Lí luận và phương pháp hình thanh biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non

1. Kiến thức

- Ôn xác định tay phải, tay trái của trẻ và xác định các bộ phận trên cơ thể thuộc phần phía phải, phía trái của trẻ.

- Trẻ biết phân biệt phía phải, phía trái của bản thân trẻ

- Trẻ biết ứng dụng phân biệt phải trái vào trong thực tế: Đi trên đường thì đi bên phải, để lấy các vật theo yêu cầu của người khác

2. Kĩ năng

- Trẻ có kĩ năng xác định tay trái, tay phải, các bộ phạn thuộc phía trái, phía phải

- Trẻ có kĩ năng xác định phía trái, phía phải ở các vị trí khác nhau

- Trẻ có kĩ năng chơi trò chơi.

- Trẻ biết sử dụng những từ “phía trái của con” “phía phải của con” để diễn đạt.

- Trẻ có kĩ năng quan sát, suy luận, ghi nhớ.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động

- Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi

 

docx8 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lí luận và phương pháp hình thanh biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
BÀI ĐIỀU KIỆN
MÔN: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP HÌNH THANH BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC SƠ ĐẲNG CHO TRE MẦM NON
Sinh viên: Bùi Thị Hương 
Lớp : A-k62 GDMN
Giảng viên: Đỗ Kim Dung
Câu 1: Trình bày nội dung và phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ Mẫu Giáo và liên hệ thực tiễn.
Trả lời
Câu 2: Thiết kế giáo án đề tài dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian. Nội dung, chủ đề, lứa tuổi tự chọn
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề: Động vật
Đề tài: Dạy trẻ xác định phía phải, phía trái của mình
Đối tượng: Trẻ 4-5 tuổi.
Thời gian : 25-30 phút.
Số lượng: 20-25 trẻ.
Mục đích, yêu cầu
Kiến thức
Ôn xác định tay phải, tay trái của trẻ và xác định các bộ phận trên cơ thể thuộc phần phía phải, phía trái của trẻ.
Trẻ biết phân biệt phía phải, phía trái của bản thân trẻ
Trẻ biết ứng dụng phân biệt phải trái vào trong thực tế: Đi trên đường thì đi bên phải, để lấy các vật theo yêu cầu của người khác
Kĩ năng
Trẻ có kĩ năng xác định tay trái, tay phải, các bộ phạn thuộc phía trái, phía phải
Trẻ có kĩ năng xác định phía trái, phía phải ở các vị trí khác nhau
Trẻ có kĩ năng chơi trò chơi.
Trẻ biết sử dụng những từ “phía trái của con” “phía phải của con” để diễn đạt.
Trẻ có kĩ năng quan sát, suy luận, ghi nhớ.
Thái độ
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi
Chuẩn bị
Chuẩn bị của cô
Mũ đội đầu cáo ( 1 mũ), thỏ (20-25 mũ)
Các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau: Hộp bánh( nhiều màu, quả bóng, quyển vở, cái cốc, cái thìa.( 6 đồ vật/trẻ)
Rổ đựng đồ vật 
Nhạc
Không gian lớp hoc:
Giáo viên
 * * * * * *
 * * * * * * 
 * * * * * *
 * * * * * *
Chuẩn bị của trẻ
Trang phục thoải mái, tâm thế sãn sàng
Tiến hành
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
-Cả lớp ơi xúm xít xúm xít
-Quanh cô quanh cô
Hoạt động 2: Ôn xác định tay phải tay trái của trẻ và xác định các bộ phận trên cơ thể thuộc phần bên phải, bên trái của bản thân trẻ
1.Ôn nhận biết tay phải, tay trái của bản thân
-Chúng mình cùng hát và vận động với cô bài hát “Giấu tay” nhé! ( “Giấu cái tay ra sau lưng, cô hỏi tay đâu. Giấu cái tay ra sau lưng khi cô hỏi thì tay đây” )
-À, chúng mình cùng dấu tay nào! “Gấu tay Gấu tay”
-Tay phải đâu?
-Tay trái đâu?
-Bạn nào giỏi cho cô biết tay phải con thường dùng để làm những công việc gì?
-Tay trái con thường dùng để làm những công việc gì?
-Cô kết luận: Tay phải là tay các con thường cầm bút, cầm thìacòn tay trái là tay chúng mình thường dùng để cầm bát, giữ vở khi viết
2.Ôn xác định các bộ phận trên cơ thể thuộc phần bên phải, bên trái của bản thân trẻ
-À, chúng mình rất giỏi và cô quyết định sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi. Chúng mình có muốn chơi không?
-Trò chơi của cô có tên : “Cáo và thỏ”
-Cách chơi: Cô đóng vai là cáo, các con đóng vai thỏ và chú ý lắng nghe yêu cầu của và thực hiện theo yêu cầu của cáo.
-Cách đánh giá; Bạn nào làm sai yêu cầu của cáo sẽ bi phạt nhảy lò cò.
* Yêu cầu của cô
-Chú thỏ, chú thỏ:
+ Vung tay phải (tay trái).
+ Vẫy tai phải (tai trái) 2 cái.
+ Dậm chân phải ( chân trái) 3 cái.
+Lấy tay phải nắm lấy chân trái nào
+Lấy tay trái nắm lấy tai phải nào!
-Các chú thỏ rất giỏi, không ai là làm sai yêu cầu của sói cả.
-Bây giờ các chú thỏ hãy về nhà của mình để nghỉ ngơi. ( cô cho trẻ ngồi cùng hướng với nhau)
-Vâng ạ
-Trẻ dấu tay sau lưng
-Trẻ giơ tay phải ra
-Trẻ giơ tay trái ra
-Tay phải con thường cầm thìa, cầm màu để tô,
-Tay trái con thường cầm bát, thường giữ vở khi viết
-Có ạ
-Trẻ lắng nghe 
-Trẻ chơi
-Trẻ về đội hình ngồi
Hoạt động 3: Dạy trẻ phân biệt phía phải phía trái của trẻ
1.Cô làm mẫu kết hợp lời giảng giải.
Dạy trẻ phía phải.
-À, vừa rồi chúng mình đã chơi rất giỏi rồi, nhưng cô có một câu đố rất khó cho chúng mình. Chúng mình cùng trả lời cho cô nhé!
-Đố các con biết phía phải của con đâu?
-À, cô thấy có rất nhiều những ý kiến khác nhau, bây giờ cô sẽ giải đáp cho chúng mình nhé.
-Chúng mình chú ý lên cô ( cô đúng cùng chiều với trẻ)! Phía có tay phải, vai phải, chân phải của cô là phía phải của cô!
-Con giơ tay phải của mình lên nào!
-Vậy phía phải của con đâu? ( Cô gọi 2-3 trẻ lên).
- Vì sao con biết?
- Vậy bây giờ chúng mình hãy ngồi tại chỗ và xác định xem phía phải của mình nhé!
*Cô cho trẻ tự thực hành xác định phía phải của mình, xuống hỏi một số trẻ chưa biết xác định.
-Chúng mình đã xác định được phía phải của mình rồi, vậy bây giờ hãy kể tên cho cô những vật thuộc phía phải của con nào? Kể cho cô những vật có màu xanh ở phía phải của con nào? Kể cho cô những vật có dạng hình vuông ở phía phải của con? ( Gọi 4-5 trẻ lên)
Dạy trẻ phía trái
-À, cô thấy các bạn đã biết xác định phía phải của mình rồi đấy, vậy ai giỏi cho cô biết phía trái của con đâu?
-Chúng mình nhìn lên cô: Phía có tay trái, vai trái, chân trái của cô là phía trái của cô!
-Con giơ tay trái của mình lên nào!
-Vậy phía trái của con đâu? ( Cô gọi 2-3 trẻ lên).Vì sao con biết?
- Chúng mình hãy ngồi tại chỗ và xác định xem phía trái của mình nhé!
- Bây giờ hãy kể cho cô tên những bạn ở phía trái của con nào? Những bạn nữ nào ở phía trái của con? Có mấy bạn nam ở phía trái của con?
-Vậy chúng mình rút ra được kết luận gì?
*Cô kết luận: Như vậy phía phải là phía có tay phải, chân phải, vai phải. Còn phía trái là phía có tay trái, chân trái, vai trái. Và những thứ ở phía phải và phía trái phụ thuộc vào vị trí đứng của mỗi người đúng không nào?
-Vâng ạ
-Trẻ trả lời theo ý hiểu.
-Vâng ạ
-Trẻ quan sát và lắng nghe cô
-Trẻ giơ tay phải lên
-Phía phải của con là phía có tay phải , chân phải, vai phải ạ.
-Trẻ tự xác định phía phải của mình.
-Trẻ kể tên đồ vật theo yêu cầu của cô
-Trẻ trả lời theo ý hiểu.
-Trẻ quan sát và lắng nghe.
-trẻ giơ tay trái
-Trẻ tự thực hành xác đinh phía trái
-Trẻ trả lời theo yêu cầu của cô
- Phía phải là phía có tay phải, chân phải, vai phải. Còn phía trái là phía có tay trái, chân trái, vai trái. 
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố kiến thức kĩ năng xác định phía phải, phía trái của trẻ 
-Cô thấy hôm nay các con rất là giỏi, đã biết phân biệt được phía phải, phía trái của mình rồi. Cô sẽ tặng cho chúng mình một món quà. Chúng mình về đội hình chữ U ngồi nhé( Cô chuyển từ đội hình trẻ ngồi cùng chiều thành đội hình chữ U)
-Sờ sờ mó mó. Mó xem phía sau con có những gì ? Đưa tất cả ra trước mặt.CHúng mình cùng chơi với những đồ vật này nhé!
-Trò chơi của cô có tên là “ Ai giỏi hơn”
-Cách chơi: Trong rổ cô đã chuẩn bị rất nhiều những đồ vật có hình dạng, màu sắc khác nhau. các con hay tìm vật và đặt vật theo yêu cầu của cô.
Yêu cầu của cô: 
+Lấy vật màu xanh đặt sang phía phải của con.
+Lấy vật có dạng hình vuông đặt sang phía phải của con.
+Lấy vật có dạng hình chữ nhật đặt sang phía trái của con
+Lấy 2 vật có dạng hình vuông đặt phía trái của con.
-Trẻ về đội hình chữ U
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi
Hoạt động 5: Ứng dụng kiến thức, kĩ năng xác định phía phải phía trái của trẻ vào các hoạt động khác
-Lớp mình chơi rất là giỏi rồi. Cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi rất hay nữa. Chúng mình có muốn tham gia không?
-À, trò chơi của cô rất là thú vị có tên là rồng rắn lên mây.
-Cách chơi: Cô đóng vai thầy thuốc còn các con đóng vai người đi lấy thuốc. Xếp thành hàng dọc vừa đi xin thuốc vừa đọc bài đồng dao “rồng rắn lên mây” mà cô đã dạy các con trước đó.Khi kết thúc bài đồng dao, thầy thuốc đuổi thì các con phải chạy theo gợi ý của cô, nếu không sẽ không lấy được thuốc để chữa bênh.
( Gợi ý của cô sẽ là: Chạy sang phía phải của con, chạy sang phía trái của con)
-Có ạ
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi
Hoạt động 6: kết thúc
-Cả lớp hát và đi thành vòng tròn bài “Đường em đi”
-Trẻ hát cùng cô

File đính kèm:

  • docxday_tre_phan_biet_phia_phai_phia_trai.docx
Giáo Án Liên Quan