Luận văn Hoàn thiện quy trình xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC
Nội dung6
Kế hoạch kiểm toán bao gồm 3 bộ phận:
Kế hoạch chiến lược.
Kế hoạch kiểm toán tổng thể.
Chương trình kiểm toán.
Kế hoạch chiến lược
Nội dung kế hoạch kiểm toán chiến lược thường bao gồm:
Tóm tắt những thông tin về cơ bản tình hình kinh doanh của khách hàng.
Những vấn đề liên quan đến BCTC, chế độ, chuẩn mực kế toán áp
dụng,
Đánh giá ban đầu về RRTT và RRKS.
Đánh giá hệ thống KSNB.
Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm toán chủ
yếu khi thực hiện.
Dự kiến nhóm trưởng, thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc kiểm toán.
Xác định rõ các chuyên gia cần phối hợp và tư vấn cần thiết, như: chuyên
gia pháp luật, kỹ thuật, kiểm toán viên nội bộ, .
Một số điều kiện cần thiết như các tài liệu liên quan cần thiết, đi lại, chỗ
ăn nghỉ, quan hệ với cơ quan chức năng, .
Kế hoạch kiểm toán tổng thể
Kế hoạch kiểm toán tổng thể là toàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể về
nội dung, phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp
dụng cho một cuộc kiểm toán. Nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể bao
gồm:
Tình hình về hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Tình hình về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB.
Kết quả đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của KTV.
Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.
Sự phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra.
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Kiểm toán là lĩnh vực đang dần được khẳng định và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù mới ra đời và phát triển trong hơn 19 năm nhưng số lượng các công ty kiểm toán đã ngày càng gia tăng, chứng tỏ nhu cầu đối với lĩnh vực này ngày càng cao. Trong đó, Kiểm toán Báo cáo tài chính là dịch vụ cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các công ty kiểm toán hiện nay. Các công ty cần nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các công ty kiểm toán nước ngoài. Trong kiểm toán báo cáo tài chính, xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán ở giai đoạn lập kế hoạch là một bước quan trọng để xây dựng một kế hoạch kiểm toán hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc xác lập mức trong yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch ở các công ty vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện vì là một công việc khó và đòi hỏi trình độ xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Xuất phát từ những lý do trên, với kinh nghiệm công tác thực tế tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình Xác lập mức trọng yếu và Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC”. Đây là vấn đề mang tính thực tiễn, nhằm góp phần xây dựng và phát triển hoạt động kiểm toán trong tiến trình hội nhập vào khu vực và quốc tế của Việt Nam nói chung và cũng là những đóng góp đối với hoạt động của công tác kiểm toán tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu với 3 mục đích chính, bao gồm: 2 - Hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận về Quy trình Xác lập mức trọng yếu và đánh giá RRKT trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính. - Tìm hiểu, phân tích thực trạng quy trình Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC. Qua đó chỉ rõ những ưu nhược điểm và tìm ra được nguyên nhân của thực trạng. - Trên cơ sở vận dụng các CMKiT, văn bản pháp luật liên quan đến việc lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện Quy trình Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính cho Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài a. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến quy trình xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC. b. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu Quy trình xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng được cho các công ty kiểm toán khác. 4. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng Phương pháp nghiên cứu của Đề tài là dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề, xem xét sự vật, hiện tượng và các quá trình trong mối quan hệ biện chứng, trong sự thống 3 nhất giữa các mặt đối lập, giữa lý luận và thực tiễn... Từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm giải quyết triệt để mục tiêu nghiên cứu. Đề tài còn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế như: phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, phương pháp diễn giải, quy nạp, phương pháp đánh giá,... Cụ thể đối với phần thu thập số liệu người viết sử dụng các phương pháp cụ thể như sau: - Thu thập các phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC của AAC đang áp dụng - Thu thập số liệu từ hồ sơ mẫu kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn lập kế hoạch tại một khách hàng cụ thể của AAC - Tiến hành trao đổi với những người có liên quan đến các vấn đề cần tìm hiểu. Cụ thể là các kiểm toán viên chính, trợ lý kiểm toán hoặc nhân viên trong công ty khách hàng như kế toán trưởng Đối với phần tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu, người viết áp dụng một số phương pháp: - Phương pháp ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC - Phương pháp đánh giá rủi ro phát hiện dựa trên sự đánh giá rủi ro tiềm tàng , rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm toán. - Phương pháp so sánh, phân tích để chỉ ra những bất cập trong việc thiết lập các chính sách xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại AASC - Các phương pháp chuyên môn, phỏng vấn, quan sát để phân tích và đưa ra các kết luận cho các mức trong yếu và rủi ro xác lập được trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC. 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý luận: Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm, mục tiêu, quy trình của công tác Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính. - Về mặt thực tiễn: Đề tài đã khái quát được thực trạng quy trình Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC. Trên cơ sở đó đánh giá những tồn tại và đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC. 6. Kết cấu của đề tài Nội dung đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về quy trình xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC. Chương 2: Thực trạng quy trình xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC. 5 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC 1.1. Khái quát về Lập kế hoạch kiểm toán BCTC 1.1.1. Khái niệm Kế hoạch kiểm toán là những định hướng và những công việc dự kiến phải làm trong quá trình kiểm toán, đồng thời kế hoạch kiểm toán cũng chỉ ra những điều kiện cần thiết để thực hiện một cuộc kiểm toán được sắp xếp theo một trình tự cụ thể nhất định. 1.1.2. Mục đích Đưa ra những định hướng và dự kiến phải làm trong quá trình kiểm toán, những công việc cụ thể phải tiến hành khi thực hiện kiểm toán. 1.1.3. Yêu cầu Việc lập KHKT phải đảm bảo các yêu cầu sau: Kế hoạch kiểm toán phải được lập riêng cho từng cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cho cuộc kiểm toán hoàn thành đúng thời hạn. (đoạn 08 – VSA 300). Kế hoạch kiểm toán sẽ thay đổi tùy theo quy mô khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và những hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị và hoạt động của đơn vị được kiểm toán. (đoạn 09 – VSA 300). Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán để nhận biết được các sự kiện, nghiệp vụ có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. (đoạn 10 – VSA 300). 1.1.4. Nội dung 6 Kế hoạch kiểm toán bao gồm 3 bộ phận: Kế hoạch chiến lược. Kế hoạch kiểm toán tổng thể. Chương trình kiểm toán. Kế hoạch chiến lược Nội dung kế hoạch kiểm toán chiến lược thường bao gồm: Tóm tắt những thông tin về cơ bản tình hình kinh doanh của khách hàng. Những vấn đề liên quan đến BCTC, chế độ, chuẩn mực kế toán áp dụng, Đánh giá ban đầu về RRTT và RRKS. Đánh giá hệ thống KSNB. Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm toán chủ yếu khi thực hiện. Dự kiến nhóm trưởng, thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc kiểm toán. Xác định rõ các chuyên gia cần phối hợp và tư vấn cần thiết, như: chuyên gia pháp luật, kỹ thuật, kiểm toán viên nội bộ,.. Một số điều kiện cần thiết như các tài liệu liên quan cần thiết, đi lại, chỗ ăn nghỉ, quan hệ với cơ quan chức năng,. Kế hoạch kiểm toán tổng thể Kế hoạch kiểm toán tổng thể là toàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể về nội dung, phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp dụng cho một cuộc kiểm toán. Nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gồm: Tình hình về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tình hình về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB. Kết quả đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của KTV. Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Sự phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra. 7 Các vấn đề khác và những yêu cầu cụ thể. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể. Chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định. 1.1.5. Ý nghĩa của Kế hoạch kiểm toán Lập KHKT là giai đoạn đầu tiên mà KTV cần thực hiện có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Nguyên tắc kiểm toán quốc tế thứ ba – các nguyên tắc cơ bản xuyên suốt cuộc kiểm toán – do IAPC (Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế ban hành) quy định: “KTV phải lập KHKT để trợ giúp cho công việc kiểm toán tiến hành có hiệu quả, đúng thời gian. KHKT phải dựa trên cơ sở các hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của khách hàng”. Tại đoạn 02, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 300 quy định: “Chuyên gia kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán đó được tiến hành một cách có hiệu quả”. Tại đoạn 02, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 300 quy định: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả”. Ba lý do chính khiến KTV cần phải lập KHKT một cách đúng đắn: Giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, Tiết kiệm chi phí kiểm toán, Tránh được sự bất đồng quan điểm với khách hàng. 1.1.6. Sản phẩm của công tác Lập kế hoạch kiểm toán 8 Sản phẩm của công tác lập kế hoạch kiểm toán là các bản kế hoạch kiểm toán bao gồm: Kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán. 1.1.7. Cơ sở, nguyên tắc hưỡng dẫn Lập kế hoạch kiểm toán Để lập được KHKT, KTV phải dựa trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán về lập KHKT (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 300, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 300) và những thỏa thuận, hợp đồng ký kết với KH. Tại đoạn 01, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 300: “Mục đích của chuẩn mực này là thiết lập các tiêu chuẩn và hướng dẫn việc xem xét, áp dụng các tiêu chuẩn đó đối với việc lập kế hoạch của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính”. Tại đoạn 01, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 300: “Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến việc lập kế hoạch kiểm toán cho một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính”. Tại đoạn 03, VSA 300 quy định: “Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ liên quan của công ty kiểm toán. Trường hợp kiểm toán năm đầu tiên cho khách hàng mới, kiểm toán viên phải mở rộng quy trình lập kế hoạch kiểm toán dựa trên những nội dung được quy định trong chuẩn mực này. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tuân thủ các quy định của chuẩn mực này trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch kiểm toán. Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) phải có những hiểu biết cần thiết về chuẩn mực này để phối hợp công việc và xử lý các mối quan hệ liên quan đến quá trình lập kế hoạch kiểm toán”. Như vậy, trong quá trình lập KHKT, KTV luôn phải căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán, tuân thủ các quy định của chuẩn mực kiểm toán. Do đó chuẩn mực kiểm toán là cơ sở quan trọng nhất hướng dẫn KTV lập KHKT. 9 Ngoài ra khi lập KHKT, KTV cũng phải căn cứ trên nhu cầu kiểm toán của khách hàng để xác định phạm vi, thời gian kiểm toán, bố trí nhân lực và dự kiến các công việc sẽ thực hiện của cuộc kiểm toán. Những nội dung này cũng là một phần của KHKT. 1.2. Những vấn đề lý luận về trọng yếu trong kiểm toán BCTC 1.2.1. Khái niệm Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 320 – Tính trọng yếu trong kiểm toán thì : “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.... Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những sai sót trọng yếu về mặt định lượng. Tuy nhiên, để đánh giá những sai sót được coi là trọng yếu, kiểm toán viên còn phải xem xét cả hai mặt định lượng và định tính của sai sót. Ví dụ: Việc không chấp hành chế độ kế toán hiện hành có thể được coi là sai sót trọng yếu nếu dẫn đến việc trình bày sai các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính làm cho người sử dụng thông tin tài chính hiểu sai bản chất của vấn đề; hoặc trong báo cáo tài chính không thuyết minh những vấn đề có liên quan đến hoạt động không liên tục của doanh nghiệp.” Hiểu một cách đơn giản thì mức trọng yếu trong kiểm toán chính là một mức mà nếu các sai sót dưới mức đó thì được xem là sai sót không trọng yếu và 10 có thể bỏ qua trong quá trình kiểm toán; ngược lại thì những sai sót lớn hơn mức trọng yếu thì được xem là những sai sót mang tính trọng yếu, làm cho người sử dụng BCTC có thể hiểu sai lệch về tình hình của đơn vị và đưa ra những quyết định sai lầm. 1.2.2. Đặc điểm 1.2.2.1. Về mặt định lượng (quy mô) Yếu tố này thể hiện ở quy mô hay tầm cỡ của nghiệp vụ, khoản mục đối với đối tượng kiểm toán. Thông thường thì các kế toán viên và KTV mong muốn có được một con số tuyệt đối chỉ dẫn cho họ về trọng yếu. Nhưng điều này là rất khó vì trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối và trong thực tế rất khó để ấn định một con số cụ thể về tầm cỡ cho những điểm cốt yếu của nội dung kiểm toán, đặc biệt là khi có các yếu tố tiềm ẩn. Một con số có thể là trọng yếu với công ty này nhưng không trọng yếu với công ty khác, bởi vì nó còn tuỳ thuộc vào quy mô của mỗi công ty. Bởi vậy, KTV thường quan tâm tới quy mô tương đối hơn quy mô tuyệt đối. Tức là tỷ lệ giữa quy mô của nghiệp vụ, khoản mục so với quy mô của đối tượng kiểm toán. Quy mô tương đối là mối quan hệ tương quan giữa đối tượng cần đánh giá với một số gốc. Số gốc thường khác nhau trong những tình huống cụ thể. Chẳng hạn, với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số gốc có thể là doanh thu thuần; với bảng cân đối kế toán, số gốc có thể là tổng tài sản hoặc tài sản lưu động Phần lớn các KTV đều cho rằng “tổng hợp các sai phạm mà có tỷ lệ nhỏ hơn 5% so với giá trị thu nhập ròng thì được xem là không trọng yếu nhưng nếu lớn hơn 10% thì chắc chắn trọng yếu”. Nhưng có khi KTV sử dụng con số tuyệt đối để đánh giá tính trọng yếu. Một con số tuyệt đối là số thể hiện mức quan trọng mà không cần nhắc thêm một yếu tố nào khác. Ví dụ như, một vài KTV cho rằng “một triệu USD hoặc một con số lớn hơn thì luôn là con số trọng yếu, không cần quan tâm đến vấn đề nào khác”. 11 Ngoài ra, khi xem xét quy mô trọng yếu, KTV nên cân nhắc cả sự ảnh hưởng luỹ kế của đối tượng xem xét. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán: “KTV cần xem xét tới khả năng có nhiều sai sót là tương đối nhỏ nhưng khi tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu tới Báo cáo tài chính, như: một sai sót trong thủ tục hạch toán cuối tháng có thể trở thành một sai sót trọng yếu, tiềm tàng nếu như sai sót đó cứ tiếp tục tái diễn vào mỗi tháng”. Trên thực tế thì có rất nhiều sai phạm khi kiểm tra một cách độc lập thì sẽ không đạt tới mức độ ảnh hưởng trọng yếu, nhưng nếu thống kê tất cả các sai phạm đó thì sẽ thấy được sự liên quan và tính hệ thống của sai phạm và khi đó phát hiện tính trọng yếu của chúng. 1.2.2.2. Về mặt định tính (tính chất) Yếu tố này thể hiện ở tính hệ trọng, bản chất của nghiệp vụ, khoản mục. Trong kiểm toán Báo cáo tài chính, KTV đánh giá tính trọng yếu cần tuỳ thuộc vào loại hình, quy mô doanh nghiệp. Đồng thời cần có sự am hiểu tài chính kế toán, các quy định pháp luật với doanh nghiệp và dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV. Có những trường hợp số tiền chênh lệch thấp, tuy nhiên bản chất của sai lệch này sẽ làm ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo tài chính cũng như quyết định của người sử dụng nó vì vậy đây vẫn được xem là sai lệch trọng yếu. Ví dụ như một số sai lệch sau đây được đánh giá là sai lệch trọng yếu: o Sai lệch xảy ra ở một số khoản mục mang tính rủi ro cao như: Tiền mặt, hàng tồn kho, Đây là một vấn đề rất quan trọng và KTV đặc biệt chú trọng khi xem xét một sai lệch có trọng yếu hay không? Ví dụ như trong quá trình kiểm tra khoản mục Hàng tồn kho (hoặc tiền mặt), KTV phát hiện có dấu hiệu xảy ra thông đồng giữa kế toán và thủ kho (hoặc thủ quỹ) nhằm chiếm dụng nguyên vật liệu 12 (hoặc tiền mặt) của công ty. Mặc dù số lượng nguyên vật liệu (tiền mặt) bị chiếm dụng phát hiện được giá trị không lớn, nhưng đây là một dấu hiệu có xảy ra gian lận trong nghiệp vụ nhập – xuất kho (hoặc nghiệp vụ thu – chi). Và vì vậy đây được đánh giá là một sai phạm trọng yếu. o Sai lệch có tác động dây chuyền và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến báo cáo tài chính. Ví dụ như việc phân bổ không hợp lý chi phí trả trước vào chi phí sản xuất chung sẽ dẫn đến sự sai lệch về tài sản, giá vốn hàng bán và kết quả hoạt động kinh doanh. ( Mà cụ thể ở đây các DN thường hay áp dụng sai thời gian phân bổ) o Một sự mô tả không đúng đắn hay không xác đáng về chính sách kế toán của doanh nghiệp có thể làm cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu sai về bản chất các thông tin của đơn vị. Ví dụ như khi đơn vị thay đổi phương pháp tính giá trị hàng xuất kho, nhưng không công bố về lý do thay đổi và ảnh hưởng của chúng đến báo cáo tài chính. Điều này sẽ làm cho người sử dụng báo cáo tài chính có sự nhìn nhận không chính xác về giá vốn hàng bán. Do đó, việc vận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán BCTC đòi hỏi KTV phải xem xét cả về mặt định lượng lẫn định tính của đối tượng cần đánh giá, phải sử dụng kỹ năng xét đoán nghề nghiệp của KTV và luôn tuân theo nguyên tắc thận trọng. 1.2.3. Sự cần thiết phải xác lập mức trọng yếu Trong kiểm toán báo cáo tài chính, việc kiểm tra hết toàn bộ chứng từ – thông tin của DN gần như là một điều không thể (bởi vì nếu thực hiện như vậy thì khối lượng công việc sẽ là quá lớn đồng thời tốn kém khá nhiều chi phí) nên KTV không thể phát hiện hết mọi sai lệch trong báo cáo tài chính. Do đó, việc xác lập được mức trọng yếu sẽ giúp KTV đảm bảo được rằng các sai lệch trên Báo cáo tài chính sau khi kiểm toán sẽ không gây ảnh hưởng trọng yếu đến Báo 13 cáo tài ch
File đính kèm:
- luan_van_hoan_thien_quy_trinh_xac_lap_muc_trong_yeu_va_danh.pdf