Kế hoạch tuần 3 - Chủ đề nhánh 3: Giao thông đường thủy

-TCVĐ: Thuyền về bến, chơi lái thuyền

-TCHT : Đúng hay sai, - QS: Các PTGT qua lại trên đường

-Chơi tự do.

* Góc xây dựng: Lắp ghép, xếp hình PTGT bằng các nguyên vật liệu mở.

* Góc phân vai: Bán tàu thuyền, cano, nấu ăn, bán hàng

* Góc học tập : Nối số, làm album ảnh về PTGT đường thủy

* Góc tạo hình : Tô màu và nặn 1 số PTGT

* Góc âm nhạc: Tổ chức văn nghệ quần chúng với chủ đề “ Giao thông”

 

doc32 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch tuần 3 - Chủ đề nhánh 3: Giao thông đường thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 3
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY.
Thời gian: 16-20/10/2017
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ- trò chuyện với trẻ về một sô PTGT đường thủy- ăn sáng- TDS- ĐD.
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPXH
Bé biết gì về phương tiện giao thông đường thủy.
PTTC
Bò dích dắc qua 7 điểm
PTNN
LQCC “Ă”
PTNT
- Tách gộp trong phạm vi 6
PTTM
VĐ: Em đi chơi thuyền.
Nghe hát: Anh phi công ơi.
TC: hát theo tín hiệu.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI 
-TCVĐ: Thuyền về bến, chơi lái thuyền
-TCHT : Đúng hay sai, - QS: Các PTGT qua lại trên đường
-Chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc xây dựng: Lắp ghép, xếp hình PTGT bằng các nguyên vật liệu mở.
* Góc phân vai: Bán tàu thuyền, cano, nấu ăn, bán hàng
* Góc học tập : Nối số, làm album ảnh về PTGT đường thủy
* Góc tạo hình : Tô màu và nặn 1 số PTGT
* Góc âm nhạc: Tổ chức văn nghệ quần chúng với chủ đề “ Giao thông” 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Dạy kỹ năng tô màu.
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
PTTM
Gấp thuyền giấy.
*Nêu gương , vệ sinh, trả trẻ.
dạy trẻ trang bị một số dụng cụ khi đi trên tàu thuyền
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
PTNN
Thơ : đèn giao thông.
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
Dạy kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
*Chơi tự do
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ 2, ngày 16/10/2017
* Đón trẻ: Cho cháu cất cặp đúng nơi quy định, trò chuyện về một số luật lệ giao thông. 
Cho cháu xem đoạn hình ảnh về chấp hành tốt luật lệ giao thông. Chơi tự do.
* Thể dục sáng: Thể dục đồng diễn.
I. Mục tiêu.
-Cháu thuộc lời bài hát “ Thể dục sáng” và tập dung các động tác của bài thể dục đồng diễn.
- Cháu tập nhịp nhàng theo lời bài hát, phối hợp tay chân nhịp nhàng.
- Gd cháu thường xuyên tập thể dục sáng để có sức khỏe tốt.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập rộng rãi.Nhạc.
- Thời gian: 30 phút.
- Địa điểm : Sân trường.
III/ Tiến trình:
* Hoạt động 1: khởi động với bài hát ‘ Thể dục sáng”
Cô cho cháu đi thành vòng tròn kết hợp bài hát “ Thể dục sáng”, thực hiện các kiểu đi, chạy rồi chuyển đội hình 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
* Hoạt động 2 : Tập thể dục đồng diễn.
- Khởi động các khớp: Cô cho trẻ khởi động các khớp
+ Hô hấp: máy bay ù ù.
+ Động tác tay: đưa tay ra phía trước, sau.
N1: Chân đưng rộng ngang vai, hai tay đưa thẳng lên cao qua đầu.
N2: đưa hai tay ra phía trước.
N3: Đưa hai tay ra phía sau.
N4: Đứng thẳng hai tay thả xuôi theo người.
N5,6,7,8: Thực hiện như N1,2,3,4.
+ Động tác bụng: Đứng quay người sang hai bên.
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
N1: Quay người sang phải.
N2: Đứng thẳng. N3: Quay người sang trái
N4: Đứng thẳng.
N5,6,7,8: Thực hiện như N1,2,3,4.
+ Động tác chân: Khuỵu gối
TTCB: Đứng thẳng, hai gót chân chụm vào nhau, hai tay chống hông.
N1: Nhún xuống, đầu gối hơi khuỵu.
N2: Đứng thẳng lên
N3-8: Tương tự.
+ Động tác bật: Bật đưa chân sang ngang.
N1: Bật đưa hai chân sang ngang, kết hợp dưa hai tay dang ngang.
N2: Bật lên thu hai chân về, hai tay xuôi theo người.
N3-8:Tương tự
 ( Cô hướng dẫn cháu tập đều và nhịp nhàng)
* Hoạt động 3: hồi tỉnh
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn vun tay hít thở nhẹ nhàng
- Khám tay.
* Hoạt động 4: Điểm danh.
- Cô cho trẻ điểm danh.
- Cô nhận xét và cho trẻ vào lớp
HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY.
LĨNH VỰC: KPKH
ĐỀ TÀI: Một số phương tiện giao thông đường thủy.
 I. MỤC TIÊU 
- Trẻ nhận biết được một số PTGT đường thủy: Chạy ở dưới nước, nơi hoạt động, công dụng của 1 số phương tiện giao thông đường thủy.
        - Trẻ biết phân biệt, so sánh theo từng cặp phương tiện giao thông đường thủy, nhớ tên gọi qua trò chơi.
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành Luật giao thông, có hành vi văn minh khi tham gia giao thông. Có ý thức bảo vệ môi trường không vứt rác xuống nước.
Thích thú tham gia vào bài học và tìm hiểu những kiến thức mới từ bài học.
II. Chuẩn bị.
- Tranh ảnh về phương tiện giao thông đường thủy ( tàu, thuyền, xuồng, ca nô)
 - Tranh lô tô về một số phương tiện. (dùng khi chơi trò chơi). 
- Các hình ảnh về PTGT đường thủy trên máy vi tính
- thời gian: 30- 35 phút.
- Địa điểm: Lớp học.
III. Tiến trình.
stt
Cấu trúc
Hoạt động của cô và trẻ
1
Hoạt động 1: nào mình cùng hát.
- Cô cho trẻ hát " Em đi chơi thuyền" di chuyển thành 3 hàng ngang.
Các bạn vừa hát bài hát gì? Thuyền là phương tiện giao thông đường gì? Vậy các bạn đã được đi thuyền chưa?
Vậy các bạn hãy xem 1 đoạn video này nói về điều gì nha. Cho trẻ xem video mọi người tham gia đi trên phà, và trẻ em nô đùa vứt rác xuống sông, đứng ở đầu mũi phà, nô đùa trên phà. Mọi người mặc áo phao khi tham gia đi trên phà.
2
Hoạt động 2: mình cùng tìm hiểu nhé.
* Quan sát cái phà.
Mọi người đang tham gia trên phương tiện nào? Phà chở được nhiều người hay ít người?
Các bạn biết phà này chất liệu làm bằng gì không?
Vì sao mọi người tham gia trên phà lại phải mặc áo phao?
Mọi người khi tham gia xuống phà như thế nào?
Theo con hành vi nào là sai khi các bạn nhỏ tham gia đi trên phà?
Vậy con có nhận xét gì về các bạn đũa giỡn khi ngồi dưới ghe thuyền?
Bạn còn thấy gì điều gì không an toàn ở trong video này? Bạn không có mặc áo phao.
Còn điều gì nữa? 1 số người tham gia giao thông đường thủy thì xả rác xuống sông đúng hay sai?
Theo con con sẽ làm gì khi gặp trường hợp này?
Phà chạy bằng gì?
* Cô đố trẻ về thuyền buồm.
Đố các bạn đó là cái gì?
Thuyền buồm hoạt động ở đâu? Theo con nghĩ thuyền buồm làm bằng gì? Cánh buồm được làm bằng gì? Cánh buồm có tác dụng gì?
Con thấy bức tranh thuyền buồm này như thế nào?
* Cô cho trẻ quan sát tranh tàu thủy.
Các bạn xem đây là gì? Tàu thủy được làm bằng gì ?Tàu thủy chạy được nhờ có gì?
- Tàu thủy dùng để làm gì? Tàu thủy là phương tiện giao thông đường gì? Tàu thủy chở được nhiều người hay ít người ?
+ Tàu thủy được làm bằng sắt, dùng để chở người và hàng hóa, tàu thủy còn chở được rất nhiều hành khách đi du lịch trên biển nữa đấy các.
Cô mời 1 vài trẻ trả lời.
Tại sao phương tiện giao thông không chạy trên đường lộ được vậy các bạn?
=> Thuyền và tàu thủy đi dưới nước, chở người và hàng hóa gọi chung là phương tiện giao thông đường thủy.
- Ngoài thuyền, tau thủy và ca no bạn biết được những loại phương tiện nào được gọi là phương tiện giao thông đường thủy hay không?
- Cô cho trẻ xem một số loại như phà, xà lan. Ghe, võ lãi, xuồng,.....
Khi tham gia giao thông đường thủy các bạn phải làm gì?
Mặc sẵn áo phao khi đi tàu thủy, đò, thuyền ( không mặc áo phao bơm hơi, vì loại này dễ bị thủng).
– Chỉ lên thuyền đò khi có đủ chỗ ngồi cho mình.
– Không chen lấn, xô đẩy và đùa nghịch khi đi thuyền đò
Mở rộng thêm các phương tiện giao thông đường thủy.
* cho trẻ xem và đàm thoại với trẻ về 
3
Hoạt động 3: bé nhớ những gì?
- Cô mời cháu so sánh sự giống và khác nhau giữa : thuyền buồm và tàu
 - Cô gợi hỏi để cháu so sánh tìm những điểm giống và khác nhau giữa 2 loại phương tiện..
-Giống nhau: Đều là PTGT đường thủy, đều trở người và hàng hóa...
- Khác nhau: Thuyền buồm chạy bằng sức gió, chạy chậm- tàu thủy chạy bằng động cơ, chạy nhanh
- Giaó dục biết giữ an toàn khi ngồi trền tàu, thuyền 
– Ngồi trật tự tại chỗ của mình , nghiêm túc và tuyệt đối tuân thủ theo những quy định an toàn trên tàu không thò tay, chân ra ngoài cửa sổ, không nghịch các thiết bị trên tàu.
-Trong mùa mưa lũ, để an toàn bạn cần nhớ yêu cầu bố, mẹ người lớn đưa mình đi học nhé.
Và chúng ta hãy xem cùng xem video dạy mặc áo phao nhé.
Cô cho trẻ xem và trò chuyện với trẻ, tự mình các bạn có tự mặc áo phao được không?
Áo phao khi xuống có ướt không? Áo phao rất nhẹ đó các bạn trong áo phao có mút để khi xuống áo phao nâng người mình lên mặt nước.
Nếu khi đi thuyền không có áo phao thì có khoanh phao màu trắng, màu cam. Để cứu hộ khi thuyền gặp sự cố.
- Cho trẻ xem tranh ảnh đi trên PTGT đường thủy
 + Cho các nhóm xem tranh và thảo luận xem đi trên PTGT đường thủy phải như thế nào?
 + Gọi đại diện các nhóm lên nói xem đi trên PTGT đường thủy sẽ phải như thế nào?
-Giáo dục trẻ phải thực hiện quy định GTĐT, Không chơi ở những chỗ gần ao hồ, nước sâu...
4
Hoạt động 4: kể đủ 3 thứ.
- Trò chơi 1: chơi “Kể đủ 3 PTGT đường thủy”
 + Cô yêu cầu trẻ kể dủ 3 PTGT đường thủy
- Trò chơi 2: Chơi “ Thi xem đội nào nhanh”
 + Chia trẻ làm 3 đội, Khi có hiệu lệnh trẻ bật qua vòng lên gạch chéo những trường hợp ngồi trên PTGT đường thủy không an toàn
 +Luật chơi: trong thời gian một bản nhạc đội nào gach được nhiều thì đội đó sẽ thắng 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* TCVĐ: đua thuyền trên cạn
TCHT: xếp thuyền
* Chơi tự do
 I/MỤC TIÊU.	
- Trẻ biết chơi trò chơi “đua thuyền trên cạn” và biết “ xếp thuyền”
- Rèn cho trẻ kĩ năng phối hợp cùng bạn để chiến thắng, biết phối hợp kĩ năng để xếp thuyền.
- Giáo dục cháu đoàn kết khi chơi và biết bảo vệ cây xanh xung quanh trường và biết nhặt lá rơi bỏ vào thùng rác.
II. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị một số đồ chơi ngoài trời như chong chóng, máy bay, banh, trò chơi dân gian..
- Giấy.
- Sân chơi an toàn
- Thời gian: 35 phút.
- Địa điểm: Sân trường
III. Tiến trình:
* Hoạt động 1: Trò chơi “đua thuyền trên cạn”
- Cô cho trẻ hát “ em đi chơi thuyền”
+ Các bạn biết thuyền là PTGT đường gì không?
- Các bạn biết là thuyền hoạt động ở đâu không? Vậy khi đi thuyền chúng ta phải làm gì?
- Vậy hôm nay cô sẽ cho các bạn chơi đua thuyền nhưng không phải đua dưới nước mà là đua trên cạn nhé!
+ Luật chơi: thuyền nào bị đứt sẽ thua cuộc.
+ cách chơi: hai đội của bạn trai sẽ đua với nhau, các bạn sẽ ngồi phía sau láy chân kẹp vào hông của người trước và dùng sức của chân và tay đầy người về phía trước cố gắng nhanh hơn đội còn lại.
- Cô cho trẻ chơi vài lần.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi
* Hoạt động 2: chơi “ xếp thuyền ”
- Cô cho trẻ chơi trò chơi " Xếp thuyền giấy"
- Cô đọc câu đố về thuyền buồm; 
+ Thuyền buồm là loại phương tiện giao thông đường gì các bạn?
+ Vậy khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy các con làm gì để được an toàn?
+ Trời tối trời sáng:
+ Đưa ra chiếc thuyền giấy. Cho trẻ quan sát sau đó phát giấy cho trẻ thực hiện.
+ Nhận xét sản phẩm của trẻ.
* Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Cô cho trẻ chơi tự do.
- Cô giới thiệu cho trẻ một số trò chơi tự do như chong chóng, cầu tuột, xích đu,....., chi chi chành chành. Lộn cầu vòng, máy bay..
* Gd trẻ: Khi chơi không được xô đẩy bạn, thấy lá rụng thì phải nhặc bỏ vào thùng rác nhe!
* Cô nhận xét quá trình chơi.
* Giáo dục chung: Khi chơi xong vào lớp các con phải rửa tay bằng xà phòng và khi rửa cần tiết kiệm nước nhe
HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc xây dựng: Lắp ghép, xếp hình PTGT, biền báo GT bằng các nguyên vật liệu mở. .
* Góc phân vai: Bán phương tiện giao thông đường thủy
* Góc học tập : Xem tranh truyện về GT. Nối nhóm số lượng trong phạm vi 5.
* Góc tạo hình : Vẽ áo phao, vẽ to màu PTGT đương thủy.
* Góc âm nhạc: Tổ chức văn nghệ quần chúng với chủ đề “ Giao thông” 
I/ MỤC TIÊU.
* Góc xây dựng:
+ Trẻ biết sử dụng các loại nguyên vật liệu mở để lắp ghép, xếp hình các PTGT.
+ Rèn cho trẻ sự khéo léo qua trò chơi.
* Góc phân vai:
+ Trẻ biết bàn bạc cùng nhau chơi. Cháu biết đóng vai người bán các PTGT đường thủy, áo phao.
 + Rèn kỹ năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ.ao, xuông máy,....
* Góc tạo hình:
+ Cháu biết tô màu, nặn áo phao, xuồng máy......
+ Cháu dùng kỹ năng đã học để tô vẽ và nặn.
* Góc học tập:
+ Cháu biết xem tranh truyện về giao thông.
+ Rèn kỹ năng lật sách, xem sách cho trẻ.
* Góc âm nhạc:
+ Cháu biết biểu diễn các bài hát về chủ đề “ Giao thông”
+ Rèn kỹ năng biểu diễn, cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
II/ CHUẨN BỊ:
- Khối gổ, cây xanh, tàu, hột hạt.
- Một số nguyên vật liệu mở.
- Giấy, Bút màu, tranh vẽ.
- Đàn, một số bài hát về giao thông, bông múa....
- Thời gian: 40 phút.
- Địa điểm: Lớp học.
III/ TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài.
- Hát bài “ Em đi chơi thuyền”
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Vào công viên em bé được chơi gì?
* Hoạt động 2: Thỏa thuận vai chơi
- Cô và trẻ cùng nhau đi dạo xung quanh lớp.
- Các bạn nhìn xem hôm nay lớp chúng ta có bao nhiêu góc chơi?
- Cô có chuẩn bị sẳn rất nhiều nguyên liệu khác nhau. Hôm nay ở góc xây dựng con sẽ làm gì với nguyên vật liệu cô chuẩn bị? 
+ Con có biết xếp những loại PTGT đường thủy nào?
+ Con xếp như thế nào? 
+ Muốn những loại PTGT đó chạy được an toàn con sẽ làm gì?
+ Con sẽ lắp ghép những loại biển báo nào?
- Để có thật nhiều vật liệu để lắp ghép các PTGT thì các con sẽ làm gì?
- Thế ở góc phân vai các con chơi gì?
+ Con bán áo phao, phao cứu hộ, các loại thuyền nhỏ, võ lãi,...
+ Ngoài ra các con có thể nấu ăn cho các chú công nhân đang lắp ghép các loại phương tiện giao thông đường thủy nhé!
+ Cần có những ai chơi ở góc này?
+ Con sẽ làm những việc gì?
- Để hiểu biết thêm về các loại PTGT cô mời các con đến góc học tập. Góc học tập cô sẽ cho các bạn xem tranh truyện về PTGT đường thủy, nối các nhóm số lượng đồ vật với các nhóm số lượng nhe!
- Còn ở góc tạo hình cô có các tranh về PTGT đường thủy , đất nặn và giấy vẽ. Thế các con sẽ chơi gì với những thứ cô đã chuẩn bị?
+ Con tô màu như thế nào?
+ Với giấy vẽ các con sẽ chơi gì?
+ Con vẽ như thế nào?
+ Con sẽ nặn áo phao, hay xuồng máy nha các con.
- Để mọi người hiểu thêm về PTGT hay luật đi dường ở góc am nhạc các con sẽ làm gì?
+ Tồ chức văn nghệ tuyên truyền, vậy con tuyên truyền những gì cho mọi người về luật giao thông?
* Hoạt động 3: Quá trình chơi.
- Cô cho đọc thơ “ em đi chơi thuyền” và trẻ lấy thẻ đeo vào góc chơi.
- Cô đi bao quát, giúp đỡ trẻ.
- Cô gợi ý trẻ liên kết góc chơi.
* Hoạt động 4: nhận xét, kết thúc.
- Cô đến từng góc chơi nhận xét quá trình chơi của cháu.
- Đến góc xây dựng đàm thoại công trình xây dựng.
- Cô mời một trẻ lên giới thiệu công trình xây dựng .
- Cô nhận xét chung.
- Khi chơi xong các con dọn dẹp đồ chơi nhẹ nhàng và nhớ rửa tay bằng xà phòng và rửa thì các con phải biết tiết kiệm nước nhe!
- Kết thúc: cho cháu dọn dẹp đồ chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Rèn kỹ năng cho trẻ khi tham gia đường thủy thì phải mắc áo phao.
- Chơi tự do.- Nhận xét nêu gương.- Cắm cờ, - Vệ sinh trả cháu.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ Hai Ngày 16.tháng 10 .năm 2017 
Tổng số trẻ: 40. vắng:
- Trẻ nhận biết được một số PTGT đường thủy: Chạy ở dưới nước, nơi hoạt động, công dụng của 1 số phương tiện giao thông đường thủy.
        - Trẻ biết phân biệt, so sánh theo từng cặp phương tiện giao thông đường thủy, nhớ tên gọi qua trò chơi.
- Trẻ biết luật chơi và cách chơi với bạn.
- Trẻ đạt kiến thức kỹ năng của hoạt động 90% còn lại trẻ nghỉ và 1 số trẻ chưa chú ý trong giờ học.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba, ngày 17/10/2017
* Đón trẻ: Cho cháu cất cặp đúng nơi quy định, trò chuyện về một số luật lệ giao thông. Cho cháu xem đoạn hình ảnh về chấp hành tốt luật lệ giao thông. Chơi tự do..
* Ăn sáng.
* Thể dục sáng: Thể dục đồng diễn.
- Khởi động các khớp: Cô cho trẻ khởi động các khớp
+ Hô hấp: Máy bay ù ù.
+ Động tác tay: đưa tay ra phía trước, sau.
+ Động tác bụng: Đứng quay người sang hai bên.
+ Động tác chân: Khuỵu gối
+ Động tác bật: Bật đưa chân sang ngang.
Điểm danh.
HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG: Tung, Đập Bắt Bóng Tại Chỗ.
I/ MỤC TIÊU.	
- Trẻ biết tung, đập bắt bóng đúng tư thế : cầm bóng 2 tay tung bóng thẳng hướng từ dưới lên cao và đập bóng bằng 2 tay cho bóng nảy lên. Khi bắt bóng cũng bằng 2 tay không ôm bóng vào người, không di chuyển người theo bóng.
- Rèn luyện cơ tay, phát triển khả năng phản ứng nhanh, khéo léo.
- Cháu hứng thú học tập, vui chơi, có ý thức bảo vệ sức khỏe.
Cháu biết chơi bóng ở những nơi an toàn không chơi bóng ở ngoài đường lộ.
II/ CHUẨN BỊ:
Bóng, sân bãi sạch sẽ thoáng mát. Nơ tay.
- Địa điểm: Sân trường.
- Thời gian: 30- 35 PHÚT 
III/ TIẾN TRÌNH:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ.
1
2
3
* Hoạt động 1: khởi động
* Hoạt động 2: trọng động.
Vượt chướng ngại vật : Tung, đập bắt bóng tại chỗ. 
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh.
- Cô cho trẻ cùng hát " Em đi chơi thuyền” và hỏi:
+ Các con thấy bài thơ nhắc đến những loại phương tiện giao thồng nào??
 + Các con có muốn cùng cô tham dự cuộc thi “ Đua thuyền trên cạn” không? Để có thể tham gia hội thi thì các bạn phải có cơ thể khỏe mạnh vậy các con cùng cô tập thể dục nhe!
- Cô cho trẻ khởi động.
- Cô cho trẻ thực hiện các kiểu đi : đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, đi khôm người, chạy chậm, chạy nhanh và chuyển thành 3 hàng dọc.
 Bài tập phát triển chung:
- Các bạn ơi để cơ thể mình có sức khỏe tham gia cuộc thi đua thuyền trên cạn cô cháu ta cùng nhau tập bài tập phát triển chung. 
+ Cô cho trẻ vận động các khớp.
+ Động tác tay : Đưa tay ra phía trước, sau( 3lx 8N)
 N1: Hai chân ngang vai, đưa hai tay thẳng lên cao qua đầu.
 N2: Đưa thẳng tay ra phía trước.
 N3: Đưa hai tay ra phía sau.
 N4: về TTCB
+ Động tác bụng : Đứng quay người sang hai bên( 2lx 8N)
 TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
 N1: Chân rộng bằng vai, quay người sang phải.
 N2: Đưa thẳng.
 N3: Quay người sang trái.
 N4: về TTCB
+ Động tác chân: Khuỵu gối.( 5lx 8n)
TTCB: Đứng thẳng hai gót chân chụm vào nhau, hai tay chống hông.
N1: Nhúng xuống, đầu gối hơi khuỵu.
N2: Đứng thẳng lên.
N3: Như N1.
N4: Đứng thẳng lên.
+ Động tác bật: Bật tiến về trước( 5lx 8n)
 Vận động cơ bản: Tung đập bắt bóng tại chỗ. 
- Cô cho trẻ hát bài “ chiếc thuyền nan” chia lớp thành hai hàng .
 - Thuyền là phương tiện giao thông đường nào? Vậy các bạn có từng thấy cua thuyền trên cạn bao giờ chưa, các bạn cùng cô tập các vận động để đôi chân mình khỏe hơn đôi tay mình khéo léo hơn để tham gia cuộc thi của lớp, thì hôm nay cô sẽ cùng các con thực hiện vận động “ Tung đập bắt bóng tại chỗ.” nhe!
- Cô thực hiện mẫu:
+ Lần 1: cô thực hiện.
+ Lần 2: Cô vừa thực hiện vừa giải thích
 TTCB:Đứng chân rộng bằng vai lưng thẳng, 2 tay cầm bóng tung bóng từ dưới thẳng lên cao khỏi đầu mắt nhìn theo hướng bóng đi lên rồi thấy bóng rơi xuống thì đưa 2 tay đón bắt bóng lại, không ôm bóng vào người. Sau đó cầm bóng đập xuống sàn phía trước mũi bàn chân và bắt lại bóng khi bóng nảy lên. Chú ý khi tung đập bắt bóng luôn giữ tư thế thẳng lưng.
-Cô cho trẻ thực hiện:
+ Mời trẻ khá thực hiện. Cả lớp ( mỗi lần 2 trẻ).
+ Cho hai trẻ thi đua. Cho trẻ yếu thực hiện lại và sữa sai.
- Các bạn vừa thực xong vận động gì nào?
Nếu chúng ta chơi bóng ở ngoài đường có an toàn không? Chúng ta phải chơi bóng ở đâu? 
- Cô cho trẻ đi vun tay hít thở nhẹ nhàng.
- GD: Khi tham gia giao thông đường thủy phải mặc áo phao.
- Nhận xét lớp học.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* TCHT: Đúng hay sai
* Trò chơi vận dộng: “rồng rắn lên mây”
* Chơi tự do
 I/MỤC TIÊU.
- Trẻ biết chơi trò chơi “Đúng hay sai” và biết chơi trò chơi “ rồng rắn lên mây”
- Rèn cho trẻ kĩ năng mạnh dạng phát biểu, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua trò chơi.
- Giáo dục cháu đoàn kết khi chơi và biết bảo vệ cây xanh xung quanh trường và biết nhặt lá rơi bỏ vào thùng rác.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị một số đồ chơi ngoài trời như chong chóng, máy bay, banh, trò chơi dân gian.. Một số bến cho PTGT.
Thời gian: 30 phút.
Địa điểm: Lớp học.
III. Tiến trình:
* Hoạt động 1: Trò chơi “Đúng hay sai”
- Cô cho trẻ đọc thơ “ tiếng động quanh em” tập trung trẻ thành vòng tròn và cho trẻ chơi trò chơi “ Đúng hay sai”
+ Cách chơi: CÔ nói tên PTGT và nơi hoạt động các con có nhiệm vụ nghe và xem cô nói đúng hay sai.
+ Cô cho trẻ chơi thử 1 lần.
+ Cô cho trẻ chơi thật vài lần. Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
* Hoạt động 2: Trò chơi “ rồng rắn lên mây”
- Cô cho các bạn chơi trò chơi dân gian “ rồng rắn lên mây”. Các con có từng được chơi chưa? Bạn nào có thể nhắc lại cách chơi và luật chơi?
- Cô cho trẻ chơi vài lần. Cô nhận xét sau mỗi lần chơi
* Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Cô cho trẻ chơi tự do.
- Cô giới thiệu cho trẻ một số trò chơi tự do như chong chóng, chi chi chành chành. Lộn cầu vòng, máy bay..
* Gd trẻ : Khi chơi không được xô đẩy bạn,thấy lá rụng thì phải nhặc bỏ vào thùng rác nhe!
* Cô nhận xét quá trình chơi .
* giáo dục chung: Khi chơi xong vào lớp các con

File đính kèm:

  • docTUAN 3 GIAO THONG MN_12202807.doc
Giáo Án Liên Quan