm thoại trích dẫn - Cô vừa kể cho cả lớp nghe truyện gì? - Trong truyện có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào? - Cho trẻ chơi trò chơi “Ô cửa bímật” + Trên màn hình sẽ xuất hiện các ô cửa, ẩn dưới mỗi ô cửa là 1 bức tranh trong truyện. Muốn mở được những ô cửa các con phải trả lời được các câu hỏi mà trò chơi đưa ra. + Bây giờ mời các bạn gà đến với ô cửa đầu tiên, đó là ô cửa số mấy? + Hai anh em gà con xin phép mẹ đi đâu? “Vào buổi sáng......đi kiếm ăn” + Gà anh đã tìm được cái gì và làm như thế nào? “Gà anh.....cùng ăn” + Khi hai anh em gà đang mổ thóc ăn thì ai chạy lại xin cùng được ăn? “ Hai anh em...cùng ăn với!” + Khi vịt con xin được ăn cùng thì Gà anh đã nói gì? “ ồ, được thôicho vui?” + Gà em đã phản ứng ra sao? + Ai có thể bắt chước được giọng gà em lúc đó? + Nếu là gà em thì con làm thế nào? “ Thấy vậy anh đúng thật là” + Gà anh an ủi em như thế nào? + Thế rồi hai anh em gà và vịt con đó làm gì? “Thế là... chia tay nhau để đi về nhà” + Về nhà gặp mẹ gà em đã nói gì? “Vừa về đến nhà.....đúng không mẹ” + Nghe em nói, gà anh đó nói gì? “Có gì ....phải không hả mẹ!” + Gà mẹ đó dạy hai anh em gà con như thế nào? “ Gà mẹ ....tốt hơn nhiều” + Theo các con như thế nào là “khoe khoang”? + Qua câu truyện con học tập ai? + Để được yêu quý như gà anh các con phải làm gì? - GD: Trẻ biết quan tâm chăm sóc, giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn. * Hoạt động 4: Cô và trẻ cùng kể chuyện - Phân vai: + Cô: dẫn truyện, gà mẹ + Tổ 1: gà anh + Tổ 2: gà em + Tổ 3: vịt con * Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ - Chơi trò chơi “Gà đi kiếm ăn”. * Đánh giá trẻ cuồi ngày: Tên trẻ: - Tình trạng sức khỏe của trẻ: - Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: - Kiến thức, kĩ năng, thái độ: * Biện pháp thực hiện: KẾ HOẠCH TUẦN 2 Chủ đề: Các con vật yêu thích Chủ đề nhánh 2: Những chú cá ngộ nghĩnh Thới gian thực hiện: Từ ngày 3/12/2018 đến ngày 7/12/2018 Giáo viên thực hiện: Từ Nữ Trang – Dương Thị Bé Ngoan Lớp: Lá 2 (5- 6 tuổi) KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ 2 ngày 3 tháng 12 năm 2018 Đề tài: TD, “ Bật tách khép chân qua 7 ô” I. Mục tiêu: -Trẻ biết tên vận động, tên trò chơi vận động và nắm được cách chơi, luật chơi. Trẻ biết bật liên tục khép, tách chân vào các ô, không chạm vào vạch. - Trẻ thực hiện đúng kĩ thuật, biết tiếp đất bằng mũi bàn chân. - Phát triển cơ tay, cơ chân, rèn luyện tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ. - Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục, ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: - Sân tập rộng rãi, bằng phẳng - Nhạc các bài hát theo chủ đề - Mô hình tập, nơ to, túi quà, xắc xô, dây thừng. - Nơ, thẻ số, mũ xanh/đỏ. - Trang phục gọn gàng, dễ vận động. * Nội dug tích hợp: - Hát: ‘ chú voi con” - CĐ: “BVMT”, DD III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Ổn định - Cô tạo tình huống bằng tiếng trống cho trẻ nghe: “Tùng tùng tùng tùngNgày hội đã đến, Cùng nhau thi tài”. - Kiểm tra sức khỏe trẻ - Cô cùng trẻ hát bài “Chúc mừng sinh nhật” - Dẫn dắt, giới thiệu bài: “Đố các con biết bây gi
File đính kèm:
- phat trien ngon ngu 5 tuoi_12554571.docx