Một số biện pháp dạy học chủ đề vật chất năng lượng môn Khoa học Lớp 5

Trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Song song với nội dung chương trình là mục tiêu giáo dục mà luật giáo dục đã xác định: là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, thể chất thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân , tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cơ sở cho học sinh tiếp tục học lên. Để đạt được mục tiêu trên. Là giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học bản thân tôi nhận thấy tầm quan trọng ở tất cả các môn học. Với công cuộc hiện nay ngoài các môn học như: Toán, Tiếng Việt trong đó môn Khoa học là một trong những môn có tầm quan trọng trong điều kiện phát triển xã hội hiện nay. Đặc biệt là chủ đề “Vật chất và năng lượng” nên tôi đã mạnh dạn viết Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 5 ”. Với chủ đề Vật chất và năng lượng cung cấp cho học sinh vốn hiểu biết về cuộc sống xung quanh các em khi tìm hiểu cách sử dụng các vật liệu, nguồn năng lượng và sử dụng như thế nào cho phù hợp. Với nội dung đề tài cụ thể như sau.

doc9 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6147 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp dạy học chủ đề vật chất năng lượng môn Khoa học Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT NĂNG LƯỢNG MÔN KHOA HỌC LỚP 5”
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Song song với nội dung chương trình là mục tiêu giáo dục mà luật giáo dục đã xác định: là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, thể chất thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân , tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cơ sở cho học sinh tiếp tục học lên. Để đạt được mục tiêu trên. Là giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học bản thân tôi nhận thấy tầm quan trọng ở tất cả các môn học. Với công cuộc hiện nay ngoài các môn học như: Toán, Tiếng Việttrong đó môn Khoa học là một trong những môn có tầm quan trọng trong điều kiện phát triển xã hội hiện nay. Đặc biệt là chủ đề “Vật chất và năng lượng” nên tôi đã mạnh dạn viết Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 5 ”. Với chủ đề Vật chất và năng lượng cung cấp cho học sinh vốn hiểu biết về cuộc sống xung quanh các em khi tìm hiểu cách sử dụng các vật liệu, nguồn năng lượng và sử dụng như thế nào cho phù hợp. Với nội dung đề tài cụ thể như sau.
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/. Thực trạng:
1. Đối với giáo viên:
Giáo viên nhiều năm thâm niên giảng dạy lớp 5 nên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Song qua thực tế giảng dạy nhiều giáo viên còn lung túng nhất là khâu đổi mới phương pháp dạy học, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chỉ lo tập trung vào phần việc của mình, cứ lo sợ dạy không hết bài, học sinh không biết  cứ như thế là vào tiết học giáo viên thao thao giảng bài, đọc cho học sinh chép những nội dung cần ghi nhớ, yêu cầu các em về học thuộc lòng, có những giáo viên nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học là dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dưới sự hướng dẫn, nêu vấn đề của người dạy, người học động não, tìm cách giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới nhưng chưa phát huy sự tìm tòi, học hỏi của học sinh. Việc sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học. Thế nhưng không ít giáo viên còn chưa sử dụng, chưa khai thác triệt để thiết bị, đồ dùng vào các tiết dạy. Quá trình lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qủa còn nặng nề.
2. Đối với học sinh:
Học sinh chưa có ý thức học tập, chưa tự giác trong quá trình hợp tác, trao đổi với bạn, với cô giáo; chưa tự giác trong học tập. Còn xem đồ dùng học tập là một công cụ vui chơi. Đặc biệt chưa nhận thức đúng vai trò của môn Khoa học. Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, chưa tích cực tư duy, tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của Thầy (cô) thành tri thức của riêng mình. Học sinh còn học tập một cách thụ động. Do đó, việc học tập thường ít hứng thú, nội dung học tập thường đơn điệu hiệu quả giáo dục chưa cao.
II. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng. 
1.Nội dung chương trình khoa học 5 gồm 4 chủ đề:
Con người và sức khỏe (21 bài): Dạy về cơ thể người, vệ sinh học sinh gái, trai; phòng bệnh; an toàn trong cuộc sống.
Vật chất và năng lượng(29 bài): Dạy về đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng, sự chuyển thể của chất; hỗn hợp và dung dịch; sự biến đổi hóa học, sử dụng một số nguồn năng lượng.
Thực vật và động vật (11 bài): Dạy về sinh sản của thực vật ; sự sinh sản của một số động vật.
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (9 bài): Dạy về môi trường và tài nguyên; vai trò của môi trường đối với con người; tác động của con người đối với môi trường tự nhiên; một số biện pháp bảo vệ môi trường. 
Chủ đề vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 5 là sự phát triển tiếp nối của các chủ đề trong môn Tự nhiên và xã hội của các lớp 1, 2, 3 và chủ đề vật chất năng lượng trong môn Khoa học lớp 4. Ở lớp 5, học sinh bước đầu tìm hiểu tương đối có hệ thống từ đó có cái nhìn tổng thể hơn về các vật liệu, nguồn năng lượng và việc sử dụng chúng. Cụ thể, chủ đề này các nội dung:
- Sự biến đổi của chất.
- Sử dụng năng lượng.
Qua chủ đề này học sinh tìm hiểu về một số đặc điểm, công dụng, cách bảo quản, cách sản xuất, khai thác một số vật liệu thường dùng trong đời sống và sản xuất; sự chuyển thể của chất, sự tạo thành hỗn hợp và dung dịch, một số biến đổi hóa học. Mạch nội dung về năng lượng giúp các em nhận thức được một cách khái quát vai trò của năng lượng đối với cuộc sống của con người, động thực vật, cũng như đối với những sự biến đổi của thế giới xung quanh. Học sinh cũng được tìm hiểu vể cách khai thác, sử dụng an toàn - hợp lí, tránh lãng phí và bảo vệ một số nguồn năng lượng (mặt trời, chất đốt, gió và nước chảy, điện).
Giúp học sinh có kĩ năng quan sát và làm một số thực hành đơn giản, gần gũi với đời sống; nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ
Có kĩ năng phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
Qua đó góp phần hình thành ở các em kĩ năng, thói quen sử dụng hợp lí các vật liệu, đồ dùng, năng lượng trong cuộc sống.
2. Một số biện pháp vận dụng phương pháp cơ bản khi dạy học chủ đề vật chất năng lượng: 
Dạy khoa học cần vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong đó có thể lựa chọn và phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như: quan sát, trình bày có sự tham gia tích cực của học sinh, động não, đóng vai trò chơi, thảo luận, tham quan, hỏi – đáp, thí nghiệm,
Khai thác vốn hiểu biết cuả học sinh, đặc biệt là về cuộc sống xung quanh các em khi tìm hiểu cách sử dụng các vật liệu, nguồn năng lượng.
Chú trọng tổ chức cho học sinh quan sát , làm thí nghiệm để tìm hiểu , rút ra được những nhận xét về đặc điểm, cách sử dụng của vật liệu, nguồn năng lượng. nói như thế không có nghĩa là chỉ thực hiện dạy học khoa học qua hai phương pháp nói trên mà người dạy phải phối hợp và uyển chuyển giữa phương pháp này với phương pháp kia một cách linh hoạt để tạo bầu không khí sôi động trong tiết học, nhằm góp phần phát huy tính tích cực học tập ở mỗi học sinh.
Với chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 5. Một số phương pháp dạy học sau đây thường dùng:
3. Quy trình dạy học về chủ đề vật chất năng lượng trong môn Khoa học lớp 5
3.1. Quy trình dạy học nội dung về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng;
a). Tổ chức cho học sinh quan sát để tìm hiểu đặc điểm của vật lệu
b). Yêu cầu học sinh nêu (hoặc giáo viên có thể giới thiệu cho các em) về công dụng, cách sử dụng các vật liệu, liên hệ giữa công dụng, cách sử dụng của vật liệu (để tìm hiểu vì sao người ta lại sử dụng vật liệu đó như vậy).
c). Củng cố và mở rộng (học sinh tìm hiểu và nêu những ví dụ khác về công dụng, cách sử dụng  vật liệu).
3.2. Quy trình dạy nội dung về sự chuyển thể của chất, hỗn hợp và dung dịch, sự biến đổi hóa học:
a). Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, phân tích một số ví dụ cụ thể (có thể qua quan sát, làm thí nghiệm, hoặc mô tả) để nhận biết về dấu hiệu, đặc điểm của sự chuyển thể, sự tạo thành hỗn hợp, dung dịch hay sự biến đổi hóa học.
b). Giáo viên giúp học sinh đi đến một phát biểu khái quát về dấu hiệu, đặc điểm để nhận biết (ở mức độ đơn giản) sự chuyển thể của chất, hỗn hợp và dung dịch, sự biến đổi hóa học.
c). Yêu cầu học sinh nêu (hoặc giáo viên đưa ra ví dụ) về những hiện tượng, ứng dụng có liên quan
Ngoài ra, khi dạy học nội dung trên, giáo viên cũng có thể bắt đầu bài học bằng cách yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết của các em về vật liệu (cách sử dụng, công dụng của vật liệu, cách khai thác, vì sao lại sử dụng các vật liệu đó vào các công việc như vậy) về sự chuyển thể, sự tạo thành hỗn hợp, dung dịch hay sự biến đổi hóa học (cách tạo ra, đặc điểm, lợi - hại,) sau đó, yêu cầu học sinh quan sát, thực hành để tìm hiểu.
Giáo viên có thể khơi gợi kinh nghiệm của các em, từ đó đặt vấn đề cần tìm hiểu sự biến đổi này.
3.3. Quy trình dạy nội dung về sử dụng năng lượng:
a). Khơi gợi hiểu biết ban đầu của học sinh về cách khai thác, sử dụng nguồn năng lượng.
b). Tổ chức cho học sinh quan sát, làm thí nghiệm, đọc và tìm thông tin để tìm hiểu về cách khai thác, sử dụng nguồn năng lượng.
c). Tổ chức cho học sinh quan sát, tìm đọc thông tin, thảo luận để tìm hiểu về tác hại, nguy cơ của việc sử dụng năng lượng bừa bãi, không đảm bảo an toàn và một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm nguồn năng lượng.
d). Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế về việc sử dụng năng lượng ở gia đình và địa phương.
II. Một số phương pháp dạy học chủ đề: vật chất và năng lượng
* PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT:
Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng một hay nhiều giác quan để thu thập thông tin về các sự vật, hiện tượng. Sau đó các em sử lí các thông tin đã tìm được (đối chiếu, so sánh, phân tích, tông hợp ) để rút ra kết luận.
Đối tượng quan sát có thể là tranh, ảnh, sơ đồ, mô hình, vật thật, các hiện tượng, quá trình xảy ra trong tự nhiên. Đối với quan sát còn là các hiện tượng diễn ra trong thí nghiệm. Học sinh có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ (như nhiệt kế kính lúp) để quan sát.
Ở phương pháp quan sát giúp học sinh có kinh nghiệm trực tiếp về thế giới tự nhiên – đối tượng nghiên cứu của môn khoa học.
Để sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định mục đích quan sát.
Bước 2: Quan sát để thu thập thông tin.
Bước 3: Sử lí thông tin đã thu thập được để rút ra kết luận.
Bước 4: Thông báo kết quả.
Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức khoa học về đặc điểm của vật liệu, sự biến đổi chất,để giải thích những hiện tượng đơn giản, giải quyết những vấn đề đơn giản trong cuộc sống. Khuyến khích học sinh đưa ra và trả lời những câu hỏi “tại sao?” về việc sử dụng các vật liệu, nguồn năng lượng, về các biến đổi. Chẳng hạn như:
Tại sao một vật liệu cụ thể nào đó lại được sử dụng vào việc này mà không vào việc kia?
Tại sao chất này lại biến thành chất kia?
Tại sao gió và nước chảy lại biến thành điện?..,
Qua đó, giúp học sinh nhận ra và lí giải mối liên hệ giữa đặc điểm của vật liệu, nguồn năng lượng, cách sử dụng chúng, đồng thời khêu gợi sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích ở học sinh khi các em được tiếp cận với thực tế xung quanh.
Ví dụ: Để giúp học sinh hiểu được tính chất của đồng – Bài 24, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát, 
Bước 1: Giáo viên nêu rõ mục đích quan sát: Quan sát để tìm hiểu màu sắc, độ cứng của dây đồng.
Bước 2: Học sinh tiến hành quan sát sợi dây đồng bằng mắt để nhận biết màu sắc của dây đồng, dùng tay để cảm nhận độ cứng, mềm của dây đồng (có thể tổ chức quan sát theo nhóm hoặc cá nhân).
Bước 3: Học sinh thảo luận nhóm (nếu quan sát nhóm), rút ra nhận xét về đặc điểm của dây đồng: có màu đỏ nâu, có ánh kim, bền, dẻo
Bước 4: Trình bày kết quả quan sát và nhận xét về đặc điểm của đồng. Ở bước này giáo viên yêu cầu đại diện học sinh nêu ý kiến trước lớp, học sinh khác bổ sung sau đó khẳng định kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
*PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Khác với phương pháp quan sát, phương pháp thí nghiệm đòi hỏi phải tác động lên sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu. Qua quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, học sinh thiết lập các mối quan hệ, giải thích các kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận.
Lưu ý các thí nghiệm chỉ xét phụ thuộc của hiện tượng cần nghiên cứu khi một số yếu tố biến đổi, chỉ xét định tính; các dụng cụ và việc bố trí, lắp đặt, thao tác đơn giản.
Đối với những bài học có thí nghiệm thực hành, giáo viên cần có kế hoạch trước, thực hành trước để có thể lường hết tình huống có thể dẫn đến không thành công của thí nghiệm.
Một điều quan trọng là nội dung ở sách giáo khoa, nếu để học sinh mở sách giáo khoa thì các em sẽ biết ngay kết quả, như vậy không khác gì giáo viên đã nêu kết quả trước khi thí nghiệm. Vì vậy giáo viên cần xây dựng cho học sinh thói quen làm việc theo lệnh trong một giờ học.
Một vấn đề nữa thường hay gặp ở giáo viên trong khi tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm đó là, giáo viên hướng dẫn học sinh từng bước làm thí nghiệm, sau đó yêu cầu học sinh nêu kết quả quan sát. Như vậy, học sinh tiến hành thí nghiệm nhưng mục đích không rõ ràng, không hiểu mình làm thí nghiệm để làm gì mà chỉ máy móc làm theo, điều đó sẽ hạn chế hứng thú học tập ở các em, không gắn kết giữa thí nghiệm với kết quả khoa học cần nghiên cứu.
Các dự đoán, thảo luận, giải thích và rút ra kết luận từ kết quả quan sát cần được quan tâm thấu đáo để giúp học sinh thấy được sự gắn kết giữa thí nghiệm các em làm với nội dung bài học. Không nên thông báo trước những kết luận suy ra từ việc làm thí nghiệm để khỏi làm ảnh hưởng tới suy nghĩ của các em.
Trong khi làm thí nghiệm, giáo viên cần theo dõi, khuyến khích các em đặc biệt là những nhóm yếu lúc này giáo viên cũng cần lưu ý phát huy tính tích cực của học sinh.
Trong khi tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm, cần lưu ý cho các em kĩ năng lập kế hoạch thí nghiệm, bố trí dụng cụ, quan sát, ghi kết quả giáo dục học sinh tính trung thực,cẩn thận, kiên nhẫn trong học tập.
Ví dụ: Để giúp học sinh phát hiện được một số vật (vật liệu) dẫn điện, vật cách điện Bài 46-47 giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm.
Bước 1: Giáo viên nêu rõ mục đích thí nghiệm: Tìm hiểu vật nào dẫn điện, vật nào cách điện.
Bước 2: Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm: Lắp mạch điện pin để thắp sáng đèn, sau đó ngắt một chỗ nối trong mạch để tạo ra chỗ hở, lần lượt chèn vào chỗ hở này các vật liệu cần tìm hiểu ( nhựa, đồng, chì, nhôm) từ kết quả quan sát được rút ra nhận xét về tính chất dẫn điện/cách điện của vật.
Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh tự xây dựng phương án tiến hành thí nghiệm. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu dự đoán kết quả trước khi tiến hành thí nghiệm.
Bước 3: Học sinh tiến hành thí nghiệm: Bố trí và làm thí nghiệm theo kế hoạch đề ra. Học sinh lựa chọn để ghi lại kết quả.
Bước 4: Phân tích kết quả và rút ra nhận xét: Khi chèn miếng nhôm vào chỗ hở, bóng đèn sáng, như vậy nhôm là vật dẫn điện; khi chèn nhựa vào chỗ hở, đèn không sáng, vậy nhựa là vật cáh điện.
Bước 5: Các nhóm trình bày kết quả trước lớp; thảo luận và rút ra kết luận về tính dẫn điện của vật liệu. 
PHẦN III. KẾT QUẢ 
Dạy học chủ đề vật chất và năng lượng trong môn Khoa học 5 Giáo viên cần chú ý phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, quyết đoán của học sinh, giảm sự can thiệp của giáo viên, tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động quan sát, thực hành, động não, khả năng dự đoán phát hiện ra kiến thức mới, vận dụng và tuyên truyền người thân có những việc làm phù hợp trong sinh hoạt hàng ngày góp phần giữ gìn và bảo vệ nguồn năng lượng.
Môn khoa học là một trong những môn được đánh giá bằng điểm số và đánh giá thường xuyên, ít nhất 2 lần/1 em/ tháng. Và kết quả đạt được môn Khoa học góp phần hình thành và phát triển toàn diện đối với mỗi học sinh. Trong quá trình giảng dạy. Tôi đã mạnh dạn viết và áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học 5" và kết quả năm học 2010 – 2011 đạt được cụ thể như sau: 
TS
Môn
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
 26
Toán
12
46.2
8
30.8
6
23.0.
Tiếng Việt
9
34.7
10
38.4
7
26.9
Khoa học
17
65.4
8
30.8
1
3.8
LS-ĐL
19
73.1
7
26.9
Xếp loại về: Học lực và hạnh kiểm
TS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Hạnh kiểm
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
THĐĐ
THCĐ Đ
26
9
34.7
8
30.6
9 
34.7
100 %
Quá trình áp dụng, thực hiện một số biện pháp dạy học chủ đề "Vật chất và năng lượng" môn Khoa học 5 được tổ chuyên môn khối 5 và Ban giám hiệu trường đánh giá cao và nhân rộng thực hiện trong giảng dạy ở chủ đề vật chất và năng lượng ở khối 4 – 5 trong trường nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong khối nói chung. Cụ thể là năm học 2010 – 2011 có 3 em học sinh giỏi vòng huyện và học sinh giỏi vòng tỉnh 2 em.
Tôi tin rằng cuối năm học 2010 - 2011 và những năm học tiếp theo, khi áp dụng những kinh nghiệm này thực hiện một cách nghiêm túc thì học sinh sẽ đạt được nhiều kết quả cao nhất.
Sông Đốc, ngày 24 tháng 08 năm 2011
Người viết
	HOÀNG THỊ XOAN
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT NĂNG LƯỢNG MÔN KHOA HỌC LỚP 5”
Người viết: Hoàng Thị Xoan
Tổ chuyên môn
Trường
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung: 
Ngày  tháng . Năm 2011
Tổ trưởng
Xếp loại chung: 
Ngày  tháng . Năm 2011
Hiệu trưởng
Phòng giáo dục và đào tạo huyện Trần Văn Thời
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung: 
Ngày  tháng . Năm 2011
Trưởng phòng
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT NĂNG LƯỢNG MÔN KHOA HỌC LỚP 5”
Người viết: Hoàng Thị Xoan
Tổ chuyên môn
Trường
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung: 
Ngày  tháng . Năm 2011
Hiệu trưởng
Xếp loại chung: 
Ngày  tháng . Năm 2011
Trưởng phòng
Sở giáo dục và đào tạo Cà Mau
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung: 
Ngày  tháng . Năm 2011
GIÁM ĐỐC

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM MOT SO BIEN PHAP DAY HOCCHU DE VAT CHAT NANG LUONG MON KHOA HOC LOP 5.doc
Giáo Án Liên Quan