Một số biện pháp gây hứng thú trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4 - 5 tuổi

II- TÊN SÁNG KIẾN : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI.

III - LĨNH VỰC : GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

IV - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN :

1/ Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

1.1 .Thuận lợi:

 - Cơ sở vật chất phòng học khang trang, thoáng mát, đủ ánh sáng và có nhiều đồ dùng đẹp mắt thu hút trẻ đến lớp. Sân chơi luôn sạch sẽ và đẹp.

 - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, ban giám hiệu thường xuyên tổ chức tiết dạy tốt, dạy thao giảng, dạy chuyên đề và được đi dự giờ ở các trường bạn để giáo viên được học hỏi các kinh nghiệm với nhau.

 - Giáo viên đã được đào tạo chuẩn, có lòng yêu nghề, mến trẻ.

 - Số trẻ học nam và nữ tương đối cân bằng.

 - Trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, tỷ lệ ở kênh suy dinh dưỡng và thấp còi chỉ có 1 cháu.

 - Được các phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình sức khỏe và chương trình học của con em mình. Đa số phụ huynh nhiệt tình, có sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh.

 

doc11 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp gây hứng thú trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4 - 5 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT HUYỆN PHÚ TÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẪU GIÁO LONG HÒA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ________________ _____________________________
Long Hòa , ngày 25 tháng 11 năm 2016
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ :
- Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Chi ( Nữ).
- Ngày tháng năm sinh: 1983
- Nơi thường trú: Ấp Long Hòa II, Xã Long Hòa, Phú Tân,An Giang
- Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Long Hòa
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên
- Lĩnh vực công tác : Giáo dục.
II- TÊN SÁNG KIẾN : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI.
III - LĨNH VỰC : GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
IV - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN :
1/ Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
1.1 .Thuận lợi:
 - Cơ sở vật chất phòng học khang trang, thoáng mát, đủ ánh sáng và có nhiều đồ dùng đẹp mắt thu hút trẻ đến lớp. Sân chơi luôn sạch sẽ và đẹp.
 - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, ban giám hiệu thường xuyên tổ chức tiết dạy tốt, dạy thao giảng, dạy chuyên đề và được đi dự giờ ở các trường bạn để giáo viên được học hỏi các kinh nghiệm với nhau.
 - Giáo viên đã được đào tạo chuẩn, có lòng yêu nghề, mến trẻ.
 - Số trẻ học nam và nữ tương đối cân bằng.
 - Trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, tỷ lệ ở kênh suy dinh dưỡng và thấp còi chỉ có 1 cháu.
 - Được các phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình sức khỏe và chương trình học của con em mình. Đa số phụ huynh nhiệt tình, có sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh.
1.2 .Khó khăn :
 - Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong hoạt động giảng dạy môn giáo dục phát triển thể chất.
 - Diện tích ra sân để tập các vận động còn trật hẹp so với quy định.
 - Giáo viên chưa có nhiều kinh ngiệm để tổ chức linh hoạt sáng tạo vào các hoạt động phát triển thể chất, khiến cho các cháu bị gò bó, chưa được hứng thú trong giờ học nên vào giờ hoạt động thể chất chưa đạt được hiệu quả cao.
 - Chưa có nhiều đồ dùng trực quan trong khi hoạt động còn chưa hấp dẫn, dẫn đến các giờ hoạt động thể chất còn khô khan.
* Kết quả thực hiện môn thể chất năm học 2015 – 2016 :
- Về sức khỏe :
 + Cân nặng : 31/33, tỉ lệ : 93,9 % kênh A.
 + Chiều cao : 32/33 tỉ lệ : 96,97 % trẻ bình thường.
- Về giáo dục :
 + Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia hoạt động : 27/33, tỉ lệ : 81,81 %.
 + Kĩ năng vận động :
 Vận động thô : 25/33, tỉ lệ : 75,75 %.
 Vận động tinh : 23/33, tỉ lệ : 69,69 %.
2/ Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến :
 - Trong quá trình tham gia vào các hoạt động thể chất, trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm - xã hội cũng như về mặt thẫm mỹ.
 - Hoạt động phát triển thể chất là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe của trẻ, giúp trẻ phát triển tốt các kĩ năng vận động, đồng thời giúp trẻ có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, không những thế còn giúp trẻ phát triển tốt môn phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức.
 - Hoạt động thể chất làm thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ và tạo cho trẻ một tinh thần sảng khoái, vui vẻ, giúp trẻ phát triển tốt mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối, hài hòa là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể, những bài tập có nhịp điệu.
 - Môn học phát triển thể chất là một môn học rất quan trọng đối với lớp trẻ hiện nay và ngay từ tuổi mẫu giáo. Là một môn học bổ ích cho sức khỏe, đem lại niềm hứng thú, phấn khởi nhằm mục đích rèn ở trẻ một tinh thần hồn nhiên thoải mái sẵn sàng như đón nhận một tương lai mới lạ.
 - Kết hợp với âm nhạc giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp điệu, thể hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác và nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay, giúp trẻ phát triển tốt các vận động tinh tế khéo léo đặc biệt là hoạt động tạo hình giúp cho trẻ phát huy tốt trí tưởng tượng sáng tạo. Nhưng trên thực tế trong trường mẫu giáo nói chung và lớp mẫu giáo nhỡ nói riêng, việc cho trẻ hoạt động phát triển giáo dục thể chất chưa làm được điều đó, chưa tích cực, linh hoạt sáng tạo, vẫn còn mang tính chất đơn điệu, cứng nhắc, gò bó vì ở lứa tuổi này trẻ : 
“ Học mà chơi - chơi mà học”, hình thức tổ chức chưa được sáng tạo hấp dẫn, sẽ dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động.Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và đưa ra “ Một số biện pháp gây hứng thú trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4 - 5 tuổi” được tốt hơn.
3/Nội dung của sáng kiến :
3.1.Tiến trình thực hiện :
 - Giáo dục phát triển thể chất rất quan trọng cho việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non, đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục thể chất nhằm phát triển một cơ thể cân đối, hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách trẻ. 
 - Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất là rất quan trọng giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao năng lực nhận thức của trẻ.
 -Việc này đòi hỏi giáo viên mầm non phải có kiến thức sâu rộng để tìm ra các biện pháp giáo dục, và lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện tốt hơn.
3.2.Thời gian thực hiện :
 - Đề tài nghiên cứu trên đây được áp dụng với trẻ mẫu giáo nhỡ ở độ tuổi 4 - 5 tuổi, tôi bắt đầu nghiên cứu từ đầu năm học đến cuối năm 2015 – 2016 ở lớp chồi 2 do tôi phụ trách.
3.3.Biện pháp tổ chức :
3.3.1.Chuẩn bị điều kiện và đảm bảo an toàn phục vụ giáo dục thể chất cho trẻ :
 a/Môi trường học tập:
 - Đối với lớp học ngay từ đầu năm tôi trang trí lớp sạch sẽ và đẹp mắt, hấp dẫn trẻ theo từng chủ đề để nhằm giúp trẻ gây hứng thú cho trẻ khi vào lớp học, với mỗi chủ đề tôi luôn có sự thay đổi mới lạ và phù hợp với từng chủ đề. Gợi mở ý tưởng tượng sáng tạo của từng trẻ trong hoạt động vui chơi, và tìm ra một số trò chơi mới nhằm giúp trẻ có sự thông minh và sáng tạo thêm, tạo ra các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp học.
 - Muốn trẻ hứng thú với giáo dục thể chất thì việc đầu tiên phải gây hứng thú cho trẻ khi tới lớp, trẻ có yêu thương, thích đến trường thì trẻ mới có hứng thú tham gia các hoạt động khác. Vì thế, môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ vô cùng cần thiết.
 -Từ các việc cô cho trẻ làm ra các sản phẩm, trẻ được phát triển các vận động tinh như : cắt dán, cầm nắm, vẽ tranh và tô màu các sản phẩm. Qua đó, trẻ thấy thích thú tham gia các hoạt động dưới sự động viên, khuyến khích của cô.
 - Môi trường ngoài lớp học, giáo viên trong trường cùng phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sư phạm mới mẻ cho trẻ, hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời trường bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc cây xanh cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình.
Hình ảnh trèo lên xuống thang.
 Ví dụ : Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất củng cố rèn luyện kĩ năng cho nôi dung chính của hoạt động, tôi tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị chơi ngoài trời hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường, hay chơi trò chơi vận động, trò chơi dân gian ở ngoài sân trường.
 - Môi trường đa dạng, phong phú, hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả của hoạt động cao nhất. Từ đó, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ. Qua việc vận dụng khi thực hiện trong môi trường học tập, tôi nhận thấy trẻ tham gia sôi nổi hơn các hoạt động, đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất.
b/Dụng cụ, đồ dùng tập luyện :
 -Thông qua các hoạt động trong trường mầm non, đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất thì đồ dùng học tập cho trẻ cũng không kém phần quan trọng. Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục thể chất đối với trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả hoạt động của trẻ. Có đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn, đa dạng, phong phú làm cho hoạt động thêm sinh động, hấp dẫn, khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao. Hiểu được về điều này thì việc tạo ra các đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ có điều kiện hoạt động đúng mục đích là việc làm hết sức cần thiết đối với các lớp học mẫu giáo, nhưng bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng, dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng, đây là việc làm thường xuyên của người giáo viên phải quan tâm.
Hình ảnh một số đồ dùng, dụng cụ tập luyện thể dục.
 Ví dụ : Khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng, tôi thường xuyên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo tuần : khi sử dụng vòng thể dục, khi sử dụng gậy thể dục hoặc nơ, sử dụng các đồ dùng này phù hợp với nội dung bài học và chủ đề đang thực hiện. Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi trang trí các đồ dùng học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa, thanh nhựa có màu sắc hấp dẫn kích thích, thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất để đạt kết quả cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ được cô tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc : bến chắc, không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tại nạn cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
 - Trong các trỏ chơi vận động tôi nghiên cứu và l1m2 đồ dùng đồ chơi hướng dẫn trẻ sử dụng chơi có hứng thú và đạt kết quả cao.
-Trong trường mẫu giao, việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng đầu, người giáo viên luôn lấy nhiệm vụ an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là trọng tâm kế hoạch đề ra. Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động luôn vó sự giám sát của giáo viên đó là với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ tập luyện, địa điểm cho trẻ hoạt động. Tôi luôn quan tâm làm tốt các công tác chuẩn bị như : Sân tập, kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập.
 - Đối với các đồ dùng để cháu tập thể dục như : ghế thể dục, thang cho cháu leo khi tập với các bài tập vận động này tôi nên kiểm tra kĩ, độ chắc chắn trước khi tôi cho lớp tập và sử dụng, nếu tôi thấy dụng cụ này chưa được chắc chắn tôi phải có biện pháp sữa chữa ngay trước khi tập nó.
 - Giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đồ dùng, đồ chơi trong lớp để đảm bảo tính an toàn cho cháu khi tham gia vào các hoạt động đó.
 - Bản thân tôi là giáo viên dạy lớp với lòng nhiệt quyết yêu nghề mến trẻ, tôi luôn mong muốn “ những đứa con” của lớp mình sẽ được phát triển toàn diện về các mặt. Trong đó giáo dục thể chất giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện, nó còn là một biện pháp tích cực, nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản để rèn luyện sức khỏe cơ thể.
3.3.2. Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động thể chất:
 a/Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất:
 - Nói đến giáo dục thể chất là mọi người thường nghĩ đến sự khô khan, cứng nhắc khi dạy tiết học này. Tuy nhiên, nếu như hoạt động giáo dục thể chất khi dạy có âm nhạc trẽ sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ sẽ đạt được nhiều kết quả cao hơn trong việc học.
 - Bản thân tôi sau khi được tham khảo về cách dạy tiết học này để đạt được kết quả cao : Tôi đã chọn ra một số bài hát hay, vui tươi, và phù hợp với chương trình giáo dục thể chất, phù hợp với nôi dung của chủ đề, của từng bài dạy, tôi đã vận dụng một số bài hát khi thực hiện cho trẻ khởi động để gây hứng thú cho trẻ.
 Ví dụ : Khi dạy trẻ học chủ đề : “ Những con vật mà bé yêu thích” tôi chọn nhạc bài hát vui tươi như bài : “ Trời nắng trời mưa”
“ Trời nắng trời nắng Thỏ đi tắm nắng
Vươn vai vươn vai Thỏ rung đôi tai
Nhảy tới nhảy tới đùa trong nắng mới
Bên nhau, bên nhau, bên nhau ta cùng chơi
Mưa to rồi, mưa to rồi, mau mau mau về thôi”
 - Cô có thể chọn các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh khác như : bài hát Đàn gà trong sân,cho trẻ vừa hát, vừa tập kết hợp khởi động được.
 - Với mỗi chủ đề tôi luôn lựa chọn các bài hát có nội dung phù hợp với từng chủ đề để đưa vào bài dạy trẻ. Tôi thường chọn lựa các bài hát vui nhộn để gây hứng thú với trẻ, tôi luôn luôn hiểu một điều như nhiều nhà giáo dục mầm non đã hiểu là âm nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc trẻ chào đời và kéo dài suốt thời kỳ thơ ấu.
Hình ảnh : trẻ tập thể dục kết hợp âm nhạc. 
b/ Tổ chức các hội thi trong hoạt động giáo dục thể chất :
 - Trong các hoạt động giáo dục thể chất trẻ tham gia các hoạt động tích cực thì người giáo viên phải luôn lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái, không gò bó, gây hứng thú cho trẻ. Dựa vào mục đích của chương trình giáo dục mầm non : Làm sao để tạo cơ hôi cho trẻ được trải nghiệm và sáng tạo, thể hiện mình và trẻ có nhu cầu bộc lộ mình qua vận động. Từ đó tôi có suy nghĩ và áp dụng liên kết xây dựng các hôi thi vào các hoạt động giáo dục thể chất để mọi trẻ đều được tham gia tích cực vào các hội thi đó.
 Ví dụ : Khi dạy trẻ chủ đề : “ Bé với hoa quả”, tôi tổ chức cho trẻ tham gia hội thi : “ Ngày hội mùa xuân”.
 * Hoạt động giáo dục thể chất là : “Lăn bóng và di chuyển theo bóng”
 Trò chơi : “ Nhảy lò cò”
 + Phần khởi động : Cô cho trẻ hát một bài hát đến tham gia hội thi.
 + Bài tập phát triển chung : Phần thi đồng diễn ( Trẻ tập các động tác thể dục theo hiệu lệnh của cô hoặc theo lời bài hát với chủ đề này).
 + Vận động cơ bản : Phần thi “ Ai khéo hơn ai ” ( Trẻ lăn bóng và di chuyển theo bóng).
 + Trò chơi : Phần thi “ Nhảy đẹp” ( Trẻ nhảy lò cò).
 + Hồi tĩnh : Cho trẻ thể hiện niềm mơ ước của mình ( đi nhẹ nhàng).
 - Với các nội dung xuyên suốt trong hội thicua3 ngày hội như vậy, trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động. bên cạnh đó cô nên lựa chọn các nội dung giáo dục cho trẻ biết về truyền thống, phong tục, tập quán của địa phương, quê hương, đất nước con người Việt Nam.
 - Vận động có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể trẻ. Ở mỗi giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy lập chương trình thể chất ch cho trẻ là rất quan trọng. Các bài tập vận động phù hợp với độ tuổi của trẻ. Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ và toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.
 - Môn học phát triển thể chất là một môn học rất quan trọng đối với lớp trẻ hiện nay và ngay từ tuổi mẫu giáo. Là một môn học bổ ích cho sức khỏe, đem lại niềm hứng thú, phấn khởi nhằm mục đích rèn ở trẻ một tinh thần hồn nhiên thoải mái sẵn sàng như đón nhận một tương lai mới lạ.
c/Sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao, trong hoạt động giáo dục thể chất :
 - Thực tế hiện nay, tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo nhỡ không chỉ phát triển vận động mà còn giúp trẻ đang trên đà phát triển về lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật. Với mỗi đề tài, tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu kĩ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề một câu chuyện, kích thích sự tò mò, hấp dẫn trẻ hvao2 hoạt động tốt hơn.
 Ví dụ : Hoạt động giáo dục thể chất với nội dung thực hiện “ Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”, của chủ đề “Ngôi nhà thân yêu của bé”.
 - Tôi sử dụng truyện “ Đôi bạn tốt”, cô dẫn dắt trẻ giúp gà mẹ tìm gà con bị lạc trong rừng, nhưng đường đi gồ ghề rất khó đi.
 + Phần khởi động : Cho trẻ đi lên tàu.
 + Trọng động : Cho trẻ tập luyện cùng nhau : “ Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”. Sau đó cho các trẻ thi đua với nhau chạy vào rừng tìm gà con, trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
 + Phần hồi tĩnh : Gà con có gửi tặng mỗi bạn một niềm mơ ước bay tới đất nước của những giấc mơ đẹp.
 - Ngoài các câu chuyện, tôi còn áp dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao để gây hứng thú, trẻ tích cực tham gia hoạt động hơn.
 Ví dụ : Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động : chuyền bóng, tôi cho trẻ đọc các câu thơ :
“ Không có cánh mà bóng biết bay
Không có chân mà bóng biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi xem ai tài ai khéo
Cùng nhau đua nào, cùng nhau thi nào.”
 - Đồng thời kết hợp với đọc thơ trẻ chơi vận động nhịp nhàng và thi đua cùng các bạn.
 - Hay cô có thể cho trẻ đọc các bài đồng dao : Rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba. Qua đó, trẻ thấy mạnh dạn và tự tin hơn, đồng thời các tố chất thể lực của trẻ cũng được phát triển.
Hình ảnh : chuyền bóng qua đầu.
d/Sử dụng trò chơi dân gian trong hoạt động giáo dục thể chất :
 - Các trò chơi dân gian được hình thành và ông cha ta truyền từ đời này sang đời khác, trải nghiệm qua thực tế cuộc sống con người. Nhưng trò chơi dân gian đó theo ta từ khi sinh ra và lớn lên, đi vào cuộc sống và còn đọng lại mãi trong tâm hồn chúng ta, đó là những hình ảnh về quê hương đất nước, về gia đình và tuổi ấu thơ.
 - Trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các dịp vui chơi hội hè nhằm phát triển các tố chất thể lực. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ : Học mà chơi – chơi mà học. Nên tôi luôn quan tâm áp dụng khi tổ chức các hoạt động, nó đã giúp trẻ tiếp thu được kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Tôi vận dụng các trò chơi dân gian phù hợp với kiến thức và tuân thủ nguyên tắc vừa sức của trẻ.
 Ví dụ : Với trò chơi : “ Ai ném xa nhất ”, tôi có thể thay thế và đưa vào trò chơi dân gian “ Ném còn ” vào dạy trẻ.
 - Với các trò chơi dân gian thường đi sâu vào tiềm thức của trẻ, trẻ thấy như mình đang được học, được chơi ở nhà với người thân, trẻ thể hiện hết khả năng, năng lực của bản thân, đồng thời tính trách nhiệm cộng đồng của trẻ cũng được phát huy.
 Ví dụ : Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động : “ Ai nhanh nhất”, tôi lựa chọn và thay thế bằng trò chơi : “ rồng rắn lên mây”, ở trò chôi này với yêu cầu người lớn làm đầu rắn phải thể hiện rõ trách nhiệm giữ đầu rắn, ngăn chặn giúp các bạn.
 - Từ việc đưa trò chơi dân gian vào thay thế các nội dung trò chơi vận động trong bài học, trẻ thấy hứng thú, tích cực học tập và nội dung, kết quả học cao hơn.
Hình ảnh : trẻ chơi trò chơi “ rồng rắn lên mây ”.
3.3.3.Phối hợp với phụ huynh học sinh :
 - Bác Hồ thường nhắc nhở các nhà giáo phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò : Gia đình, nhà trường và xã hội: là 3 yếu tố không thể thiếu rời nhau. Bởi vì giáo dục nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo trong ra đình và ngoài xã hội để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn.
 - Trường mầm non là nơi cha mẹ trẻ tin tưởng để gởi gấm tất cả vào cô giáo, trẻ có chăm ngoan, khỏe mạnh, cha mẹ mới tin tưởng và yên tâm với công việc. hằng ngày, trẻ tới trường cô chăm sóc tận tình cho trẻ và chơi các hoạt động vui chơi.Trẻ luôn ở cùng với cô trong suốt các giờ hoạt động, việc trẻ được tập luyện phát triển thể chất là vấn đề quan trọng không thể thiếu trong hoạt động học tập của trẻ và cha mẹ cũng nhận thức thấy rõ tầm quan trọng của việc này.
 - Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện cơ thể của trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của người giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại lớp của mình. Trong các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học, tôi tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển thể chất đối với trẻ và sự cần thiết trong việc trang bị các thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trẻ ở trường mầm non. Tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh mua dụng cụ tập thể dục cho cháu như : Mua gậy, vòng thể dục.để phục vụ cho việc giảng dạy trẻ được tốt hơn.
 - Ngoài ra, tôi luôn giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, bảo vệ an toàn cho cơ thể, biết phòng tránh tai nạn thường gặp để cơ thể luôn khỏe mạnh.
 + Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân: Dạy cháu biết giữ gìn quần áo sạch đẹp, không lại gần những nơi giơ bẩn.
 + Môi trường cho trẻ : Từ trong lớp đến ngoài lớp học tôi thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, ngay cả hành lang,các bệ rữa tay của các cháu phải được vệ sinh sạch sẽ. Sau mỗi giờ dạy và học tôi cùng các cháu vệ sinh các kệ góc lại ngăn nắp nhằm mục đích giáo dục cháu biết giữ gìn vệ sinh s

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Giáo Án Liên Quan