Kế hoạch tuần 18 - Chủ đề nhánh: Côn trùng – 1 số loài chim

KẾ HOẠCH TUẦN 18

CHỦ ĐỀ NHÁNH: Côn trùng – 1 số loài chim

Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/ 2018 - 05/ 01/2018

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.Kiến thức.

- Trẻ biết tên, đặc điểm , lợi ích của các con côn trùng và 1 số loài chim .

- Trẻ phối hợp nhịp nhàng chân, tay để tập bài tập thể dục sáng theo nhịp đếm và tập các bài tập vận động cơ bản.

-Trẻ biết tên các góc chơi, biết thỏa thuận vai chơi, biết về góc chơi mà mình đã chọn, biết hợp tác với bạn trong khi chơi.

-Biết nêu những tiêu chuẩn bé ngoan mà cô đã đề ra trong ngày, trong tuần. Nhận xét, bình bầu cho mình và cho bạn trong lớp.

2.Kỹ năng

- Rèn cho trẻ có kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc.

-Tập thành thạo các động tác thể dục theo nhịp đếm.

- Có kĩ năng thể hiện vai chơi trong cá góc chơi, chơi vui vẻ, đoàn kết, lấy cất đồ dùng gọn gàng, nhẹ nhàng.

- Rèn kĩ năng nhận xét và bình bầu bé ngoan.

3.Thái độ:

- Có ý thức học tập, luôn giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.

- Hứng thú tham gia trong các hoạt động của trường, lớp, chơi cùng bạn, đoàn kết chơi giữa các bạn trong nhóm, không tranh giành đồ chơi của bạn.

- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp, khi chơi xong phải cất dọn đồ chơi đúng góc.

- Yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài côn trùng và các loài chim.

- Thích được nhận cờ.

 

docx24 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch tuần 18 - Chủ đề nhánh: Côn trùng – 1 số loài chim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 18
CHỦ ĐỀ NHÁNH: Côn trùng – 1 số loài chim
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/ 2018 - 05/ 01/2018
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức.	
- Trẻ biết tên, đặc điểm , lợi ích của các con côn trùng và 1 số loài chim . 
- Trẻ phối hợp nhịp nhàng chân, tay để tập bài tập thể dục sáng theo nhịp đếm và tập các bài tập vận động cơ bản.
-Trẻ biết tên các góc chơi, biết thỏa thuận vai chơi, biết về góc chơi mà mình đã chọn, biết hợp tác với bạn trong khi chơi.
-Biết nêu những tiêu chuẩn bé ngoan mà cô đã đề ra trong ngày, trong tuần. Nhận xét, bình bầu cho mình và cho bạn trong lớp. 
2.Kỹ năng
- Rèn cho trẻ có kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc.
-Tập thành thạo các động tác thể dục theo nhịp đếm.
- Có kĩ năng thể hiện vai chơi trong cá góc chơi, chơi vui vẻ, đoàn kết, lấy cất đồ dùng gọn gàng, nhẹ nhàng.
- Rèn kĩ năng nhận xét và bình bầu bé ngoan.
3.Thái độ:
- Có ý thức học tập, luôn giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
- Hứng thú tham gia trong các hoạt động của trường, lớp, chơi cùng bạn, đoàn kết chơi giữa các bạn trong nhóm, không tranh giành đồ chơi của bạn.
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp, khi chơi xong phải cất dọn đồ chơi đúng góc.
- Yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài côn trùng và các loài chim.
- Thích được nhận cờ.
II.CHUẨN BỊ:
- Sân tập rộng, sạch, bằng phẳng.
- Trang trí lớp theo chủ đề nhánh, tạo môi trường học tập cho trẻ.
-Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ.
- Đồ dùng, đồ chơi các góc, giấy màu, sáp vẽ, tranh truyện theo chủ đề.
- Cờ cho trẻ.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TÊN HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Đón trẻ, trò chuyện
1. Đón trẻ
- Mở cửa thông thoáng phòng, vệ sinh chuẩn bị đón trẻ.
- Mở nhạc các bài hát có liên quan đến chủ đề, đón trẻ vào lớp cho trẻ chơi nhẹ nhàng xem tranh ảnh chủ đề.
-Cho trẻ chơi ở các góc cô bao quát trẻ .
2. Trò chuyện
- Trò chuyện về các loài côn trùng và các loài chim.
- Trò chuyện về đặc điểm của các loài côn trùng và các loài chim.
- Trò chuyện về lợi ích của các loài côn trùng và các loài chim.
- Trò chuyện về mối liên hệ giữa động vật và môi trường sống.
Thể dục sáng
3.Thể dục sáng: Tập theo nhịp đếm
*HĐ 1: Khởi động (Tập theo bài đi xe lửa)
- Cho trẻ đi vòng tròn làm đoàn tàu, kết hợp với các kiểu đi (nhanh, chậm, bình thường,) sau để về hàng theo tổ.
*HĐ 2: Trọng động: Tập các động tác kết hợp nhịp đếm (2 lần x 4 nhịp)
+Hô hấp: gà gáy
ĐT 1: 2 tay đưa ra trước, lên cao.
ĐT 2: 2 tay cao, quay người 90 độ.
ĐT 3: chân đưa trước, khuỵu gối.
ĐT 4: Bật tại chỗ.
*HĐ 3 Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng.
Hoạt động học
VĐ: Đi dồn bước trước. 
TCVĐ: Chuyền bóng.
KPXH: 
Những con côn trùng và 1 số loài chim.
Truyện: 
Dê con nhanh trí.
Toán: 
Xác định phía trên –phía dưới.
PTTM: 
Cắt dán con vật sống dưới nước. 
Chơi, Hoạt động ngoài trời
*HĐ1 :
HĐCMĐ
Quan sát đàn kiến 
*HĐ2  TCVĐ: 
Mèo đuổi chuột
*HĐ1 :
HĐCMĐ
Quan sát chim bồ câu. 
*HĐ2 TCVĐ: 
Dung dăng dung dẻ
*HĐ1 :
HĐCMĐ
Trò chuyện về các loài côn trùng có ích và có hại . 
*HĐ2 :TCVĐ
Trồng nụ trồng hoa
*HĐ1 :
HĐCMĐ
Chơi với lá: Xếp con chim
*HĐ2  TCVĐ:
Lộn cầu vồng
*HĐ1 :
HĐCMĐ
Quan sát con ong
*HĐ2  TCVĐ: 
Trời nắng trời mưa
HĐ3: Chơi tự do – trẻ chơi các đồ chơi trên sân trường
Chơi với những sản phẩm trẻ vừa mới tạo ra được qua HĐCMĐ
Chơi, hoạt động góc
*Trò chuyện:
+Trò chuyện về chủ đề nhánh, bàn bạc với trẻ về buổi chơi để trẻ nhận góc chơi vai chơi:
- Hôm nay con thích chơi ở góc nào? Ai thích chơi ở góc xây dựng? 
-Trước khi chơi các con phải làm gì? Trong khi chơi các con phải làm sao? Khi chơi xong c/c phải làm gì?
*Thỏa thuận trước khi chơi:
-Cô dạy trẻ trước khi chơi phải lấy kí hiệu gắn vào góc chơi.
-Trong khi chơi muốn đổi vai chơi với bạn phải thỏa thuận, bạn đồng ý thì mới đổi vai chơi.
-Dạy trẻ sau khi chơi phải cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
*Quá trình chơi:
-Cô cho trẻ vào góc chơi. Cô quan sát giúp đỡ những lúc trẻ gặp khó khăn.
+ Góc âm nhạc: hát, múa, đóng kịch, các bài có trong chủ đề Động vật.
+ Góc xd: XD trang trại, vườn bách thú
+ Góc phân vai: bác sĩ, nấu ăn, cô giáo, học sinh, cảnh sát
+ Góc tạo hình: cắt, xé, dán, vẽ, tô màu vườn bách thú, những con vật bé thích
+ Góc thiên nhiên: chơi với cát, nước, tưới cây.
+ Góc sách truyện: xem tranh ảnh về trường, lớp, thơ, bài hát về chủ đề.
*Kết thúc:
- Cô cùng trẻ nhận xét những vai chơi tốt, những nhóm chơi tốt.
- Mở nhạc hết giờ chơi cho trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định.
Chơi tự chọn buổi chiều
HĐ 1:TC: Rồng rắn lên mây.
HĐ 2:Ôn
VĐ: Đi Dồn Bước trước. 
HĐ 1:TC:
Trời nắng trời mưa.
HĐ 2:
KPXH: 
Những con côn trùng và 1 số loài chim
HĐ 1:TC:
Thả đỉa ba ba.
HĐ 2: Ôn
Truyện :
Dê con nhanh trí. 
HĐ 1:TC: Trồng nụ trồng hoa.
HĐ 2:Ôn: Toán: 
Xác định phía trên- phía dưới. 
HĐ 1:TC:
Lộn cầu vồng.
HĐ 2:
Nêu gương cuối tuần.
HĐ 3: Chơi tự do-Trẻ chơi với đồ chơi tại các góc, cô bao quát chung.
Hoạt động nêu gương
* Hoạt động nêu gương
+ Văn nghệ chào mừng:
- Cho trẻ thể hiện 1-2 tiết mục văn nghệ chúc mừng các bé ngoan. 
+Nêu gương.
+ Nhận xét các tiêu chuẩn cô đặt ra:
- Cho trẻ nhắc lại tiêu chuẩn cô đó đưa ra buổi sáng.
- Cho trẻ tự nhận xét xem mình đã đạt tiêu chuẩn gì? Đã ngoan chưa?...
- Cô nhận xét lại.
- Còn trẻ nào chưa ngoan cô cho trẻ tự đánh giá mình.
- Động viên khuyến khích trẻ cố gắng đạt được những tiêu chí của cô.
+ Thưởng cờ cho trẻ
- Cho trẻ lên nhận cờ và cắm vào ống cờ của mình.
- Hát bài “Cả tuần đều ngoan”.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 01 tháng 01 năm 2018
I.MỤC ĐÍCH
-Trẻ biết tên vận động và thực hiện đúng kĩ năng đi bước dồn trước.
-Trẻ biết nhận biết và nêu tên, đặc điểm , môi trường sống của đàn kiến . 
-Trẻ hiểu và biết cách chơi các trò chơi dân gian.
-Trẻ hào hứng, thích thú khi tham gia các hoạt động.
II.CHUẨN BỊ
-Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, thoáng mát.
-Một số đồ dùng đồ chơi khác.
-Tranh về côn trùng và 1 số loài chim. 
III.TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1.HOẠT ĐỘNG HỌC: TD:
VĐCB: Đi bước dồn trước.
 TCVĐ: Chuyền Bóng.
a.HĐ1.Ổn định.
- Chúng mình đang học chủ đề gì?
- Giáo dục trẻ đi không được xô đẩy bạn, nhẹ nhàng, lịch sự.
-Kiểm tra sức khỏe.
b.HĐ2. Nội dung trọng tâm
 *Khởi động : cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với kiểu đi (nhanh, chậm, bình thường, cúi người, kiễng gót, đi má chân) sau về 3 hàng dọc rồi dàn hàng ngang.
Trọng động :
* BTPTC: tập theo nhịp đếm
- tay: 2 tay đưa trước, lên cao.
- bụng: 2 tay cao, quay người 90 độ.
- chân: chân đưa trước, khuỵu gối.
- Bật: tại chỗ.
*VĐCB: Đi bước dồn trước. 
-Cô giới thiệu vận động .
* Cô làm mẫu 
-Cô làm mẫu lần 1(ko phân tích)
-Lần 2 (có phân tích) 
- Cô cho 1 trẻ lên làm thử.
*Cho trẻ thực hiện .
-Lần 1:Từng trẻ thực hiện .
(cô sửa sai cho trẻ)
-Lần 2: cho 2 trẻ lần lượt thi đua .
-Nhận xét khen trẻ.
*Củng cố: Hôm nay cô đã cho cc học bài 
vận động gì?
-Cho 1 -2 trẻ trả lời và lên làm lại.
*TCVĐ: Chuyền bóng.
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi:Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn.Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh,lần lượt đến hết. 
- Cô tổ chức cho trẻ 2-3 lần. 
c. HĐ3.Hồi tĩnh – kết thúc.
-Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 phút.
2.CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
HĐCMĐ : Quan sát đàn kiến. 
b.HĐ 1 HĐCMĐ : Quan sát đàn kiến. 
* Ổn định tổ chức:
-Hôm nay cô và các con cùng xuống sân để quan sát đàn kiến nhé và chơi một số trò chơi nữa nhưng trước khí đi các con không được xô đấy nhau , không được hái lá , hái hóa , Khi nghe thấy hiệu lệnh của cô phải tập trung lại nhé! 
-Cô cho trẻ xếp hàng ra sân. 
*HĐCMĐ: Quan sát đàn kiến : 
-Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại về tranh con kiến :
-Đây là con gì?
-Có nhiều con kiến không?
-Kiến có màu gì?
-Kiến sống ở đâu?
-Kiến có lợi hay có hại ?
GD: Kiến là loài côn trùng nó có ích là bắt sâu bọ, chúng bò trên những bông hoa kết trái nhưng chúng cũng có hại là chúng hay cắn những mầm rau xanh . Chúng mình không nên lại gần đàn kiến này vì có những loại kiến cắn rất đau nên chúng ta phải tránh xa chúng các con nhớ chưa. 
a.HĐ 2: TCVĐ “Mèo đuổi chuột”
-Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi: : Một trẻ làm chuột, những trẻ khác cầm tay nhau tạo thành 1 vòng tròn to. Cả lớp đọc bài đồng dao, mèo chạy đuổi theo chuột cứ chuột chạy qua đâu thì mèo phải đuổi theo đó. Nếu mèo bắt được chuột thì phải đổi vai chơi.
-Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- *Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “Con chuồn chuồn”
c.HĐ 3: Chơi tự do
-Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân trường.
-Cô bao quát trẻ chơi, cô nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, an toàn.
3.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH BUỔI CHIỀU:
a.HĐ 1: TC Rồng rắn lên mây
-Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi: : 1 trẻ đóng là thầy thuốc, còn các trẻ khác cầm vạt áo nối nhau thành 1 hàng dài, sau đó tất cả đi lượn qua lượn lại như con rắn và đọc bài đồng dao. Thầy thuốc phải tìm cách bắt được người cuối cùng của hàng, người đứng đầu thì phải dang tay để chắn không cho thầy thuốc bắt được. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra làm thầy thuốc.
-Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
-Cô bao quát nhắc nhở trẻ.
b.HĐ 2: Ôn VĐ: Đi bước dồn trước.
-Cô tổ chức cho từng trẻ lên ôn luyện.
c.HĐ 3: Vui chơi tự chọn
-Cô cho trẻ chơi theo ý thích.
-Cô bao quát trẻ chơi.
*Vệ sinh – Trả trẻ
-Những con vật gần gũi .
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
-Trẻ tập theo nhịp đếm.
-Trẻ lắng nghe .
-Trẻ quan sát. 
-Trẻ làm thử .
-Trẻ thực hiện.
-Trẻ thi đua.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ lên làm lại.
-Trẻ lắng nghe lc,cc 
-Trẻ chơi.
-Trẻ đi nhẹ nhàng. 
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ xếp hàng ra sân.
-Trẻ quan sát tranh .
-Trẻ đàm thoại cùng cô.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ nhắc lại lc, cc
-Trẻ chơi.
-Trẻ hát.
-Trẻ chơi theo ý thích. 
-Trẻ nhắc lại lc,cc.
-Trẻ chơi.
-Trẻ lên thực hiện.
-Trẻ chơi theo ý thích. 
* Đánh giá trẻ trong các hoạt động 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Kế hoạch tiếp theo.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 02 tháng 01 năm 2018
I.MỤC ĐÍCH
-Trẻ gọi đúng tên gọi, nói được đặc điểm về cấu tạo,kích thước,hinh dạng,,biết lợi ích và đặc điểm đặc trưng về môi trường sống, thức ăn, vân động, nơi ở,sinh sản của một số con côn trùng và 1 số loài chim.
- So sánh được các đặc điểm khác nhau và giống nhau giữa các con côn trùng .
-Trẻ nhận biết được và nêu tên , đặc điểm của chim bồ câu.
-Trẻ hào hứng, thích thú tham gia các hoạt động trong ngày.
II.CHUẨN BỊ
-Tranh ảnh, hình ảnh về các con côn trùng và 1 số loài chim.
-Đồ dùng, đồ chơi các góc.
III.TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1.HOẠT ĐỘNG HỌC
KPKH: Những con côn trùng và 1 số loài chim.
a.HĐ1: Gây hứng thú
- Cô cho cả lớp hát bài “Chị Ong nâu và em bé”.
-Cô trò chuyện với trẻ và dẫn dắt vào bài.
b.HĐ2. Nội dung trọng tâm
 KPKH: “Những con côn trùng và 1 số loài chim” 
- Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố:
 “Con gì bé xíu 
 Chăm chỉ suốt ngày
 Bay khắp vườn cây
 Tìm hoa gây mật”
 (Con Ong)
-Bạn nào cho cô biết câu đố về con gì?
-Cô cho trẻ quan sát tranh con ong: 
- Cô có tranh con gì đây?
- Con ong bay được nhờ gì?
- Cánh của con ong thế nào?
- Con ong thường bay ở đâu để làm gì?
- Mật ong dùng làm gì? Vị mật ong thế nào? 
- Con ong thuộc nhóm côn trùng có lợi hay có hại?
- Cô nhấn mạnh : Đây là con ong màu vàng, là con vật nhỏ rất chăm chỉ làm việc thích đi hút phấn hoa mang về làm mật ong ăn rất là bổ. Ong còn giúp cho hoa thụ phấn và kết quả. Nhưng nếu có ai đến chọc phá tổ của nó thì cả đàn nó sẽ bay ra để chích và bảo vệ con của chúng. Vì thế các con nên tránh xa , không nên chọc phá tổ ong, nếu không sẽ bị ong chích đau lắm đấy.
*Cô cho trẻ quan sát bức tranh về con bướm: 
- Cô có tranh con gì?
- Con bướm có những bộ phận nào?
- Bướm bay được nhờ có gì? Chúng có màu sắc như thế nào? 
- Con thấy bướm ở đâu?
-Kích thước to hay nhỏ? Chúng thích ăn gì?
- Con bướm có tạo ra mật không?
- Cô nhấn mạnh : Đây là con bướm gồm có đầu, thân , cánh. Bướm rất thích bay lượn bằng đôi cánh của mình đi ăn mật hóa, bướm có rất nhiều màu sắc khác nhau. Có nhiều loài bướm quý hiếm. con bướm cũng giúp hoa thụ phấn và kết quả. Nhưng bướm có hại là bướm sinh ra trứng, nở thành sâu cắn phá lá cây.
Giáo dục trẻ: chăm sóc và bảo vệ các loài bướm.
* Cô cho trẻ xem tranh 1 số loài chim: 
-Cô trò chuyện với trẻ về đặc điểm nổi bật của một số loài chim trong tranh: cấu tạo, màu sắc, hình dạng, thức ăn, nơi sống, lợi ích..
-Cô chỉ cho trẻ một số loài chim hung dữ.
* SO SÁNH:
-Con Ong –Con Bướm
+Giống nhau : Có cánh bay được, thuộc nhóm côn trùng, giúp hoa thụ phấn.
 +Khác nhau: 
Con ong tạo ra mật ong
Con bướm thì không gây mật, đẻ ra trứng , trứng nở ra sâu, sâu phá lá cây.
- Các loài chim: 
+Giống: đều biết bay, đặc điểm cấu tạo giống nhau.
+Khác: Màu lông, tiếng hót, thức ăn, lợi ích. 
c.HĐ 3: Trò chơi
+Trò chơi 1 : Chim sổ lồng
Cách chơi: Hai bạn nắm tay làm tổ, một bạn đứng giữa làm chim . Khi nào có hiệu lệnh “ sổ lồng” chim sẽ bay ra và tìm lồng khác bay vào. Lần sau đổi vai chơi.
-Cô cho trẻ chơi.
-Cô bao quát trẻ chơi.
+ Trò chơi 2:Tranh gì biến mất .
- Cô cho trẻ xem các tranh về côn trùng. Sau đó cô cất đi 1-2 tranh cháu đoán xem tranh côn trùng nào biến mất. 
-Trẻ chơi 2-3 lần.
-Cô bao quát trẻ chơi.
d. Hoạt động 4: Kết thúc
- Các con chơi rất giỏi cô khen cả lớp mình.
* Lớp hát bài đố bạn kết thúc tiết học
2.CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
“Quan sát chim bồ câu ”
*HĐ 1: TCVĐ “Dềnh Dềnh Dàng Dàng”
-Cô cho trẻ nhắc lại lc, cc: : trẻ chơi kết hợp đọc bài đồng dao. “Một người 2 chân, hai người 4 chân...” trẻ phải ghép lại thành nhóm có số chân tương ứng.
-Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
* HĐ 2 HĐCMĐ : Quan sát con chim bồ câu. 
-Hôm nay cô mang đến cho chúng mình một món quà .Chúng mình cùng xem món quà là gì nhé? 
* Cô mở tranh chim bồ câu cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ: 
-Đây là con gì?
-Các con biết con chim này là chim gì không?
-Con chim này có màu gì? Ngoài màu tráng ra còn có những chú chim bồ câu có lông màu khác nữa như màu xám, màu đen. 
-Các con nhìn xem con chim bồ câu có gì?
-Chim bồ câu đẻ con hay đẻ trứng?
-Chim bồ câu thường sống ở đâu?
-Chim bồ câu còn được nuôi trong gia đình. Vậy người ta nuôi chim bồ câu để làm gì? Ngày xưa , chim bồ câu còn được nuôi để đưa thư.
-Các con biết chim bồ câu thường ăn những gì?
-Nhà các con có nuôi chim không? Nhà con nuôi những con chim nào?
*GD: Trẻ biết yêu quý các loài chim. Biết phụ ba mẹ chăm sóc chim, cho chim ăn, cho chim uống nước.
-Các con ơi ! Chim bồ câu là biểu tượng của Hòa Bình. Khi gặp chim bồ câu hoặc các loài chim khác nữa thì các con phải bảo vệ chứ không chọc phá hay ném đá vào chim. 
*HĐ 3: Chơi tự do
-Cô cho trẻ chơi ở các góc chơi.
-Cô bao quát trẻ.
3.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH BUỔI CHIỀU:
a.HĐ 1: TC “Trời nắng trời mưa”
-Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi: cả lớp vừa hát vừa vận động bài “Trời nắng, trời mưa”. Khi có hiệu lệnh “trời mưa” thì trẻ phải chạy được về nhà, quy định mỗi vòng là một ngôi nhà. Bạn nào không tìm được về nhà thì thua cuộc phải nhảy lò cò quanh lớp.
-Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
-Cô bao quát nhắc nhở trẻ.
b.HĐ 2: Xem hình ảnh về côn trùng và 1 số loài chim. 
-Cô cho trẻ lần lượt xem các hình ảnh về côn trùng và 1 số loài chim.
-Cô cùng trẻ vừa xem vừa đàm thoại về tên gọi, đặc điểm, hình dáng, tập tính, thức ăn của côn trùng và 1 số loài chim.
c.HĐ 3: Vui chơi tự chọn
-Cô cho trẻ chơi theo ý thích.
-Cô bao quát trẻ chơi.
*Vệ sinh – Trả trẻ
-Trẻ hát.
-Trẻ trò chuyện cùng cô.
-Trẻ lắng nghe.
-Con ong ạ!
-Trẻ quan sát tranh.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ chú ý lắng nghe.
-Trẻ quan sát. 
-Trẻ trả lời.
-Trẻ chú ý lắng nghe. 
-Trẻ quan sát .
-Trẻ trò chuyện với cô.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ nghe lc,cc
-Trẻ chơi.
-Trẻ nghe lc,cc
-Trẻ chơi.
-Trẻ chú ý lắng nghe.
-Trẻ hát.
-Trẻ nhắc lc,cc
-Trẻ chơi.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ quan sát tranh.
-Trẻ đàm thoại cùng cô.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ chú ý lắng nghe. 
-Trẻ chơi các góc chơi.
-Trẻ nhắc lc,cc
-Trẻ chơi.
-Trẻ quan sát tranh.
-Trẻ đàm thoại cùng cô.
-Trẻ chơi theo ý thích.
* Đánh giá trẻ trong các hoạt động 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Kế hoạch tiếp theo.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 03 tháng 01 năm 2018
I.MỤC ĐÍCH:
- Trẻ biết nội dung câu truyện, biết hành động của các nhân vật trong truyện 
biết kể lại 1 đoạn truyện trẻ thích. 
-Trẻ có kỹ năng nói to, rõ ràng, mạch lạc khi kể truyện.
-Trẻ nhận biết được loài côn trùng có ích và có hại.
-Trẻ hứng thú khi tham gia các trò chơi và các hoạt động trong ngày.
II. CHUẨN BỊ: 
-Tranh truyện, băng đĩa.
-Tranh về côn trùng và 1 số loài chim.
-Đồ dùng đồ chơi trong các góc.
III.TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
GHI CHÚ
1. HOẠT ĐỘNG HỌC:
*TRUYỆN: Truyện “Dê con nhanh trí”
* Hoạt động 1:  Ổn định , gây hứng thú:
- Các con hãy lại đây với cô nào! Các con đã được đi chơi ở vườn bách thú hay thảo cầm viên bao giờ chưa? Đây chính là những khu rừng thu nhỏ đấy các con ạ!
- Có bạn nào biết trong rừng có những con vật nào không?
- À! Như vậy là trong rừng có rất nhiều con vật phải không nào? Các con hãy quan sát bức tranh của cô nhé! 
Chúng ta có rất nhiều con vật ở đây, có gấu trúc này, hổ, báo, hươu cao cổ,....
- Trong rừng còn có rất nhiều con vật khác các con ạ! Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe 1 câu truyện cổ tích kể về mẹ con nhà chú dê và con chó sói hung ác đấy!. Câu truyện mang tên: “Dê con nhanh trí”. Các con có thích không nào?
* Hoạt động 2 : Kể chuyện diễn cảm
- Cô giới thiệu tên câu truyện.
* Cô kể cho trẻ nghe 2-3 lần:
- Lần 1: Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe.
Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
- Lần 2: Cô kể kết hợp với rối.
Đàm thoại giảng giải nội dung:
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
+ Truyện kể về ai?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Trước khi đi ra đồng kiếm cỏ Dê mẹ đã dặn Dê con như thế nào?
+ Ai đã nghe lén nghe 2 mẹ con nhà Dê nói chuyện?
+ Chó Sói đã làm những gì?
+ Dê con đã làm gì để phát hiện ra Chó Sói gian ác?
+ Dê mẹ đã khen dê con như thế nào?.
- Qua câu chuyện chúng mình thấy dê con là người như thế nào nhỉ?
- Trong truyện các con không thích nhân vật nào? Vì sao?
Như vậy chúng mình nên học theo nhân vật nào nhỉ?
* Giáo dục: Chúng mình phải học tập bạn dê con nhé. Các con phải vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, không được đi theo người lạ nhé. Ở lớp các con phải đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, không được bắt nạt các bạn.
*HĐ3:Cho trẻ đóng vai các nhân vật trong truyện.
-Cô nhận xét tuyên dương.
*Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “Ta đi và

File đính kèm:

  • docxCHU DE NHANH Con trung 1 so loai chim_12249986.docx