Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm - Vần

Trong xã hội loài người, dưới ảnh hưởng của giáo dục, một phẩm chất tâm lý quan trọng của con người được phát triển và hoàn thiện, đó là khả năng nghe được tiếng nói, phân biệt và nhận ra các âm thanh ngôn ngữ và sử dụng nói làm công cụ giao tiếp. Chính vì vậy, giáo dục ngôn ngữ cho học sinh trên bình diện ngữ âm là một mặt của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em . Công việc này được bắt đầu bằng việc rèn luyện cho học sinh nhận biết và phát âm đúng các âm vị, vần trong môn Tiếng Việt, đây là nền tảng tạo nên khả năng đọc, viết chính xác trong suốt quá trình học vần của trẻ, đặc biệt là đối với lớp đầu cấp ở bậc Tiểu học.

Hơn thế, môi trường giáo dục ở Thị trấn Sông Đốc còn gặp nhiều khó khăn và chủ yếu là phương ngữ địa phương còn phát âm chưa đúng.

Thế nhưng qua thực tế giảng dạy ở nhiều năm ở trường Tiểu học 1 Sông Đốc, trong mỗi lớp vẫn có những học sinh, việc nhận biết và phát âm các âm vần còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng đến khả năng dạy tốt môn Tiếng Việt sau này và cũng chính là vấn đề nóng bỏng thôi thúc tôi ngày đêm mong muốn toàn bộ học sinh trong lớp mình có thể nhận biết, phân biệt về hình dáng, cấu tạo vần, âm để nâng cao hiệu quả môn học hơn. Điều đó cũng được ví như câu tục ngữ của Trung Quốc: “Cuộc sống của một đứa trẻ cũng như trang giấy trắng mà mỗi người đi qua đều để lại dấu vết trên đó”.

 Đó cũng chính là lý do vì sao tôi chọn đề tài này và tôi đã thực hiện ngay từ đầu năm học. 2009 – 2010.

 

doc11 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3400 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm - Vần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI:
KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 1 NHẬN BIẾT VÀ PHÁT ÂM ĐÚNG CÁC ÂM – VẦN
 A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong xã hội loài người, dưới ảnh hưởng của giáo dục, một phẩm chất tâm lý quan trọng của con người được phát triển và hoàn thiện, đó là khả năng nghe được tiếng nói, phân biệt và nhận ra các âm thanh ngôn ngữ và sử dụng nói làm công cụ giao tiếp. Chính vì vậy, giáo dục ngôn ngữ cho học sinh trên bình diện ngữ âm là một mặt của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em . Công việc này được bắt đầu bằng việc rèn luyện cho học sinh nhận biết và phát âm đúng các âm vị, vần trong môn Tiếng Việt, đây là nền tảng tạo nên khả năng đọc, viết chính xác trong suốt quá trình học vần của trẻ, đặc biệt là đối với lớp đầu cấp ở bậc Tiểu học. 
Hơn thế, môi trường giáo dục ở Thị trấn Sông Đốc còn gặp nhiều khó khăn và chủ yếu là phương ngữ địa phương còn phát âm chưa đúng.
Thế nhưng qua thực tế giảng dạy ở nhiều năm ở trường Tiểu học 1 Sông Đốc, trong mỗi lớp vẫn có những học sinh, việc nhận biết và phát âm các âm vần còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng đến khả năng dạy tốt môn Tiếng Việt sau này và cũng chính là vấn đề nóng bỏng thôi thúc tôi ngày đêm mong muốn toàn bộ học sinh trong lớp mình có thể nhận biết, phân biệt về hình dáng, cấu tạo vần, âm để nâng cao hiệu quả môn học hơn. Điều đó cũng được ví như câu tục ngữ của Trung Quốc: “Cuộc sống của một đứa trẻ cũng như trang giấy trắng mà mỗi người đi qua đều để lại dấu vết trên đó”.
 Đó cũng chính là lý do vì sao tôi chọn đề tài này và tôi đã thực hiện ngay từ đầu năm học. 2009 – 2010.
 B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 I . NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Vấn đề giáo dục ngôn ngữ cho hoc sinh ngay từ bước đầu tiên của ngưỡng Tiểu học, đặc biệt là lớp đầu cấp và bước đầu không thể thiếu được trong phân môn Tiếng Việt. Tiếng Việt không phải là thực tế nhất dạng mà luôn biến 
đổi uyển chuyển với những sắc thái địa phương khác nhau. Trong nội tại trường, phương ngữ lại tồn tại những thể ngữ rất phức tạp và đa dạng, phải có sự thống nhất trên toàn quốc là tất yếu. Bất cứ ở phương diện nào, theo tôi nghĩ muốn có kết quả của việc nhận biết và phát âm đúng các âm, vần có hiệu quả thì trước hết chúng ta cần phải có :
1/ Nề nếp học tập tốt:
 - Nề nếp học tập tốt là yếu tố quyết định không thể thiếu được với bất cứ một tiết học nào. Vì vậy tôi xây dựng nề nếp học tập.
 - Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, qua thực tế ở lớp tôi đã nắm được khả năng tiếp thu của từng em, tính cá biệt của từng em để có sự phân phối xen kẽ những em khá, giỏi và yếu hoặc trung bình nhằm giúp cho những em có thể học theo bạn hoặc lặp lại câu nói, học theo các bạn khá, giỏi mạnh dạn hơn.
 - Hướng dẫn học sinh cách kê xếp bàn ghế, tư thế ngồi học, bố trí cách ngồi học từng tiết cho hợp lý để tạo điều kiện dễ dàng trong quá trình thực hiện các trò chơi học tập. Hướng dẫn cho các em khá, giỏi nhanh nhẹn biết giúp cô phân phát đồ dùng học tập cho tiết học.
2/ Tạo tâm thế và gây hứng thú cho học sinh vào giờ học:
Phần lớn học sinh trường Tiểu học 1 Sông Đốc và đặc biệt là học sinh lớp 1 tôi phụ trách các em đều là con em có hoàn cảnh khó khăn và có rất nhiều em là chưa qua các lớp học mầm non, do đó việc tiếp xúc với môi trường học tập của các em e thẹn, rụt rè, nhút nhát. Chính vì thế , để tạo không khí giờ học thêm sôi nổi tiết học nào tôi cũng có sự nghiên cứu bài trước để chuẩn bị đồ dùng dạy học cho cô và trò với màu sắc hấp dẫn, phù hợp nhằm lôi cuốn sự chú ý của học sinh, thường xuyên thay đổi cách chơi, đồ chơi cho mỗi tiết học không lặp lại những trò chơi, dễ làm cho học sinh nhàm chán, tìm lời giới thiệu hay hấp dẫn, tìm tòi những câu đố hoặc dẫn dắt, tập trung học sinh vào sự hưng phấn giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức. Qua đó rèn cho học sinh tính mạnh dạn khi trả lời trước cô, trước lớp, trước tập thể giúp các em nói rõ ràng mạch lạc và tự nhiên hơn.
 3/ Phát huy tác dụng của một số trò chơi với chữ cái ghép âm thành vần:
 - Đi vào từng tiết học của bộ môn Tiếng Việt ở lớp 1, tôi đã miệt mài nghiên cứu, lựa chọn các trò chơi đưa vào cho phù hợp với từng loại tiết sao cho đảm bảo giữa động và tĩnh.
 - Thông qua những tiết thao giảng, thực giảng, dự các chuyên đề ở 
trường, tìm hiểu ở đồng nghiệp giảng dạy nhiều năm, nghiên cứu các sách dạy môn Tiếng Việt và các bài giáo án trên mạng đã giúp cho tôi học tập cái hay và những kinh nghiệm bổ ích về cách tổ chức tiết học, tổ chức các trò chơi, đúc kết những kinh nghiệm về thực hiện thực tế ở lớp nhằm phát huy hơn nữa tác dụng và hiệu quả đạt được qua một số trò chơi:
Ví dụ: 
* Qua bài dạy âm “o, c” hoặc vần “ it, eo’’ cho các em chơi tập làm tiếng kêu của các con vật như : Mèo kêu “meo meo”, chuột kêu “chít chít”, gà gáy “ò ó o”, luyện phát âm cho học sinh cá nhân, đồng thanh.
 - Mục tiêu: Qua trò chơi tất cả các em được tham gia thực hiện, nội dung yêu cầu của cuộc chơi, biết cách chơi, tìm được những tiếng có vần đã học đọc chính xác.
* Qua bài dạy âm “r, s” có thể tổ chức cho học sinh chơi trò gọi tên đồ vật, con vật.
 Cô đặt trên bàn nhiều đồ chơi và tên gọi các đồ chơi có âm “r, s” như “con rắn, con rùa, cá rô, cái rổ, củ sắn, chữ số, vé số, ” cho học sinh gọi tên các đồ chơi trên bàn có mang âm “r, s”.
 - Mục tiêu: Trò chơi này giúp học sinh phát âm đúng các từ có âm “r, s” và ghi nhớ trong đầu.
* Qua bài dạy âm “m, n” hoặc “l, h” khi đọc, phát âm rất dễ bị sai nên sau tiết học cho học sinh chơi trò “ chuyền bóng ”.
 - Mục tiêu : Luyện cho học sinh phát âm đúng các âm đã học.
Giáo viên phổ biến cách chơi: Khi quả bóng chuyền đi, các em phải nói to, chính xác một trong hai từ “con hổ,” “lá đa” dần dần đặt ra yêu cầu ở mức độ cao hơn, các em có thể đọc một từ bất kỳ (trong từ này có âm “l, h” hoặc âm m, n): cái nấm, lá mía, tu hú, lá hẹ.
* Qua bài dạy vần “ôm, ơm” tôi sẽ cho học sinh chơi trò chơi đoàn tàu hoả( xe lửa ).Tôi đã chuẩn bị hai biển số vòng tròn bằng giấy bìa cứng có ghi các vần “ôm, ơm” tôi giới thiệu cho các em hai biển số của hai đoàn tàu, phân bố từng đoàn tàu đậu ở ga để hành khách (các em) biết . Phân bố chỗ chơi , phổ biến cách chơi cụ thể để các em dễ dàng nhận ra cách chơi và gia nhập trò chơi tốt hơn.
Ai sẽ là người lái đoàn tàu “ ôm , ơm ”. Tôi mời hai em làm bác lái tàu, phân bố từng tàu đậu ở ga để hành khách (các em chơi) biết : Bằng hình thức giới thiệu của cô: Hôm nay cô sẽ cho các em đi mua hàng ở tỉnh xa, nếu em nào mua vé tàu “ôm ” là đi mua hàng ở Cà Mau, em nào mua vé tàu “ơm” là đi mua hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Muốn đi tàu nào hành khách chọn cho mình một vé mang vần “ôm, ơm ” mà em thích. Giáo viên là người quản lý thông báo tàu “ôm”, “ơm ” ở các vé giáo viên ghi sẵn các tên hàng cần mua như: nấm rơm, cơm nếp, rau thơm, chôm chôm, con tôm, bánh cốm tàu sắp chuyển bánh, mời hành khách chuẩn bị hành lý( giáo viểm kiểm tra vé xem các em đã đi đúng tàu của mình chưa, hỏi các em , đây là đoàn tàu biển số gì ? Hoặc em mua vé tàu nào ?). Từ đó giúp các em nhận biết vần đã chọn và phát âm đúng những tiếng có mang vần “ôm, ơm ” khi các em trả lời giáo viên. Sau mỗi lần chơi cho các em đổi vé để gây sự chú ý và ghi nhớ các âm đã học thông qua việc chọn tàu. Đặc biệt bác lái tàu phải cầm vô lăng quay biển số tàu về các bạn, sao cho tất cả các em đều nhận ra đoàn tàu đó.
Qua trò chơi giúp các em hiểu cách chơi, rõ ràng, xác định được vị trí của hai đoàn tàu và biết cách lựa chọn âm hoặc vần thích hợp (tuỳ theo từng bài học) không chọn những âm vần mà giáo viên chuẩn bị mà không có tàu, phiên định vị của từng tàu, tránh sự lộn xộn khi di chuyển, giúp các em chơi đạt kết quả và trật 
tự trong quá trình chơi.
Thực hiện thêm một trò chơi mới : “Đi chợ”.
 a) Mục tiêu: Qua trò chơi nhằm giúp học sinh nhận biết, phát âm đúng vần đã học. Nhận biết các âm qua từ , đồ vật.
 b) Chuẩn bị: Một số loại quả, hoa, rau thật (đồ vật cắt bằng bìa hoặc vẽ có dán chữ, âm, vần đang học có chứa trong từ đồ vật )
Ví dụ: Quả na ( âm n), quả mận (âm m), rau muống (vần uông), quả ớt ( vần ơt).
 c) Cách chơi: Giáo viên là người đi chợ xách giỏ hoặc bưng rổ.
- Học sinh là người bán hàng rau quả.
- Giáo viên vừa đi vừa đọc :“ đi chợ, đi chợ”.
- Học sinh hỏi :“ mua gì ? mua gì ?”
Ví dụ : Giáo viên nói “ tôi thích mua quả có âm n hoặc quả có vần ân, ” thì các em học sinh mang những quả có âm và vần cô vừa nói đến.
 Giáo viên đố các em: Cô mua chữ n là quả gì ? Cô mua vần ân là quả gì ?.
 Cho học sinh đọc : Quả na, quả mận, 
Cô sẽ mua hết số hoa, quả, rau đã chuẩn bị hoặc cho các em học sinh làm người đi chợ mua.
Thực tế qua trò chơi này, các em rất thích chơi. Vì đồ dùng cho trẻ rất gần gũi, phong phú, màu sắc đẹp gần giống thật. Các em rất thích làm người bán hàng và người đi chợ để làm người lớn. Qua đọc từ của đồ vật, âm vần chứa trong các từ giúp trẻ em phát triển ngôn ngữ, vốn từ, củng cố nhận biết âm vần trong trò chơi. 
Ngoài một số trò chơi tự tìm ,tôi tham khảo và sử dụng thêm một số trò chơi trong sách hướng dẫn của giáo viên ( Tiếng Việt - Văn học và phương pháp giáo dục -Tập 2 của Lương Kim Nga - Nguyễn Thị Thuận -Nguyễn Thu Thuỷ; Hoạt động trò chơi Tiếng Việt của dự án Giáo dục Tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ), sách hướng dẫn về các trò chơi, tôi đều đưa vào các tiết học cho phù hợp và thay đổi hình thức chơi để các em khỏi nhàm chán, thích thú hơn khi 
học môn Tiếng Việt .
 4/ So sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo âm, vần:
Nhằm giúp các em nhận biết một số âm, vần giống nhau về cấu tạo. 
Ví dụ: Các con chữ: p, q, d, b; u, ư; e, ê; m, n ; 
Ngoài ra cho các em quan sát, nhận xét một số điểm giống nhau và khác nhau. Để giúp các em phân biệt dễ dàng hơn khi học đến âm nào tôi vận dụng những phế liệu như : vỏ bao thuốc cứng tôi cắt chữ theo những nét rời. Ví dụ : âm b, d, đ gồm một nan giấy dài thẳng, một nan cong trái hoặc nan cong phải, một nan ngang nhỏ rồi cho học sinh chọn những nan giấy rời của cô cắt sẵn để xếp thành chữ. Khi xếp, các em đọc âm mà các em vừa xếp, các em lựa chọn và xác định vị trí của từng nét tạo nên chữ, giúp các em có sự phân biệt rõ ràng hơn về dấu hiệu khác nhau và giống nhau giữa các cặp chữ giúp các em có sự ghi nhớ vần có chủ định.
Khi dạy đến âm hoặc vần nào, tôi đều cắt chữ thành nét rời như trên và bỏ vào một cái bì nhỏ cho mỗi em .Từ đó, phụ huynh có thể biết hôm nay con mình học đến bài nào để phụ huynh có thể giúp các em xếp và phát âm đúng những âm vần đã học .Việc làm này đã được tất cả phụ huynh ủng hộ khi tôi phổ biến ở buổi họp phụ huynh đầu năm .
 5/ Từ đó tạo nên sự kết hợp hài hoà giữa gia đình và nhà trường:
Không những như vậy muốn cho học sinh có thể nhận biết và phát âm đúng các âm, vần đã học, chúng tôi yêu cầu phụ huynh mỗi em có sẵn một cuốn vở để giáo viên giúp các em ôn các kiến thức ở lớp vào lúc cần thiết về việc tập viết thêm về các âm ,vần, tiếng ,từ đã học ở lớp mỗi ngày. Sau đó các em mang về nhà để phụ huynh theo dõi, biết và hướng dẫn con em mình đọc đúng, viết đúng ( dành thời gian buổi tối 20 phút ) để kiểm tra, nhận xét bài viết của các em để phụ huynh có thể uốn nắn kịp thời những bài học con mình chưa đọc đúng, viết đúng ở lớp.
 6/ Củng cố kiến thức thông qua hoạt động tự chọn, vui chơi ngoại khóa:
 Cho các em xếp âm, vần, từ đã học trong bảng ghép Tiếng Việt biểu diễn 
(mỗi học sinh đều có một bộ từ đầu năm). Cho các em ghép các nét rời thành âm đã học, luyện cho các em đọc trong bảng con nhiều lần theo yêu cầu của giáo viên là đọc đúng các âm, vần đã viết. Từ đó, nâng cao dần ở mức độ cao hơn là : Cô đọc để các em viết.
Ví dụ : Cho học sinh viết chữ “d ” giáo viên nêu câu hỏi chữ “d ” gồm mấy nét ? (một nét cong hở phải và một nét cong ngược).
 Hoặc khi viết vần “an” tôi hỏi học sinh vần “an” gồm mấy con chữ nối lại ?
Sau khi viết xong cho các em nhìn và đọc đúng âm hoặc vần mình đã viết. Giáo viên động viên, khuyến khích các em viết đẹp hơn và đúng hơn.
 7/ Hướng dẫn học sinh thực hiện phiếu học tập (phiếu tập tô):
Ngoài việc tiến hành luyện viết ở mỗi tiết học về âm, vần, tiếng, từ đã học tôi đã lựa chọn và đưa ra nội dung tập tô phiếu học tập vào những thời gian rãnh.
Chẳng hạn : Cứ đến tiết ôn tập về âm, tôi phát cho mỗi học sinh một phiếu học tập có vẽ một số hình vẽ về con bò, con hổ, con ếch, hộp bánh, cái cân. Tuỳ theo nội dung của tiết ôn tập có các từ vừa ôn và hướng dẫn học sinh nhìn vào hình vẽ (trong phiếu) để đọc tên các từ hoặc âm, vần đã học trong bài ôn hôm nay và giáo viên yêu cầu học sinh tô màu vào hình vẽ đó (hoặc gạch chân dưới hình vẽ mang âm, vần vừa ôn), (áp dụng đối với những bài vào cuối học kỳ I).
Ví dụ : Hôm nay các em đã ôn một số vần có âm “c” đứng ở cuối vần, cô phát cho mỗi em một phiếu có vẽ hình mang các vần đã ôn và một số hình có vần chưa ôn và nêu yêu cầu: Em nào tô màu, gạch chân đúng những hình vẽ có vần chưa ôn và đọc đúng các từ đó thì sẽ được cô ghi điểm 10 vào sổ (hình vẽ ở mỗi phiếu là hình vẽ có con vạc, cần trục, cá lóc, cái cân, con ếch, hộp bánh) .
 II. KẾT QUẢ ÁP DỤNG:
Sau một thời gian nghiên cứu kể từ đầu tháng 9 của năm 2009-2010 đến nay đã gần kết thúc năm học 2010 - 2011. Tôi nhận thấy đa số các em kể cả học sinh yếu đều có thể nhận biết và phát âm đúng những âm, vần đã học từ đó đã hình thành được kỹ năng đọc, viết chữ rất điêu luyện ở một số học 
sinh giỏi và kết quả khảo sát như sau: 
 * Năm học 2009 -2010: 
Thời gian
Số học sinh
Xếp loại
Nhận biết phát âm đúng
Viết chữ đúng
Biết chơi trò chơi
 Đầu năm 
32
47%
50%
50%
 Học kì 1
32
55%
60%
60%
 Cả năm
32
82%
86%
76%
 * Năm học 2010 -2011: 
Thời gian
Số học sinh
Xếp loại
Nhận biết phát âm đúng
Viết chữ đúng
Biết chơi trò chơi
 Đầu năm
34
65%
70%
70%
 Học kì 1
34
70%
78%
74%
 Cả năm
34
74%
81%
79%
 C. KẾT LUẬN:
 Với nhiều công sức và sự cố gắng của cô trò ,cùng với sự hỗ trợ đắc lực phụ huynh học sinh . Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu trường Tiểu học 1 Sông Đốc nói chung và tổ chuyên môn khối 1 nói riêng nên thời gian qua khả năng nhận biết và phát âm của học sinh lớp 1C do tôi phụ trách tiến bộ một cách rõ rệt và có những kết quả như đã nêu trên.
 Theo tôi nghĩ: Muốn dạy tốt môn Tiếng Việt nói chung và phát triển ngôn ngữ cho học sinh nói riêng, trước hết người giáo viên phải :
 - Xây dựng nề nếp học tập, phân loại học sinh và bố trí chỗ ngồi hợp lý ngay từ đầu năm học.
 - Tạo tâm thế và gây hứng thú khi tiến hành giờ học.
 - Phát huy cao tác dụng và hiệu quả của các trò chơi, thay đổi các hình thức chơi phong phú và sáng tạo.
 - Cần phối hợp nhịp nhàng giữa phụ huynh và nhà trường trong việc chăm sóc , giáo dục và giảng dạy học sinh ngay từ đầu năm học.
 - Đầu tư đồ dùng, thiết bị đồ chơi tự làm hợp với lứa tuổi, đẹp, hấp dẫn và gây được hứng thú học tập cho học sinh.
 - Giáo viên phải phát âm chuẩn, đọc đúng và rèn trẻ phát âm ở mọi lúc mọi nơi.
 - Giảng dạy học sinh và củng cố kiến thức thông qua các hoạt động vui 
chơi, ngoại khóa nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức bằng cách phối hợp linh hoạt các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học gây hứng thú học tập, kích thích tính tích cực và chủ động học tập của học sinh ; Xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tin tưởng cho học sinh và hướng dẫn học sinh cách tự học và biết cách sử dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động theo hướng phát triển nhận thức cho học sinh .
 - Ngoài những bài học mà bản thân tôi đã đúc kết được, tôi luôn có sự học hỏi thêm những kinh nghiệm mới trong đồng nghiệp để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này. Mong tất cả các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để đề tài sáng kiến kinh nghiệm này đi sâu sát hơn, đạt được những kết quả tốt hơn . Bên cạnh đó vẫn còn những thiếu sót mong bạn đọc góp ý, bổ sung chân tình để giúp cho sáng kiến thêm hoàn hảo nhằm góp phần vào việc giảng dạy cho các em học sinh lớp 1 ngày một thành công hơn và sáng kiến kinh nghiệm này tôi rất mong được hội đồng khoa học các cấp chấp nhận để cho sáng kiến này được áp dụng rộng rãi trên địa bàn Sông Đốc nói riêng và cho ngành giáo dục huyện nhà nói chung có được những thành tựu rực rỡ trong sự nghiệp trồng người. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn.
 Sông Đốc, ngày 25 tháng 8 năm 2011.
 Người thực hiện.
 Đặng Cẩm Tú 

File đính kèm:

  • docKINH NGHIEM GIUP HOC SINH LOP 1 NHAN BIET VA PHAT AMDUNG CAC AM VAN.doc