Một số biện pháp cho trẻ H’Mông làm quen với tác phẩm văn học

Biện pháp đưa ra được áp dụng đối với đối tượng trẻ mẫu giáo người dân tộc H’Mông. Các biện pháp đưa ra rất sát thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, môi trường học tập của trẻ.

Các bước thực hiện đơn giản, dễ hiểu đuợc thực hiện mọi lúc mọi nơi giúp trẻ phát triển về mọi mặt tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ hình thành nên những yếu tố nhân cách đầu tiên để trẻ chuẩn bị bước vào trường phổ thông.

Giúp trẻ mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành mạnh, những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong tự nhiên, trong quan hệ xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học.

Sáng kiến góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiếng việt, làm giàu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ giọng điệu phù hợp với đối tượng, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoàn cảnh giao tiếp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp cho trẻ H’Mông làm quen với tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Đồng tác giả:
1.1 Họ và tên: Lã Thị Hải Yến
Trình độ văn hóa: 12/12; Trình độ chuyên môn: Cao đẳng mầm non.
Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên.
Nhiệm vụ được phân công: Dạy lớp ghép – Điểm bản Huổi Hằm.
1.2 Họ và tên: Nguyễn Thị Dung
Trình độ văn hóa: 12/12; Trình độ chuyên môn: Đại học tiểu học.
Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên.
Nhiệm vụ được phân công: Dạy lớp ghép – Điểm bản Huổi Hằm.
	2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp cho trẻ H’Mông làm quen với tác phẩm văn học”.
	3. Tính mới: 
Biện pháp đưa ra được áp dụng đối với đối tượng trẻ mẫu giáo người dân tộc H’Mông. Các biện pháp đưa ra rất sát thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, môi trường học tập của trẻ.
Các bước thực hiện đơn giản, dễ hiểu đuợc thực hiện mọi lúc mọi nơi giúp trẻ phát triển về mọi mặt tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ hình thành nên những yếu tố nhân cách đầu tiên để trẻ chuẩn bị bước vào trường phổ thông.
Giúp trẻ mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành mạnh, những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong tự nhiên, trong quan hệ xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học.
Sáng kiến góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiếng việt, làm giàu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ giọng điệu phù hợp với đối tượng, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoàn cảnh giao tiếp.
	4. Hiệu quả sáng kiến đem lại:
 Qua quá trình thực hiện chúng tôi thấy rằng trẻ đã hứng thú khi đến với các tác phẩm văn học, trẻ đã mạnh dạn, tự tin khi thể hiện, trình bày tác phẩm, thể hiện tình cảm cảm xúc của mình trước sự vật hiện tượng bằng những giọng đọc với ngữ điệu khác nhau. Diễn đạt được suy nghĩ, nhu cầu, kinh nghiệm, nhận xét của bản thân về các nhân vật bằng những lời nói của mình.
Trẻ đã biết thể hiện được các cử chỉ, điệu bộ, sắc thái: vui, buồn, đồng ý hoặc không đồng ý của người khác theo từng tình huống khác nhau.
Trẻ nghe và phân biệt được các âm thanh, ngữ điệu, giọng nói khác nhau và độ to, nhỏ, nhanh, chậm của giọng nói, giọng đọc. Biết trả lời những câu hỏi về nguyên nhân , kết quả, so sánh và đã biết đặt câu hỏi, tại sao, như thế nào, để làm gì?... cho người khác. Dùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để thể hiện cảm xúc của mình, phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh giao tiếp.
Trẻ dân tộc đã biết thể hiện tác phẩm: thơ, đồng dao, ca dao kể lại sự việc một cách rõ ràng dễ hiểu, kể chuyện theo tranh theo chủ đề và kinh nghiệm của bản thân. Thể hiện tác phẩm văn học theo một trình tự từ trên xuống dưới, từ đầu đến cuối. Biết cách ngắt giọng, ngừng nghỉ đúng chỗ, đúng lúc. Trong các hoạt động trẻ rất chú ý, tiếp thu được nhiều kiến thức hơn, trẻ ham học hỏi, trẻ thường xuyên giao tiếp, trao đổi những ý kiến của mình với cô giáo và các bạn.
 	Qua việc nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên, chúng tôi đã thu được một số thành quả cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm :	
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
18
0
2
8
8
Kết quả khảo sát cuối năm: 
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
18
3
6
8
1 (KT)
5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: 
Với tên đề tài và những giải pháp tôi đã đề ra có khả năng áp dụng cho điểm trường Huổi Hằm xã Mường Cang và một số điểm lẻ của một số trường trên toàn huyện có trẻ em là người dân tộc thiểu số H’Mông./.

File đính kèm:

  • docBÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN.doc
Giáo Án Liên Quan