Kế hoạch tuần 4 lớp Lá - Chủ đề nhánh: Bé khám phá đất đá sỏi cát

- TCVĐ: Đổ nước vào chai, mưa to, mưa nhỏ. * Nhảy Qua Suối Nhỏ.

- TCHT: nước và sỏi, Nước lên xuống dóc

-Chơi tự do chơi với nước, sỏi, đá.

* Góc xây dựng: Xây bể bơi.

* Góc nghệ thuật: tô màu bảy sắc cầu vồng, vẽ các hiện tượng tự nhiên xung quanh bé.

* Góc học tập: tô chữ cái u, ư, chơi đôminô số.

* Góc thiên nhiên: tưới cây, lau lá, chơi với cát nước,.

* Góc âm nhạc: biểu diễn các bài đã được học trong chủ đề.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 11456 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch tuần 4 lớp Lá - Chủ đề nhánh: Bé khám phá đất đá sỏi cát, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 4
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ KHÁM PHÁ ĐẤT ĐÁ SỎI CÁT.
Từ ngày: 13/3-17/3/2017
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ: Trò chuyện với trẻ về lợi ích đất đá, cát sỏi.
Cho trẻ xem hình ảnh trên máy liên đến chủ đề, chơi tự do theo ý trẻ.
Ăn sángThể dục sáng: Hướng dẫn tập đồng diễn.
Điểm danh.
Hoạt động học
KPKH
Khám phá về đất, đá, cát, sỏi
*PTTC: Chạy 18m trong khoảng thời gian 5 – 7 giây.
PTNT:*Toán
Làm tiếp tục.
PTNN: *LQCC
Y
PTTM: 
Biểu diễn văn nghệ 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI 
- TCVĐ: Đổ nước vào chai, mưa to, mưa nhỏ. * Nhảy Qua Suối Nhỏ.
- TCHT: nước và sỏi, Nước lên xuống dóc
-Chơi tự do chơi với nước, sỏi, đá.
TRỜI
HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc xây dựng: Xây bể bơi.
* Góc nghệ thuật: tô màu bảy sắc cầu vồng, vẽ các hiện tượng tự nhiên xung quanh bé.
* Góc học tập: tô chữ cái u, ư, chơi đôminô số.
* Góc thiên nhiên: tưới cây, lau lá, chơi với cát nước,...
* Góc âm nhạc: biểu diễn các bài đã được học trong chủ đề.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
*Cho trẻ làm thí nghiệm hoa đổi màu.
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
PTNN* truyện sơn tinh thủy tinh.
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
*làm thí nghiệm cần bao nhiêu đồng xu để làm tràn cốc nước.
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
PTTM*
Nặn những viên sỏi.
*Nêu gương , vệ sinh, trả trẻ.
Cây cầu màu sắc.
*Lao động( sân trường, lớp)
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
KẾ HOẠCHTHỨ 2: NGÀY 13/3/2017
ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ vào lớp,trò chuyện với cháu về chủ đề nhánh mới. cho cháu xem các video về một số loại đất, đá, cát, sỏi
- Cho trẻ vào lớp cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
TRẺ ĂN SÁNG
THỂ DỤC SÁNG
1. Mục tiêu:
- Trẻ thực hiện một số động tác của bài tập thể dục sáng
- Phát triển các bộ phận trong cơ thể, rèn luyện và phát triển các cơ, phối hợp nhịp nhàng tay chân.
- Biết được ích lợi và thường xuyên tập thể dục.
2. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Ngoài sân.
- Thời gian: 7h30-7h45
- Sân bãi sạch sẽ thoáng mát đảm bảo an toàn.
3. Tiến Trình.
*Hoạt động 1: Khởi động.
Cho trẻ nghe nhạc và di chuyển theo đội hình vòng tròn thực hiên các kiểu đi, chạy, nhảy. Sau đó chuyển thành đội hình 3 hàng ngang tập thể dục. 
*Hoạt động 2: Trọng động
Bài tập phát triển chung, tập kết hợp với bài hát "thể dục sáng".
* Hô hấp: Hít vào thật sâu thỡ ra từ từ (2 lần x 8 nhịp).
* Động tác tay: Đánh chéo hai tay ra phía trước, sau (3 lần x 8 nhịp).
- Đứng thẳng tay thả xuôi.
- Đưa tay phải về phía trước, tay trái phía sau.
- Đưa tay trái về phía trước, tay phải về phía sau.
- Đưa hai tay lên cao ngang vai.
- Nhịp 4: Hạ hai tay xuống.
- Nhịp 5,6,7,8 tương tự đổi sang trái.
* Động tác bụng: Đứng quay người sang bên (3 lần x 8 nhịp).
- Đứng thẳn tay chống hông.
- Quay người sang trái.
- Đứng thẳng.
- Quay người sang trái.
- Đứng thẳng.
* Động tác chân: Nâng cao chân gập gối (3 lần x 8 nhịp).
- Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gập đầu gối.
- Hạ chân trái xuống đứng thẳng.
- Chân trái làm trụ, chân phải nâng cao đùi, gập đầu gối.
- Hạ chân phải xuống, đứng thẳng.
* Động tác bật: Bật tiến về phía trước, lùi về phía sau.
Tay chống hông.
- Bật tiến về phía trước.
- Bật lùi về phía sau.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ tự do vung tay, hít thỡ nhẹ nhàng, sau đó tập trung trẻ lại nghe cô nhận xét (nhắc nhỡ những trẻ chưa thực hiện).
- Nhận xét tuyên dương, khám tay, điểm danh vào lớp.
Điểm danh vào lớp.
HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐẤT, ĐÁ, CÁT, SỎI
LĨNH VỰC: KPKH
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ VỀ ĐẤT, ĐÁ, CÁT, SỎI
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ nhận biết ,gọi đúng tên và biết một vài đặc điểm.tính chất của đất,đá.sỏi,cát. Biết ích lợi của chúng đối với đời sống của con người.
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, nhận xét đối tượng. Phát triển tư duy ,ngôn ngữ cho trẻ.
- Góp phần giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh trong và sau khi được tiếp xúc với đất,đá .sỏi, cát.
II.CHUẨN BỊ :
 + 4 rổ đựng riêng đất, đá, sỏi, cát,
 + Rổ đựng đất,đá, sỏi,cát cho 3 nhóm quan sát thảo luận.
 + Sỏi, đá và một số túi đựng cát, đất để chơi trò chơi,
 +Bổ sung các vật liệu vào góc thiên nhiên,
Địa điểm: trong lớp
Thời gian: 30-35 phút
III. TIẾN TRÌNH
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
2
3
4
1.Hoạt động 1:
Bé cùng xem
 2. Hoạt động 2: bé cùng khám phá
3.Hoạt động 3: "đội nào giỏi hơn"
4.Hoạt động 4: "thi xem ai nhanh
Cho trẻ đọc bài thơ bé ơi, chuyển đội hình vào 3 hàng ngang.
Các bạn vừa đọc bài thơ gì nào?
Lời khuyên cho bé đừng nghịch gì? Vì sao?
Vậy các bạn có biết lợi ích của đất là gì không?
Cô cùng các bạn tìm hiểu đất đá sỏi cát xem chúng có lợi ích gì cho chúng ta nhé.
Các bạn xem cô có tranh gì đây?
Trong hình ảnh các bạn vừa được xem thì người ta muốn trồng cây trước hết phải làm gì? Và trồng cây xuống đâu?
Các bạn ơi cây xanh được mọc lên từ đất đó và hôm nay cô sẽ cho cả lớp mình cùng tìm hiểu về đất đá, cát, sỏi nhé!
* Đất: Các con xem cô có chậu gì đây?
- Con thấy đất có những đặc điểm gì?
 (Cô giải thích vì đất ẩm, nên có thể nắm được) các bạn xem đất mềm hay cứng?
Đất màu gì?
Đất ướt thì như thế nào? Đất khô thì như thế nào?
Nếu như cây không có đất thì cây như thế nào?
- Đất có những tác dụng gì?
 Cô đưa đất khô ra cho trẻ xem và cho trẻ nhận xét đất này như thế nào?
 Các bạn biết không đất có nhiều loại như đất sét, đất mầu, đất phù sa, đất thịt
Các bạn còn biết đất còn có tác dụng gì nữa không?
Những loại đất sét người ta còn làm gạch lung 1 thời gian để thành viên gạch cất nhà nữa đó các bạn.
- Ngoài đất ra còn có rất nhiều vật liệu khác cũng có từ thiên nhiên nữa đó các bạn bây giờ lớp mình cùng tìm hiểu nhé!
- Cô cho trẻ về 3 nhóm cùng thảo luận.
Đọc thơ:" Hòn đá to hòn đá nặng"
* Đá: Cô nêu đặc điểm của đá: Con hãy đoán xem vật liệu nào nặng và có cạnh sắc?
- Cô cho trẻ chỉ vào hòn đá.
- Cô đưa hòn đá ra hỏi : Đây là cái gì ?
- Con có nhận xét gì về đặc điểm của đá?
Cô dùng vật cứng gõ vào đá cho trẻ quan sát.
- Con thường nhìn thấy đá ở đâu?
Hòn đá này có màu gì?
Có rất nhiều loại đá, có những loại đá được nước bào mòn nên hòn đá trở nên tròn nhẵn và màu trắng nhìn rất đẹp đó các bạn, những viên đá nhỏ thì người ta nhặt về để vào trong các bể cá cho đẹp người ta còn gọi đó là những viên sỏi vì viên sỏi nhỏ hơn đá.
Vậy đá và sỏi mềm hay cứng? đá này có phải như nước đá trong tủ lạnh không bạn?
Đá này có ăn được không?
Vậy đá và sỏi có tác dụng gì?
Người ta xay đá để làm xi măng xây cất nhà đó các bạn.
- Đá có rất nhiều kích cở khác nhau như đá to, đá nhỏ, đá có các màu sắc khác nhau.
Có những nơi ở đồi núi người dùng những hòn đá to đẽo thành các hình vuông chữ nhật dùng để xây nhà đó các bạn.
* Cát:Cô đọc câu đố:
" Hạt gì bé tý
Nằm ở đáy sông
Cùng với xi măng
Xây nên nhà cửa"
- Đố các con đó là hạt gì nào?
- Các con có nhận xét gì về hạt cát?
 - Cát có ở những đâu?
 - Cát dùng để làm gì?
Cát mịn, cát to..
+ Các bạn hãy xem cát và đất có gì khác nhau?
Khi đất khô đập nhỏ ra có giống cát không các bạn? vì sao con biết?
Cát rất nhỏ, còn đất cho dù nghiền nhỏ cũng không mịn bằng cát.
Khi các bạn ra biển tắm các bạn thường làm gì trên bãi cát?
Vậy cát, đất, đá có lợi ích gì cho chúng ta?
- Các con vừa được quan sát, tìm hiểu những gì?..
* Giáo dục trẻ: Khi chơi với đất, đá, sỏi, cát các con phải như thế nào?
Vậy bây giờ chúng ta cùng chơi đong cát nhé.
Cô chia lớp thành 3 đội, 1 đội sẽ đong cát, một đội sẽ bỏ đất vào chậu.
Và 1 tổ lựa những viên sỏi và đá ra 1 rổ khác nhau.
Cho trẻ chơi theo tổ.
Giáo dục trẻ khi chơi không thảy cát đất đá vào người bạn.
Từ những vật liệu này cô sẽ ho các bạn chơi trò chơi làm bánh từ cát.
Để chơi được trò chơi này các bạn nghe cô nói cách chơi và luật chơi nhé.
+ Luật chơi: đội nào làm được nhiều bánh từ cát sẽ hoàn thành nhiệm vụ.
+ Cách chơi: khi nghe hiệu lệnh của cô bạn đầu hàng chạy lên dùng khuôn lấy cát bỏ vào khuôn làm thành bánh, sau đó chạy về bận kế tiếp làm như vậy lần lượt cho đến hết lớp, đội nào làm được nhiều bánh sẽ được thưởng.
Cô cho trẻ chơi dưới hình thức thi đua xem ai nhanh nhất.
Nhắc nhở và giúp đỡ trẻ khi chơi.
 Cô nhắc cho trẻ đi vệ sinh rửa tay sau giờ hoạt động.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* TCVĐ: Đổ nước vào chai”.
* TCHT: Nước và sỏi
* Chơi Tự Do.
I. Mục tiêu.
 - Cháu biết chơi trò chơi “ ai nhanh nhất”, trẻ biết khi thả 1 vật vào trong nước sẽ làm mực nước tăng lên qua trò chơi “nước và sỏi”
- Rèn cho trẻ kĩ năng nhanh nhẹn, khéo léo của đôi bàn tay, tự tin, phản xạ nhanh.
-Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẽ đẹp của thiên nhiên. Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
- Giáo dục cháu đoàn kết khi chơi và biết bảo vệ, yêu quý các loại cây cỏ xung quanh trường.không nghịch phá nước biết bảo vệ nguồn nước.
II. CHUẨN BỊ:
- chai nhựa 2 cái, chậu nước	, bình thủy tinh, sỏi 1 rổ. Chai nước sạch.
- Chuẩn bị một số đồ chơi ngoài trời như chong chóng, máy bay, bóng, trò chơi dân gian..
- Thời gian: 30-35 phút
- Địa điểm: sân trường.
III. Tiến trình.
+ TCVĐ “ Đổ nước vào chai”
Các bạn xem cô có gì đây? Con sẽ chơi gì từ cái chai và chậu nước này?
Vậy để xem đội nào khéo hơn qua trò chơi đổ nước vào chai nhé.
Cô nói luật chơi: Bạn lấy nước đổ vào chai xong chạy về bạn khác mới được lên chơi.
Cách chơi: khi nghe hiệu lệnh của cô bạn thứ nhất dùng tay của mình lấy nước bỏ vào chai sau đó chạy về bạn kế tiếp cũng làm như vậy sao cho cả đội lấy được đầy chai nước trước sẽ được thưởng.
Cô cho trẻ chơi thử sau đó chơi thật, nhận xét sau mỗi lượt chơi.
+ TCHT Nước và sỏi
Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn nhỏ xung quanh 
Hôm nay cô sẽ cho các bạn chơi một trò chơi thí nghiệm về nước, các bạn chú ý xem có gì kì diệu không nhé.
Cô rót nước vào bình, cho trẻ quan sát mực nước và dùng bút đánh dấu lại.
Sau đó cho trẻ bỏ sỏi vào trong bình trẻ quan sát mực nước dnag6 lên trong bình và đánh dấu lại.
Cho trẻ nhận xét và thử lý giải tại sao nước trong bình lại dâng lên.
Cho trẻ đoán xem cần thả bao nhiêu sỏi để nước dâng lên đầy bình, giáo viên cho trẻ bỏ tiếp sỏi vào cho đến khi nước đầy và tràn ra khỏi bình.
Cô giải thích: nước trong bình dâng lên là do những viên sỏi đã chiếm chỗ của nước, thả càng nhiều sỏi, mực nước dâng lên càng cao, nếu thay sỏi bằng 1 vật khác chìm trong nước hiện tượng cũng xảy ra như vậy.
+ Chơi tự do.
- Cô tập trung trẻ lại giới thiệu các loại đồ chơi ngoài trời
- Cô giới thiệu cho trẻ một số trò chơi tự do như chong chóng, máy bay..chi chi chành chành. Lộn cầu vòng, 
- Cho trẻ chọn đồ chơi trẻ thích và tiến hành chơi.
- Cô giới hạn khu vực chơi cho trẻ
- Quan sát trẻ chơi và chơi cùng trẻ.
- Gd trẻ : Khi chơi không được xô đẩy bạn,thấy lá rụng thì phải nhặt bỏ vào thùng rác nhe!
- Cô nhận xét quá trình chơi và giáo dục chung.
HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc xây dựng: Xây bể bơi.
* Góc nghệ thuật: tô màu bảy sắc cầu vồng, vẽ các hiện tượng tự nhiên xung quanh bé.
* Góc học tập: tô chữ cái g,, chơi đôminô số.
* Góc thiên nhiên: tưới cây, lau lá, chơi với cát nước,...
* Góc âm nhạc: biểu diễn các bài đã được học trong chủ đề.
I/ Mục tiêu- yêu cầu:	
- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dung đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình. Xây dựng được bể bơi cùng các bạn.
- Trẻ biết tự thỏa thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung, tự rủ bạn cùng chơi, tự phân vai và thực hiện đúng hành động của vai mà mình đã nhận.
- Trẻ biết vẽ, xé dán, tô màu các hiện tượng tự nhiên.
- Trẻ biết tô đẹp các chữ cái, biết chơi đôminô.
- biết chăm sóc cây cối xung quanh
-Trẻ biết biểu diễn các bài nhạc, bài thơ trong chủ đề.
II/ Chuẩn bị:
- Các loại đồ chơi nhựa, khối gỗ, các phế liệu có trong lớp.
- Vở tập tô, đôminô đồ chơi
- Giấy, bút màu, đất nặn, bảng nặn
- Hồ dán, giấy
- Vườn cây, cát, nước
- Địa điểm: trong lớp.
- Thời gian: 35-40 phút
III/ Tiến Trình:
Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu.
- Cho cả lớp hát bài “ Biển rơi”
- Lớp mình vừa hát bài hát gì?
- trong bài hát này nhắc đến điều gì?
- Các bạn ơi lớp mình đang học chủ đề gì?
- Bạn nhìn xem trong lớp mình có mấy góc chơi?
- Đó là những góc nào?
Hoạt động 2: Thỏa thuận vai chơi.
- Vậy với chủ đề hiện tượng tự nhiên chúng ta có thể chơi gì?
+ Góc xây dựng: chúng ta có thể xây hồ bơi. Vậy khi xây hồ bơi chúng ta xây gì trước? Xây như thế nào? Trang trí như thế nào để cho hồ bơi thêm đẹp? Ai thích chơi góc xây dựng?
+ Góc phân vai chúng ta chơi gì? Người ở góc phân vai thì phải làm sao? Chúng ta có thể làm người cứu hộ ở bể bơi, và khu bán nước hàng nước và thức ăn,...vậy nhiệm vụ của người cứu hộ phải làm sao?
+ Góc nghệ thuật: các bạn ơi sau khi trời tạnh mưa thì các con thường thấy hiện tượng gì xảy ra? Vậy bạn thấy bảy sắc cầu vồng có đẹp không? Vậy các con hãy cùng nhau vẽ và tô màu bảy sắc cầu vồng cho thật đẹp nhé. Và để có nước cho chúng ta sử dụng thì các con có thể vẽ mưa, nặn các dụng cụ chứa nước chẳng hạn.
+ Góc học tập: các bạn đã biết chơi cờ đôminô chưa? Vậy cách chơi nó như thế nào không? Vậy một lát các con hãy về góc và chơi thật vui nhé!
+ Góc âm nhạc: trong tuần qua cô đã dạy các con những bài hát gì? Và rất nhiều bài thơ trong chủ đề vì vậy các con hãy biểu diễn lại cho thật hay nhé!
+ góc văn hóa địa phương: các bạn ơi các bạn nhìn xem góc địa phương có gì các bạn
Theo các bạn có thể làm gì với những dụng cụ mà cô chuẩn bị nè?
Các bạn có thể đan giỏ để tặng cho các bạn ở góc thiên trồng cây nhe!
Ngoài ra thì các bạn có thể gói bánh để tặng cho các chú xây dựng nữa nhe
+ Góc thiên nhiên: cô có cát, nước các con hãy làm nhũng thí nghiệm về nước chẳng hạn. Hay bạn có thể tưới cây, lau lá cây cùng nhau tiếp xúc với thiên nhiên.
.* Hoạt động 3: Quá trình chơi:
- Bạn nào thích góc chơi góc nào thì vào góc chơi và đeo ký hiệu.
- Sau khi thỏa thuận xong trẻ vào góc chơi của mình.
- Trong quá trình chơi cô đóng 1 vai cùng chơi với trẻ. 
- Cô gợi ý chơi liên kết các góc chơi với nhau.
- Cô quan sát giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
* Hoạt động 4: Nhận xét quá trình chơi: 
- Cô đến từng góc chơi nhận xét về nề nếp chơi và sản phẩm của nhóm chơi. 
- Sau đó cho trẻ ngồi quanh góc xây dựng cùng nhận xét về công trình xây dựng.
- Cô cho trẻ góc xây dựng tự giới thiệu về công trình của mình.
- Cô nhận xét về công trình xây dựng của cháu và tuyên dương góc xây dựng. 
(kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường sạch, đẹp, không xả rác, hái hoa, không vẽ bậy lên tường ,lớp). khi sử dụng nước cần tiết kiệm và biết bảo vệ nguồn nước.
* Nhận xét cuối buổi: 	
- Cô nhận xét về quá trình chơi của trẻ, tuyên dương nhóm chơi có nề nếp.
- Cho trẻ hát và cất đồ chơi đúng qui định.
- Kết thúc buổi chơi.
- Cho cháu thu dọn cùng cô.
Vệ sinh lớp.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
Cho trẻ làm thí nghiệm hoa đổi màu.
Vệ sinh trả trẻ.
Vệ sinh lớp.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 2 ngày 13 tháng 03 năm 2017
1/ Tên những trẻ nghỉ học và lý do:
......................................................................................................................................................................................................................................................
2/ Tình trạng sức khỏe của trẻ ( những trẻ có biểu hiện bất thường về, ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật...): ......................................................................................................................................................................................................................................................
3/ Thái độ trạng thái xúc cảm và hành vi của trẻ (những trẻ có biểu hiện đặc biệt tích cực và tiêu cực về thái độ, cảm xúc, hành vi):
Sự tích hợp của các hoạt động với khả năng của trẻ:
......................................................................................................................................................................................................................................................
Sự hứng thú tích cực tham gia hoạt động của trẻ:
......................................................................................................................................................................................................................................................
4/ Kiến thức và kỹ năng của trẻ: những kiến thức, kỹ năng trẻ thực hiện tốt (chưa tốt) lí do?:
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt tích cực:
Kiến thức:	
......................................................................................................................................................................................................................................................
Kỷ năng:
......................................................................................................................................................................................................................................................
5. Những hoạt động theo kế hoạch mà chưa thực hiện được, lí do chưa thực hiện được, những thay đổi tiếp theo.
......................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH NGÀY THỨ BA
NGÀY 14/03/2017
Đón trẻ.
- Đón trẻ, hướng dẫn cháu cất đồ dùng cá nhân vào chỗ.
- Cho trẻ quan sát các cảnh đẹp về mùa hè.
- Cho cháu chơi tự do theo ý thích.
Thể dục sáng.
* Hô hấp: Hít vào thật sâu thỡ ra từ từ (2 lần 8 nhịp).
* Động tác tay: Đánh chéo hai tay ra phía trước, sau (3 lần 8 nhịp).
* Động tác bụng: Đứng quay người sang bên (3 lần 8 nhịp).
* Động tác chân: Nâng cao chân gập gối (3 lần 8 nhịp).
* Động tác bật: bật tiến về phía trước- lùi về phía sau3 lần 8 nhịp).
è Hướng dẫn tập đồng diễn như ngày đầu tuần.
Điểm danh:
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG: Chạy 18m trong khoảng thời gian 5 – 7 giây.
I/ Mục tiêu:
- Trẻ thực hiện được vận động chạy 18 m trong khoảng 5 – 7 giây.
- Rèn kỹ năng phối hợp tay và chân khi thực hiện vận động cơ bản, phát triển khả năng định hướng cho trẻ khi chạy, kỹ năng định hướng và sự khóe léo thông qua trò chơi.
- Giáo dục biết giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ, chăm tập thể dục và ăn uống đủ chất để có sức khỏe tốt.
II/ Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ.
- Máy hát, đĩa hát.
- vòng cho mỗi trẻ.
- Vạch chuẩn.
- Nhiều quả bóng lớn, 2 cái cột ném bóng, 2 cái rổ lớn.
- Địa điểm: ngoài sân
- Thời gian: 30 – 35 phút.
III/ Tiến hành:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
Hoạt động 1:
Khởi động 
Khởi động: Theo nhạc bài hát " trời nắng trời mưa"
đội hình hàng dọc, chuyển vòng tròn thực hiện đi kiểng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh....sau đó về 3 tổ tập các bài tập phát triển chung
2
3
Hoạt động 2: Trọng động
Hoạt động 3: hồi tĩnh
*Bài tập phát triển chung: tổ chức cho trẻ tập các động tác kết hợp với bài hát " cho tôi đi làm mưa với" (tập với vòng"
 Động tác tay: Đưa ra phía trước, đưa lên cao(2l X 8N)
N1: Bước chân trái ra phía trước rộng bằng vai, 2 tay đưa ra phía trước 
N2: Hai tay cầm vòng đưa lên cao
N3: Hai tay cầm vòng đưa ra phía trước
N4: Về tư thế ban đầu
N5,6,7,8 đổi bên
 Động tác bụng: Đứng cúi về trước (2lX8n)
 N1: đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay giơ cao quá đầu
N2: Cúi xuống, hai chân thẳng, tay chạm đất
N3: đứng lên 2 tay giơ lên cao
N4: Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người.
N5,6,7,8 đổi bên
Động tác chân: Nâng cao chân, gập gối (4LX8N)
đứng 2 chân ngang vai
+ Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gặp đầu gối
+ Hạ chân trái xuống, đứng thẳng
+ Chân trái làm trụ, chân phải năng cao đùi, gặp đầu gối
+ Hạ chân phải xuống, đứng thẳng
 Động tác bật: bật tách khép chân(4L X 8N)
Tư thế chuẩn bị: đứng thẳng, tay cầm vòng
Nhịp 1: Bật tách chân, tay cầm vòng đưa ra phía trước
Nhịp 2: Bật khép chân về, tay cầm vòng hạ xuống
Nhịp 3,4,5,6,7,8 tương tự.
* Đọc thơ “ nước”.
Nước có lợi ích cho chúng ta?
Nếu không có nước chúng ta sẽ như thế nào?
- Giáo dục cháu uống nước đầy đủ, không nghịch nước.
- Các bạn hãy thể hiện cho cô xem ai có sức khỏe tốt nhất qua vận động “chạy 18 m trong khoảng 5 – 7 giây” sau đây nhe!
* Vận động cơ bản “chạy 18 m trong khoảng 5 -7 giây”.
- Khảo sát cả lớp xem khả năng thực hiện vận

File đính kèm:

  • docTUAN_4_HTTN_KHOI_LA_2016_2017.doc