Kế hoạch tuần 5 lớp Lá - Chủ đề nhánh: Bé làm gì để lớn lên và khỏe mạnh

Góc văn hóa địa phương: Làm nón bằng lá .

*Góc âm nhạc: Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề, chơi với các nhạc cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau

* Góc học tập: Làm sách tranh truyện liên quan đến chủ đề, phân biệt hành vi bé nên làm, không nên làm

*Góc xây dựng: Xếp hình bé tập thể dục, xây công viên vui chơi giải trí, vườn hoa.

*Góc khoa học\ thiên nhiên: Nhận biết các hình khối, khối cầu, khối trụ

*Góc đóng vai: Phòng khám nha khoa, cửa hàng thực phẩm, quầy thực phẩm

 

doc32 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch tuần 5 lớp Lá - Chủ đề nhánh: Bé làm gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 5
Chủ đề nhánh: BÉ LÀM GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH?
Từ ngày 21/11 – 25/11/2016
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
- Đón trẻ: Trò chuyện với trẻ một số nguy cơ không an toàn, xem video 
- Chơi - thể dục sáng- Điểm danh
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-TCVĐ : Ai bước dài hơn?, tay cầm tay,...
-TCHT: Bé nhìn thấy gì, bé nghe thấy gì,....
- TCDG: kéo co.
- Chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG HỌC
* KPKH:
- Bé làm gì để lớn lên và khỏe mạnh.
* PTTC:
- Nhảy lò cò ít nhất 5 bước đổi chân theo yêu cầu.
* PTNN: 
- LQCC: Ư
* PTNN:
- Thơ: Chia bánh.
* PTTM:
- Vận động: Ngôi nhà mới
- Nghe: ru con mùa đông.
- TCÂN: tôi vui tôi buồn.
HOẠT ĐỘNG GÓC
*Góc văn hóa địa phương: Làm nón bằng lá .
*Góc âm nhạc: Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề, chơi với các nhạc cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau
* Góc học tập: Làm sách tranh truyện liên quan đến chủ đề, phân biệt hành vi bé nên làm, không nên làm
*Góc xây dựng: Xếp hình bé tập thể dục, xây công viên vui chơi giải trí, vườn hoa.
*Góc khoa học\ thiên nhiên: Nhận biết các hình khối, khối cầu, khối trụ
*Góc đóng vai: Phòng khám nha khoa, cửa hàng thực phẩm, quầy thực phẩm
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Dạy trẻ có 1 số hành vi thói quen trong ăn uống.
* Nêu gương,cấm cờ.
* Vệ sinh, trả trẻ. Vệ sinh lớp.
* PTTM: 
- Xé dán đồ dùng quen thuộc của bé.
* Nêu gương,cấm cờ.
* Vệ sinh, trả trẻ. Vệ sinh lớp.
* Rèn 1 số thới quen không ăn quà vặt.
* Nêu gương,cấm cờ.
* Vệ sinh, trả trẻ. Vệ sinh lớp.
* PTNT:
- Tạo nhóm trong phạm vi 7.
* Nêu gương,cấm cờ.
* Vệ sinh, trả trẻ. Vệ sinh lớp.
* Rèn kỹ năng tô màu.
* Nêu gương,cấm cờ.
* Vệ sinh, trả trẻ. Vệ sinh lớp.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
THỨ 2 (09/11/2016)
I. Đón trẻ:
- Cô đón trẻ vào lớp, cho cháu cất đồ dùng cá nhân đúng quy định.
- Trò chuyện với trẻ một số nguy cơ không an toàn, xem video.
- Cho trẻ hoạt động tự do trong lớp.
II. Thể dục sáng:
1. Yêu cầu:
- Trẻ thực hiện theo cô các động tác hô hấp, tay, bụng, chân, bật theo nhịp đếm, theo nhạc một cách nhịp nhàng.
- Trẻ di chuyển nhanh theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ biết thực hiện các động tác thể dục có lợi cho sức khỏe.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài sân trường.
- Thời gian: 15 phút
- Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, bài hát kết hợp với nhịp bài hát thể dục buổi sáng.
3. Tiến hành:
* Hoạt động : Khởi động
- Cho trẻ đứng giang hàng ngang và khởi động tại chỗ: xoay cổ tay, cổ chân,tay vai, eo, gối, chạy tại chỗ... theo nhạc.	
* Hoạt động 2: Trọng động: Tập theo nhịp bài hát đồng diễn của trường: (Thực hiện các động tác 2l x 4N)
+ ĐT1: Hô hấp
Cho trẻ hít thật sâu và thở ra nhẹ nhàng.
- Động tác tay “đánh chéo 2 tay ra hai phia trước, sau” (3 lần x 4 nhịp)
Đứng thẳng, hai tay tha xuôi. 
+ Đưa tay phải về phía trước, tay trái phía sau.
+ Đưa tay trái về phía trước, tay phỉa về phía sau.
+ Đưa hai tay lên cao ngang vai.
+ Hạ hai tay xuống.
- Động tác bụng “đứng cúi về trước ” ( 3 lần x 4 nhịp)
Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay giơ cao quá đầu.
+ Cúi xuống, 2 chân thẳng, tay chạm đất.
+ Đứng lên, 2 tay giơ cao. 
+Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người.
- Động tác chân “nâng cao chân, gập gối” ( 3 lần x 4 nhịp)
Đứng 2 chân ngang vai.
+ Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gập đầu gối.
+ Hạ chân trái xuống, đứng thẳng.
+ Chân trái làm trụ, chân phải nâng cao đùi, gập đầu gối.
+ Hạ chân phải xuống, đứng thẳng.
- Động tác bật “bật về các phía” ( 3 lần x 4 nhịp)
Đứng thẳng, tay chống hông.
+Nhảy lên phía trước.
+Nhảy lùi về phía sau.
+Nhảy sang bên phải.
+Nhảy sang bên trái. 
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàng.
Nhận xét khám tay vệ sinh vào lớp.
III. Điểm danh: Cho trẻ vào lớp.
HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ LÀM GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI: BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
I. Mục tiêu, yêu cầu:
-Trẻ biết được mình lớn lên như thế nào. Biết một số nhóm tức ăn có ích cho sức khỏe. Biết chơi trò chơi đúng luật.
- phát triển ở trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ. Giúp trẻ nhanh nhẹn qua trò chơi.
- Trẻ biết ăn uống đúng cách cho cơ thể luôn khỏe mạnh, chăm tập thể dục và giữ gìn sức khỏe. 
II. Chuẩn bị: 
- Tranh bé ăn uống.
- Tranh bé tập thể dục.
- Tranh bé rửa mặt rửa tay.
- Tranh bà mẹ mang thay và sự phát triển của bào thay trong bụng mẹ. 
- Tranh quá trình lớn lên của bé sau khi được sinh ra.
- Tranh bé được mẹ yêu thương và chăm sóc ở nhà.
- Tranh dinh dưỡng cho bé.
- Tranh cân đo cho bé.
- Tranh bé vui chơi và học tập ở trường.
- Bản nặn, đất nặn, đĩa nặn, khăng lao.
- Máy hát có đĩa hát.
- Một số thực phẩm cần thiết chon trẻ chơi trò chơi: cà rốt, rau muốn,....
- Địa điểm: trong lớp học.
- Thời gian: 30-35ph. 
III. Tiến trình:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ
01
02
03
04
HĐ1: tạo tình huốn
HĐ2: Trò chuyện
HĐ3: Trò chơi vận động 
HĐ4: Nhận xét
- Cho trẻ chơi "trời tối- trời sáng".
- Cho trẻ quan sát 3 bạn từ thấp đến cao, có bạn gầy và có bạn tròn trịa.
- Hỏi trẻ:
+ Con có nhận xét gì về 3 bạn này?
+ Vì sao 3 bạn này không cao bằng nhau và không tròn trịa như nhau?
- Mỗi bạn đều có hình dáng bên ngoài khác nhau là do chế độ dinh dưỡng của từng bạn khác nhau và do điều kiện cho các bạn lớn lên khác nhau. Để biết được các con được lớn lên như thế nào thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu và trò chuyện về "sự lớn lên của bé" nhe!
- Cho trẻ chơi "trời tối- trời sáng".
- Cho trẻ quan sát tranh bà mẹ mang thay và sự phát triển của bào thay trong bụng mẹ. Hỏi:
+ Con biết đây là tranh gì không?
- Cô giới thiệu đây là tranh người mẹ đang mang thay.
+ Khi mẹ mang thay thì bụng của mẹ như thế nào?
+ Đây là những hình ảnh gì?(hình ảnh giống như em bé)
- Cô giới thiệu và giải thích cho trẻ biết đây là hình ảnh em bé trong bụng mẹ ở những tháng đầu mà người mẹ vừa mang thay, đây là hình ảnh em bé trong bụng mẹ ở những tháng tiếp theo và đây là hình ảnh em bé trong bụng mẹ ở những tháng cuối khi người mẹ sắp sinh.(vừa giải thích vừa chỉ vào tranh minh họa).
- Các con có biết vì sau mà em bé lớn dần lên ở trong bụng mẹ không?
- Cô giải thích em bé lớn dần lên ở trong bụng mẹ là nhờ em bé hấp thu chất dinh dưỡng từ mẹ. Vì vậy khi mang thay người mẹ phải được ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng và uống thêm sữa ding dưỡng và nhiều loại thuốc chức năng khác để nuôi em bé ở trong bụng.
- Người mẹ mang thay 9 tháng 10 ngày thì sinh ra em bé, khi mới được sinh ra em bé còn rất nhỏ. Và qua nhiều ngày thì em bé lớn dần lên.
+ Nhờ đâu mà em bé lớn lên được?
- Cô tóm lại em bé lớn lên nhờ sự yêu thương chăm sóc của mẹ hàng ngày.
- Cho trẻ quan sát tranh bé được mẹ yêu thương và chăm sóc ở nhà và tranh quá trình lớn lên của bé sau khi được sinh ra.
+ Mới được sinh ra em bé được mẹ yêu thương như thế nào?
+ Em bé ăn thức ăn gì?
+ Khi em bé biết lật mẹ đã âu yếm em như thế nào?
+ Lúc này em bé ăn được những thức ăn gì?
+ Khi em bé biết bò tình cảm của mẹ dành cho em như thế nào?
+ Bây giờ em bé đã ăn thêm được những thức ăn gì?
+ Khi em bé chuẩn bị biết đi mẹ đã dìu em ra sau?
+ Em đã biết ăn tất cả những loại thức ăn chưa? Vì sau?
- Cô giải thích: trong quá trình lớn lên của bé từ khi mới sinh ra cho đến khi biết đi lẩm đẩm, hầu như em bé chỉ uống nhiều sửa từ mẹ và những loại sửa dinh dưỡng bên ngoài, càng về sau em bé có thể ăn thêm bột dinh dưỡng, cháo, cơm nghiền nát và một vài loại trái cây xoay nhiển dễ tiêu hóa. Đặt biệt trong suốt quá trình lớn lên của bé, bé phải uống nhiều nước hàng ngày, ngoài ra không thể thiếu tình thương của mẹ dành cho bé.
- Cho trẻ hát "bé ăn thật ngoan".
- Cho trẻ xem tranh cân đo cho bé.
+ Đây là hình ảnh gì?
+ Vì sau một bé lại cao còn một bé lại thấp?
+ Vì sau một bé lại nặng cân còn một bé lại nhẹ cân?
- Cô giải thích: đó là vì nhu cầu dinh dưỡng mà mọi bé hấp thu được từ khi còn trong bụng mẹ dến khi lớn lên là không giống nhau. Và một phần cũng do ảnh hưỡng từ tình cảm mà người mẹ dành cho con từ việc nuôi dưỡng con đến việc dạy con vận động.
- Cho trẻ hát "trường chúng cháu là trường mầm non".
+ Khi đến tuổi đi học thì em bé phải làm gì?.
- Cho trẻ xem tranh bé vui chơi và học tập ở trường.
+ Con thấy gì trong bức tranh này?
+ Khi đến trường mầm non con có được vui chơi như các bạn trong tranh không?
+ Ở trường không có mẹ, nhưng ai đã yêu thương con như mẹ?
+ Ngoài được vui chơi con còn có nhiệm vụ gì ở trường nữa?
+ Con học được những gì? con học đễ làm gì?
+ Ở trường các con thường ăn những thức ăn gì?
+ Con thấy mình và bạn có lớn hơn lúc trước hay không? vì sau?
+ Để cho mình luôn khỏe mạnh thì cần phải làm gì ngoài ăn uống đủ chất và hợp lý?
- Giáo dục cháu phải chú ý ăn uống và chăm vận động, luyện tập thể dục đễ cho cơ thể luôn được lớn lên và khỏe mạnh.
- Cho trẻ vận động theo bài hát "mời bạn ăn".
- Cho cả lớp chơi trò chơi "chọn thực phẩm cần cho bé".
+ Cách chơi: cho cả lớp cùng chơi. Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ. Cô sẽ yêu cầu và trẻ sẽ chọn thực phẩm cần thiết cho trẻ theo yêu cầu của cô. Nhóm nào chọn đúng và chọn được nhiều sẽ thắng.
+ Cho trẻ chơi thử một lần.
+ Cho trẻ chơi thật vài lần.
+ Cô nhận xét sau mỗi làn chơi.
- Cho trẻ đọc đồng dao "dung dăn dung dẽ" và ngồi thành 3 tổ.
- Giới thiệu tên trò chơi "tay ai khéo".
+ Cách chơi: cô phát cho mỗi trẻ một viên đất nặn và mỗi trẻ phải thực hành nặn một sản phẩm em bé đang tập thể dục trong vòng một bài hát. Ai nặn đẹp và đúng giờ sẽ thắng.
+ Cho trẻ thực hành nặn.
+ Nhận xét sản phẩm nặn của trẻ và kết quả chơi.
- Cho trẻ thu dọn đất nặn gọn gàng. Cho trẻ làm động tác rữa tay bằng xà phòng.Kết hợp giáo dục phòng chống tay nạn thưng tích, tiết kiệm nước.
- Cùng hát bài “mời bạn ăn” đi ra ngoài.
- Kết thúc.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* TCVĐ: "Ai bước dài hơn?".
* TCHT: "bé nghe thấy gì?".
* chơi tự do.
I. Mục tiêu, yêu cầu: 
- Trẻ biết chơi các trò chơi đúng luật. Biết chơi trò chơi “ Ai bước dài hơn” và “ Bé nghe thấy gì?”
- Giúp phát triển kĩ năng nhận thức cho trẻ, phát triển sự khéo léo của cơ thể, rèn khả năng chú ý, cảm nhận âm thanh và phản ứng nhanh nhẹn cho trẻ.
- Giáo dục trẻ tính đoàn kết, tinh thần tập thể, biết vui chơi cùng bạn.
II. Chuẩn bị:
- Vạch xuất phát, khăn bịt mắt.
- Chông chống, dây thung, phấn vẽ,và một số đồ chơi có sẵn ngoài sân trường.
- Địa điểm: sân chơi sạch sẽ, thoáng mát, an toàn trẻ.
- Thời gian: 30ph.
III. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: ổn định,gây hứng 
- - Cô và trẻ cùng nhau hát “ Năm ngón tay ngoan”
(Đôi dép)
- Cô hỏi: 
= các bạn ơi các bạn thấy đôi tay của mình như thế nào?
+ Làm gì để bảo vệ đôi tay?
+ Còn dôi chân thì chúng ta làm gì để bảo vệ?
- Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn đôi chân sạch đẹp không dơ bẩn, phải mang dép khi ra sân chơi, không đạp lên vật nhọn làm đau chân,...
- Lớp chúng ta hãy cùng chơi một trò chơi để xem chân ai khỏe.
- Giới thiệu tên trò chơi "Ai bước dài hơn?". 
2. Hoạt động 2: TCVĐ "Ai bước dài hơn?". 
- Cách chơi: mỗi lần chơi 2 trẻ, trẻ đứng sau vạch xuất phát, phía trước đặt một lá cờ cách vạch 5m. Sau khi nghe hiệu lịnh của cô trẻ bước nhiều bước lên trước và cướp lấy cờ. Trẻ nào cướp được cờ trước và bước ít bước hơn thì trẻ đó sẽ được khen nhiều hơn.
+ Cho trẻ chơi thử 1 lần.
+ Cho trẻ chơi thật nhiều lần.
+ Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
3. Hoạt động 3: TCHT: "bé nghe thấy gì?".
- Cho trẻ hát "bé quét nhà" cả lớp sẽ ngồi thành vòng tròn.
- Giới thiệu tên trò chơi "bé nghe thấy gì".
+ Cách chơi: cô sẽ chọn một trẻ lên và bịt mắt lại. sau đó chọn một bạn đứng lên hát. hỏi bạn bị bịt mắt tiếng hát ở phía nào, mở mắt bạn đó ra và cho bạn đó hát lại đoạn nhạc vừa nghe. Trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu sẽ được khen.
+ Cho trẻ chơi thử 1 lần.
+ Cho trẻ chơi thật nhiều lần.
+ Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
4. Hoạt động 4:chơi tự do
- Giới thiệu các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị sẳn: chong chóng,dây thung,phấn vẽ,một số đồ chơi có sẳn ngoài sân trường: cầu tuột,xích đu, và cách chơi một số loại đồ chơi đó. 
- Giáo dục trẻ chơi an toàn,không tranh dành đồ chơi cùng bạn,biết đoàn kết giúp đỡ bạn khi chơi.
- Cho trẻ tự do chọn đồ chơi và chơi tự do theo nhóm.
- Cô quan sát,hướng dẫn trẻ chơi.
5. Hoạt động 5:nhận xét,kết thúc
- Cho trẻ đọc đồng dao “dung dăng dung dẽ” sau đó tập hợp về hàng ngồi.
- Nhận xét kết quả chơi của trẻ.
- Nhận xét tuyên dương cuối buổi chơi.
- Kết thúc.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: cửa hàng thực phẩm, siêu thị, quầy thực phẩm
- Góc xây dựng: Xây công viên vui chơi giải trí, vườn hoa.
- Góc học tập: Làm sách tranh truyện liên quan đến chủ đề, phân biệt hành vi bé nên làm và không nên làm.
- Góc âm nhạc: : Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề, chơi với các nhạc cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau.
- Góc khoa học/ thiên nhiên: Nhận biết các hình khối, khối cầu, khối trụ.
- Góc văn hóa địa phương: Làm nón bằng lá.
I. Mục tiêu, yêu cầu:
- Trẻ biết tự thoả thuận phân vai với nhau để chơi ở các góc.
- Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi như trong xã hội thật: thể hiện đúng nhiệm vụ giữa người bán và người mua,... 
- Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi phù hợp với vai chơi, mục đích chơi và phù hợp với yêu cầu của góc chơi.
- Trẻ chơi khéo léo và linh hoạt, biết liên kết các góc chơi. Giáo dục trẻ tinh thần tập thể, biết tạo ra sản phẩm đẹp và giữ gìn sản phẩm mình làm ra, biết ăn mặt gọn gàng và ăn uống hợp lí để giữ gìn sức khỏe.
II. Chuẩn bị: 
1. Góc phân vai:
- Tiền giấy làm bằng vé số.
- Đồ chơi gia đình, bán thực phẩm, quần áo thời trang,...
2. Góc xây dựng:
- Khối gỗ, cây xanh, thảm cỏ,
- Bảng tên công viên.
3. Góc học tập:
- Sách tranh kể chuyện về bản thân.
- Giấy có in hình một số các loại hình ảnh về chủ đề bản thân cho trẻ cắt dán làm album về hành vi bé nên làm và không nên làm.
- Giấy đóng cuốn cho trẻ dán tranh.
- Kéo cắt, keo dán, khăng lao.
4. Góc nghệ thuật:
- Máy hát, đĩa hát, bông múa, trống lắc, lục lạp, phách tre,...
5. Góc khoa học/ thiên nhiên: 
- Khối cầu, khối trụ.
6. Góc văn hóa địa phương: 
- Lá cây khô.
- Tâm tre,...
- Địa điểm: trong phòng học.
- Thời gian: 35-40ph. 
III. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: chúng ta sẽ làm gì?
- CÔ và trẻ cùng hát và vận động theo bài hát “ Mời bạn ăn”
+ Các bạn có biết chúng ta ăn để làm gì không?
- GD: Ăn hết suất cho mau lớn.
- Chủ đề chúng ta đang học là chủ đề gì?
- Có 1 đồ vật mà cô không biết đó là đồ vật gì các con hãy lắng nghe và cho cô biết đó là đồ vật gì nhe!
- Cô đố trẻ:
“Màu xanh màu đỏ
Đầu có móc câu
Quần áo treo vào
Phẳng phiêu thật đẹp?”
(cái móc áo)
- Cô hỏi:
+ Cái móc áo dùng để làm gì?
+ Cái áo là đồ dùng để làm gì?
- Giáo dục cháu phải ăn mặt gọn gàng và sạch sẻ.
- Vậy hôm nay chúng ta sẽ vui chơi góc với chủ đề “bản thân và gia đình” nhe!
2. Hoạt động 2: Bạn sẽ chơi gì nào?
- Hôm nay lớp mình có mấy góc chơi?
- Đó là những góc chơi nào?(trẻ kể)
- Chúng ta mặt quần áo đẹp để làm gì? 
- Để có được chỗ vui chơi đẹp các con sẽ tạo ra chúng bằng cách nào?
- Trong lớp mình, góc chơi nào sẽ xây được công viên giải trí?
- Bạn nào sẽ chơi góc xây dựng?
- Nếu chơi ở góc xây dựng con sẽ xây như thế nào? 
- Con sẽ làm gì cho công trình thêm đẹp?
* Góc xây dựng: chúng ta sẽ xây “công viên giải trí”. Trồng nhiều cây xanh che mát tạo không khí trong lành. Ngoài ra các con còn có thể trang trí thêm cây xanh, hoa cỏ cho công trình thêm đẹp. 
- Trong công viên để phục vụ nhu cầu giải trí thì phải có gì?
- Công viên chưa xây xong vậy sân khấu biểu diễn văn nghệ sẽ tạm thời đặc ở góc nào trong lớp?
- Vậy góc âm nhạc hôm nay sẽ chơi gì?
- Ai sẽ chơi góc âm nhạc ?
- Con sẽ chơi trong góc âm nhạc như thế nào ?
* Góc nghệ thuật: Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề, chơi với các nhạc cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau
- Những cô chú làm việc mệt mõi, đói bụng, khác nước, các cô chú đó phải làm gì?
- Nơi nào có bán thức ăn, nước uống?
- Vậy hôm nay góc phân vai sẽ chơi gì?
- Người bán có nhiệm vụ gì? 
- Người mua có nhiệm vụ gì?
* Góc phân vai:cửa hàng thực phẩm, siêu thị, quầy thực phẩm,...
- Hôm nay góc học tập sẽ đi thu thập những câu chuyện xảy ra ở xung quang để về làm sách nhe! 
- Ai sẽ làm được việc này ở góc học tập?
* Góc học tập: Làm sách tranh truyện liên quan đến chủ đề, phân biệt hành vi bé nên làm và không nên làm.
* Góc khoa học/thiên nhiên: các con sẽ nhận biết hình khối, khối cầu, khối trụ.
* Ngoài ra các con còn có thể sử dụng tâm tre và lá cây khô để chơi làm nón bằng lá ở góc “văn hóa địa phương”. Chơi một số các trò chơi dân gian mà con thích ở góc “trò chơi dân gian”.
- Giáo dục trẻ khi vào góc chơi phải nhường nhịn bạn khi chơi, chơi góc nào thì mang thẻ đeo của góc chơi đó.
- Mời trẻ vào góc chơi.
3.Hoạt động 3: Hãy cùng chơi nhé!
- Cho trẻ nhận thẻ đeo, kí hiệu và vào góc chơi.
- Trẻ chơi ở các góc.
- Cô quan sát,gợi ý cho trẻ chơi.Cô tham gia vào một góc chơi để tạo sự liên kết giữa các góc: xây dựng-phân vai, phân vai- âm nhạc, học tập-phân vai,..
- Cô nhận xét riêng ở từng góc chơi.
4.Hoạt động 4: Xem ai chơi giỏi?
- Tập hợp trẻ về góc xây dựng.
- Cho trẻ hát “tay thơm tay ngoan”.
- Cho các chú công nhân kể về công trình xây dựng của mình.
- Nhận xét công trình xây dựng.
- Kết thúc. Cho trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Dạy trẻ có 1 số hành vi thói quen trong ăn uống.
- Nêu gương, cắm cờ. Vệ sinh. Trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ....ngày..thángnăm 201...
1. Tên những trẻ nghỉ học và lý do:
............................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................
2. Tình trạng sức khỏe của trẻ ( Những trẻ có biểu hiên bất thường về ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật):
............................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................
3. Thái độ, trạng thái, xúc cảm và hành vi của trẻ( Những trẻ có biểu hiện đặt biệt tích cực và tiêu cực về thái độ, cảm xúc, hành vi)
- Sự tích hợp của hoạt động với khả năng của trẻ:
............................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................
- Sự hứng thú tích cực tham gia hoạt động của trẻ:
...........................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................
4. Kiến thức, kỹ năng của trẻ: Những kiến thức, kỹ năng mà trẻ thực hiện tốt( Chưa tốt) Lí do?
- Kiến thức:
............................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................
- Kỹ năng:
............................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................
5. Những ho

File đính kèm:

  • docTUAN_5_BTGD.doc