Kinh nghiệm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy toán 1

Điều quan trọng nhất khi dạy Toán lớp 1 giáo viên cần phải nắm chắc nội dung trọng tâm trong chương trình nhằm giúp cho giáo viên trong quá trình giảng dạy có thể liên hệ, liên kết các mối quan hệ trong kiến thức để từ đó giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức hơn. Cụ thể:

+ Hình thành biểu tượng về số tự nhiên

+ Đếm, đọc, viết các số đến 100; so sánh sắp xếp các số theo thứ tự xác định.

+ Sử dụng bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 để thực hành tính; cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; tính nhẩm, tính viết, tính giá trị biểu thức có 2 phép tính cộng, trừ đơn giản.

+ Nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, điểm, đoạn thẳng.

+ Biết các ngày trong tuần lễ, xem lịch bóc hàng ngày, xem đồng hồ chỉ giờ đúng, đo và ước lượng độ dài đoàn thẳng.

+ Phát triển tư duy, ngôn ngữ khả năng so sánh phân tích tổng hợp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy toán 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kinh nghiệm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy toán 1
. Chỉ đạo giáo viên nắm chắc nội dung trọng tâm của chương trình Toán lớp 1.
Điều quan trọng nhất khi dạy Toán lớp 1 giáo viên cần phải nắm chắc nội dung trọng tâm trong chương trình nhằm giúp cho giáo viên trong quá trình giảng dạy có thể liên hệ, liên kết các mối quan hệ trong kiến thức để từ đó giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức hơn. Cụ thể:
+ Hình thành biểu tượng về số tự nhiên
+ Đếm, đọc, viết các số đến 100; so sánh sắp xếp các số theo thứ tự xác định.
+ Sử dụng bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 để thực hành tính; cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; tính nhẩm, tính viết, tính giá trị biểu thức có 2 phép tính cộng, trừ đơn giản.
+ Nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, điểm, đoạn  thẳng.
+ Biết các ngày  trong tuần lễ, xem lịch bóc hàng ngày, xem đồng hồ chỉ giờ đúng, đo và ước lượng độ dài đoàn thẳng.
+ Phát triển tư duy, ngôn ngữ khả năng so sánh phân tích tổng hợp.
2. Chỉ đạo giáo viên đổi mới một số khâu quan trọng trong quá trình dạy học
2.1. Giúp giáo viên nắm chắc phương pháp dạy học Toán lớp 1
Ngoài việc sử dụng sách giáo khoa, đồ dùng dạy học,đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp, giáo viên cần lưu ý một số điểm quan trọng trong phương pháp dạy học môn toán lớp1, đó là:
- Giáo viên tạo cơ hội để học sinh: Tự phát hiện, tự giải quyết vần đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và phát huy năng lực cá nhân.
- Giáo viên không nói nhiều, không làm thay mà là người tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh hoạt động.
- Cần chú ý đến đặc trưng của môn học, từng loại bài học (bài mới, thực hành, luyện tập ...) và từng đối tượng học sinh của lớp mình giảng dạy.
- Đảm bảo dạy học Toán: nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng và hiệu quả, dạy đúng trình độ chuẩn không dạy thêm kiến thức, cho thêm bài tập.
2.2. Chỉ đạo lập kế hoạch bài dạy
Lập kế hoạch bài dạy chính là lập một kế hoạch tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu dạy học một bài học cụ thể. Vì vậy kế hoạch bài học cần ngắn gọn, thể hiện rõ, đầy đủ các hoạt động dạy học cụ thể, để đạt được điều đó giáo viên cần tuân thủ những yêu cầu sau:
- Đọc, nghiên cứu kĩ và hiểu được dụng ý của sách giáo khoa muốn làm gì.
- Xác định mục tiêu, kiến thức, kĩ năng và nội dung trọng tâm cần đạt để cung cấp cho học sinh.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết của giáo viên và học sinh đối với bài học.
- Định ra những hoạt động dạy học chủ yếu từ đó biết lựa chọn phương pháp, cách tổ chức, hướng dẫn, điều hành trong từng hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh.
- Phân định rõ thời gian cho từng phần kiến thức, từng hoạt đọng dạy học.
2.3. Chỉ đạo tổ chức dạy học trên lớp theo từng loại bài học
Đây là khâu quan trọng bao gồm: Phương pháp tổ chức, hướnng dẫn, điều hành học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức; sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức trò chơi học tập... nó có mối liên hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau và có vai trò quyết định thành công tiết dạy. Vì vậy người giái viên phải nắm chắc phương pháp dạy từng loại bài học để định ra cách tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
2.3.1. Dạy học bài mới
Đối với dạy học bài mới, phần bài học thường được nêu cùng một loại tình huống có vấn đề, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ (tranh, ảnh) ở sách giáo khoa hoặc sử dụng đồ dùng dạy học thích hợp để tự học sinh nêu ra vấn đề cần giải quyết.
VÍ DỤ: Kh dạy bài mới: “Phép trừ trong phạm 3”
Đây là bài đầu tiên về phép trừ vì vậy giáo viên cần hiểu và giới thiệu cho học sinh khái niệm ban đầu về phép trừ thông qua trực quan và hình vẽ ở sách giáo khoa. Hướng dẫn học sinh tự nêu lên được bài toán, chẳng hạn: “Lúc đầu có 2 con ong đậu trên bông hoa, sau đó 1 con ong bay đi. Hỏi còn lại mấy con ong” Học sinh tự trả lời câu hỏi của bài toán “Có 2 con ong đậu trên bông hoa, một con ong bay đi còn lại 1 con ong. Giáo viên nhắc lại: 2 bớt 1 còn 1 và giới thiệu phép trừ 2 – 1 = 1. Sau đó giáo viên cho học sinh tiếp tục quan sát hình vẽ ở sách giáo khoa và hướng dẫn cho học sinh là phép trừ : 3 – 1 = 2,  3 – 2 = 1 tương tự như đối với phép trừ 2 – 1 = 1. Sau khi học sinh chiếm lĩnh được kiến thức mới, giáo viên cần có biện pháp để giúp  học sinh nhớ kiến thức mới đó (công thức tính 3 – 1 = 2, 3 – 2 = 1 và cho học sinh thực hành vận dụng để giải quyết các vấn đề liên quan trong phần bài tập). Phần này hết sức quan trọng cho nên giáo viên cần theo dõi việc làm bài tập của học sinh để khẳng định học sinh đã tự chiếm lĩnh kiến thức mới ở mức độ nào và có biện pháp giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa nắm được bài học
2.3.2. Dạy bài thực hành luyện tập
Khi dạy loại bài này nhiệm vụ chủ yếu nhất là củng cố các kiến thức mà học sinh mới chiếm lĩnh được. Trước hết giúp học sinh nắm kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau . Khi học sinh nhận ra các kiến thức đã học thì các em dễ dàng làm được bài, nếu học sinh không nhận ra được các kiến thức đã học trong các bài tập đó thì giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi gợi mở để giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã học và vận dụng vào thực hành.
VÍ DỤ: Sau khi học bài “Phép trừ trong phạm vi 4” các em thực hành luyện tập các bài có dạng:      4 -1  = .....                  4 – 2 = ...              4 – 3 = .....
Đối với các bài tập này thì học sinh dễ dàng nhớ lại công thức đã học để vận dụng  làm bài. Nhưng với những loại bài tập có dạng :
.....- 1 = 3              4 - .....= 2              4 - ...... =1
Nếu học sinh không làm được thì giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi mở giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã học như: mấy trừ 1 bằng 3, 4 trừ mấy bằng 2, 4 trừ mấy bằng 1..... Hoặc dạng bài tập :       4 – 1 ....... 3 + 1 ;        4 – 3 ....... 4 – 2
Đây là loại bài tập khó giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh dựa vào bảng cộng, trừ đã học để thực hiện tính kết quả ở hai vế sau đó so sánh kết quả tính được để lựa chọn dấu thích hợp điền vào chổ chấm.
2.3.3. Giải toán có lời văn
Đây là nội dung mà nhiều học sinh còn lúng túng không biết cách giải, cách trình bày cho nên giáo viên cần cho học sinh nắm chắc cách trình bày của một bài toán gồm: Câu lời giải, phép tính, đáp số. Trong đó muốn có lời giải đúng, phù hợp với bài toán cần dựa vào câu hỏi của bài toán; kết quả phép tính, đáp số cần ghi tên đơn vị. Khi lập kế hoạch giải giáo viên cần cho học sinh phát hiện các ‘Từ khoá” trong toán như: Thêm, bớt, bay đi, biếu, gộp, tất cả, bỏ đi ... để dựa vào đó học sinh chọn  phép tính thích hợp. Mức độ yêu cầu giải toán có lời văn ở lớp1 phải thực hiện từ thấp đến cao cụ thể là:+ Nhìn hình vẽ điền phép tính thích hợp
+ Nhìn hình vẽ biết nêu tình huống thích hợp (nêu bài toán)
+ Nhận biết các thành phần của bài toán có lời văn
+ Giải bài toán có lời văn, các phần của bài giải
+ Trình bày bài giải hoàn chỉnh
+ Giải bài toán về thêm, bớt có một phép tính
Vì vậy giáo viên phải nắm chắc để yêu cầu học sinh thực hiện khi học toán có lời văn
3- Chỉ đạo sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học trong dạy môn Toán lớp 1
Thiết bị - đồ dùng dạy học là những yếu tố không thể thiếu được nó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 1, với đặc điểm tâm sinh lí nhỏ tuổi, tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế vì vậy sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy Toán lớp 1 là hết sức cần thiết. Sử dụng đồ dùng dạy học mới có thể gíup cho học sinh có những cảm nhận trực quan, khắc sâu được kiến thức. Sử dụng đồ dùng dạy học là con đường kết hợp chặt chẽ giữa cụ thể và trừu tượng. Khi sử dụng cần coi trọng việc xây dựng cho học sinh biết quan sát một cách có tổ chức, có kế hoạch, biết suy nghĩ tư duy một cách độc lập, linh hoạt sáng tạo, biết nghi nhớ hợp lý, biết tưởng tượng đúng hướng. Sử dụng đồ dùng dạy học chính là tạo điều kiện cho giáo viên đa dạng hoá, cụ thể hoá hoạt động học tập, rèn luyện phát huy tiềm năng của học sinh. Muốn sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí có hiệu quả trước hết giáo viên phải biết được cấu tạo, đặc điểm, tính năng tác dụng và cách sử dụng của các bộ phận ở trong bộ thiết bị dạy Toán lớp 1. Ngoài ra giáo viên nên hiểu các hình vẽ (tranh, ảnh) ở sách giáo khoa, các phiếu học tập hoặc bảng phụ ghi sẵn một số phép tính là những đồ dùng rất cần thiết giúp cho giáo viên và học sinh trong dạy và học. Ngoài những ĐDDH đã có giáo viên cần phải tăng cường tự làm thêm những ĐDDH đơn giản, phù hợp tạo cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động hơn
VÍ DỤ: Khi dạy bài “Phép trừ trong phạm vi 7”
- Giáo viên, học sinh chuẩn bị đồ dùng dạy học gồm:
+ Bộ đồ dùng dạy học Toán lớp 1
+ 7 Hình tam giác, 7 hình vuông, 7 hình tròn bằng bìa
- Các sử dụng (ở hoạt động thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7)
+ Bước 1: Thành lập 7 – 1 = 6 và  7 – 6 = 1
* Giáo viên đính 7 hình tam giác ở bảng phụ và hỏi: “Trên bảng có mấy hình tam giác?”
* Học sinh trả lời: Trên bảng có 7 hình tam giác
* Giáo viên: “Bảy hình tam giác bớt đi một hình tam giác còn lại mấy hình tam giác?” (Giáo viên vừa nói vừa dùng phấn đánh dấu / thể hiện hình tam giác bớt đi như sách giáo khoa trình bày).
* Học sinh: 7 hình tam giác bớt đi 1 hình tam giác còn lại 6 hình tam giác
Từ trực quan đó giáo viên đã hình thành cho học sinh phép tính 7 – 1 = 6. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ ở sách giáo khoa đặt bài toán cho phép tính 7 – 6 = ..... và hình thành được phép tính 7 – 6 = 1.
+ Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ ở sách giáo khoa và đồ dùng học tập của mình để hình thành được phép tính:
7 – 2 = 5           7 – 5 = 2               7 – 3 = 4               7 – 4 = 3
4. Chỉ đạo phương pháp tổ chức trò chơi học tập
Đối với học sinh lớp 1 các em vừa chuyển sang một môi trường mới được học tất cả các  môn học, trong khi đó ở Mầm non các em chủ yếu là được vui chơi. Cho nên khi tiếp thu kiến thức mới các em chưa hứng thú, say mê, dễ nhàm chán. Vì vậy tổ chức trò chơi học tập trong các môn học nói chung và môn Toán nói riêng là rất cần thiết, bỡi vì sau khi học sinh đã nỗ lực tự giác giải quyết các nhiệm vụ của bài học, nếu giáo viên chuyển sang một hình thức tổ chức học tập mới (trò chơi học tập) thì các em được chuyển từ trạng thái “căng thẳng” sang một trạng thái ‘hưng phấn” sẽ phù hợp với độ tuổi các em hơn. Để tổ chức trò chơi học tập mang lại kết quả thì giáo viên cần biết tổ chức trò chơi vào lúc nào trong mỗi tiết dạy, thiết kế trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu gì, cách tổ chức trò chơi ra sao, chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị phục vụ cho trò chơi để đạt được hiệu quả và đem lại sự hứng thú say mê học tập cho học sinh.
VÍ DỤ: Khi dạy bài “Phép trừ trong phạm vi 6”
Giáo viên tổ chức trò chơi học tập có tên gọi “tiếp sức”
+ Thời điểm chơi: ở phần củng cố bài
+ Thiết kế trò chơi:Giáo viên ghi sẵn những phép tính vào tấm bìa hình chữ nhật, kết quả các phép tính ghi vào các tấm bài hình tròn (hình vẽ)
Cách tổ chức (chuẩn bị, nêu tên trò chơi, thời gian chơi, phổ biên luật chơi, tiến hành chơi, tổng kết trò chơi) cụ thể:
Gồm 2 đội (nam, nữ) mỗi đội 3 em, mỗi em lên nối 1 phép tính với kết quả đúng – trò chơi diễn ra 1 phút - đội nào nối đúng, nối nhanh đội đó thắng.
Cách đánh giá trong dạy học Toán cần phải đánh giá toàn bộ kiến thức kĩ năng cơ bản của học sinh . Giáo viên cần đổi mới cách đánh giá nhằm thúc đẩy quá trình dạy học cá nhân. Đồng thời động viên, khuyến khích động viên học sinh chăm học, tự tin hứng thú trong học tập, khi đánh giá giáo viên cần lưu ý đánh giá cần đảm bảo tính khách quan công bằng, đánh giá học sinh theo quy định, theo hướng động viên có sự chú ý tới  sự phát triển của mỗi học sinh, phối hợp các hình thức kiểm tra đánh giá để đánh giá đúng việc nắm kiến thức và kĩ năng trình bày, diễn đạt của học sinh. Ngoài việc giáo viên đánh giá, giáo viên cần tổ chức cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn.
VÍ DỤ: Khi dạy phần thực hành luyện tập
Sau khi học sinh là xong bài tập 2,3 ở SGK giáo viên cho học sinh đổi vở  để các em đánh giá nhận xét lẫn nhau. Bằng cách khác giáo viên cho học sinh tự đánh giá bài của mình thông qua việc huy động kết quả và chữa bài của giáo viên trước lớp....
5. Kết luận:
1/ Để đổi mới phương pháp dạy học điều quan trọng là người cán bộ quản lí phải coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tập trung giải quyết những bất cập, vướng mắc trong giảng dạy. Đây là việc làm cấp thiết, công phu vì giáo viên là nhân tố chủ chốt quyết định đến chất lượng giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách trình độ của học sinh.
2/ Trong các phương pháp dạy học không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, độc tôn duy nhất. Do vậy điều cực kì quan trọng là biết sử dụng hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ, phát huy tính năng tác dụng những mặt tích cực của mỗi phương pháp đúng với đặc trưng bộ môn, điều kiện của học sinh, không rập khuôn máy móc.
3/ Phải tổ chức cho giáo viên xác định rõ vị trí, mục đích, nội dung kiến thức, tầm quan trọng của việc dạy Toán lớp 1 bỡi vì có xác định được vị trí, mục tiêu, nội dung kiến thức, giáo viên mới quan tâm dồn hết tâm lực trong việc nghiên cứu tìm tòi để đưa ra phương pháp dạy học phù hợp.
4/ Việc thiết kế bài dạy tốt hay không, nó quyết định đến thành công của một giờ dạy trên lớp. Muốn thiết kế bài dạy tốt giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên để xác định mục tiêu, kiến thức kĩ năng cấn đạt, nắm chắc đối tượng học sinh để lựa chọn hình thức, phương pháp tổ chức dạy học và đồ dùng dạy học phù hợp có hiệu quả.
5/ Giáo viên phải biết đổi mới cách đánh giá kết qủa chất lượng học tập của học sinh, kịp thời khuyến khích học sinh đúng lúc, đúng chỗ tạo cơ hội cho các em tự đánh giá mình, đánh giá bạn, đem lại niềm tin cho các em trong học tập.

File đính kèm:

  • docKinh nghiem chi dao day Toan 1.doc