Khám phá khoa học - Đề tài: Con ong và bướm

KHÁM PHÁ KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: CON ONG VÀ BƯỚM

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của con ong và bướm.

- Phân nhóm các loại côn trùng theo đặc điểm: Côn trùng có lợi và côn trùng có hại.

- Giáo dục trẻ biết phòng tránh nguy hiểm khi tiếp xúc với các loại côn trùng.

II. CHUẨN BỊ:

Cô: giáo án điện tử: các loại côn trùng , băng nhạc bài hát “Kìa con bướm vàng”,

- Trẻ : lô tô, giấy, bút chì màu

- Đội hình: Chữ u, tự do theo nhóm

- Địa điểm: tại lớp chồi 3

 

doc6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 4883 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khám phá khoa học - Đề tài: Con ong và bướm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 28 tháng 03 năm 2017
KHÁM PHÁ KHOA HỌC 
ĐỀ TÀI: CON ONG VÀ BƯỚM
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của con ong và bướm.
- Phân nhóm các loại côn trùng theo đặc điểm: Côn trùng có lợi và côn trùng có hại.
- Giáo dục trẻ biết phòng tránh nguy hiểm khi tiếp xúc với các loại côn trùng.
II. CHUẨN BỊ:
Cô: giáo án điện tử: các loại côn trùng , băng nhạc bài hát “Kìa con bướm vàng”, 
- Trẻ : lô tô, giấy, bút chì màu 
- Đội hình: Chữ u, tự do theo nhóm
- Địa điểm: tại lớp chồi 3
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU
* Ổn định: 
Cho trẻ nghe hát kìa con bướm vàng.
Hoạt động 1: Trò chuyện 
 - Bài hát nói về con gì? Bạn nào đã nhìn thấy con bướm rồi? Hình dáng con bướm như thế nào? (trẻ tự kể)
- Ngoài con bướm còn có con vật nào thuộc nhóm côn trùng nữa? Gợi ý cho trẻ kể tên một số con vật thuộc nhóm côn trùng.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về các con vật thuộc nhóm côn trùng.
- Cô gợi ý để trẻ nhớ lại tên gọi và nêu 1 số đặc điểm, lợi ích và tác hại của một số con vật thuộc nhóm côn trùng (Bướm, ong, ruồi, muỗi)
Hoạt động 2: Khám phá con ong và con bướm
 Chuyển đội hình. 
- Cô cho trẻ chơi “ Trời tối, trời sáng”
- Cho trẻ về máy tính xem. Xuất hiện hình ảnh các con trùng
Gợi hỏi trẻ: Cô vừa cho các con xem tranh ảnh con vật nào có lợi và con vật nào có hại
 Xuất hiện hình ảnh con bướm, cho trẻ thời gian quan sát.
+ Cô đố các con đây con gì? (Con bướm)
+ Con bướm có những bộ phận gì nè?
+ Bướm bay được nhờ bộ phận nào?
+ Bướm ăn gì? Có lợi ích gì? (ăn lá cây, giúp cây thụ phấn, tạo cảnh đẹp cho thiên nhiên)
Xuất hiện hình ảnh con ong, cho trẻ thời gian quan sát.
+ Cô đố các con đây con gì? (Con Ong)
+ Con ong có những bộ phận gì nè?
+ Ong bay được nhờ bộ phận nào?
+ Ong ăn gì? Có lợi ích gì? (ăn mật và phấn hoa, giúp cây thụ phấn, tạo cảnh đẹp cho thiên nhiên)
So sánh sự giống và khác nhau của con ong và con bướm.
- Cho trẻ xem 1số hình ảnh (môi trường sinh hoạt ) của con bướm và ong → Gợi hỏi: 
 + Đây là con gì? Hai con côn trùng này có những điểm gì giống nhau? (đều có: chân, cánh mỏng,...)
+ Và con bướm với con ong có gì khác nhau? (về màu sắc, kích thước, hình dáng và con ong biết hút mật)
- Giáo dục: Cần làm gì để bảo vệ các con côn trùng có lợi. Còn những con côn trùng có hại thì sao, phải làm gì để tránh được sự tác hại của chúng và cách tiêu diệt nó như thế nào?
 Hoạt động 3: Luyện tập “Chọn nhanh theo hiệu lệnh”
- Chơi “ Thi xem đội nào nhanh ”:	
+ Cháu chia 3 nhóm, thi đua phân nhóm, nhóm côn trùng có ích và nhóm côn trùng có hại → Nhận xét 2 đội chơi.
+ Cho trẻ chơi thử 1 lần.
+Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô cho trẻ kiểm tra lẫn nhau sau đó cô nhận xét lại.
-TC 2: Bài tập “ gạch bỏ côn trùng có hại, tô màu côn trùng có lợi
+Chia trẻ ra hai nhóm thi đua nhau xem nhóm nào thực hiện đúng và hoàn thành trước
 => Giáo dục trẻ biết phòng tránh các con côn trùng có hại ( ví dụ : để tránh muỗi đốt ta phải làm gì? Để tiêu diệt và không cho chúng sinh sôi nẩy nở ta phải làm sao? ..)
*Kết thúc: Cô và trẻ cùng hát bài “Ra vườn hoa”
Cả lớp cùng nghe 
Trẻ trả lời câu hỏi của cô
Trẻ quan sát chú ý lắng nghe
Trẻ trả lời câu hỏi
Trẻ quan sát chú ý lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát chú ý lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát chú ý lắng nghe
Trẻ trả lời câu hỏi
Trẻ chú ý lắng nghe
Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của cô
Đánh giá
Thứ ba, ngày 21 tháng 03 năm 2017
KHÁM PHÁ KHOA HỌC 
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ CON CÁ, CON TÔM,CON MỰC
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm và lợi ích của một số con vật sống dưới nước ( con cá, con tôm, con mực) .
- Rèn kĩ năng phân biệt, so sánh và biết trả lời tròn câu.
- Trẻ biết chăm sóc và yêu quí những con vật sống dưới nước.
 II. CHUẨN BỊ:
Cô: Nhạc bài hát: “Cá vàng bơi”. Bộ tranh các con vật sống dưới nước (cá, tôm, mực, cua...). Tranh con vật sống dưới nước trên máy tính, đoạn video cá đang bơi.
- Trẻ: Mỗi trẻ một bộ tranh loto các con vật sống dưới nước
- Đội hình: Chữ u, tự do theo nhóm
- Địa điểm: tại lớp chồi 3
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU
* Ổn định: 
 cô cùng trẻ nghe hát bài : “Cá vàng bơi
Hoạt động 1: Trò chuyện 
Bài hát nói về con gì? Con cá sống ở đâu? Con biết gì về chú cá? Chú cá có đặc điểm gì?
- Ngoài con cá sống dưới nước các con còn biết những con vật nào nữa? (trẻ kể tự do)
- Chúng ta cùng xem đoạn phim để thấy còn thêm những con vật nào sống dưới nước nữa nhé !
- Cô cùng trẻ trò chuyện về các con vật sống dưới nước.
Hoạt động 2: Khám phá con cá, con tôm, con mực
 Chuyển đội hình. 
- Cô cho trẻ chơi “ Trời tối, trời sáng”
 - Cô cho cháu quan sát con cá thật và hỏi?
+ Chúng ta vừa xem con gì? Cá này tên gì các bạn có biết không ?
+ Cá 3 đuôi gồm những phần nào ? Nó có màu gì ?
+ Gợi hỏi đặc điểm từng phần ? Tác dụng của các phần ?
+ Cá vận động như thế nào ? Bơi bằng gì ? Thở bằng gì ?...
Tóm lại : Cá 3 đuôi là con vật sống dưới nước, màu vàng, bơi bằng vây, thở bằng mang...
- Cho cháu xem đoạn video cá đang bơi và gợi hỏi ?
Cô cho trẻ xem tranh ảnh, mô hình về một số con vật sống dưới nước.
-: Cô vừa cho các con xem những tranh ảnh, mô hình về những con vật gì? Những con vật đó sống ở đâu? 
- Còn con Tôm, con Mực, con Cua cô cũng gợi hỏi tương tự.
- Cô bổ sung, giải thích khi cần thiết để trẻ nắm được rõ đặc điểm riêng của những con vật sống dưới nước.
- Cô cho trẻ so sánh con cá & con tôm, giống nhau & khác nhau điểm nào?
+ Các con phải làm gì để bảo vệ, chăm sóc chúng ?
=> Chúng mình nhớ phải cho chúng ăn, chăm sóc và bảo vệ chúng, không được bắt chúng khi chúng còn nhỏ -> sẽ làm cho chúng bị tuyệt chủng.
 Hoạt động 3: Luyện tập:
TC1 : Ai khéo hơn
- Cách chơi : Chia làm 2 đội, trên bảng có rất nhiều các con vật nhưng các con vật bị thiếu 1 bộ phận nào đó, khi bản nhạc bật lên các bạn đầu tiên của từng đội sẽ chạy lên gắn những bộ phận còn thiếu vào các con vật, rồi chạy về đập tay vào bạn tiếp theo, cứ như vậy cho đến hết bản nhạc đội nào gắn được nhiều con vật hoàn chỉnh sẽ thắng.
- Luật chơi : Mỗi bạn chạy lên chỉ gắn 1 con.
TC2: Hiểu ý đồng đội
- Cô sẽ có rất nhiều con vật, các đội sẽ cử 1 đại diện lên sờ và miêu tả lại cho đội mình biết, các bạn trong đội sẽ lắng nghe và gắn đúng con vật, đội nào trong 1 bản nhạc lấy đúng nhiều con vật hơn sẽ thắng . Cho trẻ chơi. 
Kết thúc: Cô nhận xét chung, động viên khen ngợi trẻ
Cả lớp cùng nghe 
Trẻ trả lời câu hỏi của cô
Trẻ quan sát chú ý lắng nghe
Trẻ cùng chơi
Trẻ trả lời câu hỏi của cô 
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát chú ý lắng nghe
Trẻ trả lời câu hỏi của cô
Trẻ quan sát chú ý lắng nghe
Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của cô
Đánh giá
Thứ ba, ngày 21 tháng 03 năm 2017
KHÁM PHÁ KHOA HỌC 
ĐỀ TÀI: KHÁM CON VOI
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- - Trẻ biết được các bộ phận của con voi, chức năng của từng bộ phận.
- Rèn khả năng quan sát, so sánh, ngôn ngữ mạch lạc.
- Biết được động vật hoang dã rất là quí hiếm, cần phải bảo vệ. 
 II. CHUẨN BỊ:
Cô: Vài đoạn phim về con voi. Các hình chú voi.
- Trẻ: Mỗi trẻ một bộ tranh loto con voi
- Đội hình: Chữ u, tự do theo nhóm
- Địa điểm: tại lớp chồi 3
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU
* Ổn định: 
 Cho trẻ nghe âm thanh tiếng voi kêu, tiếng voi chạy
Hoạt động 1: Trò chuyện 
Các bạn vừa nghe thấy tiếng con vật gì kêu, con gì chạy?
+ Đoán xem đó là con gì? (trẻ kể) .Các bạn cùng xem với cô nhe!
Hoạt động 2: Khám phá con voi
 Chuyển đội hình. 
- Cô cho trẻ chơi “ Trời tối, trời sáng”
 - Cho trẻ về máy tính xem. Cô cho trẻ xem tranh con voi.
- Cô hỏi trẻ: 	+ Đây là con gì? Con voi sống ở đâu? (cái vòi, cái lỗ tai, cái đầu)
+ Ai có nhận xét gì về con voi? Cái vòi dùng làm gì? Ai giả làm vòi của con voi được? Hai bên miệng của con voi là gì? Có màu gì? Còn gì nữa? Con voi có mấy cái lỗ tai? Cái lỗ tai dùng để làm gì? Ai giả bộ làm voi vẫy vẫy cái lỗ tai? 
Cho trẻ xem một đoạn phim con voi đang đi, chạy:
Cô hỏi trẻ: + Con voi đang làm gì? Nó đi như thế nào? (chậm chạp) Nó chạy ra sao? (chạy nhanh, bay bụi) Con voi di chuyển bằng gì? Con voi có mấy chân? Chân voi giống cái gì? Thế còn cái gì đây? Nhìn xem đuôi ntn? 
Cho trẻ xem một đoạn phim về voi mẹ và voi con:
Các bạn nhìn xem voi mẹ đang làm gì? Voi mẹ chăm sóc voi con như thế nào?
Voi mẹ đẻ ra con, và chăm sóc chúng đến khi chúng lớn lên thành một chú voi mạnh mẽ đó các bạn! Vậy các bạn có biết voi là động vật gì không?
Cho trẻ xem một đoạn phim con voi đang kéo gỗ, làm xiếc, chở du khách:
- Khi chú voi lớn lên thì nó làm những công việc gì?
- Khi lớn lên voi sẽ có rất nhiều sức mạnh, nó sẽ giúp con người kéo gỗ, chở hàng, chở khách đi tham quan.
- Ngoài ra voi còn làm được gì nữa? (voi tuy to lớn nhưng cũng rất khéo léo có thể làm xiếc được nữa). Có ai từng xem voi xiếc lần nào chưa? Các bạn thấy có hay không? 
 * Hoạt động 3: Luyện tập:
Trò chơi 1: Tạo dáng
 - Vậy chúng ta hãy giả làm chú voi nhe!
- Cách chơi: Khi cô nói tư thế của con voi thì các bạn sẽ giả làm dáng của con voi: Voi hái lá cây. Voi uống nước. Voi vẫy tai. Voi ngoáy đuôi. Voi kéo gỗ. Voi chạy.
- Voi chạy đi đâu vậy c/b? Chạy vào rừng, chúng ta cùng đưa voi về rừng thôi các bạn ơi!
Trò chơi 2: Về đúng môi trường sống
- Cách chơi: Cô chia trẻ ra làm 2 nhóm. Các bạn sẽ dán hình con voi vào đúng nơi sống của con voi. Con voi sống ở đâu vậy các bạn? (Trong rừng) 
Kết thúc: Cô nhận xét chung, động viên khen ngợi trẻ
Cả lớp cùng nghe 
Trẻ trả lời câu hỏi của cô
Trẻ quan sát chú ý lắng nghe
Trẻ cùng chơi
Trẻ trả lời câu hỏi của cô 
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát chú ý lắng nghe
Trẻ trả lời câu hỏi của cô
Trẻ quan sát chú ý lắng nghe
Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của cô
Đánh giá

File đính kèm:

  • docphat trien tinh cam tham mi 4 tuoi_12241264.doc
Giáo Án Liên Quan