Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó là thông điệp chung mà toàn nhân loại đã kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai sẽ mang lại những phồn vinh và tiến bộ cho xã hội sau này. Để đạt được điều đó thì việc quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em là trách nhiệm hàng đầu không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ ít có cơ hội được giao lưu tình cảm với bố mẹ, trẻ hay thu mình và rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài ra khi xã hội ngày càng phát triển, kéo theo sự phát triển, bùng nổ của khoa học và công nghệ đã một phần nào đó làm ảnh hưởng khá lớn tới giới trẻ hiện nay, đặc biệt là trẻ nhỏ với đặc tính thích khám phá và tìm tòi. Sự lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ của đồ chơi, điện thoại, máy tính, máy tính bảng làm cho không ít trẻ thiếu những kỹ năng sống cơ bản để thích nghi và tồn tại với với cuộc sống. Trẻ không biết mình là ai? Không biết mình phải làm gì? Khả năng của mình có tới đâu, mình cần và mình mong muốn những gì từ cuộc sống? Từ đó dẫn tới trẻ thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, không đặt ra được mục tiêu phấn đấu của bản thân cho cuộc sống và dễ vấp ngã vào những thói hư tật xấu, cùng những hiểm họa từ xã hội.

 

doc35 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
Từ ngày 10 tháng 9 năm 2017 đến ngày 14 tháng 5 năm 2018
4. Tác giả: 
	Họ và tên: Tống Thị Phương
	Năm sinh: 1988
	Nơi thường trú: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định
	Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên 5 tuổi
Nơi làm việc: Trường Mầm non Nghĩa Minh
Điện thoại: 0337333001
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 90%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
	Tên đơn vị: Trường Mầm non Nghĩa Minh
	Địa chỉ: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định
	Điện thoại: 0944169382
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó là thông điệp chung mà toàn nhân loại đã kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai sẽ mang lại những phồn vinh và tiến bộ cho xã hội sau này. Để đạt được điều đó thì việc quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em là trách nhiệm hàng đầu không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ ít có cơ hội được giao lưu tình cảm với bố mẹ, trẻ hay thu mình và rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài ra khi xã hội ngày càng phát triển, kéo theo sự phát triển, bùng nổ của khoa học và công nghệ đã một phần nào đó làm ảnh hưởng khá lớn tới giới trẻ hiện nay, đặc biệt là trẻ nhỏ với đặc tính thích khám phá và tìm tòi. Sự lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ của đồ chơi, điện thoại, máy tính, máy tính bảng làm cho không ít trẻ thiếu những kỹ năng sống cơ bản để thích nghi và tồn tại với với cuộc sống. Trẻ không biết mình là ai? Không biết mình phải làm gì? Khả năng của mình có tới đâu, mình cần và mình mong muốn những gì từ cuộc sống? Từ đó dẫn tới trẻ thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, không đặt ra được mục tiêu phấn đấu của bản thân cho cuộc sống và dễ vấp ngã vào những thói hư tật xấu, cùng những hiểm họa từ xã hội.
Song song với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì yêu cầu đối với hệ thống giáo dục cũng ngày càng nâng cao, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Qua đó trí thông minh, sự hiểu biết chỉ là một phần trong những yêu cầu đặt ra đối với hệ thống giáo dục, chính những thao tác hành động, nhận thức – tình cảm mà con người sử dụng hàng ngày để đáp ứng nhu cầu của bản thân và các cách ứng xử, giao tiếp để xử lý các tình huống phát sinh trong cuộc sống quyết định một nửa còn lại, những kỹ năng đó được gọi là kỹ năng sống. Đây là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Với những giá trị đó việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là điều hết sức cần thiết để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách.
Ở lứa tuổi Mầm non, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này. Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và mở rộng, từng cá nhân, nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên sẽ trở thành lạc hậu. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng cao. Để hình thành và có được các kỹ năng cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày trước tiên giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, kiến thức để tổ chức các hoạt động cho trẻ để trẻ được trải nghiệm, tích cực tham gia vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong nhóm, lớp. Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau trong lớp như: Thảo luận, trao đổi ý kiến, giải quyết xung đột, chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm những vai trò khác nhau... từ đó trẻ có cơ hội để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, góp phần thúc đẩy sự phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ cho trẻ.
Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo lớn, bản thân tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, với lứa tuổi mầm non, sự hiểu biết về xã hội còn hạn chế, khả năng chú ý và ghi nhớ chưa cao vì thế không thể dạy trẻ theo hình thức cô giảng dạy – trẻ thụ động lĩnh hội kiến thức mà việc rèn kỹ năng sống cho trẻ cần phải hết sức gần gũi với cuộc sống, nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ, trẻ cần có điều kiện để cọ sát, đưa ra các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, thực hành và áp dụng để tự giải quyết vấn đề một cách tự lập. Dựa vào những đặc điểm tâm sinh lí đó của trẻ, bản thân đã tích cực tìm tòi và áp dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và đã đạt được một số những thành công nhất định, đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non” với mong muốn mang những thành công của mình đến với những đồng nghiệp – những người có cùng mục đích mang đến những điều tốt đẹp nhất cho trẻ, đồng thời đào tạo ra những thế hệ tương lai năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với sự tiến bộ của xã hội.
II. Mô tả giải pháp: 
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. 
Trên thực tế việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non tuy không còn mới mẻ song rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng tổ chức để có thể truyền tải đến cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết. Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn, vì vậy mỗi giáo viên lại tự lựa chọn cho mình những phương pháp khác nhau, đôi khi kết quả mang lại không cao mà còn khiến việc giáo dục trẻ trở nên nặng nề, máy móc hơn. Chính vì vậy, năm học 2017- 2018, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi với tổng số cháu là 35 cháu. Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí trẻ cũng như thực trạng về vốn kỹ năng sống của trẻ lớp mình, từ đó tôi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
 a. Thuận lợi :
- Được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục đào tạo huyện Nghĩa Hưng cùng với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
- Trẻ đi học chuyên cần, trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp.
- Bản thân là một giáo viên được đào tạo chính quy, nắm vững chuyên môn, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tôi thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để áp dụng vào hoạt động của cô và trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Hai giáo viên ở lớp luôn phối kết hợp thống nhất phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Cả 2/2 giáo viên đều đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn.
 - Là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ hàng ngày.
 b. Khó khăn:
	- Lớp tôi là lớp mẫu giáo lớn vì thế cha mẹ thường rất sốt sắng trong việc dạy con, do đó, khi trẻ chưa biết đọc, biết viết, biết làm toán thì thường lo lắng một cách thái quá, từ đó chỉ chú trọng việc dạy học cho trẻ mà không quan tâm nhiều đến những kỹ năng sống. Bên cạnh đó, đa số cha mẹ làm công nhân, việc đưa đón trẻ đều do ông bà vì thế việc tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế.
- Số lượng trẻ trong lớp đông, nhận thức của trẻ không đồng đều, mỗi trẻ lại có đặc điểm cá tính riêng biệt vì thế việc quan tâm, sát sao tất cả trẻ trong các hoạt động là điều hết sức khó khăn.
	- Nhiều trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử... nên trẻ không quan tâm nhiều đến các hoạt động khác.
- Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh.
- Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực.
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.
 Qua điều tra thực tế về vốn kỹ năng sống của trẻ trong lớp tôi, tôi nhận thấy kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau:
STT
Kỹ năng sống
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Kỹ năng tự nhận thức bản thân
18
51%
17
49%
2
Kỹ năng tự lập, tự phục vụ
17
49%
18
51%
3
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
16
46%
19
54%
4
Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
19
54%
16
46%
5
Kỹ năng giải quyết vấn đề
16
46%
19
54%
6
Kỹ năng thích nghi
17
49%
18
51%
7
Kỹ năng tự bảo vệ
15
43%
20
57%
8
Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc
16
46%
19
54%
 	
Từ số liệu điều tra thực tế trên cho thấy kỹ năng sống và việc thực hiện kỹ năng sống của trẻ là rất thấp. Qua đó tôi nhận thấy cần phải thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận về biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Làm thế nào để trẻ lớp tôi có những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết, đáp ứng được với xu thế phát triển của xã hội ngày càng phức tạp như hiện nay. Từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi” vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại lớp 5 - 6 tuổi mà tôi đang chủ nhiệm. 
	2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 
Rút kinh nghiệm qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng chưa hiệu quả trước đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới. Và dưới đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả khả quan: 
a. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về dạy kỹ năng sống cho trẻ. 
- Để thực hiện tốt những biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trước hết bản thân mỗi giáo viên mầm non cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Không ngừng tự học tập và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non theo độ tuổi mình đang dạy nhằm trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất, từ đó nắm được đặc điểm nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ, trên cơ sở đó mới lồng ghép, tích hợp việc dạy kỹ năng sống cho trẻ một cách phù hợp. Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi mầm non thường rất hay bắt chước người lớn trong mọi hoạt động, chính vì vậy, không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Những người trực tiếp dạy trẻ càng cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đềĐây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi các cô giáo cũng luôn phải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn. 
 	 - Tham gia đầy đủ các đợt kiến tập và các chương trình bồi dưỡng chuyên đề do phòng giáo dục, cụm, trường tổ chức.
	- Đưa những nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ vào thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm để thống nhất những biện pháp phù hợp.
 	- Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạp chí mầm non:
 	+ Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ mầm non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. 
 	+ Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (Nhà xuất bản đại học quốc gia).
 	+ Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ mẫu giáo. 
 	+ Sách các hoạt động phát triển kĩ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo. Sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống
 + Xem các chương trình dạy kỹ năng sống cho trẻ trên báo, mạng internet
b. Biện pháp 2: Xác định rõ những kỹ năng sống cơ bản phù hợp với độ tuổi cần dạy cho trẻ. 
	- Việc xác định và rèn luyện đúng những kỹ năng cần thiết, phù hợp với độ tuổi của trẻ sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. Ngoài ra còn giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn hoạt động phù hợp để lồng ghép dạy kỹ năng sống sao cho đạt kết quả tốt nhất.
	- Đối với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi thì có nhiều những kỹ năng cần thiết mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung học các môn học, trong đó gồm các kỹ năng:
+ Kỹ năng tự nhận thức bản thân: Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác. Dạy trẻ kỹ năng tự nhận thức là giúp trẻ sớm hiểu đúng về mình, nhận ra được mình là một cá thể riêng biệt, không giống một ai khác, từ đó trẻ chấp nhận sự riêng biệt đó, vui vẻ và tự tin vào chính mình, có những hành động, lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện hoàn cảnh thực tế. Ngoài ra trẻ còn tự tin thể hiện các khả năng của bản thân trong các mối quan hệ với xã hội, không ngại khám phá những điều mới mẻ, thú vị trong cuộc sống. Tạo tiền đề giúp trẻ tự trau dồi và học tập các kiến thức, kỹ năng một cách dễ dàng hơn. Tự tin cũng là yếu tố giúp trẻ vượt qua hầu hết những khó khăn, trở ngại mà bất kỳ ai cũng sẽ phải đối mặt trong cuộc đời. 
+ Kỹ năng tự lập, tự phục vụ: Đây là kỹ năng rất quan trọng cần trang bị cho trẻ ngay từ thời gian trẻ còn học lớp bé. Việc cho trẻ sớm tham gia vào những công việc lao động phù hợp như: Cho bé tự sắp xếp, dọn đồ chơi sau khi chơi xong, trẻ biết phụ mẹ, cô giáo những công việc vừa sức, tự thay đồ hay biết tự rửa tay, tự vệ sinh cá nhân sẽ giúp trẻ trở nên năng động hơn, tự lập hơn, tạo tiền đề để trẻ phát triển theo hướng tích cực trong tương lai. Nếu trẻ không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, trẻ sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Đây là một thiệt thòi rất lớn trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ sau này.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích được tự tay làm những công việc mà trẻ biết, vì thế khi giúp trẻ xây dựng kỹ năng này, giáo viên cần để trẻ chủ động, tự tin đối với công việc của mình. Hãy để trẻ tự làm và giáo viên chỉ là người hướng dẫn, điều này rất cần sự kiên nhẫn của người lớn. 
VD: Khi trẻ bắt đầu đến lớp, hãy để trẻ tự cất đồ dùng cá nhân của trẻ. Hay đến giờ ăn, ngủ, vệ sinh, giáo viên nên để trẻ tự chuẩn bị đồ dùng: Bàn ghế, khăn, xà phòng tự rửa tay, rửa mặt, lấy yếm, để bát đúng nơi quy định Khi trẻ được tự mình thực hiện đồng thời nhận được những lời động viên, khen ngợi từ phía người lớn, trẻ sẽ dễ bị kích thích và cuốn hút vào những hoạt động này, từ đó trẻ càng cố gắng hơn, tạo thói quen tốt cho trẻ.
Trẻ tự mặc áo; kê bàn ăn.
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử: Đây là một trong những kỹ năng cần được trau dồi và rèn luyện ngay từ khi trẻ còn nhỏ để hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của trẻ, cho đến khi trẻ lớn lên. Đối với trẻ mầm non, giao tiếp không chỉ đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn để trẻ có được sự phát triển não bộ, tư duy. Vì thế việc dạy kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ ngay từ khi còn bé là vô cùng cần thiết. Trẻ cần có kỹ năng lắng nghe (Nghe chăm chú; không ngắt lời, không nói leo); kỹ năng thân thiện (Chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay; cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền, lễ phép với người trên, tôn trọng bạn, nhường nhịn em nhỏ bằng cử chỉ đúng mực); kỹ năng bày tỏ ý kiến (Mạnh dạn nói lên ý kiến, đề nghị của mình). Ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh quan tâm giúp đỡ bố mẹ, người lớn những việc vừa sức. Biết từ chối những điều mình không thích, những đề nghị của người lạ... 
Trẻ chào hỏi và trò chuyện cùng người lớn.
+ Kỹ năng hợp tác và chia sẻ: Con người sinh ra và lớn lên không có ai chỉ có một mình. Trong cuộc sống chúng ta có gia đình, có bạn bè, có đồng nghiệp, có các mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống hiện đại các mối quan hệ xã hội ngày càng rộng mở và là một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Việc biết cách hòa đồng, biết cách làm việc theo nhóm, tận dụng sức mạnh, ưu thế của tập thể để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập và công việc là một trong những kỹ năng quan trọng. Vì thế cần dạy trẻ biết thể hiện sự thân thiện, hoà thuận với bạn; chia sẻ và giúp đỡ bạn khi cần thiết; cùng bạn hoàn thành một việc đơn giản; tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết, trau dồi những kỹ năng làm việc theo nhóm. Điều này không chỉ giúp cho trẻ hòa đồng hơn với những người xung quanh mà còn giúp cho trẻ có được kết quả tốt nhất trong học tập và lao động.
Trẻ cùng bạn xâu vòng và chăm sóc cây.
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: Càng lớn, trẻ càng có nhiều vấn đề mà bản thân trẻ phải biết tự xoay sở, cha mẹ sẽ không thể thường xuyên ở bên bao bọc hay giúp đỡ. Đơn giản như việc làm thế nào để buộc được dây giày để ko bị tuột và vấp ngã; làm thế nào để ăn được chiếc kem này mà ko bị dây bẩn ra áo; hay làm thế nào để lấy được chiếc bánh ở độ cao kia; làm thế nào để di chuyển được một cái cây to Tất cả những điều tưởng như nhỏ nhặt đó lại cần phải rèn luyện. Khi trẻ biết cách xác định mục tiêu, vấn đề và hướng giải quyết cho những sự việc đơn giản thì dần dần trẻ sẽ có được kỹ năng xử lý được những vấn đề lớn hơn trong tương lai. Những đứa trẻ như vậy sẽ rất dễ thành công trong cuộc sống và cái người ta gọi là “khả năng sinh tồn” sẽ cao hơn hẳn so với những đứa trẻ luôn phụ thuộc vào cha mẹ.
Trẻ tự buộc dây giầy và có thể tự di chuyển cây to.
+ Kỹ năng thích nghi: Thích nghi là một kỹ năng sống quan trọng vì nếu kỹ năng giao tiếp là bước đầu để tiếp xúc với môi trường xã hội thì thích nghi chính là bước tiếp theo để có thể hòa nhập hoặc phản ứng lại với môi trường bên ngoài. Đứa trẻ nếu có kỹ năng giao tiếp tốt có thể đạt được những thành công với những người xung quanh trong việc tham gia vào các hoạt động. Thế nhưng nếu trẻ không có khả năng thích nghi thì cũng khó mà đạt được những kết quả tốt cho cuộc sống của mình. Có nhiều dạng kỹ năng thích nghi cần rèn luyện cho trẻ: Kỹ năng thích nghi với môi trường, thời tiết; Kỹ năng thích nghi với đám đông; Kỹ năng thích nghi với thức ăn, nước uống
+ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu, biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. VD: Ứng xử khi bị lạc; an toàn khi tham gia giao thông; Giao tiếp với người lạ
	+ Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc: Các chuyên gia cho rằng cảm giác tức giận là một phản ứng rất bình thường của con người, kể cả trẻ nhỏ cũng vậy. Sự tức giận sẽ không trở nên tiêu cực nếu như con biết cách kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình một cách hiệu quả. Trẻ em rất dễ bị mất kiểm soát cảm xúc, cả khi các bé buồn, giận hay vui sướng. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần được học cách làm chủ cảm xúc. Với khả năng kiểm soát và điều chỉnh bản thân, bé sẽ học được cách đương đầu với những cảm giác tiêu cực và những thay đổi trạng thái từ buồn, vui đến giận hờn, thất vọng mà không bị chìm đắm trong tuyệt vọng. Bé cũng không phản ứng lại những tình huống tiêu cực bằng hành động thái quá. Chẳng hạn, khi bị bạn giành mất món đồ chơi yêu thích, thay vì khóc lóc, đánh nhau, một đứa trẻ biết tự chủ sẽ đưa ra hành động thích hợp hơn, chẳng hạn như nói chuyện hoặc ngỏ ý cùng chơi món đồ chơi đóVà đương nhiên với hành động đó trẻ sẽ dễ dàng biến sự việc trở nên nhẹ nhàng hơn, mà hiệu quả đạt được lại cao hơn.
	Việc dạy trẻ những kỹ năng cần thiết và phù hợp ngay tự độ tuổi mầm non sẽ giúp trẻ có cơ hội rèn luyện thói quen, biết cách đối diện và đương đầu, vượt qua những khó khăn, thử thách trong học tập cũng như trong mọi hoạt động 

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_day_ky_nang_song_cho_tre_5_6_tuoi_o_truong.doc
Giáo Án Liên Quan