Kế hoạch tuần lớp chồi - Nhánh 1: Nước và cuộc sống

A. YÊU CẦU:

- Biết tên gọi một số nguồn nước .

- Lợi ích của nguồn nước đối với đời sống con người .

- Phân biệt được nguồn nước sạch và nguồn nước không sạch .

- Biết sử dụng tiết kiệm nguồn nước .

B. CHUẨN BỊ:

- Đồ chơi, các góc chơi. Đồ dùng phục vụ cho hoạt động học và chơi của trẻ, của cô.

- Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện cho chủ đề.

- Tranh ảnh cho các hoạt động của chủ đề. Các nguyên vật liệu phế thải.

- Giấy, kéo, bút màu tranh ảnh cho trẻ thực hiện các hoạt động

 

doc25 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch tuần lớp chồi - Nhánh 1: Nước và cuộc sống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN
NHÁNH 1: NƯỚC VÀ CUỘC SỐNG
(Từ ngày 18-22/ 1/2016)
A. YÊU CẦU:
- Biết tên gọi một số nguồn nước .
- Lợi ích của nguồn nước đối với đời sống con người .
- Phân biệt được nguồn nước sạch và nguồn nước không sạch .
- Biết sử dụng tiết kiệm nguồn nước .
B. CHUẨN BỊ:
- Đồ chơi, các góc chơi. Đồ dùng phục vụ cho hoạt động học và chơi của trẻ, của cô.
- Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện cho chủ đề. 
- Tranh ảnh cho các hoạt động của chủ đề. Các nguyên vật liệu phế thải.
- Giấy, kéo, bút màu tranh ảnh cho trẻ thực hiện các hoạt động
C. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
- PTNT: Đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 8
D. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
 Các hoạt động
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Đón trẻ, chơi
- Cô đón trẻ nhẹ nhàng vào lớp. Nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
- Trò tryện với trẻ về nước và cuộc sống, ích lợi của nước
Cô trao đổi với phụ huynh để biết tình sức khỏe của cháu ở nhà
Thể dục sáng
Tập các động tác:
*TĐ: Hô hấp: “ngửi hoa”
- Tay: Hai tay đưa ngang, gập khuỷu tay. 
- Chân: Nâng cao đùi
- Bụng: Cúi gập người về phía trước. 
- Bât: Bật tiến về phía trước.(Tập kết hợp theo nhịp bài hát: Trời nắng, trời mưa)
* Hồi tĩnh: Thả lỏng cơ thể
Hoạt động học
PTTC:
Bật tách chân khép chân liên tục vào 5 ô.
TCVĐ: Bắt bóng.
PTTM:
Vẽ bầu trời mưa.
PTNT:
Đếm trong phạm vi 8.
nhận biết số 8.
KPKH:
Cùng tìm hiểu về các nguồn nước, các thể của nước.
.
PTNN:
Truyện : Giọt nước tí xíu.
PTTM:
- Dạy hát: Trời nắng, trời mưa.
- NH: Tia nắng hạt mưa.
TC: Tai ai tinh.
Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ:
Trò truyện về lợi ích của nước, một số trạng thái của nước
- TC: Rồng rắn
- Chơi tự do
- Chơi tự do
HĐCMĐ:
Cho trẻ vẽ mưa bằng phấn trên sân trường
-TC: lộn cầu vồng
- Chơi tự do.
- Chơi tự do
HĐCCĐ:
Quan sát tranh về các nguồn nước.
TCVĐ: lộn cầu vồng Chơi tự do
Hoạt động góc
- Góc phân vai: cửa hàng bán nước giải khát
- Góc XD: Xây ao cá
- Góc sách : Xem tranh ảnh về các nguồn nước
- Góc tạo hình: vẽ hạt mưa và tô tàu
- Góc âm nhạc: Hát các bài về nước.
Ăn ngủ
- Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn
- Sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn
Hoạt động chiều
Ôn bài buổi sáng
- Chơi tự do
- Bình cờ
Ôn bài buổi sáng
- Chơi tự do
- Bình cờ
- Ôn bài buổi sáng
- Chơi tự do
- Bình cờ
- Ôn các bài hát, bài thơ đã học.
-Bình cờ
-Trả trẻ 
-Biểu diễn văn nghệ cuối tuần
-Nêu gương bé ngoan
- Trả trẻ.
Trả trẻ
- Cô vệ sinh quần áo, đầu tóc sạch sẽ gọn gàng cho trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ 
Vệ sinh, chơi tự do chuẩn bị ra về.
PHÓ HT PHỤ TRÁCH CM TỔ TRƯỞNG CM NGƯỜI THỰC HIỆN 
 Ngọc Thị Diệu Linh NguyễnT.Phương Chính Lê Thị Trang
E. CÁC HOẠT ĐỘNG SOẠN CHUNG TRONG TUẦN:
I. ĐÓN TRẺ-CHƠI- ĐIỂM DANH- BÁO ĂN( Soạn chung cho cả tuần)
- C« ®ãn trÎ vµo líp, nh¾c trÎ cÊt ®å dïng c¸ nh©n ®óng n¬i quy ®Þnh, chµo c«, chµo bè mÑ vµ vµo líp. C« trao ®æi víi phô huynh vÒ søc khoÎ cña trÎ.
- Hướng trẻ chú ý đến cách cô trang trí chủ đề mới.
II. THỂ DỤC SÁNG: ( Soạn chung cho cả tuần)
1. Mục tiêu:
 - Trẻ tập thành thạo các động tác theo nhịp điệu bài hát.
 - Hít thở không khí trong lành vào buổi sáng.
2. Chuẩn bị:
 - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ.
 - Các động tác phù hợp với bài hát
3. Tiến hành:
* Khởi động:
- Cho trẻ xếp thành vòng tròn ra sân kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh sau đó xếp thành hai hàng ngang theo tổ.
* Trọng động: Cho trẻ tập các động tác thể dục theo sự hướng dẫn tập bài tập thể dục với các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật tập theo nhạc chung của trường
- Cô bao quát và nhắc nhở động viên trẻ để trẻ tập đều, tập đẹp các động tác cùng cô, Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Kiểm tra vệ sinh: Cho các bạn tổ trưởng đi khám tay các bạn và tất cả hát bài hát: Khám tay
- Cô nhận xét buổi tập, động viên trẻ tập tốt hơn ở ngày mai 
- Giáo dục trẻ biết cách vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi đến lớp
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng về lớp.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC: ( Soạn chung cho cả tuần)
1. Góc phân vai: 
CỬA HÀNG BÁN NƯỚC GIẢI KHÁT
a. Mục tiêu:
 - Trẻ biết chơi và trẻ thể hiện các vai nấu ăn cửa hàng .
 - Trẻ chơi đoàn kết vui vẻ
 - Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
b. Chuẩn bị.
 - Tập hợp các loại nguyên vật liệu .
 -Tranh ảnh về các loại nước giải khát.
 -Cửa hàng bán nước giải khát
 -Bộ đồ chơi gia đình
c. Tiến hành.
+ Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Cô giới thiệu góc chơi 
 - Cho trẻ chọn góc chơi.
 - Cho trẻ phân vai chơi
 - Nếu tham gia chơi con sẽ chơi như thế nào.
 + Quá trình chơi:
 -Biết chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm một cách nhịp nhàng
 - Chơi đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
 - Biết cất đồ chơi đúng nơi quy định
 - Cho trẻ tự chơi
+ Nhận xét sau khi chơi.
 - Cho trẻ nhận xét buổi chơi.
 - Cô nhận xét chung.
2. Góc xây dựng 
XÂY AO CÁ
a. Mục tiêu:
 - Trẻ biết xây dựng mô hình ao cá của bé theo trí tưởng tượng của trẻ.
 - Biết trang trí xung quanh mô hình cho đẹp mắt.
 - Biết cất đồ chơi đúng nơi quy định
b. Chuẩn bị:
 - Các khối xây dựng đồ chơi lắp ghép.
 - Hàng rào, cây hoa, quả.
 - Que, hột, hạt..
c. Tiến hành:
+ Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Cô giới thiệu góc chơi xây ao cá
 - Cho trẻ tự chọn góc chơi
+ Quá trình chơi:
 - Cho trẻ về góc chơi và bầu ra nhóm trưởng điều hành buổi chơi
 - Cô hướng trẻ vào chơi xây dựng lắp ghép 
 - Cho trẻ tự chơi
 - Cô bao quát cả lớp.
+ Nhận xét sau khi chơi.
 - Cho trẻ nói lên sản phẩm của mình.
 - Trẻ tự nhận xét sản phẩm của nhau.
 - Cô nhận xét chung.
3. Góc tạo hình: 
VẼ HẠT MƯA VÀ TÔ MÀU
a. Mục tiêu:
 - Trẻ biết lật, giở sách từng trang một từ đầu đến cuối.
 - Biết chọn tranh để vẽ, tô màu
 - Biết cất đồ chơi đúng nơi quy định.
b. Chuẩn bị:
 - Bút màu, giấy A4, tranh vẽ.
 - Giấy cho trẻ vẽ và tô màu 
c. Tiến hành:
 + Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Cô giới thiệu góc chơi xem tranh về trời mưa 
 - Cho trẻ chọn góc chơi.
 - Cho trẻ phân vai chơi
 - Nếu tham gia chơi con sẽ chơi như thế nào.
+ Quá trình chơi:
 - Cho trẻ về góc chơi và bầu ra nhóm trưởng điều hành buổi chơi
 - Cho trẻ lựa chọn chủ đề chơi
 - Cho trẻ tự chơi
 - Cô bao quát cả lớp.
+ Nhận xét sau khi chơi:
 - Cho trẻ nhận xét buổi chơi.
 - Cô nhận xét chung.
4. Góc sách:
XEM TRANH ẢNH VỀ CÁC NGUỒN NƯỚC
a. Mục tiêu:
- Trẻ biết xem sách, cách làm thành quyển sách tranh, kể chuyện theo tranh về các nguồn nước
- Trẻ biết nhận góc chơi, hứng thú tham gia vào các góc chơi và biết thể hiện những hành động của trò chơi.
- Biết vận dụng những kinh nghiệm thực tế vào trong trò chơi của mình.
- Rèn cho trẻ có nề nếp trong khi chơi.
- Trẻ sử dụng đồ chơi đúng mục đích và biết xếp gọn đồ chơi sau khi chơi.
b. Chuẩn bị:
- Các loại tranh, tranh chuyện về các nguồn nước. Keo, kéo, băng dính và một số đồ dùng khác có liên quan. 
c. Tổ chức hoạt động.
- Trẻ cùng nhau lựa chọn chủ đề chơi, vai chơi sau đó trở về góc chơi và thể hiện vai chơi của mình.
- Hướng trẻ về góc chơi, cho trẻ xem sách và kể chuyện theo tranh, ghép tranh các nguồn nước thành quyển tranh 
- Trong quá trình trẻ chơi, cô luôn chú ý bao quát và can thiệp hoặc có sự giúp đỡ khi cần thiết.
- Cuối buổi chơi, cô nhận xét từng nhóm.
- Yêu cầu trẻ cất xếp đồ chơi đúng nơi quy định.
5. Góc âm nhạc:
HÁT CÁC BÀI VỀ NƯỚC
a. Mục tiêu:
- Biết cách biếu diễn hát múa 1 số bài hát về nước
b. Chuẩn bị:
- nhạc các bài hát về nước
c. Tổ chức hoạt động:
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô cùng trẻ hát bài “ Trời nắng, trời mưa”
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát
- Cho trẻ kể tên 1 số bài hát về nước mà trẻ biết, cô mở nhạc cho trẻ nghe và biểu diễn
IV. VỆ SINH ĂN TRƯA : ( soạn chung cho cả tuần)
a. Mục tiêu :
- Trẻ biết tên món ăn , biết giá trị dinh dưỡng có trong món ăn .
- Rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ , không làm rơi vãi thức ăn.
- Trẻ biết mời cô giáo và bạn bè .
- Rèn cho trẻ các thói quen ăn uống hợp vệ sinh ( Nhặt cơm rơi , lau tay , che miệng khi hắt hơi , ho ...)
- Động viên giáo dục trẻ ăn hết xuất 
b. Chuẩn bị : 
- Bàn ghế, bát, thìa đủ cho trẻ .
- khăn lau ẩm, đĩa đựng cơm rơi .
 - Khăn lau miệng, cốc uống nước .
- Cơm, thức ăn đầy đủ theo xuất của trẻ .
c.Tiến hành : 
* Trước khi ăn : 
- Kê bàn ghế đầy đủ cho trẻ .
- Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch .
- Cô rửa tay bừng xà phòng , đầu tóc gọn gàng .
- Chia cơm , thức ăn đầy đủ cho trẻ .
- Bát Thìa , cốc đủ với số lượng cho trẻ .
*Trong khi ăn :
- Cô giới thiệu món ăn và giá trị dinh dưỡng của các món ăn .
- Nhắc trẻ trộn đều thức ăn và cố ăn hết xuất .
- Tạo không khí vui vẻ , thoải mái ,động viên trẻ ăn hết xuất .
- Chú ý tới những trẻ biếng ăn , ăn chậm .
- Đề phòng trẻ bị hóc , bị sặc .
- Chan canh, lấy thêm cơm cho trẻ .
* Sau khi ăn: 
- Cô nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định .
- Hướng dẫn trẻ lau tay , uống nước súc miệng .
- Nhắc trẻ chơi nhẹ nhàng , không chạy nhảy đùa nghịch .
V. VỆ SINH NGỦ TRƯA ( Soạn chung cho cả tuần )
a. Mục tiêu : 
- Trẻ được thoải mãi về tinh thần .
- Trẻ ngủ ngon giấc không làm ồn mất trật tự 
- Giáo dục trẻ đi ngủ không nói chuyện , ngủ ngon để đảm bảo sức khỏe .
b. Chuẩn bị : 
- Phòng ngủ thoáng mát , có đủ giát giường chăn chiếu cho trẻ .
c. Tiến hành : 
- Cô hướng dẫn trẻ kê giát giường . 
- Cho trẻ cởi bớt quần áo cho thoải mái .
- Cho trẻ đi vệ sinh.
- Cho trẻ ngủ theo giới tính, nằm đúng tư thế .
- Tách riêng những trẻ cần chú ý để theo dõi và sử lý kịp thời .
- Đắp chăn cho trẻ nếu lạnh .
- Sửa tư thế ngủ cho trẻ .
VI. ĂN BỮA PHỤ: ( Soạn chung cho cả tuần)
a. Mục tiêu: 
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ
b. Chuẩn bị:
- Quà chiều đầy đủ cho trẻ.
- Bàn ghế, bát thìa, ca cốc cho trẻ.
- Đĩa đựng khăn, khăn ẩm lau cho trẻ
c. Tiến hành:
* Trước khi ăn:
Hướng dẫn trẻ cất gọn gàng chăn, gối.
Cho trẻ đi vệ sinh
Chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ.
Kê bàn ghế sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ.
* Trong khi ăn:
Giới thiệu món quà chiều
Cô cho trẻ ăn bữa phụ
Nhắc trẻ ăn hết xuất.
Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ.
Chú ý tới những trẻ biếng ăn, ăn chậm.
Đề phòng trẻ bị hóc, sặc.
* Sau khi ăn:
- Nhắc trẻ vứt rác đúng nơi quy định.
- Hướng dẫn trẻ lau tay, lau miệng, uống nước.
- Nhắc trẻ chơi nhẹ nhàng, không chạy nhảy đùa nghịch.
VII. VỆ SINH TRẢ TRẺ( Soạn chung cho cả tuần)
- Vệ sinh cá nhân trẻ, lớp học sạch sẽ
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ, nhắc trẻ chào cô giáo và các bạn trước khi về
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày
- Trả trẻ đúng phụ huynh.
F. KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai ngày 18 tháng 01 năm 2016
I. ĐÓN TRẺ-CHƠI- ĐIỂM DANH- BÁO ĂN (Thực hiện như đầu tuần)
II. THỂ DỤC SÁNG (Thực hiện như đầu tuần)
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTC
VĐCB: BẬT TÁCH CHÂN KHÉP CHÂN LIÊN TỤC VÀO 5 Ô
TCVĐ: BẮT BÓNG
1. Mục tiêu:
- Trẻ biết tên gọi của bài tập vận động cơ bản .
- Trẻ nắm được kĩ thuật vận động : “ bật tách , khép chân qua 5 ô”
- Trẻ biết chuyền bóng sang bên trái, bên phải của mình.
- Giáo dục trẻ biết lắng nghe và quan sát cô thực hiện.
- Tinh thần tập thể, kiên trì, biết phối hợp bạn bè.
- Trẻ biết trật tự chờ tới lượt.
- Giáo dục trẻ biết tập thể dục hằng ngày để có sức khỏe tốt.
2. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, thoáng mát.
- Hai quả bóng.
- Mũ ong và bướm để tổ chức trò chơi.
3. Cách tiến hành:
 Hoạt động của cô.
 Hoạt động của trẻ
HĐ1: Ổn định – Giới thiệu bài.
Cho trẻ chơi trò chơi: “ Trời mưa, trời nắng”.
Các con ơi! Hôm nay có một người bạn rất đáng yêu đến thăm lớp mình. Các con có muốn biết người bạn đó là ai không? Muốn biết người bạn đó là ai thì hãy giải câu đố của cô nhé!
 Đuôi ngắn tai dài
 Mắt hồng lông mượt
 Có tài nhảy nhanh
 Là bạn nào?
( Bạn thỏ xuất hiện)
Xin chào các bạn mình là thỏ trắng, mình có cái đuôi ngắn và một đôi tai rất dài, mình có tài nhảy nhanh và mình rất khỏe mạnh. Các bạn có muốn khỏe mạnh như mình không nào? Vậy thì các bạn hãy nhanh chân lên tàu đến sân tập thể dục cùng với mình và cô giáo nhé!
 HĐ 2: Nội dung bài dạy:
 a. Khởi động. 
 Cho trẻ đi lấy nơ và đi vòng tròn theo nhạc kết hợp các kiểu đi: Tàu lên dốc, tàu đi thường, tàu xuống dốc, tàu đi thường, tàu chạy chậm, tàu chạy nhanh, tàu chạy chậm, tàu chuẩn bị về ga. Sau đó về đội hình 6 hàng dọc để tập bài tập phát triển chung.
 b. Trọng động.
 a. Bài tập phát triển chung.
 Tập theo nhạc không lời
 - Động tác hô hấp : Thổi bóng.
Động tác tay: Tay đưa trước, lên cao
+ TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi, đầu không cúi.
+ N1: Bước chân trái sang ngang, 2 tay đưa ra phía trước,lòng bàn tay sấp.
+ N2: Hai tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay.
+ N3 : Như N1
+ N4: Về tư thế chuẩn bị.
Sau đó đổi chân, bước chân phải sang ngang 1 bước và thực hiện như trên.
Động tác bụng: Cúi gập người về trước 
+TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi, đầu không cúi.
+ N1: Bước chân trái sang ngang, hai tay đưa lên cao.
+ N2: Cúi gập người về trước, tay chạm mũi chân.
+ N3: Như N1
+ N4: Về tư thế cơ bản.
Sau đó đổi chân và thực hiện như trên.
Động tác chân: Ngồi khuỵu gối
 + TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả 
xuôi, đầu không cúi.
+ N1: Hai tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa.
+ N2: Khuỵa gối, hai tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.
+ N3: Như N1
+ N4: Về tư thế cơ bản.
Cho trẻ tập 2 lần
- Động tác bật: Tay chống hông, bật nhảy tại chỗ.
+ TTCB: Tay chống hông, đứng khép chân.
+ N1.2.3.4: Tay chống hông, bật nhảy tại chỗ
Bài tập vận động cơ bản:
 - Giới thiệu vận động : Hôm nay bạn thỏ đến đây và đã giao cho chúng ta 1 nhiêm vụ đó là: Bật tách khép chân qua 5 ô. Để bật đúng, bật đẹp các con hãy chú ý quan sát cô làm mẫu.
- Cô vận động mẫu:
+ Lần 1: Cô thực hiện không giải thích.
+ Lần 2: Cô giải thích rõ ràng.
* Tư thế chuẩn bị:
Cô đứng khép chân trước vạch, 2 tay chống hông, mắt nhìn thẳng.
 Khi có hiệu lệnh “ Bật” thì cô bật liên tục chụm chân, tách chân cho đến ô cuối cùng. Bật nhẹ nhàng bằng đầu mũi bàn chân, không dẫm chân lên các ô. Sau đó chạy về đứng cuối hàng. 
- Mời 2 trẻ lên thực hiện.
 - Cả 2 đội lần lượt thực hiện.
 - 2 tổ thi đua thực hiện.
 - Mời 2 trẻ thực hiện lại.
 - Các con vừa vận động gì?
 c. Trò chơi vận động: “ Bắt bóng”.
Luật chơi:
    Trẻ bắt bóng do cô giáo ném và ném trả cho cô giáo
Cách chơi: 
    Cô hướng dẫn chuẩn bị 1 quả bóng. Cho trẻ xếp thành vòng tròn rộng,  cô đứng ở giữa vòng tròn và tung bóng cho từng trẻ bắt. Sau đó trẻ ném trả lại cho cô giáo và cô giáo lại ném cho bạn khác cho đến khi hết lượt . 
    Trò chơi tiếp tục từ 2 đến 3 lượt.
    Khi trẻ chơi quen giáo viên có thể tạo hứng thú cho trẻ chơi bằng cách ném bóng cho bất kỳ trẻ nào mà không cần theo thứ tự.
HĐ3: Kết thúc.
 - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
 - Cho trẻ đi vòng tròn, vừa đi vừa hít thở nhẹ nhàng.
 - Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
 - Trẻ thực hiện.
 - Trẻ thực hiện.
 - Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe
 - Trẻ quan sát .
 - Trẻ quan sát và lắng nghe.
 -Trẻ thực hiện.
 -Trẻ thực hiện
 -Trẻ thực hiện.
 -Trẻ thực hiện.
 - Trẻ trả lời.
Trẻ lắng nghe và chơi trò chơi
PTTM: VẼ BẦU TRỜI MƯA.
1. Mục tiêu
- Trẻ biết sử dụng các nét vẽ cơ bản để tạo thành bức tranh mưa và tô màu hợp lý
- Rèn kỹ năng cầm bút cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình
2. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô.
- Giấy vẽ, sáp màu đủ cho trẻ.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Trò chuyện với trẻ về nước .
+ Cháu thấy mùa hè thường có những gì hay diễn ra.
- Mưa rào là mưa như thế nào?
- Cô có bức tranh vẽ mưa rất đẹp, chúng mình có muốn xem không?
- Cô giới thiệu về bức tranh vẽ mưa của cô và cho trẻ nhận xét về bức tranh.
Bức tranh vẽ gì? Khi trời mưa thì mây thường có màu gì? Mưa to hay mưa nhỏ? Cây cối khi được mưa tưới cho thì thế nào?..
- Chúng mình có muốn vẽ được bức tranh giống của cô không?
- Muốn vẽ đẹp chúng mình nhìn lên xem cô hướng dẫn nhé.
+ Cô dùng màu đậm để vẽ, khi vẽ cô cầm màu bằng tay phải và cầm bằng 3 đầu ngón tay. Đầu tiên cô sẽ vẽ các nét cong nối lại với nhau tạo thành những đám mây, sau đó cô vẽ các nét xiên từ trên những đám mây xuống, vẽ thật nhiều các bé xiên để tạo thành mưa, vẽ càng nhiều nét xiên thì trời càng mưa to. Và ở phía dưới mặt đất cô vẽ các cây hoa, cây cỏ đang được mưa tắm mát. Vẽ xong cô sẽ tô màu cho bức tranh của mình. Đầu tiên cô tô những đám mây( Khi mưa thì mây có màu gì?)
 Cô sẽ dùng màu xám để tô cho những đám mây. Còn những cay hoa, cỏ được mưa tắm mát thì như thế nào? Cô sẽ tô màu xanh cho cây cỏ và màu đỏ cho những bông hoa.
- Cô cho một vài trẻ nói lại cách vẽ
+ Trẻ thực hiện: Cô đi đến từng bàn để hướng dẫn trẻ, động viên, khuyến khích trẻ vẽ và tô màu hợp lý.
+Trưng bầy sản phẩm: Cho trẻ giơ bài của mình lên và nhận xét lẫn nhau. Con thích bài của bạn nào? Vì sao?
- Cho một số trẻ có bài dán đẹp lên giới thiệu về bài của mình.
- Cô nhận xét chung và nhắc nhở trẻ làm chậm lần sau cố gắng hơn. Khen động viên trẻ
- Kết thúc cho trẻ hát và vạn động: Cho tôi đi làm mưa với.
- Mùa hè thời tiết nóng nực và hay có mưa rào.
- Mưa rào là mưa to, có sấm...
- Trẻ quan sát và nhận xét tranh của cô
- Tranh vẽ trời mưa, mây màu xám, mưa to, cây cối tươi tốt.
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ quan sát cô hướng dẫn cách vẽ.
- Trẻ nói lại cách vẽ.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ giơ bài của mình lên cho các bạn quan sát và nhận xét lẫn nhau
- Trẻ giới thiệu bài của mình 
- Trẻ hát và vận động bài: Cho tôi đi làm mưa với.
VI. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: TRÒ CHUYỆN VỀ LỢI ÍCH CỦA NƯỚC, MỘT SỐ TRẠNG THÁI CỦA NƯỚC
TCVĐ: RỒNG RẮN
CHƠI TỰ DO
1. Mục tiêu:
- Bé biết bé biết đặc điểm, và lợi ích của nước đối với đời sống. 
- Trẻ biết được sự thay đổi của nước khi có sự tác động bên ngoài. 
- Trẻ nói rỏ ràng tròn câu, mạnh dạng tự tin phát biểu. 
- Giáo dục bé ý thức ý thức tiết kiệm nước, giữ gìn và bảo vệ nước sạch bằng những việc làm nhỏ nhất. 
2. Chuẩn bị: 
Địa điểm quan sát nước, chai đựng nước, sỏi chướng ngại vật Bình tưới nước,đồ chơi với cát, đồ chơi ngoài trời, lá cây, lụt bình 
3. Tiến hành hoạt động
Hoạt động 1: Định hướng ra sân: Cô cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ “nước”
- Lợi ích của nước là gì? Nếu xung quanh mình có nhiều rác thải có ảnh hưởng tới nguồn nước không? Ảnh hưởng như thế nào? Vậy làm sao chúng ta giữ được nguồn nước sạch? Nước có nhiều tác dụng các con thấy nước có quí không? Vậy khi sử dụng nước các con phải sử dụng như thế nào? Giáo dục cháu không xả rác bừa bãi và sử dụng nước tiết kiệm. Thực hiện theo lời Bác dạy tiết kiệm không lãng phí.
- Tìm hiểu về sự kì diệu của nước Bây giờ các con cùng cô đến nơi này xem hôm nay cô đã chuẩn bị cho chúng ta cái gì nha. Trời tối rồi: Các con đoán xem chúng ta vừa nghe âm thanh gì? 
- Cho trẻ xem 2 chai nước: 
So sánh lượng nước trong 2 chai. Trong 2 chai nước chai nào nhiều nước hơn và chai nào ít nước hơn? Lắc lần lượt từng chai nước để trẻ so sánh âm thanh phát ra từ 2 chai nước. Các con chú ý âm thanh ở mỗi chai nước khi được lắc nhé. Chai ít nước khi lắc âm thanh như thế nào? Còn chai nhiều nước thì sao? Nếu 1 trong 2 chai cô cho đầy nước khi cô lắc thì điều gì xảy ra? Cô mở rộng cho trẻ về âm thanh của tiếng nước. (thác, tiếng sóng biển, tiếng mưa rơi, nước sôi ) Bây giờ cô muốn lượng nước trong 2 chai bằng thì chúng ta làm sao? Các con nhìn xem trên đây cô có gì? (sỏi hoặc đá) Số lượng đá ở 2 rổ có bằng nhau không? Cho trẻ quan sát sự thay đổi của nước khi cho đá vào Mực nước ở 2 chai có gì thay đổi? Trẻ tiếp tục cho 1 lượng đá tương tự vào chai còn lại cho trẻ so sánh sự khác biệt Bây giờ lượng nước trong 2 chai có gì khác biệt? Vì sao vậy? vì khi cho một vật chìm vào nước vật càng lớn chìm vào trong nước thì nước dâng lên càng cao. 
- Chơi trò chơi “đổ nước vào chai” 
Cách chơi: chia trẻ thành 3 đội, đứng thành 3 hàng dọc. trẻ dùng tay múc nước và đi zic zắc qua chướng ngại vật đổ nước vào chai. Luật chơi: trong thời gian 1 bài hát đội nào múc được nhiều nước đổ vào chai hơn là đội thắng cuộc.
Cô bao quát trẻ chơi ở mọi lúc mọi nơi để đảm bảo an toàn cho trẻ và cô chú ý gợi ý cách chơi và khen cháu chơi tốt.
- TCVĐ: Rồng rắn
Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi
Cho trẻ chơi

File đính kèm:

  • docnuoc va moi truong song 15-16.doc
Giáo Án Liên Quan