Kinh nghiệm soạn giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Cùng với việc thay SGK và đổi mới phương pháp dạy học, h/s đã tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức, các em hứng thú trong giờ học, tiết học nhẹ nhàng mà hiệu quả. Song không vì thế mà chúng ta không tiếp tục đổi mới để phù hợp với từng đối tượng h/s, hơn nữa SGK, SGV, bài soạn, chỉ là gợi ý các bước lên lớp, gợi ý cách thức tổ chức giờ học, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng phù hợp với đối tượng h/s mà mình trực tiếp giảng dạy. Để h/s luôn luôn hứng thú trong các giờ học đồng thời để giờ dạy đem lại hiệu quả cao, GV cần thường xuyên đổi mới phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, kết hợp sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ việc giảng dạy ở tất cả các môn học nói chung.
Như chúng ta đã biết, mỗi phương pháp và hình thức dạy học đều có những ưu nhược điểm riêng và đặc điểm nhận thức của h/s Tiểu học mang nặng tính trực quan. Những hình ảnh sinh động rất dễ thu hút các em. Ngay cả người lớn như chúng ta cũng dễ bị cuốn hút bằng hình ảnh hơn là lời nói. Người xưa thường nói : “Trăm nghe không bằng một thấy”, “Nhìn - nhớ, nghe - quên, làm - hiểu”.
Trong thời kì bùng nổ thông tin như hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong dạy học là hết sức cần thiết và nó cũng đem lại hiệu quả cao. Song cần vận dụng như thế nào? Làm thế nào để có một tiết giáo án điện tử hay, đem lại hiệu quả cao nhất?
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang I / ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II / GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1 / Cơ sở lí luận 3 2 / Thực trạng 3 3 / Các biện pháp đã tiến hành 4 4 / Một số biện pháp khắc phục sự cố 6 5 / Hiệu quả khi áp dụng 7 6 / Một vài Slide áp dụng chèn phim ảnh và hiệu ứng ô chữ 8 III / KẾT LUẬN 11 I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Cùng với việc thay SGK và đổi mới phương pháp dạy học, h/s đã tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức, các em hứng thú trong giờ học, tiết học nhẹ nhàng mà hiệu quả. Song không vì thế mà chúng ta không tiếp tục đổi mới để phù hợp với từng đối tượng h/s, hơn nữa SGK, SGV, bài soạn, chỉ là gợi ý các bước lên lớp, gợi ý cách thức tổ chức giờ học, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng phù hợp với đối tượng h/s mà mình trực tiếp giảng dạy. Để h/s luôn luôn hứng thú trong các giờ học đồng thời để giờ dạy đem lại hiệu quả cao, GV cần thường xuyên đổi mới phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, kết hợp sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ việc giảng dạy ở tất cả các môn học nói chung. Như chúng ta đã biết, mỗi phương pháp và hình thức dạy học đều có những ưu nhược điểm riêng và đặc điểm nhận thức của h/s Tiểu học mang nặng tính trực quan. Những hình ảnh sinh động rất dễ thu hút các em. Ngay cả người lớn như chúng ta cũng dễ bị cuốn hút bằng hình ảnh hơn là lời nói. Người xưa thường nói : “Trăm nghe không bằng một thấy”, “Nhìn - nhớ, nghe - quên, làm - hiểu”. Trong thời kì bùng nổ thông tin như hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong dạy học là hết sức cần thiết và nó cũng đem lại hiệu quả cao. Song cần vận dụng như thế nào? Làm thế nào để có một tiết giáo án điện tử hay, đem lại hiệu quả cao nhất? Bản thân tôi là một giáo viên vùng Tây Nguyên, chẳng nói thì các bạn cũng biết, việc tiếp cận với công nghệ thông tin là còn rất mới mẻ. Lúc đầu làm quen với GAĐT (giáo án điện tử), chính bản thân tôi đã gặp vô vàn khó khăn : chưa hề qua lớp tập huấn nào, chưa được dự tiết dạy GAĐT nào, không có một chút tài liệu trong tay, trong trường cũng chưa có ai thành thạo hơn, hoàn toàn phải mò mẫm,Song qua hai năm soạn và dạy bằng giáo án điện tử, tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc soạn giảng bằng GAĐT và một số biện pháp khắc phục một số sự cố có thể xảy ra. Xin mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp có thể tham khảo, hy vọng góp phần giảm bớt khó khăn cho những đồng nghiệp mới làm quen với GAĐT. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1 / Cơ sở lí luận : Để nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội cũng như của ngành giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Mặt khác, như chúng ta đã biết, GAĐT có những ưu điểm nổi bật riêng mà một số phương pháp dạy học truyền thống không thể so sánh được, với những hình ảnh, âm thanh, dễ hấp dẫn h/s vào bài học cũng như việc tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức. Bản thân tôi cũng như một số đồng chí lần đầu làm quen với GAĐT không khỏi lo lắng và lúng túng với việc soạn và dạy bằng GAĐT. Mặc dù với điều kiện hiện nay có thuận lợi hơn, nhiều đồng chí được học tập qua những lớp tập huấn và không ít đồng chí đã khá thành thạo với việc soạn và dạy bằng GAĐT; rất nhiều tài liệu tham khảo trên mạng Internet, hiệu sách.... 2 / Thực trạng khi chưa có kinh nghiệm : a / Thuận lợi : - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của ban giám hiệu nhà trường, của các bậc phụ huynh. Ngay từ năm học trước ( 2009/2010), nhà trường đã đầu tư mua máy chiếu. Năm nay nhà trường lại được hỗ trợ thêm một máy chiếu nữa. - Các em học sinh chăm ngoan, hiếu học, nhiều học sinh là con em cán bộ công chức. Nhiều gia đình phụ huynh đã có máy vi tính, đã nối mạng Internet, lại rất quan tâm tới việc học tập của con em. - Giáo viên còn trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp. - Trong trường đã có vài đồng nghiệp đã khá thành thạo về soạn và dạy bằng GAĐT. b / Khó khăn : Khi chưa có kinh nghiệm, giáo viên soạn thảo GAĐT hết sức khó khăn, vất vả. Mất nhiều thời gian soạn thảo chuẩn bị cho một giờ dạy mà chưa thực sự hiệu quả, còn mắc một số lỗi kĩ thuật, thậm chí còn gặp trục trặc trong quá trình trình chiếu. 3 / Các biện pháp đã tiến hành : a / Tìm hiểu cách thức thiết kế GAĐT: Như đã nói ở trên, hiện nay có nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu, tìm hiểu cách soạn và dạy bằng GAĐT: Có nhiều đồng nghiệp đã khá thành thạo, nhiều bạn được học qua các lớp tập huấn, nhiều tài liệu tham khảo, Song theo như quan điểm của cá nhân tôi, cách tốt nhất là có đồng nghiệp thành thạo để học hỏi dần dần. Tuy nhiên điều quan trọng nữa là chúng ta về nhà phải tìm hiểu nghiên cứu thêm thì mới thực sự hiệu quả. Ví dụ khi biết chỗ chọn hiệu ứng, chúng ta cần vào thử tất cả các hiệu ứng để hiểu rõ ý nghĩa, vai trò của từng hiệu ứng để có thể sử dụng mỗi hiệu ứng cho ý đồ soạn thảo của mình. Việc học tập này chúng ta cũng không nên quá nóng vội mà cần học hỏi dần dần từng bước, từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ : trước hết chúng ta phải biết cách mở ra 1 Slide, thiết kế gõ chữ hoặc cóp dán, biết cách chọn hiệu ứng cho chữ hoặc hình ảnh; dần tới chọn thời gian chạy, chọn hoặc cài đặt âm thanh và sau mới tới chèn bài hát, phim(video,clip); cách cắt nhạc, phim , Chèn nhạc, phim Hiệu ứng biến mất Chọn hiệu ứng b / Hình thành ý tưởng cho tiết dạy: Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách tham khảo để nắm vững yêu cầu nội dung cần truyền tải tới h/s. Có thể tham khảo thêm một số GAĐT của đồng nghiệp, từ đó hình thành ý tưởng cho tiết dạy và thiết kế của mình. Xin lưu ý rằng, muốn có một giáo án hay, một tiết dạy hiệu quả thì cần phải có ý tưởng hay, sáng tạo; đôi khi trong lúc tham khảo giáo án của đồng nghiệp chúng ta nảy sinh ý tưởng hay. Đồng thời từ đó hình thành thiết kế cho từng nội dung kiến thức truyền tải. Cũng giống như chúng ta muốn xây một ngôi nhà, chúng ta phải dự định mình làm nhà mấy lầu, thiết kế ra sao, mấy phòng, mấy cửa lớn, cửa sổ, c / Chuẩn bị cho việc soạn thảo: * Tìm tư liệu để đưa vào GAĐT: Tư liệu có thể tìm được ở nhiều nguồn khác nhau : trong sách báo, trên mạng Internet, trong một số bài giảng của đồng nghiệp, trong thực tế bằng cách quay phim chụp ảnh,Có thể nói tìm nguồn trên mạng là đơn giản và hiệu quả nhất; vừa dễ tìm, vừa hình ảnh sắc nét, âm thanh chuẩn hơn những hình ảnh âm thanh chúng ta tự quay chụp nếu như kĩ thuật và phương tiện không tốt.( Chỉ cần vào Google.com, đánh chữ chính xác tư liệu cần tìm rồi chọn lọc và tải về máy) * Xây dựng dàn ý cho GAĐT: Dựa vào ý tưởng đã nói ở trên, mỗi nội dung kiến thức cần truyền tải chúng ta dự kiến đưa vào từng Slide (trang) như thế nào, chọn hiệu ứng, hình ảnh, âm thanh ra sao, d / Tiến hành thiết kế: Tiến hành thiết kế từng Slide theo dự kiến. Cần lưu ý rằng chọn màu chữ và màu nền phải đối lập nhau; các hiệu ứng cũng cần lựa chọn phù hợp; không nên quá lạm dụng hiệu ứng hoặc sử dụng âm thanh mặc định quá nhiều có thể làm nội dung truyền tải kiến thức bị u mờ. e / Trình chiếu thử trên máy tính: Sau khi thiết kế xong, chúng ta cần trình chiếu thử trên máy nhiều lần để rà soát lại xem đã hợp lí chưa, có chỗ nào cần chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp. 4 / Một số biện pháp khắc phục sự cố : Thông thường nếu soạn và dạy trên cùng 1 máy thì ít xảy ra sự cố hơn. Còn nếu soạn ở 1 máy này rồi cóp qua USB mang sang máy khác thì rất hay bị những sự cố xảy ra như : lỗi phông chữ, lỗi hiệu ứng, mất phim, bài hát, Đôi khi có thể còn mắc sự cố máy chiếu. Ở đây tôi chỉ đưa ra một vài sự cố mà bản thân và một số đồng nghiệp đã vấp phải và cách khắc phục những sự cố đó. a / Khắc phục sự cố kĩ thuật trên từng Slide : * Lỗi phông chữ : Khi gặp lỗi này chúng ta chỉ cần đổi lại phông chữ ( bôi đen rồi chọn lại phông chữ cho phù hợp ),hoặc gõ lại bằng một phông chữ khác. * Lỗi hiệu ứng: Đôi khi chúng ta gặp trường hợp mà hiệu ứng xuất hiện không theo ý đồ chúng ta dự kiến (cái cần xuất hiện trước lại ra sau hoặc xuất hiện không theo ý muốn). Trường hợp này thì chúng ta cần chọn lại hiệu ứng ( chỉnh sửa lại cho phù hợp). * Lỗi khác : Một số lỗi khác thường xảy ra do chúng ta rà soát chưa kĩ bài thiết kế như : lỗi chính tả, sai thứ ngày, tên, Để khắc phục những lỗi này, cách tốt nhất là chúng ta cần rà soát bài soạn vài lần vào nững thời điểm khác nhau hoặc nhờ đồng nghiệp rà soát. Việc tự rà soát nhiều lần là rất tốt nhưng nếu chúng ta rà soát nhiều lần liên tục trong một thời điểm thì một số lỗi chưa hẳn chúng ta đã phát hiện ra. b / Khắc phục sự cố không mở được phim (video,clip), bài hát: Lỗi này do nhiều nguyên nhân khác nhau : do không gói lại, do chuyển từ máy này sang máy khác, do đổi đuôi chưa phù hợp, Để khắc phục lỗi này, cách tốt nhất là chúng ta chỉ cần tạo 1 folder rồi đưa tất cả các dữ liệu, kể cả bài hát, phim(video,clip) vào folder đó. Khi cần chuyển đi đâu, chúng ta cóp cả folder đó đi. Hoặc trước khi cóp chuyển đi đâu chúng ta phải gói lại. Cũng có thể cài đặt lại nhưng cách làm này sẽ mất nhiều thời gian hơn và trong máy phải có sẵn phim hoặc bài hát cần cài đặt. b / Khắc phục sự cố không kết nối được với máy chiếu: Sự cố này có thể mắc phải khi trình chiếu. Khi gặp sự cố này trước hết chúng ta kiểm tra lại các dây cắm đã đúng chưa? Nếu cắm dây đã đúng mà máy chiếu vẫn chưa cho hình ảnh thì có thể xử lí bằng một trong hai cách sau : Nhấp đúp phím Fn và phím có kí hiệu màn hình trên bàn phím (F5 hoặc F6 tuỳ từng máy) ; hoặc nhấp chuột phải rê chuột sang dòng có: Graphics Options _ Output To _ Intel(R) Dual Display Clone _ Monitor + Notebook (hoặc Notebook + Monitor). Trường hợp nhấp đúp phím Fn và phím có kí hiệu màn hình mà máy chiếu cho hình ảnh nhưng trên máy tính lại mất hình ảnh (không thấy gì), thì cần nhấp đúp 2 phím vừa rồi một lần nữa. 5 / hiệu quả khi áp dụng : Qua hai năm thực hiện soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử, với một vài kinh nghiệm trên đã giúp tôi rất nhiều lợi ích : Việc soạn và dạy bằng GAĐT trước đây tôi gặp rất nhiều khó khăn và hết sức vất vả mà vẫn chưa thực sự hiệu quả. Còn hiện nay tôi không phải băn khoăn lo ngại trước những sự cố, đồng thời việc soạn và chuẩn bị cho tiết dạy đã bớt sức lực đi nhiều mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Trước đây tôi không biết tìm tư liệu ở đâu để đưa vào giáo án, còn hiện nay tôi dễ dàng tìm được những tư liệu mà không phải mất nhiều thời gian ,công sức. Cũng nhờ đó mà tôi có thời gian để tìm hiểu thêm những ứng dụng của GAĐT cũng như các lĩnh vực khác. Tôi đã áp dụng phương pháp trên, nên những sự cố hiếm xảy ra trong giờ học, hoặc được xử lí kịp thời không làm ảnh hưởng đến giờ dạy cũng như việc tiếp thu kiến thức của h/s. Học sinh rất hào hứng khi được học tiết học có giáo án điện tử. Các em thường reo lên một cách thích thú khi các thầy cô chuẩn bị dạy bằng giáo án điện tử hoặc reo lên khi thầy cô thông báo tiết học nào đó được học có máy chiếu. 6 / Một vài Slide áp dụng chèn phim ảnh và hiệu ứng ô chữ : III. KẾT LUẬN: 1 / Nhận định chung : Qua thực tế bản thân tôi đã áp dụng trong năm học này cho thấy kết quả bước đầu rất khả quan như đã nêu ở trên. Vì thế tôi thiết nghĩ rằng các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo và vận dụng. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ thỏa mãn với những gì đã đạt được mà mỗi chúng ta cần phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi và không ngừng sáng tạo để có những tiết học thực sự bổ ích. 2 / Những bài học kinh nghiệm : - Tìm hiểu cách thức thiết kế GAĐT. - Hình thành ý tưởng cho tiết dạy. - Chuẩn bị cho việc soạn thảo. - Tiến hành thiết kế. - Trình chiếu thử trên máy tính. - Biết cách khắc phục sự cố có thể xảy ra. 3 / Những ý kiến đề xuất : Trong năm học này, ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu đã sáng suốt đưa vào tiêu chí thi đua là tất cả các đồng chí giáo viên đều phải biết soạn và dạy bằng GAĐT, ít nhất 1tiết/1 đồng chí. Và qua hội thi giáo viên giỏi trường vừa qua đã có 80 % các đồng chí giáo viên soạn và dạy bằng GAĐT; có đồng chí từ đầu năm tới nay đã soạn và thao giảng 3 tiết GAĐT, soạn và dạy thường xuyên 5-7 tiết GAĐT. Tôi thiết nghĩ rằng, để nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như chất lượng dạy và học thì các trường bạn cũng có thể thực hiện như trường tôi đã làm; ngay cả đối với một số trường còn có nhiều khó khăn : chưa có máy chiếu, chưa nối mạng Internet,cần phải tìm cách khắc phục để việc soạn và dạy bằng GAĐT được thực hiện, h/s được tiếp cận với CNTT, được lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân tôi, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là cần thiết, nhưng chúng ta cũng không nên quá lạm dụng GAĐT. Thực tế GAĐT thực sự hiệu quả trong những tiết dạy cần minh hoạ bằng những hình ảnh, âm thanh, phim,; một số tiết dạy không thể thoát ly phấn trắng bảng đen.Vì thế, chúng ta chỉ nên coi GAĐT là một phương tiện phối hợp, hỗ trợ cho việc tổ chức giảng dạy, nhân tố quan trọng là người thầy phải biết khai thác những ưu việt của phương tiện dạy học, biết cách tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt, biết dẫn dắt khích lệ h/s chiếm lĩnh kiến thức. Những tính năng ưu việt của các phần mềm ứng dụng đã có sẵn và luôn được các nhà khoa học nâng cấp cải tiến. Điều quan trọng là mỗi đồng chí giáo viên phải biết tận dụng những tính năng này phục vụ cho việc giảng dạy của mình. Vì vậy để giờ dạy thực sự mang lại hiệu quả cao, bản thân tôi cũng như các bạn đồng nghiệp chắc hẳn phải cố gắng nhiều hơn nữa; phải luôn luôn học hỏi và tự học hỏi, bởi kiến thức là vô tận. “ Những gì ta biết chỉ là giọt nước Những gì ta chưa biết là cả đại dương” Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi, bản thân tôi đã áp dụng và thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, một số đồng chí dạy chuyên ngành tin học có thể có những kinh nghiệm hay hơn nhiều. Rất mong các đồng chí đồng nghiệp tham khảo, đóng góp thêm ý kiến. Chúng ta hãy cùng trao đổi và cùng học tập! Tôi xin chân thành cảm ơn! EaKar, ngày 10 tháng 11 năm 2010 Người viết : Phạm Xuân Toạn PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO EAKAR TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN HƯNG ĐẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Giáo viên: Phạm Xuân Toạn Năm học 2010 - 2011
File đính kèm:
- kinh nghiem12345.doc