Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ - Đề tài: Hát, vận động bài nhớ ơn Bác
I. Mục đích yêu cầu:
1. Mục đích:
- Trẻ hát đúng giai điệu và vận động theo giai điệu của bài hát “Nhớ ơn Bác”.
- Trẻ biết tên tác giả, tên bài hát và hiểu nội dung bài hát.
- Biết cách chơi trò chơi hào hứng.
- Trẻ biết nơi Bác sống và làm việc.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình trả lời các câu hỏi mạch lạc, rõ dàng.
- Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi vận động minh họa cho lời bài hát.
3. Thái độ:
- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu vui tươi của bài hát, biết thể hiện cảm xúc khi biểu diễn và yêu thích môn học.
- Trẻ biết ơn và kính yêu Bác Hồ và biết Bác luôn quan tâm và yêu quý các cháu thiếu niên nhi đồng.
GIÁO ÁN LĨNH VỰC : Phát triển thẩm mỹ ĐỀ TÀI : Hát, vận động bài “Nhớ ơn Bác” NGHE HÁT : Nhớ giọng hát Bác Hồ TRÒ CHƠI : Giai điệu thân quen CHỦ ĐỀ : Quê hương – Đất nước – Bác Hồ ĐỐI TƯỢNG : Mẫu giáo 4 – 5 tuổi I. Mục đích yêu cầu: 1. Mục đích: - Trẻ hát đúng giai điệu và vận động theo giai điệu của bài hát “Nhớ ơn Bác”. - Trẻ biết tên tác giả, tên bài hát và hiểu nội dung bài hát. - Biết cách chơi trò chơi hào hứng. - Trẻ biết nơi Bác sống và làm việc. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình trả lời các câu hỏi mạch lạc, rõ dàng. - Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi vận động minh họa cho lời bài hát. 3. Thái độ: - Trẻ cảm nhận được nhịp điệu vui tươi của bài hát, biết thể hiện cảm xúc khi biểu diễn và yêu thích môn học. - Trẻ biết ơn và kính yêu Bác Hồ và biết Bác luôn quan tâm và yêu quý các cháu thiếu niên nhi đồng. II. Chuẩn bị 1. Đồ dung của cô : - Máy tính, máy chiếu, giáo án, đàn - Mũ, hoa đào, hoa mai và hoa sen cho trẻ. - Bộ dụng cụ âm nhạc: Trống, đàn, kèn. - Bài hát “Nhớ ơn Bác Hồ”, sáng tác: Phan Huỳnh Điểu - Bài hát “Nhớ giọng hát Bác Hồ”, sáng tác: Tạ Hữu Yên 2.Đồ dùng của trẻ : - xắc xô , đồ dùng âm nhạc đủ cho số trẻ . 3.Địa điểm tổ chức : - lớp học sạch sẽ , thoáng mát đảm bảo an toàn cho trẻ . 4. Nội dung tích hợp : - Khám phá khoa học: Một số địa danh nơi Bác sống và làm việc. - Một số bài hát: Em mơ gặp Bác Hồ, Xòe hoa, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng thiếu niên nhi đồng, Yêu Hà Nội.. III.Cách tiến hành : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức , gây hứng thú : - Xin chào mừng các bạn đến với chương trình “Trò chơi âm nhạc” của lớp Pooh . - Tham gia chương trình là sự góp mặt của ba đội chơi đại diện cho ba miền Bắc – Trung – Nam. - Đặc biệt là sự hiện diện của những vị khách vui tính, yêu ca hát. Đó là các cô và các bạn lớp POOh cùng tham gia vào chương trình . - 3 đội liệt nhiệt chào đón. - Cuối cùng là một nhân vật không thể thiếu được đó là người dẫn chương trình cô giáo Lớp Pooh. Bây giờ xin mời các đội giới thiệu về mình. - Đội hoa đào - Đội hoa mai - Đội hoa sen - Các bạn thân mến, chương trình trò chơi âm nhạc của chúng ta mang: “Bác Hồ một tình yên bao la”. - Đến với chương trình “Trò chơi âm nhạc” cả 3 đội đều phải trải qua 4 phần thi: + Phần thi thứ nhất: Cùng bé khám phá + Phần thi thứ 2: Nghệ sĩ trổ tài + Phần thi thứ 3: Bé nào thông thái + Phần thi thứ 4: Giai điệu thân quen 2.Nội dung : 2.1.Hoạt động 1: Hát “ Nhớ ơn Bác “ - phần thi thứ 1 “ Cùng bé khám phá” - Mời các bạn cùng xem một đoạn video (Cô trò chuyện với trẻ về nội dung của đoạn video). -Các con ạ, đây là ngôi nhà lá đơn sơ nơi Bác Hồ sinh rà va lớn lên ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Còn đây là bến cảng nhà Rồng nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước. Đã có lần Bác về thăm khu di tích Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ chúng ta và lời dặn dò của Bác với con cháu vua Hùng vẫn còn vang mãi: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” Là chủ tịch nước nhưng Bác sổng rất giản dị trong ngôi nhà sàn đơn sơ. - Màn chào hỏi với phần thi “ bé cùng khám phá “ đó là bài hát “ Nhớ ơn Bác “ do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác + Lần 1 : cô hát không có nhạc Đàm thoại : Cô hỏi trẻ tên bài hát? Bài hát do ai sáng tác? + Lần 2 : cô hát kết hợp với nhạc + Lần 3 : Cô dạy trẻ hát ( theo từng câu 1 ) - Phần thi thứ 2 “Nghệ sĩ trổ tài “ - Ở phần thi “ Nghệ sĩ trổ tài “, cả 3 đội sẽ phải hát và biểu diễn bài hát “Nhớ ơn Bác Hồ”, - Cô biểu diễn một lần cho trẻ quan sát. - Tổ chức cho trẻ thực hiện (cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân cô động viên và sửa sai cho trẻ) - Giáo dục trẻ: Bác Hồ không còn nữa nhưng tình yêu của Bác dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng luôn còn mãi. Nhớ ơn Bác các cháu phải chăm ngoan học giỏi, làm theo lời Bác để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. - Các con vừa hát bài hát gì, do ai sáng tác? - Bài hát nói lên điều gì? - Để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ, các con sẽ làm gì? 2.2.Hoạt động 2 : Nghe hát “ nhớ giọng Bác Hồ “ - đến với phần thi thứ 3 “ Bé nào thông thái “ chúng mình sẽ cùng nghe giai điệu và đoán tên bài hát nhé - Để góp vui với chương trình cô sẽ gửi tặng sân chơi bài hát: “Nhớ giọng hát Bác Hồ” - sáng tác: Nhạc sĩ Tạ Hữu Yên. - Cô hát lần 1 : kết hợp với nhạc - Đàm thoại : + Hỏi trẻ tên bài hát? + Do nhạc sĩ nào sáng tác ? + Trong bài hát nhắc đến ai ? - cô hát lần 2 , có nhạc và biểu diễn động tác - Nội dung bài hát: Bài hát nhớ giọng hát Bác Hồ nói lên tình cảm của các cháu thiếu niên nhi đồng nhớ về Bác Hồ, khi Bác còn sống bác luôn quan tâm đến các cháu. - Lần 3 : Trẻ nghe ca sĩ hát . 2.3.Hoạt động 3 : Trò chơi - Phần thi số 4 : Giai điệu thân quen - Ở phần thi này 3 đội sẽ được nghe những giai điệu quên thuộc của một số bài hát nói về Bác. Nhiệm vụ của các đội là đoán đúng tên bài hát và thể hiện thành công bài hát đó. Trả lời đúng sẽ nhận được quà tặng của chương trình - nghe bài hát: Em mơ gặp Bác Hồ, Yêu Hà Nội, Xòe hoa 3.Kết thúc : - Chương trinh trò chơi âm nhạc của lớp POOH xin khép lại tại đây. Xin cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các đội chơi. Đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của các bạn nhỏ lớp POOH Xin chào và hẹn các bạn vào chương trình lần sau. - trẻ lắng nghe - trẻ lắng nghe - trẻ lắng nghe - trẻ vỗ tay - trẻ lắng nghe - trẻ về đội chơi - trẻ lắng nghe - trẻ lắng nghe - trẻ lắng nghe - trẻ lắng nghe và biết các phần thi của hội thi - trẻ quan sát - trẻ lắng nghe - trẻ lắng nghe - trẻ lắng nghe - trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - trẻ lắng nghe - trẻ trả lời - trẻ hát - trẻ lắng nghe - trẻ trả lời - trẻ trả lời - trẻ trả lời - trẻ lắng nghe - trẻ trả lời - trẻ lắng nghe - trẻ trả lời - trẻ trả lời - trẻ trả lời - trẻ quan sát - trẻ lắng nghe - trẻ lắng nghe - trẻ lắng nghe và tham gia chơi - trẻ lắng nghe - trẻ lắng nghe - trẻ lắng nghe - trẻ chuyển hoạt động
File đính kèm:
- phat trien tinh cam tham mi 4 tuoi_12592612.doc