Một số biện pháp để nâng cao chất lượng đọc viết cho học sinh lớp 1

Trong những năm gần đây, chúng ta được nghe nhiều dư luận về vấn đề “học sinh chưa biết đọc” vẫn được lên lớp trên học tiếp. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo hiện nay. Từ những thực tế đó bản thân chúng ta là giáo viên cần làm gì để khắc phục những khó khăn và hậu quả trên.

 Năm học 2007-2008 Ban Giám Hiệu trường rất quan tâm đến việc “dạy học như thế nào” để cuối năm không có học sinh ngồi nhầm lớp. Với mục tiêu này tôi thiết nghĩ bên cạnh việc đổi mới chương trình SGK và đổi mới phương pháp dạy học mà chúng ta cần chú ý đến các biện pháp dạy học nào cho sinh động để hướng học sinh tham gia vào bài giảng nhằm nâng cao kết quả học tập của các em và tránh được tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Muốn làm được điều đó thì giáo viên chủ nhiệm lớp phải trải qua nhiều giai đoạn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3231 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp để nâng cao chất lượng đọc viết cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BiỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1
***** ¾ ***** 
	Trong những năm gần đây, chúng ta được nghe nhiều dư luận về vấn đề “học sinh chưa biết đọc” vẫn được lên lớp trên học tiếp. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo hiện nay. Từ những thực tế đó bản thân chúng ta là giáo viên cần làm gì để khắc phục những khó khăn và hậu quả trên.
	Năm học 2007-2008 Ban Giám Hiệu trường rất quan tâm đến việc “dạy học như thế nào” để cuối năm không có học sinh ngồi nhầm lớp. Với mục tiêu này tôi thiết nghĩ bên cạnh việc đổi mới chương trình SGK và đổi mới phương pháp dạy học mà chúng ta cần chú ý đến các biện pháp dạy học nào cho sinh động để hướng học sinh tham gia vào bài giảng nhằm nâng cao kết quả học tập của các em và tránh được tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Muốn làm được điều đó thì giáo viên chủ nhiệm lớp phải trải qua nhiều giai đoạn.
Trong năm học này, nhà trường giao nhiệm vụ cụ thể về chất lượng- hạnh kiểm của học sinh lớp chủ nhiệm: học sinh lên lớp: 98%, học sinh giỏi: 8%, học sinh tiên tiến: 28%, các môn học khác đạt từ hoàn thành trở lên, hạnh kiểm học sinh đạt khá tốt: 100%. Đây là chỉ tiêu khá nặng với bản thân tôi so với các khối lớp khác trong trường. Đầu năm học tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1A1, là lớp học đầu cấp lại có nhiều học sinh hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, do đó hoạt động học tập của các em đều gặp khó cho nên muốn đưa lớp vào nề nếp là một điều rất khó khăn, phải mất hai tháng mới ổn định được. Sau khi nhận lớp được chủ nhiệm tôi lo lắng rất nhiều vì đây là một lớp có nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình không ổn định dẫn đến các em bị gián đoạn việc học tập, từ đó các em bị hỏng kiến thức, chán học, không chịu đến lớp Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao tôi suy nghĩ thật nhiều về tình hình lớp mình, tôi phải có trách nhiệm của mình đối với thế hệ trẻ và hạ quyết tâm làm bằng được yêu cầu mà nhà trường giao.
	Dưới đây là một vài biện pháp dạy học mà bản thân tôi tích lũy và học hỏi ở đồng nghiệp trong những năm công tác dạy học nhằm giúp học sinh biết đọc và viết sau khi hoàn thành chương trình lớp 1.
	1/ Công tác xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp:
	- Sĩ số lớp là 32 học sinh tôi chia lớp thành 4 tổ, học sinh các tổ được xếp theo từng trình độ: giỏi, khá, trung bình, yếu (cá biệt). Các em học sinh yếu và học sinh cá biệt tôi xếp cùng một tổ để dễ dàng theo dõi và giúp đỡ các em. Điều quan trọng nhất là lựa chọn Ban Cán Sự lớp làm nòng cốt, muốn Ban cán sự lớp làm tốt nhiệm vụ của mình, tôi phân công cụ thể và hướng dẫn cách làm theo từng đối tượng.
	* Lớp trưởng: phải học khá giỏi, nhạy bén, nắm rõ hoạt động của lớp về: sĩ số hằng ngày, xếp hàng, vệ sinh
	* Lớp phó học tập: phải gương mẫu, học giỏi nhất lớp, biết giúp đỡ các bạn cùng học tập, nắm rõ tình hình học tập 
	* Lớp phó văn thể: có năng khiếu nhiệt tình, bắt giọng bài hát cho các bạn hát đầu giờ.
	* Có 4 tổ trưởng: phải học khá giỏi, nhiệt tình giúp đỡ bạn trong tổ, nhắc nhở các bạn trực nhật, truy bài, 
	2/ Tổ chức thi đua:
	- Cho học sinh biết tiêu chuẩn thi đua của lớp, phát động phong trào thi đua: vở sạch chữ đẹp, hoa điểm 10, nói lời hay làm việc tốt,
Hàng tuần giờ sinh hoạt tập thể sẽ tổ kết thi đua cả tuần. Tổ nào không vi phạm được tuyên dương, khen thưởng, tổ nào có học sinh vi phạm thì nhắc nhở, động viên các em khắc phục. Ngoài việc nhắc nhở động viên học sinh vi phạm, tôi tuyên dương học sinh tiến bộ (học sinh yếu, học sinh cá biệt).
	3/ Quan tâm học sinh yếu, học sinh cá biệt.
- Điều tôi băn khoăn là học sinh yếu và học sinh cá biệt, do đó tôi tách các em xếp ngồi học cùng một nhóm ngay từ đầu.
- Đến nhà trao đổi tìm hiểu nguyên nhân các em này trở thành học sinh yếu và cá biệt. Từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp để giáo dục các em.
	4/ Học tập:
	- Sau khi phân loại trình độ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu và sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp với các em.
	- Thường xuyên khuyến khích học sinh khá, giỏi giúp đỡ các em học trung bình. Riêng học sinh yếu (cá biệt) bản thân tôi trực tiếp theo dõi và giúp đỡ các em.
	- Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tôi tham mưu với BGH, tổng phụ trách hỗ trợ các em: tặng tập, sách, đồ dùng học tập
	- Trong 15 phút truy bài đầu giờ cho học sinh giỏi đọc qua một lần cho các bạn dò lại, sau đó học sinh tự truy bài, tôi luôn theo dõi sự tiếp thu bài của học sinh. Thường xuyên trao đổi với các giáo viên dạy bộ môn chuyên để biết tình hình học tập của các em.
	- Hàng tuần có bài kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh kịp thường thái độ học tập của học sinh cũng như điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
	5/ Giờ sinh hoạt tập thể:
	- Trong giờ sinh hoạt tập thể tôi hướng dẫn các em tham gia một cách sinh động vào hoạt dộng này sau một tuần học tập.
	+ Nhận xét các ưu khuyết điểm trong tuần đạt được.
	+ Tổ chức cho học sinh vui chơi: hát, trò chơi
Với cách làm trên thì các em học sinh yếu và học sinh cá biệt bước đầu biết đọc, biết viết và tiến bộ rõ rệt.
	- Qua kết quả này tôi rất mừng vì cơ bản các em đã dần dần đi vào nề nếp học tập một cách đúng đắn. Đó cũng chính là nhờ trong quá trình chủ nhiệm lớp tôi đã lần lượt thực hiện các biện pháp sau:
	+ Đầu tiên phải xây dựng động cơ thái độ học tập cho học sinh.
	+ Có những biện pháp dạy học phù hợp cho từng em.
	+ Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp vững mạnh.
	+ Tổ chức các phong trào thi đua.
+ Tạo mối đoàn kết trong tập thể.
Trên đây là một số việc làm mà tôi đã thực hiện nhằm góp phần tích cực trong công việc trồng người của chúng ta.
 Lê Thị Ngọc Bích 
 Trường Tiểu Học Trường Xuân 2 

File đính kèm:

  • docSKKN DOC VIET.doc
Giáo Án Liên Quan