Một số biện pháp cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với môi trường xung quanh

 Nếu như văn học, âm nhạc, tạo hình là một môn nghệ thuật, như là một sữa nuôi dưỡng đời sống tinh thần của trẻ, lay động tinh thần của trẻ, lay động tinh thần của các cháu bằng những lời du ngọt ngào, những câu chuyện kể đầy tính nhân văn thì "MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH" lại là một bộ môn khoa học. Nó mở ra cho trẻ một cái nhìn, một nhận thức hoàn toàn mới về con người và cuộc sống xung quanh trẻ. Đưa trẻ đến thế giới xung quanh, chính là chúng ta đã và đang dẫn trẻ bước những bước đầu tiên hành trình khám phá khoa học sau này.

 Như chúng ta đã biết, MTXQ thì vô cùng phong phú. Nó là một thế giới rộng lớn với biết bao màu xắc và các đồ chơi đẹp luôn luôn mời gọi, thôi thúc tâm hồn nhạy cảm và đức tính hiếu động, tò mò của trẻ thơ. Ở độ tuổi 4-5 tuổi, khả năng nhận thức của các cháu chủ yếu được phát triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cây cối, con vật, và các hiện tượng tự nhiên và cuộc sống xã hội. Việt cho trẻ khám phá MTXQ, đồng thời các kỹ năng tự sáng tạo, kỹ năng tư duy cũng như cách thức trình bày, giải thích những gì trẻ thu nhận khám phá được còn lúng túng và chưa chuẩn xác:

 

doc22 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 9225 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với môi trường xung quanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo yên bái
Trường mầm non hoạ my
 ------------***-----------
sáng kiến kinh nghiệm
một số biện pháp cho trẻ 4-5 tuổi
 làm quen với môi trường xung quanh 
 Họ tên: Nguyễn Thị Tình
	Chức vụ: Giáo viên
	Tổ chuyên môn: Mẫu giáo 
	 Trường: Trường Mầm non Phúc Lợi.
 Yên Bái, ngày 20, tháng 11 năm 2010 
 mục lục
STT
 Nội dung
Trang
I
1
2
Phần thứ nhất: đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài.
Thời gian thực hiện và triển khai SKKN.
3
3
4
II
1
2
3
4
Phần thứ hai: giải quyết vấn đề.
Cơ sở lý luận của vấn đề.
Thực trạng của vấn đề.
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Hiệu quả của SKKN.
4
4
4
5
12
III
1
2
Phần thứ ba: kết luận và khuyến nghị.
Kết luận
Khuyến nghị
12
12
13
IV
tài liệu tham khảo
14
 danh mục các chữ viết tắt.
MTXQ: Môi trường xung quanh
phần thứ nhất: đặt vấn đề
 1. Lý do chọn đề tài:
 Nếu như văn học, âm nhạc, tạo hình là một môn nghệ thuật, như là một sữa nuôi dưỡng đời sống tinh thần của trẻ, lay động tinh thần của trẻ, lay động tinh thần của các cháu bằng những lời du ngọt ngào, những câu chuyện kể đầy tính nhân văn thì "môi trường xung quanh" lại là một bộ môn khoa học. Nó mở ra cho trẻ một cái nhìn, một nhận thức hoàn toàn mới về con người và cuộc sống xung quanh trẻ. Đưa trẻ đến thế giới xung quanh, chính là chúng ta đã và đang dẫn trẻ bước những bước đầu tiên hành trình khám phá khoa học sau này.
 Như chúng ta đã biết, MTXQ thì vô cùng phong phú. Nó là một thế giới rộng lớn với biết bao màu xắc và các đồ chơi đẹp luôn luôn mời gọi, thôi thúc tâm hồn nhạy cảm và đức tính hiếu động, tò mò của trẻ thơ. ở độ tuổi 4-5 tuổi, khả năng nhận thức của các cháu chủ yếu được phát triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cây cối, con vật, và các hiện tượng tự nhiên và cuộc sống xã hội. Việt cho trẻ khám phá MTXQ, đồng thời các kỹ năng tự sáng tạo, kỹ năng tư duy cũng như cách thức trình bày, giải thích những gì trẻ thu nhận khám phá được còn lúng túng và chưa chuẩn xác:
 Mặt khác các giáo viên trong trường khi tổ chức tiết dạy. Làm quen với MTXQ thường chỉ chú trọng cho trẻ tìm hiểu các đặc điểm bề ngoài đơn thuần như: tên gọi, các bộ phận, màu sắc, hình dáng. Công dụng của sự vật hiện tượng trong MTXQ mà xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát và tìm hiểu sự thay đổi của các sự vật hiện tượng. Trẻ thường chỉ được nhìn, nghe và trả lời, ít được sờ mó các đồ vật và làm thử nghiệm. Đặc biệt các câu hỏi đặt ra trong quá trình quan sát thường chỉ mang tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Từ đó dẫn tới chất lượng của bộ môm còn thấp, chưa mang lại kết quả như mục đích yêu cầu đề ra.
 Chính vì thế tôi đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào để đưa trửe đến với hoạt động khám phá MTXQ một cách tự nhiên nhất, giúp các cháu tích cực tham gia vào các 
hoạt động. Đồng thời phát triển hoàn thiện hơn nữa những kỹ năng tư duy, tưởng tượng, sáng tạo và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nên tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: "Một số biện pháp cho trẻ làm quen với MTXQ".
 2. Thời gian thực hiện và triển khai SKKN 
- Thời gian thực hiện: Một năm học 9/2009 –9/ 2010.
- Địa điểm: Trường mầm non Phúc Lợi
- Đối tượng: 4 – 5 tuổi. 
 Phần thứ hai: giải quyết vấn đề.
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
 MTXQ có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Vậy MTXQ là gì? Đó chính là một môn học ứng dụng. Nó nghiên cứu cơ sở lý luận, mục đích nhiệm vụ nghiên cứu, các nguyên tắc, nội dung, các phương pháp, biện pháp và hình thức cho trẻ làm quen với MTXQ. Cơ sở lý luận là quan điểm đúng đắn về trẻ em và MTXQ, sự nhận biết của trẻ về MTXQ có những quy luật và đặc điểm riêng. MTXQ có tác dụng giáo dục toàn diện cho trẻ.
 Với những nhiệm vụ, nội dung, các phương pháp và biện pháp nói trên, trong hoàn cảnh thực tiễn hiện nay, chúng ta phải tổ chúc cho phù hợp.
 * Tất cả những vấn đề đặt ra trên đây chính là đối tượng nghiên cứu của môn học phương pháp cho trẻ làm quen với MTXQ. Vậy chúng ta phải đưa nội dung thế nào cho nhẹ nhàng, linh hoạt để trẻ rễ tiếp thu, đó chính là nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài mà tôi đã lựa chọn.
2. Thực trạng của vấn đề.
 Qua thời gian công tác, giảng dạy, tìm hiểu quan sát và đàm thoại về quá trình học tập của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tôi thấy nhiều giáo viên còn bám sát vào 
phương pháp dạy, chưa sáng tạo vì vậy nội dung tiết dạy còn nghèo nàn, chưa 
hấp dẫn trẻ, chính vì vậy chất lượng dạy chưa cao, chưa mang lại kết quả như mình định yêu cầu đề ra.
 - Mặt khác trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy khả năng nhận thức của học 
sinh lớp tôi về môn MTXQ còn nhiều hạn chế.
Kết quả điều tra khảo sát đầu năm cụ thể như sau:
Tổng số trẻ
26
Xếp loại
Số lượng
Tốt
16
Khá
8
Đạt yêu cầu
2
 Từ tình hình thực tế trên tôi đã trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để giúp trẻ hoàn thiện hơn nữa khả năng nhận thức về MTXQ của trẻ cũng như để nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi. Sau khi tìm hiểu nghiên cứu tôi đưa ra một số hình thức sau:
 - Tạo cho trẻ môi trường hoạt động.
 - Cho trẻ làm quen với MTXQ thông qua phương pháp quan sát.
 - Cho trẻ làm quen với MTXQ thông qua phương pháp đàm thoại.
 - Cho trẻ làm quen với MTXQ thông qua một số trò chơi, câu đố tranh ảnh.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
 3.1. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động:
 việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất quan trọng trong quá trình tổ chức CS-GD trẻ. Đồng thời là hình thức tổ chức giáo dục tích hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ nhỏ. Trẻ được hoạt động học tập, vui chơi, tìm tòi khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn nhằm củng cố, bổ sung kiến thức và kỹ năng cho trẻ. GV cần giữ vai trò tích cực trong việc chuẩn bị môi trường học tập cho trẻ, trang trí tạo môi trường bên trong và ngoài lớp học bằng các hình ảnh đẹp, hấp dẫn, phong phú, phù hợp, đúng chủ đề, chủ điểm sẽ tạo cơ hội cho trẻ hiểu rộng hơn về thế giới xung 
quanh.
 - Tạo môi trường trong lớp học: Được căn cứ vào đề, chủ điểm. GV cần trang 
trí góc hoạt động hấp dẫn, thay đổi nội dung chủ điểm, sử dụng các mảng tường trong lớp để treo tranh theo định hướng của cô giáo, tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu, khám phá về MTXQ một cách tự nhiên.
 - Tạo môi trường bên ngoài lớp học: Cô treo những bức tranh hấp dẫn mang nội dung làm quen với MTXQ và luôn thay đổi chủ đề, chủ điểm . Trẻ được tiếp xúc, quan sát và khám phá về những hình ảnh trong bức tranh sẽ phát triển tư duy, óc sáng tạo, cung cấp cho trẻ một lượng kiến thức rộng mở hơn về môi trường tự nhiên, môi 
trường xã hội, góp phần cho trẻ hoạt động tích cực hơn trong việc tìm hiểu về thế giới xung quanh. 
 3.2. Cho trẻ làm quen với MTXQ thông qua phương pháp quan sát:
 - Phương pháp quan sát: GV cần lựa chọn đối tượng trẻ quan sát, xác định mục đích quan sát, sau đó tổ chức hướng dẫn trẻ quan sát. Có thể tổ chức cho cả lớp quan sát một đối tượng cùng một mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu nội dung hoặc có thể phân loại từng nhóm, mỗi nhóm một mục đích và nhiệm vụ riêng rồi tiến hành hướng dẫn quan sát, kích thích sự hứng thú, tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng quan sát . Cô 
giáo có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau như các trò chơi, câu đố, thơ, chuyện hoặc có thể sử dụng những đặc điểm nổi bật, hấp dẫn của đối tượng quan sát như tiếng kêu của con vật, hương thơm của hoa, màu sắc sặc sỡ của đối tượng. 
 Ví dụ: Hướng dẫn trẻ quan sát " một số con vật nuôi trong gia đình". Đối tượng quan sát là con gà mái:
Cô có thể tổ chức thành nhóm hay cả lớp sao cho mỗi trẻ đều được tiếp xúc hoặc được nhìn rõ đối tượng quan sát. Để trẻ hứng thú tập chung vào đối tượng quan sát, cô có thể đọc câu đố:
 " Con gì quang quác
 Cục tác cục te
 Đẻ trứng tròn xoe
 Gọi người đến lấy”
 Khi trẻ tập trung vào con gà, cô khuyến khích trẻ ngắm nhìn con gà, gợi ý trao đổi giữa trẻ với nhau xem đây là con gì? Các bộ phận của nó như thế nào?
 Để khuyến khích trẻ tự phát hiện ra những đặc điểm của con vật, cô có thể đặt 
câu hỏi gợi ý cho trẻ:
 - Con gà mái kêu như thế nào?
 Cô và trẻ cùng đưa tay lên miệng bắt chước tiếng gà . Cô gợi cho trẻ nói hoặc chỉ vào những đặc điểm của mào gà, lông gà, đuôi gà... Nếu cho trẻ quan sát con gà thật, cô tạo tình huống cho trẻ sờ mó, vuốt ve để gợi cho trẻ cảm giác lông nó mềm, mượt...
 Sau khi quan sát con vật thật, cô có thể cho trẻ quan sát tranh vẽ con vật đó, gợi hỏi trẻ nhận xét đặc điểm của con vật đó theo tranh. Đối với trẻ lớn, cô có thể gợi hỏi để trẻ phân tích, so sánh, nhận xét, phân biệt những đặc điểm giống và khác nhau của hai con vật về cấu tạo sinh sản, thức ăn, nơi sống...Cuối cung cô có thể cho trẻ chơi xếp hình, vẽ, nặn, cắt dán hoặc làm lá cây thành các con vật mà trẻ yêu thích.
 3.3. Cho trẻ làm quen với MTXQ thông qua phương pháp đàm thoại.
 - Đàm thoại trong quá trình quan sát: Trước khi hướng dẫn trẻ quan sát một sự vật hoặc một đối tượng, ngoài thủ thuật trò chơi câu đố, bài hát. Cô giáo có thể đặt câu hỏi nhằm kích thích sự tập trung chú ý và sự suy nghĩ của trẻ vào đối tượng. Cô giáo cần sử dụng một hệ thống câu hỏi để dẫn dắt trẻ làm quen với đối tượng, gợi cho trẻ phát hiện được những đặc điểm của đối tượng, kích thích hoạt động trí tuệ của trẻ.
 Ví dụ: Khi đàm thoại về con cá, cô có thể hỏi trẻ:
 - Đây là con gì?Nó sống ở đâu? Con cá đang làm gì? Tại sao lại có bong bóng nổi trên mặt nước?hoặc đâu là vây cá đâu là vẩy cá?Cá bơi bằng gì?Nếu cá bơi thì đuôi nó như thế nào?Nếu để cá lên bờ thì cá có bơi được không?Vì sao?
 Thông qua việc hỏi đáp, giúp trẻ phát hiện được những đặc điểm của con cá, kích thích trẻ hoạt động tích cực, rèn luyện các thao tác tư duy và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
 - Đàm thoại sau khi quan sát: Cô giáo cần đặt những câu hỏi để củng cố, hệ 
thống hoá, chính xác hoá những kiến thức, kỹ năng trẻ vừa được tích luỹ.
 Ví dụ: Sau khi quan sát "Một số con vật nuôi". Cô có thể hỏi "Cháu hãy kể những con vật nuôi trong gia đình? Kể những con vật có bốn chân? Những con vật có 2 chân? Những con vật đẻ con? Những con vật đẻ trứng? Thức ăn của từng con vật? Quan hệ của con người với từng loại vật nuôi như thế nào?".
 - Đàm thoại về một chủ đề: Cô giáo cần chuẩn bị cho trẻ vốn kiến thức bằng cách cho trẻ đi thăm quan, dạo chơi, xem tranh ảnh hoặc kể cho trẻ nghe về một chủ đề nào đó. Chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi theo một trình tự, sát với đối tượng từ dễ đến khó, từ khái quát đến chi tiết, phù hợp với nội dung chủ đề sẽ đàm thoại, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung của chủ đề đàm thoại phù hợp với trình độ nhận thức của từng độ tuổi. Chuẩn bị các thủ thuật khác nhau như trò chơi câu đố, tiếng kêu của con vật... Để kích thích sự tập trung chú ý của trẻ vào cuộc đàm thoại.
 Ví dụ: Hướng dẫn đàm thoại về chủ đề "Gia đình". Để tập trung sự chú ý của 
trẻ vào cuộc đàm thoại, cô và trẻ cùng đọc thơ hoặc hát một bài hát về chủ đề tình cảm gia đình. Sau đó gợi hỏi trẻ để trẻ tự kể về gia đình mình, giải thích cho trẻ về mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ đối với con cái, tình cảm của con cái đối với bố mẹ. Cho trẻ xếp hình hoặc xếp những lô tô về những người thân trong gia đình, chơi trò chơi "Về đúng nhà mình", Yêu cầu trẻ tiếp tục tìm hiểu về gia đình của mình...
 3.4. Cho trẻ làm quen với MTXQ qua trò chơi, câu đố, tranh ảnh.
 - Trò chơi học tập: Được sử dụng rất nhiều trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ để củng cố, bổ sung và mở rộng những hiểu biết của trẻ về các sự vật và hiện tượng xung quanh
 Ví dụ: Cho trẻ làm quen với bài "Đồ chơi của lớp", cô giáo có thể sứ dụng trò chơi "Cái túi kỳ lạ". Cô giới thiệu cái túi kỳ lạ và các đồ chơi hấp dẫn trong cái túi đó. Cô lần lượt cho trẻ thò tay vào túi, yêu cầu không được nhìn vào túi và lấy đồ chơi theo yêu cầu của cô, khi lấy phải giơ tay lên cho cả lớp kiểm tra. Cô gợi ý nhận xét 
đặc điểm của từng loại đồ chơi đó.
 Ví dụ: Cô yêu cầu trẻ lấy quả bóng. Trẻ thò tay vào túi lấy quả bóng giơ lên cho cả lớp xem. Cô hỏi trẻ:
 - Quả bóng màu gì?Hình gì?Bóng để làm gì?...
 Thông qua trò chơi sẽ củng cố nhận biết của trẻ về đồ chơi của lớp, rèn luyện giác quan, phát triển các giác quan tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.
 - Sử dụng trò chơi vận động: Trò chơi vận động có tác dụng làm tái tạo lại những hoạt động của con vật, lao động và sinh hoạt trong cuộc sống của con người. Trẻ hiểu được truyền thống, tập quán của dân tộc, sáng khoái, gây hứng thú, thúc đẩy trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động nhận thức.
 Ví dụ: Trò chơi "Bắt chước tạo dáng". Cô hỏi:
 - Cháu thấy con mèo ngồi rình chuột như thế nào? Con cò đứng như thế nào? Người lái ô tô cầm lái như thế nào?...
Gợi cho trẻ nghĩ xem mình đang tạo dáng ai, con gì, cái gì? Khi nào cô nói "tạo dáng" thì tất cả sẽ tạo dáng như hình ảnh mà trẻ đã chọn.
 - Sử dụng trò chơi sáng tạo:Làm tái hiện lại những hình ảnh trong lao động hay cuộc sống sinh hoạt của con người.
 Ví dụ: Trong trò chơi bác sĩ, cô giáo, gia đình. Trong quá trình chơi, cô giáo cần theo dõi kiểm tra giúp trẻ thể hiện được ý đồ, vận dụng những hiểu biết trong cuộc sống vào trò chơi một cách sáng tạo.
 - Sử dụng câu đố: Đây cũng là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn trong quá trình cho trẻ làm quen với MTXQ kích thích trẻ tập trung chú ý, phát triển ngôn ngữ, óc quan sát của trẻ.
 Ví dụ: Cho trẻ làm quen với "con voi", cô có thể dùng câu đố, đọc câu đố cho trẻ đoán. Có thể mô phỏng giúp trẻ suy nhgĩ và trả lời khi cần thiết.
 - Sử dụng tranh ảnh: Đây cũng là phương tiện rất cần thiết để trẻ hoạt động tích cực với các sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ quan sát nhận xét, phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát các sự vật hiện tượng trẻ đã được tiếp xúc trong cuộc sống hàng 
ngày. Được làm quen với các sự vật và hiện tượng xung quanh qua tranh, trẻ sẽ tái hiện lại những hiểu biết trong cuộc sống. Mặt khác tranh là phương tiện để trẻ hoạt động nhận thức. Vì vậy khi sử dụng tranh, GV cần gợi mở cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của tranh, đặc điểm và các sự vật trong tranh.
 Ví dụ: Cho trẻ quan sát bức tranh "Hoa hướng dương", cô gợi cho trể cảm nhận được vẻ đẹp của hoa hướng dương và gợi cho trẻ liên tưởng đến các loại hoa khác nhau mà trẻ đã biết. Tranh có thể sử dụng trong các thời điểm thích hợp như trước khi cho trẻ quan sát - đàm thoại, trong hoặc sau quá trình quan sát - đàm thoại về một đối tượng cụ thể nào đó.
 3.5. Cho trẻ làm quen với MTXQ qua các thời điểm trong ngày:
 - Giờ đón trẻ: GV có thể cho trẻ xem tranh ảnh, đĩa hình có nội dung cho trẻ làm quen với MTXQ, trò chuyện hướng cho trẻ vào đề tài MTXQ. Từ đó gợi cho trẻ 
những hiểu biết về sự vật mà trẻ sắp được làm quen.
 - Giờ vệ sinh, ăn trưa: Cô giới thiệu cho trẻ một số đồ dùng trong gia đình: đồ dùng để ăn, để uống. Qua đó trẻ nhận biết được đặc điểm, công dụng, chất liệu của các đồ dùng đó. Cô kết hợp rèn luyện một số nề nếp, thói quen tốt trong khi ăn uống, nhắc nhở trẻ không nói chuyện, không làm rơi vãi thức ăn, ăn hết xuất, giáo dục trẻ biết quý trọng những sản phẩm nghề nông, yêu quý người lao động.
 - Giờ dạo chơi, thăm quan: Cô có thể cho trẻ dạo chơi trong trường, quan sát thời tiết, bầu trời, thiên nhiên, các hoạt động của vạn vật...Khi hướng dẫn trẻ dạo chơi thăm quan, cô giáo cần định hướng rõ mục đích, nội dung cho trẻ làm quen, địa điểm thăm quan thuận lợi cho việc đi lại, tiếp xúc hoạt động của trẻ. Thông qua hoạt động dạo chơi thăm quan sẽ mở rộng hơn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.
 - Giờ hoạt động chung có mục đích học tập: GV cần xác định đúng mục đích yêu cầu nội dung bài dạy, đối tượng cho trẻ làm quen phong phú đẹp mắt, phù hợp với lứa tuổi, gây hứng thú cho trẻ. Vận dụng các phương pháp và hình thức tỏ chức 
phù hợp, chú ý hệ thống câu hỏi, cách gợi mở nhằm kích thích trẻ trong hoạt động 
nhận thức, phát triển tư duy ngôn ngữ.
 Ví dụ: Cho trẻ quan sát một số loại quả (Quả khế) cô cho trẻ xem quả khế thật, hay tranh vẽ quả khế và hỏi:
 - Con đã nhìn thấy quả khế chưa?Khế chua hay ngọt?...
 Cô dẫn dắt trẻ quan sát, so sánh, nhận xét thêm những quả đó có gì giống và khác nhau. Qua đó tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, ôn luyện với MTXQ một cách linh hoạt.
 - Mọi lúc, mọi nơi: GV cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, tiếp cận với môi trường sống, các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, với cuộc sống xã hội... nhằm rèn luyện kỹ năng thao tác hành động với đối tượng, giáo dục những phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ, kỹ năng hoạt động làm quen với MTXQ cho trẻ. Thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, giáo dục trẻ 
hành vi văn hoá, những thói quen tốt, tạo sự phấn chấn tham gia vào các hoạt động trong lớp và trường Mầm non.
 * Tóm lại: Cho trẻ làm quen với MTXQ nhằm phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ, hình thành thái độ, mối quan hệ ứng xử của trẻ với MTXQ. Vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ môi trường phong phú, sạch sẽ an toàn để trẻ có cơ hội tìm tòi, khám phá, lớn lên và phát triển một cách toàn diện.
4. Hiệu quả củaSKKN 
 Qua thời gian áp dụng "một số biện pháp cho trẻ làm quen với MTXQ". Tôi nhận thấy về kỹ năng nhận thức của học sinh lớp tôi được nâng 
cao rõ rệt, trẻ hứng thú và tích cực hơn, cô và trẻ gần gũi nhau hơn.
Kết quả cụ thể 
Tổng số trẻ
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Xếp loại
Số lượng
Xếp loại
Số lượng
26
Tốt
16
Tốt
21
Khá
8
Khá
4
Đạt yêu cầu
2
Đạt yêu cầu
1
3.Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị.
 1. Kết luận:
- Cho trẻ làm quen với MTXQ lầ môi trường để dẫn dắt trẻ hoà nhập vào cuộc sống, có cơ hội cho trẻ gần gũi với môi trường xung quanh, nhằm tích luỹ cho trẻ những tri thức, những ấn tượng tốt đẹp về thiên nhiên về cuộc sống xã hội, phong phú đa dạng. Nhằm hình thành ở trẻ những phương pháp suy nghĩ, thái độ, quan hệ tích cực, cách ứng sử đung đắn,với MTXQ qua đó mà trẻ học làm người. Chính vì vậy mà cô giáo 
cần tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được học hỏi và khám phá về môi trường xung quanh.
 2. Khuyến nghị:
 - Việc giúp trẻ học tốt và hứng thú với bộ môn làm quen với MTXQ là điều mà giáo viên nào cũng mong đạt được. Vì vậy cần tận dụng các hình thức, biện pháp lồng ghép các bộ môn khác sao cho phù hợp và gây hứng thú với trẻ.
 - Cần cố gắng trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp cũng như người 
đi trước, và tham khảo các tài liệu, sách vở phục vụ cho môn học.
 - Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, biết sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm của bản thân. Bản thân cũng cần tự rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
 - Đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh.
 Yên Bái, ngày 20 /11/2010
 Người viết
 Nguyễn Thị Tình
 tài liệu tham khảo
 1. Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
 2. Tạp chí Giáo dục mầm non, tạp chí Lý luận khoa học giáo dục
 3. Hướng dẫn thực hiện Chương trình CS-GD trẻ
 4. Giáo trình "Phương pháp cho trẻ làm quen với MTXQ" - NXB Đại học sư phạm Hà Nội
 5. Chương trình VTV2 - Đài truyền hình Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
đánh giá xếp loại của hội đồng cấp trường
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN Một số biện pháp làm quen với MTXQ.doc