Luận văn Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Có nhiều lý thuyết tranh cãi về mối quan hệ giữa tình trạng sở hữu, cơ cấu bảng cân

đối kế toán với lợi nhuận, trong đó bao gồm lý thuyết chi phí đại diện và lý thuyết

phát tín hiệu. Các học giả đã áp dụng và phát triển các quan điểm của những lý

thuyết này để phát hiện và chứng minh những khía cạnh cơ bản ảnh hưởng tới lợi

nhuận ngân hàng. Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các yếu tố liên quan có thể

được phân thành hai loại chính là các đặc điểm đặc trưng cho ngân hàng và yếu tố

kinh tế vĩ mô. Có thể kể đến một số đặc điểm liên quan đến ngân hàng như quy mô

ngân hàng (Pasiouras & Kosmidou, 2007); cơ cấu bảng cân đối kế toán

(Athanasoglou cùng nhóm nghiên cứu, 2008) và tình trạng sở hữu (Micco cùng nhóm

nghiên cứu, 2007). Các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm GDP và tỉ lệ lạm phát (Tanna

cùng nhóm nghiên cứu, 2005; Sastrosuwito and Suzuki, 2012). Bất luận các nhà

nghiên cứu đang tranh luận ra sao, những phát hiện này vẫn là vô cùng quan trọng để

các nhà đầu tư hay các nhà điều chỉnh có thể dựa vào để đưa ra quyết định. Những

kết quả ấy là khung giả thuyết giúp định hướng nghiên cứu về phân đoạn ngân hàng

ở Việt Nam.

Mặc dù vậy, số lượng nghiên cứu vê lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam là không nhiều.

Đặc biệt, phần lớn các nhà nghiên cứu, ví dụ như Nahm & Vu (2008), thường hướng

đến việc kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng trong nước. Duy nhất chỉ có

một nghiên cứu của Dinh (2013) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân

hàng ở Việt Nam, tuy nhiên do thiếu thông tin về các ngân hàng trong nước, nghiênTrang 3

cứu này chỉ tập trung vào hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nước ngoài. Hơn

nữa, thị trường hiện nay đang thay đổi chóng mặt khiến cho những điều kiện, ý kiến

của ngày mai có thể khác xa so với hôm nay. Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu

thường xuyên hơn để cập nhật những thông tin mới nhất.

pdf73 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trang i 
MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 5 
1.1 Giới thiệu chương ......................................................................................................................... 5 
1.2 Khái quát về ngành ngân hàng ................................................................................................ 5 
1.2.1 Kiến thức cơ bản về hệ thống tài chính .................................................................. 5 
1.2.2 Định nghĩa ngân hàng .................................................................................................. 6 
1.2.3 Các loại hình ngân hàng chính ................................................................................. 7 
1.2.4 Bảng cân đối kế toán ngân hàng thương mại ...................................................... 8 
1.2.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ........................... 11 
1.3 Nghiên cứu các thuyết về yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng ......................... 12 
1.4 Rà soát các nghiên cứu đã được thực hiện về yếu tố quyết định lợi nhuận ngân 
hàng .......................................................................................................................................................... 13 
1.4.1 Mối quan hệ giữa quy mô và lợi nhuận ngân hàng ........................................ 13 
1.4.2 Mối quan hệ giữa tỉ lệ vốn và lợi nhuận ngân hàng ....................................... 15 
1.4.3 Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng ......................... 16 
1.4.4 Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng ................. 18 
1.4.5 Mối quan hệ giữa tình trạng sở hữu và lợi nhuận ngân hàng .................... 19 
1.4.6 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận ngân hàng ................ 20 
1.4.7 Mối quan hệ giữa tỉ lệ lạm phát và lợi nhuận ngân hàng ............................ 22 
1.5 Khảo sát về các nghiên cứu trước đây về yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng 
trong ngành ngân hàng Việt Nam ................................................................................................ 23 
1.6 Kết luận chương .......................................................................................................................... 24 
CHƯƠNG 2 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 25 
 Trang ii 
2.1 Giới thiệu chương ....................................................................................................................... 25 
2.2 Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................................... 25 
2.3 Các cách tiếp cận ......................................................................................................................... 26 
2.4 Kỹ thuật và trình tự nghiên cứu............................................................................................. 26 
2.4.1 Phạm vi đối tượng và thời gian ............................................................................... 26 
2.4.2 Quá trình thu thập dữ liệu ......................................................................................... 27 
2.5 Cấu trúc và phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 28 
2.6 Mô hình hồi quy .......................................................................................................................... 30 
2.6.1 Các biến phụ thuộc ................................................................................................................. 30 
2.6.2 Các biến độc lập và giả thuyết ........................................................................................... 31 
2.7 Kết luận chương .......................................................................................................................... 34 
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH .......................................................... 37 
3.1 Giới thiệu chương ....................................................................................................................... 37 
3.2 Khái quát tình hình các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006-
2013 .......................................................................................................................................................... 37 
3.2.1 Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam .................................................. 37 
3.2.2 Tăng trưởng vốn và tài sản ....................................................................................... 38 
3.2.3 Thị phần ............................................................................................................................ 41 
3.2.4 Lợi nhuận ......................................................................................................................... 42 
3.2.5 Dự phòng nợ xấu ........................................................................................................... 43 
3.3 Kết quả đạt được ......................................................................................................................... 44 
3.3.1 Thống kê mô tả ............................................................................................................... 44 
3.3.2 Tương quan giữa các biến giải thích .................................................................... 46 
3.3.3 Mô hình hồi quy và phép thử Wald ........................................................................ 48 
3.3.4 Mô hình hồi quy điều chỉnh ...................................................................................... 50 
 Trang iii 
3.4 Kết luận chương .......................................................................................................................... 54 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 56 
TÀI LIỆU THAM KHẢO59 
 Trang iv 
DANH SÁCH BẢNG BIỂU 
Tên bảng Số trang 
Bảng 1: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về quy mô ngân hàng 13 
Bảng 2: Tóm tắt các tài liệu về cơ cấu vốn ngân hàng 15 
Bảng 3: Tóm tắt các tài liệu về rủi ro tín dụng 16 
Bảng 4: Tóm tắt các tài liệu về rủi ro thanh khoản 17 
Bảng 5: Tóm tắt các tài liệu về tình trạng sở hữu 18 
Bảng 6: Tóm tắt các tài liệu về tăng trưởng kinh tế 19 
Bảng 7: Tóm tắt các tài liệu về tỉ lệ lạm phát 21 
Bảng 8: Các biến và cách tính 35 
Bảng 9: Tóm tắt thống kê mô tả các biến độc lập và các biến phụ 
thuộc 
42 
Bảng 10: Ma trận tương quan của các biến giải thích 46 
Bảng 11: Kết quả của mô hình hồi quy theo tác động cố định 47 
Bảng 12: Phép thử Wald với biến TÍN DỤNG 48 
Bảng 13: Phép thử Wald với biến LẠM PHÁT 49 
Bảng 14: Kết quả hồi quy thay thế của mô hình hồi quy tác động cố 
định 
50 
 Trang v 
DANH SÁCH HÌNH ẢNH 
Tên hình ảnh Số trang 
Hình 1: Dòng chảy tài chính theo hướng trực tiếp và gián tiếp 5 
Hình 2: Cơ cấu khoản nợ phải trả của các ngân hàng thương mại 
Việt Nam 
8 
Hình 3: Cơ cấu tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt 
Nam 
9 
Hình 4: Số lượng ngân hàng theo nhóm 37 
Hình 5: Tổng tài sản 38 
Hình 6: Vốn điều lệ 39 
Hình 7: Thị phần tín dụng và tiền gửi 40 
Hình 8: Lợi nhuận ròng sau thuế 41 
Hình 9: Tỉ lệ nợ xấu (%) 41 
Hình 10: ROA 42 
Hình 11: Dự phòng nợ xấu 43 
 Trang vi 
DANH SÁCH THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ Ý nghĩa 
ROA Return on Assets Tỷ số lợi nhuận trên tài sản 
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 
 Trang 1 
LỜI MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 
Ngày nay, trung gian tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong hầu hết các nền kinh 
tế thông qua nhiều hoạt động đa dạng, từ cung cấp cơ chế thanh toán, liên kết người 
vay và cho vay trong thị trường tài chính, giải quyết các phương tiện và thị trường tài 
chính phức tạp, cho đến thúc đẩy minh bạch trong thị trường hay dịch chuyển, quản 
lý rủi ro. Nhờ khả năng cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, các ngân hàng thường 
được xem là trung gian tài chính có sức ảnh hưởng nhất trong một nền kinh tế. Các 
ngân hàng đóng vai trò tiên quyết trong hoạt động của các nền kinh tế lớn. Tính hiệu 
quả của trung gian tài chính cũng có thể tác động tới sự phát triển kinh tế. Mặt khác, 
việc các ngân hàng không trả được nợ hoàn toàn có thể dẫn đến khủng hoảng mang 
tính hệ thống. Các quốc gia xây dựng được hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả 
thường có khả năng ứng phó với những cú sốc tiêu cực một cách dễ dàng hơn, đồng 
thời đóng góp vào sự ổn định của hệ thống tài chính (Athanasoglou cùng nhóm 
nghiên cứu, 2006). Xét đến mối quan hệ giữa sự thặng dư của khu vực ngân hàng và 
sự tăng trưởng của nền kinh tế (Rajan & Zingales, 1998; Levine, 1998), kiến thức về 
những yếu tố tác động tới lợi nhuận khu vực tài chính là vô cùng quan trọng, không 
chỉ đối với các nhà quản lý ngân hàng mà còn với nhiều cổ đông khác bao gồm các 
đối tác, lao động, các chính phủ và các cơ quan tài chính. Nhận thức đúng đắn về 
những yếu tố này sẽ rất có ích trong việc hỗ trợ các nhà chức trách và các nhà quản lý 
ngân hàng xây dựng các chính sách tăng cường lợi nhuận cho ngành ngân hàng trong 
tương lai. 
Trong những năm gần đây, phân khúc ngân hàng tại Việt Nam đã có những điều 
chỉnh rõ rệt như một hệ quả tất yếu để thích nghi với những yêu cầu mới, điển hình 
như việc bãi bỏ các quy định thị trường trong nước hay việc quốc tế hóa cạnh tranh. 
Ở cấp độ quốc gia, ngân hàng nhà nước đã tăng mức điều kiện vốn ngân hàng và các 
quy định về rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, ở cấp độ khu vực, thông qua Hiệp định 
thương mại tự do ASEAN (AFTA), ASEAN đã nỗ lực thúc đẩy thương mại xuyên 
 Trang 2 
biên giới và cạnh tranh đối với các dịch vụ tài chính. Ngoài ra, kể từ khi chính thức 
gia nhập Tổ chức Kinh tế Thế giới, kinh tế Việt Nam đã thắt chặt quan hệ với nhiều 
nền kinh tế khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Những bước phát triển này hoàn 
toàn có thể đặt ra những thách thức lớn đối với các thể chế tài chính ở Việt Nam bởi 
môi trường hoạt động của các thể chế này đã bị thay đổi nhanh chóng. Điều này đã 
tác động lên các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam. Chính vì 
vậy, cần phải xem xét kỹ các yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả 
hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam. 
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 
Có nhiều lý thuyết tranh cãi về mối quan hệ giữa tình trạng sở hữu, cơ cấu bảng cân 
đối kế toán với lợi nhuận, trong đó bao gồm lý thuyết chi phí đại diện và lý thuyết 
phát tín hiệu. Các học giả đã áp dụng và phát triển các quan điểm của những lý 
thuyết này để phát hiện và chứng minh những khía cạnh cơ bản ảnh hưởng tới lợi 
nhuận ngân hàng. Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các yếu tố liên quan có thể 
được phân thành hai loại chính là các đặc điểm đặc trưng cho ngân hàng và yếu tố 
kinh tế vĩ mô. Có thể kể đến một số đặc điểm liên quan đến ngân hàng như quy mô 
ngân hàng (Pasiouras & Kosmidou, 2007); cơ cấu bảng cân đối kế toán 
(Athanasoglou cùng nhóm nghiên cứu, 2008) và tình trạng sở hữu (Micco cùng nhóm 
nghiên cứu, 2007). Các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm GDP và tỉ lệ lạm phát (Tanna 
cùng nhóm nghiên cứu, 2005; Sastrosuwito and Suzuki, 2012). Bất luận các nhà 
nghiên cứu đang tranh luận ra sao, những phát hiện này vẫn là vô cùng quan trọng để 
các nhà đầu tư hay các nhà điều chỉnh có thể dựa vào để đưa ra quyết định. Những 
kết quả ấy là khung giả thuyết giúp định hướng nghiên cứu về phân đoạn ngân hàng 
ở Việt Nam. 
Mặc dù vậy, số lượng nghiên cứu vê lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam là không nhiều. 
Đặc biệt, phần lớn các nhà nghiên cứu, ví dụ như Nahm & Vu (2008), thường hướng 
đến việc kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng trong nước. Duy nhất chỉ có 
một nghiên cứu của Dinh (2013) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân 
hàng ở Việt Nam, tuy nhiên do thiếu thông tin về các ngân hàng trong nước, nghiên 
 Trang 3 
cứu này chỉ tập trung vào hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nước ngoài. Hơn 
nữa, thị trường hiện nay đang thay đổi chóng mặt khiến cho những điều kiện, ý kiến 
của ngày mai có thể khác xa so với hôm nay. Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu 
thường xuyên hơn để cập nhật những thông tin mới nhất. 
3. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 
Mục đích nghiên cứu của luận văn này nhằm bước đầu đánh giá tầm ảnh hưởng của 
các yếu tố tiềm ẩn đối với lợi nhuận ngân hàng tại Việt Nam, qua đó cung cấp thông 
tin có lợi cho các nhà điều chỉnh và các nhà đầu tư trong việc ổn định ngành ngân 
hàng và hệ thống tài chính. 
Nghiên cứu sẽ trả lời cho 2 câu hỏi: 
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào quyết định lợi nhuận ngân hàng ở Việt Nam? 
Câu hỏi 2: Những yếu tố quyết định này tác động tới lợi nhuận ngân hàng như thế 
nào? 
4. Kết cấu của công trình nghiên cứu 
Nghiên cứu có cấu trúc như sau: 
Chương 1 – Giới thiệu: chương này nhằm mục đích trình bày tổng quát về nghiên 
cứu, bao gồm lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và câu 
hỏi nghiên cứu. 
Chương 2 – Lược khảo tài liệu: mục đích của chương hai nhằm xem xét kỹ lưỡng 
những giải thích trên lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về lợi nhuận ngân hàng 
trong bối cảnh tình hình thế giới và Việt Nam. 
Chương 3 – Dữ liệu và phương pháp luận: chương ba nhằm mục đích cung cấp lý 
luận nghiên cứu, quá trình thu thập dữ liệu tổng thể, mô hình hồi quy và phép thử 
Wald. 
Chương 4 – Kết quả và phân tích: chương bốn nhằm mục đích chứng minh kết quả 
của mô hình hồi qui và phân tích kết quả để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. 
Chương 5- Kết luận và kiến nghị: chương năm nhằm mục đích tóm tắt những điểm 
chính của nghiên cứu và thảo luận những giới hạn nghiên cứu nhằm đưa ra kiến nghị 
cho những nghiên cứu trong tương lai. 
 Trang 4 
 Trang 5 
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
1.1 Giới thiệu 
Chương này nhằm mục đích cung cấp những kiến thức quan trọng về ngân hàng và 
những nghiên cứu trước đây về yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng. Vì vậy, 
chương này được chia thành hai phần chính. Phần đầu xem xét các khái niệm chính 
về ngân hàng, bao gồm định nghĩa các ngân hàng, loại hình ngân hàng, bảng cân đối 
kế toán ngân hàng, báo cáo kết quả kinh doanh và thước đo lợi nhuận ngân hàng. 
Phần tiếp theo tập trung rà soát kỹ lưỡng các nghiên cứu trước về đề tài này, bao gồm 
các nghiên cứu trên thế giới về yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng và các nghiên 
cứu trước đây về lợi nhuận ngân hàng trong ngành ngân hàng Việt Nam. 
1.2 Khái quát về ngành ngân hàng 
1.2.1 Kiến thức cơ bản về hệ thống tài chính 
Đầu tiên, cần phải hiểu được thế nào là hệ thống tài chính. Theo Howells và Bain 
(2007), hệ thống tài chính bao gồm một tập hợp các thị trường, cá nhân và thể chế 
thực hiện trao đổi trong những thị trường này, trong khi bộ máy giám sát chịu trách 
nhiệm điều hành. Tương tự, Mishkin và Eakins (2012) có định nghĩa trong sách của 
mình rằng hệ thống chính trị là một nhóm của nhiều thể chế tài chính tư nhân như 
ngân hàng, các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí hay các tổ chức tài chính, và tất cả các 
thể chế này chịu sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ quan giám sát. 
Khi muốn vay hoặc cho vay, người tiêu dùng cuối của hệ thống tài chính có thể lựa 
chọn giữa hai phương án là tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp (Casu cùng nhóm 
nghiên cứu, 2006). 
 Trang 6 
Hình 1: Dòng chảy tài chính theo hướng trực tiếp và gián tiếp 
Nguồn: (Casu cùng nhóm nghiên cứu, 2006) 
Đối với tài chính gián tiếp, người tham gia vào thị trường sẽ thương thảo trực tiếp với 
đối tác tương ứng. Cụ thể, người vay nhận tài chính từ người cho vay bằng cách bán 
cho họ các công cụ tài chính thông qua các thị trường tài chính. Một lựa chọn khác 
đó là các trung gian tài chính, đóng vai trò như các kênh tài chính giữa người vay và 
người cho vay. Một trung gian tài chính hoạt động bằng cách vay mượn tài chính từ 
người cho vay, sau đó đem chính nguồn này cho người vay mượn (Howels & Bain, 
2007). Một trong những trung gian tài chính mà cá nhân phải tương tác thường xuyên 
chính là các ngân hàng, sẽ được thảo luận ở các mục tiếp theo (Mishkin & Eakins, 
2012). 
1.2.2 Định nghĩa ngân hàng 
Ngân hàng có chức năng nhận tiền gửi và tạo ra các khoản vay (Choudhry, 2011), 
đây là tính năng giúp phân biệt giữa ngân hàng với các loại hình trung gian tài chính 
khác. Casu cùng nhóm nghiên cứu (2006) cho rằng các ngân hàng đóng vai trò trung 
gian giữa người vay và người gửi tiền tiết kiệm. Cụ thể, các ngân hàng nhận tài chính 
bằng cách đi vay và tạo ra các khoản nợ khác, ví dụ như tiền gửi, nhằm thu được tài 
sản là chứng khoán hay các khoản vay. Sự chênh lệch giữa lãi suất phải trả cho các 
khoản nợ và lãi suất thu được từ tài sản sẽ được dùng để hỗ trợ chi phí quản lý và nợ 
xấu, đồng thời tăng lợi nhuận cho các cổ đông (Hull, 2012). 
 Trang 7 
Theo Luật Các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành tại Việt Nam ngày 
16/6/2010, ngân hàng được định nghĩa là một loại hình tổ chức tín dụng có thể được 
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng, bao gồm nhận tiền gửi và cấp tín dụng. 
1.2.3 Các loại hình ngân hàng chính 
Ngân hàng quan trọng nhất, lẽ dĩ nhiên phải nhắc đến, là ngân hàng trung ương, nơi 
bộ máy chính phủ chịu trách nhiệm quản lý chính sách tiền tệ và bình ổn giá 
(Mishkin & Eakins, 2012). Tên gọi ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia là khác 
nhau, ví dụ ở Vương quốc Anh là Ngân hàng Anh, ở Hoa Kỳ là Hệ thống Dự trữ 
Liên bang và ở Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Có thể gộp các ngân 
hàng khác trong hệ thống tài chính lại tùy thuộc vào chức năng kinh tế và quyền sở 
hữu của các ngân hàng đó. 
Đầu tiên, xét về chức năng, Hull (2012) phân loại ngân hàng thành hai nhóm chính: 
các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư. Ngân hàng thương mại là loại 
hình ngân hàng phổ biến nhất, thực hiện các vai trò truyền thống của ngân hàng là 
nhận tiền gửi và cho vay (Casu cùng nhóm nghiên cứu, 2006). Có thể chia các ngân 
hàng thương mại thành ngân hàng bán lẻ và ngân hàng bán buôn. Đối tượng của các 
ngân hàng bán lẻ là các cá nhân, họ tập trung vào nhu cầu cá nhân của khách hàng 
bằng cách đưa ra các sản phẩm ghi nợ (tài khoản tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn hay trái 
phiếu đầu tư) và các sản phẩm tín dụng (các khoản vay mua xe, overdraft, các khoản 
vay thế chấp, thẻ tín dụng). Mặt khác, các ngân hàng bán buôn cung cấp các dịch vụ 
ngân hàng hướng tới các cơ quan đoàn thể cỡ vừa cho đến lớn. Nhìn chung, các 
khoản cho vay và tiền gửi ở các ngân hàng bán buôn đều lớn hơn nhiều so với ngân 
hàng bán lẻ (Hull, 2012). Trong khi đó, các ngân hàng đầu tư muốn gia tăng nợ và cổ 
phần trong các công ty, nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn về sáp nhập, thu nhập, cơ 
cấu lại bộ máy và các quyết định tài chính, cũng như về việc tham gia vào mua bán 
chứng khoán (Hull, 2012). 
Mặt khác, có thể phân loại các ngân hàng dựa trên cơ cấu sở hữu, bao gồm ngân hàng 
nhà nước và ngân hàng tư nhân. Ngân hàng nhà nước phải có ít nhất một phần tư cổ 
 Trang 8 
phần thuộc sở hữu của chính phủ (Sherif cùng nhóm nghiên cứu, 2003). Trong khi 
đó, các ngân hàng tư nhân thường được sở hữu bởi các cổ đông, theo đó khách hàng 
sẽ không tham gia quản lý ngân hàng. Ngược lại, các ngân hàng khác như ngân hàng 
tiết kiệm hay ngân hàng hợp tác xã lại được sở hữu hoàn toàn bởi các thành viên, bao 
gồm cả những người gửi tiền hay người vay (Casu cùng nhóm nghiên cứu, 2006). 
Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay ở Mỹ và các tổ chức tài chính cho vay có thế chấp 
bằng bất động sản ở Anh là những ví dụ điển hình về loại hình ngân hàng đồng sở 
hữu này. 
Theo Luật Các Tổ chức Tín dụng Việt Nam năm 2010, các loại hình ngân hàng bao 
gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách (còn gọi là 
ngân

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_xac_dinh_cac_yeu_to_anh_huong_den_chi_so.pdf